Dự kiến, năm 2015 tàu sân bay thứ 2 phục vụ hải quân Pháp và trở thành hàng không mẫu hạm lớn nhất nước này.
Boong phóng máy bay của HKMH Porte-Avions (PA2) Hệ thống điều khiển Tàu sân bay thuộc PA2 sẽ được lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc bên trong và ngoài tàu, gồm các tần số HF, UHF và VHF. Bên ngoài tàu có thiết bị kết nối dữ liệu chiến thuật L11, L16 và L22. Các thiết bị đó cho phép việc truyền tải các dữ liệu giữa hệ thống chiến đấu của tàu và trinh sát cơ E-2 diễn ra với tốc độ cao. Đồng thời, các thiết bị kết nối dữ liệu sẽ chịu trách nhiệm phân phối thông tin cho các đơn vị hải quân, máy bay chiến đấu và trực thăng. Ngoài ra, tàu sân bay thuộc PA2 được lắp đặt hệ thống kiểm soát chiến đấu kết hợp (CMS), radar dò tìm trên không Héracles. Cuối cùng là các thiết bị cảm biến hồng ngoại. Máy bay Tàu sân bay thuộc PA2 có khả năng mang được 40 máy bay bao gồm: chiến đấu cơ Rafale, trinh sát cơ E-2 và trực thăng NH-90. Rafale là loại máy bay chiến đấu đa năng, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như tấn công mặt đất và trên biển, không chiến, trinh sát. Rafale mang tối đa 9 tấn vũ khí trên 13 giá treo (phiên bản hải quân) với các loại vũ khí: tên lửa không đối không Mica, Magic, Sidewinder; tên lửa không đối đất Apache, AS30L, ALARM, HARM, Maverick và PGM-100; cuối cùng là tên lửa không đối hải Exocet/AM-39, Pentigum, AGM-84 Harpoon. Máy bay E-2 C được thiết kế với vai trò chủ yếu là cảnh báo sớm trên không, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. NH-90 là trực thăng đa năng được sử dụng để làm nhiều nhiệm vụ như chống hạm, chống ngầm, vận tải và tìm kiếm cứu nạn. Trong nhiệm vụ chiến đấu, NH-90 mang được ngư lôi chống ngầm, tên lửa chống hạm và tên lửa không đối không. Máy bay chiến đấu đa năng Rafale của hải quân Pháp. Máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C. Trực thăng đa năng NH-90. Hệ thống phòng vệ Tàu sân bay thuộc PA2 trang bị hệ thống phòng không MBDA Aster 15. Tên lửa Aster 15 được chứa trong 8 ống phóng Sylver xếp theo phương thẳng đứng. Aster 15 có tầm bắn từ 1,7 km tới 30 km, trần bay 13 km. Tên lửa sử dụng radar chủ động dẫn đường giai đoạn cuối hành trình bay. Tàu còn được vũ trang hệ thống phòng thủ chống ngư lôi và pháo phòng không 20 mm. Tổ hợp tên lửa phòng không MBDA Aster 15 chứa trong các ống phóng thẳng đứng Sylver Động lực của tàu Tàu sân bay thuộc PA2 không sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, thay vào đó là động cơ theo truyền thống. Ban đầu, nhà thiết kế dự định dùng hai động cơ tuốc bin khí MT-30 Roll Royce. Tuy nhiên, tháng 9/2006, hải quân Pháp quyết định chọn loại động cơ mới và hệ thống động lực này sẽ tăng tốc độ của PA2 từ 26 lên 29 hải lý mỗi giờ. Theo đó, DCN Propulsion và Alstom sẽ liên kết với General Electric phát triển thiết kế mới này, động lực của tàu sẽ dựa trên bốn động cơ tuốc bin khí LM2500+G4. Tầm hoạt động của tàu sân bay thuộc PA2 khoảng 10.000 dặm với tốc độ trung bình 15 hải lý mỗi giờ. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn PA2. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PA2. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011
>> Tàu sân bay thứ hai của Pháp
Nhãn:
căn cứ hải quân,
hải quân Pháp,
Máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C,
Máy bay chiến đấu đa năng Rafale,
PA2,
Porte-Avions 2,
Tàu sân bay,
Trực thăng đa năng NH-90
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)