Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: căn cứ hải quân

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn căn cứ hải quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn căn cứ hải quân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011

>> Những căn cứ chiến lược ở Thái Bình Dương





Nhiều nước ven Thái Bình Dương đã và đang xây dựng những căn cứ quân sự hiện đại tại khu vực chiến lược này.

Thái Bình Dương với nguồn tài nguyên dầu khí phong phú và các tuyến đường biển huyết mạch cũng là nơi đặt một số căn cứ quân sự quan trọng của nhiều nước. Những căn cứ này phục vụ đắc lực cho chiến lược của các quốc gia cho khu vực này. Sau đây là một số căn cứ được đánh giá là nổi bật nhất.



Tàu sân bay USS George Washington của Mỹ tại Yokosuka - Ảnh: Wikipedia


Mỹ

"Siêu căn cứ" Guam

Theo báo Telegraph, Mỹ đang xây dựng một siêu căn cứ hải quân trên đảo Guam với chi phí hơn 10 tỉ USD nhằm ứng phó các hoạt động ngày càng gia tăng của quân đội Trung Quốc. Đây là khoản đầu tư lớn nhất vào một căn cứ quân sự ở Tây Thái Bình Dương của Mỹ kể từ Thế chiến 2, đồng thời là khoản chi đồ sộ nhất cho cơ sở hạ tầng hải quân trong nhiều thập niên. Theo kế hoạch, siêu căn cứ này sẽ có một bến tàu cho hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân, một hệ thống tên lửa phòng thủ, bãi tập bắn đạn thật và mở rộng căn cứ không quân có sẵn trên đảo.

Trước khi siêu căn cứ này hình thành, Mỹ đang "dùng tạm" căn cứ Hải quân Guam tại cảng Apra. Đây là nơi đặt 3 tàu ngầm lớp Los Angeles là USS City of Corpus Christi, USS Houston và USS Buffalo, đồng thời là điểm đóng quân của hàng chục đơn vị hoạt động hỗ trợ cho Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội 7 và Hạm đội 5 của Mỹ.

Căn cứ Hawaii

Căn cứ thủy quân lục chiến Hawaii (MCBH) đồng thời là một sân bay của Quân đoàn Thủy quân Lục chiến Mỹ. Theo website an ninh và quân sự Globalsecurity, MCBH tọa lạc trên đảo Oahu, cách Honolulu khoảng 20 cây số về phía đông bắc và là "nhà" của Tiểu đoàn Hậu cần Tác chiến 3, Trung đoàn Thủy quân Lục chiến số 3, Đội Phi cơ Thủy quân Lục chiến 24 và Tiểu đoàn Vô tuyến số 3. Theo chuyên san Defense Industry Daily, vị trí của căn cứ này ở Thái Bình Dương biến nó thành một địa điểm lý tưởng cho việc triển khai chiến lược đến khu vực Viễn Đông.

Tại Hawaii còn có căn cứ hải quân Trân Châu Cảng, nơi đặt đại bản doanh của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

Căn cứ Yokosuka Là một căn cứ của Hải quân Mỹ, đặt tại thành phố Yokosuka của Nhật Bản. Nhiệm vụ của căn cứ này là duy trì và điều hành các cơ sở hậu cần cho Lực lượng Hải quân Mỹ ở Nhật, Hạm đội 7 và các lực lượng tác chiến được phân công tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Căn cứ Yokosuka nằm ở tỉnh Kanagawa, cách thủ đô Tokyo 65 km về phía nam.

Theo Globalsecurity, Yokosuka có 18 bến tàu và đủ khả năng tiếp nhận nhiều loại tàu khác nhau kể cả hàng không mẫu hạm và tàu ngầm. Hiện tại ở căn cứ có 1 tàu chỉ huy là USS Blue Ridge, 1 hàng không mẫu hạm USS George Washington, 2 tuần dương hạm USS Cowpens và USS Shiloh và 7 khu trục hạm USS Curtis Wilbur, USS John S.McCain, USS Fitzgerald, USS Stethem, USS Lassen, USS McCampbell và USS Mustin. Giữa tháng này, Mỹ đã đưa tàu sân bay USS George Washington vào biển Đông để bắt đầu tuần tiễu trong nhiều tháng.

Căn cứ Singapore

Trong khuôn khổ thỏa thuận ký năm 1992 giữa Singapore và Mỹ, các lực lượng quân sự Mỹ (chủ yếu là không quân và hải quân) được quyền sử dụng các cơ sở ở căn cứ này. Đội đặc nhiệm 73 đóng tại đây và cung cấp hậu cần cho Hạm đội 7 trong các chiến dịch ở Thái Bình Dương và Đông Nam Á.

Theo giới quan sát, với việc xây dựng siêu căn cứ ở Guam cùng với các kế hoạch tái bố trí lại lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đang muốn tiếp tục phát huy ảnh hưởng tại đây và ứng phó sự trỗi dậy của Trung Quốc, vốn đang ngày càng gây quan ngại trong khu vực.

Nga hướng về đông

Trong mấy tháng đầu năm nay, Nga có nhiều động thái đối với nhóm đảo tranh chấp Nam Kuril (Nhật gọi là Vùng lãnh thổ phía Bắc). Bộ Quốc phòng Nga dự tính đưa tên lửa đất đối không S-400 và tàu chiến đa năng Mistral vừa mua của Pháp đến bảo vệ nhóm đảo trên, theo RIA-Novosti. Ngoài ra, còn có tên lửa siêu thanh Yakhont với tầm bắn 200-300 km và hệ thống Tor-M2 có thể cùng lúc bắn 4 tên lửa vào 4 mục tiêu khác nhau. Giới quan sát đánh giá các động thái rầm rộ và quyết liệt trên của Nga không chỉ để đối phó Nhật và khẳng định chủ quyền mà đằng sau còn có một chủ ý sâu xa trước sức mạnh đang lên của Trung Quốc. "Nga đang mất đi ảnh hưởng trong các vấn đề Đông Á, chẳng hạn như vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Vì vậy, Nga đang hối hả khôi phục ảnh hưởng của mình trước khi Trung Quốc trở thành siêu cường", chuyên gia phân tích chính trị Nhật Kosuke Takahashi phát biểu trên tờ Ukrainian Week.


Nga

Căn cứ Vladivostok

Đây là nơi đặt đại bản doanh của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Theo website Topwar.ru, Hạm đội Thái Bình Dương được quân đội Nga trang bị nhiều vũ khí hiện đại, trong đó có Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Varyag lớp Slava, tàu khu trục chống ngầm hạng nặng lớp Udaloy I/II, tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Sovremenny, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Delta-III/IV, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Akula, Oscar-II, tàu ngầm tấn công lớp Kilo. Hạm đội còn được trang bị các máy bay ném bom chiến lược như Tu-22M3,Tu-142, máy bay đánh chặn Mig-31, máy bay chống tàu ngầm IL-39, KA-27, KA-31.

Ngoài căn cứ chính ở Vladivostok, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga còn có một căn cứ tàu ngầm lớn ở Vilyuchinsk trên bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông.

Căn cứ Kuril

Giữa tháng 11.2010, Tân Hoa xã dẫn các nguồn tin không chính thức cho hay Nga có kế hoạch xây dựng một căn cứ lớn cho Hạm đội Thái Bình Dương tại 4 hòn đảo đang tranh chấp với Nhật Bản. Tokyo gọi những hòn đảo này là "Vùng lãnh thổ phía Bắc", còn Moscow gọi là "nhóm đảo Nam Kuril".

Trong một cuộc phỏng vấn trên Đài phát thanh Echo of Moscow hồi tháng 2, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Nikolai Pankov khẳng định quân đội đang đặc biệt ưu tiên cho các lực lượng ở phía đông đất nước. Theo đó, mục tiêu hiện tại là Moscow muốn phát triển Nam Kuril thành bệ phóng để gia tăng tiếng nói và duy trì vị trí cường quốc ở Đông Bắc Á. Nếu Nga nâng cao khả năng không quân và hải quân tại nhóm đảo tranh chấp đồng thời mở rộng Hạm đội Thái Bình Dương, các lực lượng ở đây sẽ thêm khả năng phối hợp với căn cứ quân sự ở Vladivostok và Kamchatka.

Trung Quốc

Căn cứ tàu ngầm Hải Nam

Căn cứ tàu ngầm Hải Nam được cho là nhằm phục vụ các tàu ngầm tấn công thuộc Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Dù chính quyền Bắc Kinh chưa bao giờ lên tiếng chính thức về sự tồn tại của căn cứ này nhưng thông tin về nó đã được tạp chí quân sự nổi tiếng Jane's Intelligence Review của Anh tiết lộ hồi năm 2008.


Vị trí căn cứ tàu ngầm Hải Nam - Ảnh: Telegraph


Theo đó, căn cứ này nằm gần Tam Á trên đảo Hải Nam, có các cửa rộng hơn 23m cho tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Báo Telegraph mô tả căn cứ này là một khu phức hợp khổng lồ có khả năng che giấu 20 tàu ngầm hạt nhân trước vệ tinh do thám. Hơn nữa, vị trí của căn cứ cho phép tàu ngầm xâm nhập những vùng nước sâu hơn 5.000m mà không cần nổi lên, khiến chúng càng khó bị phát hiện hơn.

Jane's Intelligence Review nhận định căn cứ này quá gần với mạng lưới giao thông đường biển khu vực Đông Nam Á và do đó gây nên quan ngại vượt xa tầm khu vực. Báo Indian Express thì dẫn lời một số chuyên gia quân sự Ấn Độ cho biết căn cứ này sẽ cho phép Trung Quốc cắt đứt đường giao thông thương mại trên biển tại biển Đông và eo biển Malacca (Ấn Độ Dương) trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. AFP dẫn lời chuyên gia Christian Le Miere cho rằng sự phụ thuộc của Trung Quốc đối với dầu khí và tài nguyên thiên nhiên đang khiến Bắc Kinh ngày càng muốn kiểm soát các đường biển quan trọng, đặc biệt là khu vực phía nam.

Ngoài ra, Hạm đội Nam Hải còn có nhiều căn cứ khác trên đảo Hải Nam, tỉnh Quảng Đông và tỉnh Phúc Kiến.

[Internet news]


Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

>> Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ đánh giá hải quân Trung Quốc



[Vietnamdefence.com]Tại phiên điều trần trước Ủy ban tài chính ngân sách Thượng viện, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Gary Roughead đã đưa ra đánh giá về hải quân Trung Quốc mà ông coi là “phát triển nhanh nhất thế giới”.

Theo ông, hải quân Trung Quốc đang tăng số lượng tàu ngầm, sử dụng nhiều hơn các phương tiện chỉ huy tác chiến, song tạo ra nguy cơ lớn nhất với tàu Mỹ là các tàu ngầm Trung Quốc, chứ không phải là tên lửa chống hạm DF-21D.

“DF-21D cũng chỉ là vũ khí chống tiếp cận như tàu ngầm mà thôi. Tôi xin nói ngay thế này, các vị loại khỏi vòng chiến một con tàu nhanh hơn khi làm thủng một lỗ từ bên dưới, hơn là bên trên”.

Roughead cũng nói rằng: “và kể cả DF-21 trở thành một vũ khí thực sự thì Ngoài ra, thực tế là tàu sân bay của chúng ta có thể cơ động, và chúng ta cũng có những hệ thống để đối phó với các vũ khí như thế”.

“Mục đích của tôi là không để bị ngăn chặn tiếp cận những khu vực đại dương mà chúng ta có thể hoạt động, hoặc không để bị hạn chế trong khả năng hành động của chúng ta”, Đô đốc Roughead nhấn mạnh và cam kết sẽ theo dõi sát sao để nắm ý đồ và tiến bộ của Trung Quốc.



Đô đốc Gary Roughead (navy.mil)

Trước đó, cũng tại phiên điều trần này, Đô đốc Gary Roughead đã đánh giá cao Hải quân Nga. “Hải quân Nga vẫn có những tham vọng lớn và niềm tự hào”, viên đô đốc Mỹ nói và cho biết, hạm đội Nga sẽ tiếp tục củng cố trong tương lai. Song ông Roughead không coi sự tăng cường sức mạnh chiến đấu của Hải quân Nga là một mối đe dọa tiềm tàng.

(vtc news)

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

>> Tàu đã về



Hải quân Việt Nam đã chính thức tiếp nhận chiến hạm hiện đại nhất của mình - frigate tàng hình lớp 11661E Gepard-3.9.



Tàu chiến Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 tại cảng nhà

Ngày 5.3.2011, tại quân cảng Cam Ranh đã diễn ra lễ thượng kỳ trọng thể quốc kỳ Việt Nam trên frigate Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 mang tên.

Chiến hạm hiện đại này do Nhà máy đóng tàu mang tên A.M. Gorky ở Zelenodolsk, Tatarstan, Liên bang Nga đóng.


Các quan chức Việt Nam và Nga tại lễ giao nhận tàu

Các tướng lĩnh lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, các quan chức hãng Rosoboronoexport, Nhà máy đóng tàu A.M. Gorky (Liên bang Nga) và các đại diện tất cả các quân-binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có mặt tại buổi lễ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã phát biểu đánh giá cao chiến hạm mới.

Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng trị giá 350 triệu USD đóng 2 chiến hạm lớp Gepard-3.9 do Viện thiết kế ZPKB ở Zelenodolsk thiết kế cho Hải quân Việt Nam vào tháng 12.2006.

Gepard-3.9 ở Kronshtadt Tàu thứ nhất khởi đóng ngày 10.7.2007, tàu thứ hai - ngày 28.11.2007. Hai tàu lên đường đi Kronshtadt để thử nghiệm và bàn giao vào tháng 7 và 8.2010. Tàu Gepard-3.9 thứ hai đang được thử nghiệm ở biển Baltic.

Trước đó, Giám đốc Công ty “Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky” Renat Mistakhov cho biết, chiến hạm Gepard-3.9 đầu tiên trong 2 chiếc mà công ty đóng cho Hải quân Việt Nam sẽ về tới vào ngày 19.2.2010. Theo ông Mistakhov, Gepard-3.9 đã thể hiện tính năng chiến-kỹ thuật cao trong quá trình thử nghiệm trên biển Baltic.

Nhiều khả năng, chiến hạm Đinh Tiên Hoàng sẽ là kỳ hạm mới của Hải quân Nhân dân Việt Nam.





Frigate tàng hình Gepard-3.9 dùng để thực hiện nhiệm vụ truy tìm, theo dõi và tác chiến chống tàu nổi, tàu ngầm và mục tiêu bay, hộ tống và tuần tra, cảnh giới, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải. Tàu có lượng giãn nước đầy đủ gần 2.100 tấn, tầm hoạt động gần 5.000 hải lý.


Gepard-3.9 thử nghiệm trên biển Baltic

Nhờ cải tiến và hoàn thiện các tính năng của động cơ diesel, tàu có tốc độ cao hơn tốc độ thiết kế (21 hải lý/h thay vì 18 hải lý/h). Động cơ diesel của tàu sử dụng sẽ tiết kiệm hơn so với động cơ turbine khí.





(vietnamdefence news)

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

>> Việt Nam sẽ là một trong những khách hàng vũ khí lớn nhất của Nga



Nười đứng đầu hãng Rosoboronexport là Anatoly Isaikin cho biết, Việt Nam sẽ là một trong những đối tác lớn nhất mua vũ khí của Nga trong những năm tới.

Sự hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa hai nước bắt đầu từ năm 1953. Cho đến tận khi Liên Xô sụp đổ, các thiết bị quân sự của Nga chủ yếu là hàng viện trợ cho Việt Nam. Từ năm 1992, hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga Việt được thực hiện trên cơ sở thương mại.

“Việt Nam rất nhanh chóng lọt Top 10 các quốc gia mà Nga có quan hệ tích cực nhất trong lĩnh vực này", Thiếu tướng Anatoly Pozdeyev, năm 1970 tham gia chiến tranh Việt Nam, cho biết.



Người đứng đầu hãng Rosoboronexport cho biết, Việt Nam sẽ là một trong những khách hàng vũ khí lớn nhất của Nga.

Theo RUVR, danh sách vũ khí của Nga mà Việt Nam đặt mua khá rộng rãi.

Gepard-3.9 dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển.

Khi cần thiết, Gepard-3.9 có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Các tàu Gepard-3.9 đời mới được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorky có thiết kế tiên tiến, áp dụng công nghệ tàng hình, nhiều trang thiết bị trên boong được đưa vào trong tàu và được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28. Hệ thống bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn 103 người được cải tiến đáng kể, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí mới.

(RUVR, BBC news)

>> Hải quân Việt Nam nhận tàu chiến Nga?



Nhà máy đóng tàu Gorky của Nga vừa hoàn tất hợp đồng cung cấp hai tàu chiến Gepard cho Việt Nam, BBC dẫn tin từ hãng thông tấn Nga Ria Novosti.

Ria Novosti đưa tin từ Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan của Nga, nhà máy đóng tàu Gorky vừa giao hàng chiếc thứ hai trong hợp đồng hai chiếc tàu chiến hạng Gepard-3.9.



Đây là thế hệ Gepard đời mới nhất của nhà máy Zelenodolsk, mất tới hai năm rưỡi để chế tạo từ mẫu đang hoạt động thuộc lớp Project 11661.

Hợp đồng cung cấp tàu Gepard 3.9 được ký từ cuối năm 2006 qua công ty Rosoboronexport, nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga.

Trước đó, một công ty Nga khác là RET Kronshtadt cũng được lựa chọn để cung cấp hệ thống huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu chiến này. Công việc huấn luyện được thực hiện ngay trong năm nay.

Cũng theo BBC, công ty RET Kronshtadt tham gia huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu ngầm hạng Kilo mà Việt Nam ký hợp đồng mua của Nga hồi cuối năm ngoái. Công ty này chuyên huấn luyện hoa tiêu cho tàu ngầm.

Ngoài ra, Nga thông báo sẽ xây căn cứ tàu ngầm bao gồm cả cơ sở sửa chữa và huấn luyện cho hải quân Việt Nam, tuy không nói rõ là ở địa điểm nào.

Gepard-3.9 (một số nguồn gọi Gepard-3.9 là tàu hộ tống), dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển. Khi cần thiết, Gepard-3.9 có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Các tàu Gepard-3.9 đời mới được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorky có thiết kế tiên tiến, áp dụng công nghệ tàng hình, nhiều trang thiết bị trên boong được đưa vào trong tàu và được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28. Hệ thống bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn 103 người được cải tiến đáng kể, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí mới.


Mô hình tàu khu trục Gepard 3.9 lớp 1166.1

Gepard-3.9 có lượng giãn nước 2.100 tấn; chiều dài 102,2 m; chiều rộng 13,1 m và mớn nước 3,8 m. Hệ thống động lực kết hợp diesel-turbine khí có tổng công suất 20.000 mã lực, cho phép tàu đạt tốc độ 28 hải lý một giờ (52 km một giờ), khả năng hoạt động độc lập 20 ngày đêm, cự ly hành trình gần 5.000 hải lý với tốc độ 10 hải lý một giờ. Ở đuôi tàu có sân đỗ cho một trực thăng Ка-27 (hoặc Ka-28, Ка-31). Nhiệm vụ chính của các loại trực thăng này là chống ngầm.


Trực thăng chống ngầm Ka-27 được trang bị cho Gepard 3.9


Vũ khí hiện đại, uy lực mạnh
Gepard-3.9 được trang bị tổ hợp vũ khí hiện đại gồm: hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm bốn bệ phóng x 4 ống phóng với 16 tên lửa chống hạm Kh-35E, một khẩu pháo 76,2 mm АК-176М ở mũi tàu dùng để tác chiến chống mục tiêu mặt nước, mặt đất và máy bay bay thấp, có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km; ba hệ thống tên lửa-pháo phòng không cao tốc Palma và hai súng máy 14,5 mm; hai hệ thống phóng lôi x hai ống phóng 533 mm và một bệ phóng có 12 ống phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000.

Vũ khí đáng sợ nhất của Gepard-3.9 là 3M24 (Kh-35) Uran, NATO gọi là SS-N-25 Switchblade (biến thể xuất khẩu là 3M24E (Kh-35E) Uran-E), loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối.


Tên lửa chống hạm Kh-35 Uran là vũ khí chủ lực của Gepard 3.9


Uran có hình dáng và tính năng tương tự loại tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ là AGM-84 Harpoon. Tên lửa Uran có chiều dài 4,2 m; đường kính 0,42 m, trọng lượng 630 kg, đầu đạn 145 kg, tầm bắn 5-130 km, tốc độ tối đa 0,9M. Ngoài biến thể 3M24 Uran SS-N-25 Switchblade trang bị cho tàu chiến, Nga còn chế tạo các biến thể phòng thủ bờ biển 3K60 (3M24M) Bal/Bal-E (SSC-6 Stooge) và biến thể lắp trên máy bay Kh-35U (AS-20 Kayak).

Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Palma có thể tác chiến chống máy bay và trực thăng, bom, tên lửa hành trình chống hạm, tàu nhỏ và mục tiêu nhỏ trên bờ. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E).

Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 s. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.

Hệ thống tên lửa Sosna có tầm bắn mục tiêu bay hiệu quả ở độ cao 2.000 - 3.500 m và cự ly 1.300 - 8.000 m. Hệ thống điều khiển hỏa lực của Palma gồm camera truyền hình 3V-89 và camera hồng ngoại, máy đo xa laser, hệ thống dẫn tên lửa bằng tia laser và radar bắt mục tiêu 3Ts-99.

(bbc news)

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

>> Tàu sân bay thứ hai của Pháp



Dự kiến, năm 2015 tàu sân bay thứ 2 phục vụ hải quân Pháp và trở thành hàng không mẫu hạm lớn nhất nước này.

Dự án tàu sân bay thứ hai (Porte-Avions 2, PA2) có kế hoạch chế tạo hàng không mẫu hạm có lượng giãn nước 75.000 tấn, dài 283 m. Số lượng thủy thủ làm việc trên tàu lên tới 1.720 người, trong đó, có khoảng 620 thành viên phi hành đoàn và 100 sĩ quan chỉ huy.

Thiết kế tàu sân bay
Tàu sân bay thuộc PA2 có diện tích boong phóng máy bay khoảng 15.700 m2, diện tích khoang chứa máy bay là 4.700 m2, có khả năng mang 32 máy bay chiến đấu Rafale, ba máy trinh sát E-2C và 5 trực thăng NH-90.

Tàu còn trang bị máy phóng thủy lực C13-2, có thể phóng một máy bay với vận tốc tối đa 150 hải lý mỗi giờ. Và thời gian phóng một phi cơ khoảng 30 giây.





Boong phóng máy bay của HKMH Porte-Avions (PA2)

Hệ thống điều khiển
Tàu sân bay thuộc PA2 sẽ được lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc bên trong và ngoài tàu, gồm các tần số HF, UHF và VHF.

Bên ngoài tàu có thiết bị kết nối dữ liệu chiến thuật L11, L16 và L22. Các thiết bị đó cho phép việc truyền tải các dữ liệu giữa hệ thống chiến đấu của tàu và trinh sát cơ E-2 diễn ra với tốc độ cao.

Đồng thời, các thiết bị kết nối dữ liệu sẽ chịu trách nhiệm phân phối thông tin cho các đơn vị hải quân, máy bay chiến đấu và trực thăng.

Ngoài ra, tàu sân bay thuộc PA2 được lắp đặt hệ thống kiểm soát chiến đấu kết hợp (CMS), radar dò tìm trên không Héracles. Cuối cùng là các thiết bị cảm biến hồng ngoại.

Máy bay
Tàu sân bay thuộc PA2 có khả năng mang được 40 máy bay bao gồm: chiến đấu cơ Rafale, trinh sát cơ E-2 và trực thăng NH-90.

Rafale là loại máy bay chiến đấu đa năng, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như tấn công mặt đất và trên biển, không chiến, trinh sát.

Rafale mang tối đa 9 tấn vũ khí trên 13 giá treo (phiên bản hải quân) với các loại vũ khí: tên lửa không đối không Mica, Magic, Sidewinder; tên lửa không đối đất Apache, AS30L, ALARM, HARM, Maverick và PGM-100; cuối cùng là tên lửa không đối hải Exocet/AM-39, Pentigum, AGM-84 Harpoon.

Máy bay E-2 C được thiết kế với vai trò chủ yếu là cảnh báo sớm trên không, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

NH-90 là trực thăng đa năng được sử dụng để làm nhiều nhiệm vụ như chống hạm, chống ngầm, vận tải và tìm kiếm cứu nạn. Trong nhiệm vụ chiến đấu, NH-90 mang được ngư lôi chống ngầm, tên lửa chống hạm và tên lửa không đối không.


Máy bay chiến đấu đa năng Rafale của hải quân Pháp.


Máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C.


Trực thăng đa năng NH-90.

Hệ thống phòng vệ
Tàu sân bay thuộc PA2 trang bị hệ thống phòng không MBDA Aster 15. Tên lửa Aster 15 được chứa trong 8 ống phóng Sylver xếp theo phương thẳng đứng. Aster 15 có tầm bắn từ 1,7 km tới 30 km, trần bay 13 km. Tên lửa sử dụng radar chủ động dẫn đường giai đoạn cuối hành trình bay.

Tàu còn được vũ trang hệ thống phòng thủ chống ngư lôi và pháo phòng không 20 mm.


Tổ hợp tên lửa phòng không MBDA Aster 15 chứa trong các ống phóng thẳng đứng Sylver

Động lực của tàu
Tàu sân bay thuộc PA2 không sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, thay vào đó là động cơ theo truyền thống.

Ban đầu, nhà thiết kế dự định dùng hai động cơ tuốc bin khí MT-30 Roll Royce. Tuy nhiên, tháng 9/2006, hải quân Pháp quyết định chọn loại động cơ mới và hệ thống động lực này sẽ tăng tốc độ của PA2 từ 26 lên 29 hải lý mỗi giờ.

Theo đó, DCN Propulsion và Alstom sẽ liên kết với General Electric phát triển thiết kế mới này, động lực của tàu sẽ dựa trên bốn động cơ tuốc bin khí LM2500+G4.

Tầm hoạt động của tàu sân bay thuộc PA2 khoảng 10.000 dặm với tốc độ trung bình 15 hải lý mỗi giờ.

(tổng hợp bdv)

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

>> “Đột nhập” căn cứ hải quân lớn nhất thế giới



Thành phố Norfolk, bang Virginia, Mỹ tự hào vì là quê hương của căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ và cũng là căn cứ hải quân lớn nhất trên thế giới.

“Ngự” trên diện tích rộng khoảng 1.720 hécta, căn cứ Hải quân Norfolk chiếm khu bến cảng dài khoảng 6km và khu bến tàu-cầu tàu trải dài trên 11km trên bán đảo Hampton Roads, thường được biết đến với cái tên Swell’s Point.

Đây là căn cứ hải quân lớn nhất thế giới, phục vụ cho 75 con tàu và 134 máy bay dọc theo 14 bến tàu và 11 nhà chứa máy bay, và là nơi tập trung đông nhất các lực lượng của hải quân Mỹ. Nhiệm vụ của căn cứ này là hỗ trợ và sẵn sàng cho các hoạt động tiếp tế hậu cần cho Hạm đội Đại Tây Dương của Mỹ. Nơi đây cung cấp các hải cảng, các sân bay, phi đội bay, các dịch vụ phục vụ cuộc sống của nhân viên quân sự và những dịch vụ quản lý nhân sự.



“Dàn” tàu chiến neo đậu ở các bến cảng của Norfolk.

Căn cứ Norfolk là nơi neo đậu của các tàu sân bay, tàu tuần dương, khu trục lớn-nhỏ, các tàu đổ bộ, tàu ngầm, tàu tiếp viện quân nhu, các máy bay. Các phục vụ trên cảng chịu trách nhiệm kiểm soát hơn 3.100 lượt tàu thuyền ra vào mỗi năm.

Về hoạt động trên không, mỗi năm có hơn 100.000 chuyến bay bắt đầu từ đây, tức là trung bình mỗi ngày có 255 chuyến bay cất cánh - hay cứ 6 phút một chuyến. Hơn 150.000 hành khách và 264.000 tấn thư từ và hàng hóa khởi hành mỗi năm trên các chuyến bay của Bộ chỉ huy Hàng không Lưu động hay trên các chuyến bay thuê từ sân bay của Căn cứ Hải quân Norfolk.


Cứ 6 phút có một chuyến cất cánh từ Norfolk.

Đây cũng là trung tâm hậu cần của Hải quân Mỹ phục vụ các hoạt động chiến trường của Bộ Tư lệnh Trung tâm và châu Âu, và cả đến vùng Caribbean.

Đầu thế kỷ 20, các sĩ quan hải quân cấp cao Mỹ đã thống nhất rằng khu vực này là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động hải quân. Sau khi Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ I tháng 4/1917, Bộ Hải quân Mỹ đã quyết định mua lại vùng đất này - bắt đầu chỉ là 192 hécta, và dành 16, triệu USD với tham vọng nhanh chóng biến đây thành căn cứ hải quân có một không hai trên thế giới.


Căn cứ Hải quân Norfolk những ngày đầu xây dựng…


… và dần trở thành căn cứ hải quân lớn nhất.

Điều đặc biệt là có tua du lịch thăm thú căn cứ này phục vụ cho các phó thường dân. Chỉ cần 45 phút khởi hành từ Trung tâm Thông tin và Du lịch Hải quân đặt ở 9079 Hampton, đích thân người của lực lượng hải quân sẽ lái xe bus đưa du khách thăm thú các tàu sân bay, tàu khu trục, tàu ngầm, tàu tấn công đổ bộ.

Tua này cũng đưa du khách đến những ngôi nhà lịch sử có từ thời Jamestown Exposition năm 1907. Đây được coi là vùng đất lịch sử của Mỹ, nơi năm 1907 từng diễn ra lễ kỷ niệm rất lớn 300 năm ngày thành lập khu định cư vĩnh viễn đầu tiên của người Anh ở châu Mỹ (năm 1607).


Phiên bản Tòa nhà hành chính của Pennsylvania ở Norfolk.

Có tới 21 bang đã xây dựng những tòa nhà hành chính bang kỷ niệm lịch sử của họ với miền đất này. Tòa nhà hành chính của Pennsylvania lớn bằng 2/3 phiên bản thật của Hội trường Độc lập, là một trong những ngôi nhà thu hút khách du lịch nhiều nhất ở đây. Tuy nhiên, du khách sẽ không được phép lên thăm tàu chiến.

(vitinfo news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang