Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Pantsyr S1

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Pantsyr S1. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pantsyr S1. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

>> Pháo phòng không 'hồi sinh' (kỳ 2)



Kỳ 2: Sánh vai cùng tên lửa

Tên lửa phòng không gặp nhiều khó khăn khi đối phó với tên lửa hành trình bởi chúng có diện tích phản xạ sóng radar nhỏ, trần bay thấp, khó bị phát hiện. Tuy nhiên, ưu điểm lại khiến chúng trở thành “mồi ngon” trước hỏa lực pháo phòng không.

Ngày nay, thay vì tiếp tục phát triển cỡ nòng lớn hay tầm bắn xa, các nhà kỹ thuật quân sự tập trung nâng cao khả năng tự hành, tốc độ bắn cũng như tích hợp khí tài trinh sát hiện đại, thậm chí “lai ghép” với tên lửa nhằm “hồi sinh” vị thế của pháo phòng không.

Nhanh và chính xác hơn

Theo đó, một số pháo phòng không được đưa khung gầm xe thiết giáp như hệ thống ZSU-23-4 Shilka do Liên Xô chế tạo từ những năm 1960. ZSU-23-4 được đặt trên xe bánh xích bọc thép GM-575, có 4 nòng pháo cỡ 23mm đạt tốc độ bắn 3.400 phát/phút, tầm bắn 2.500m. Không chỉ vậy, hệ thống còn được trang bị radar theo dõi và bám bắt mục tiêu RPK-2 có khả năng đối phó tốt với gây nhiễu điện tử đối phương.

Đối thủ của ZSU-23-4 là M163 Vulcan do Mỹ chế tạo. Pháo đặt trên khung thân xe thiết giáp M113, lắp pháo quay 6 nòng cỡ 20mm M168, đạt tốc độ bắn 3.000 viên/phút. M163 bị cho là kém hơn so với ZSU-23-4 ở một số điểm như không có radar, pháo thủ phải phải ngồi trong tháp pháo mở… Do đó, M162 bị hạn chế khả năng đánh đêm, và pháo thủ tuy quan sát bên ngoài tốt hơn nhưng chịu nhiều nguy hiểm trong tác chiến.




http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 của Việt Nam tham gia diễn tập bắn đạn thật TB1.

Nếu ZSU-23-4 và M163 tập trung tăng tốc độ bắn thì các đồng minh Tây Âu của Mỹ chú ý tích hợp nhiều thiết bị điện tử hiện đại. Điển hình, pháo tự hành Otomatic 76mm (Italy), pháo có tốc độ bắn chậm, chỉ 120 phát/phút nhưng có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Radar lắp cho pháo có thể tìm kiếm theo dõi đồng thời 8-24 mục tiêu với tầm hoạt động 15km. Đức có pháo Gepard dùng khung thân tăng Leopard trang bị hai pháo 35mm (tốc độ bắn 1.100 phát/phút), lắp radar tìm kiếm theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau và hệ thống phân biệt địch – ta.

Ở Ba Lan, các nhà kỹ thuật quân sự phát triển pháo phòng không Loara dùng 2 pháo cỡ 35mm, với radar có tầm phát hiện 24km, theo dõi và nhận diện đồng thời 64 mục tiêu, tác chiến tốt trong môi trường chế áp gây nhiễu điện tử. Đặc biệt nhất, năm 2009 Thụy Sỹ trình làng pháo phòng không không cần pháo thủ Skyranger, trang bị tháp pháo cỡ nòng 35mm. Tháp pháo của Skyranger lắp cảm biến quang điện tự động theo dõi mục tiêu hoặc chịu điều phối từ trung tâm chỉ huy.

“Lai ghép” pháo – tên lửa

Ngoài pháo phòng không tự hành cơ động cao, tốc độ bắn nhanh, độ chính xác lớn. Một xu thế nữa đang phát triển, kết hợp pháo - tên lửa vừa đảm bảo tạo màn đạn dày, vừa tăng tầm tiêu diệt mục tiêu, tiêu diệt mục tiêu bay tốc độ cao vì nhiều loại tên lửa hành trình ngày nay đạt tốc độ siêu thanh.

Điển hình là hệ thống pháo – tên lửa phòng không 2S6 Tunguska do Nga thiết kế sản xuất. Tháp pháo 2S6 trang bị 2 pháo cỡ 30mm đạt tốc độ bắn cực nhanh 5.000 phát/phút (tầm bắn 4km, xác suất trúng mục tiêu 80%) và 8 tên lửa 9M331 có thể tiêu diệt mục tiêu bay tốc độ 500m/giây (tầm bắn 8km, xác suất đánh trúng 65%). Radar của 2S6 phát hiện mục tiêu bay ở cự ly 17km và theo dõi ở tầm 11-16km.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsyr S1 phóng tên lửa.

Cải tiến 2S6, người Nga cho ra đời hệ thống Pantsyr S1, đặt trên khung thân xe vận tải bánh lốp, vũ trang 2 pháo siêu tốc 30mm cùng 12 tên lửa đối không 57E6 đạt tốc độ 1.000m/giây, tầm bắn xa 20km. Pantsyr S1 lắp radar theo dõi bám bắt mục tiêu đa băng tần (phát hiện 30km, theo dõi từ 24km). Được thiết kế tiêu chuẩn hiện đại, hệ thống có khả năng kháng nhiễu cao.

Không chịu thua kém Nga, phương Tây cũng phát triển loại vũ khí phòng không hiệu quả này. Hãng Thales (Pháp) giới thiệu hệ thống pháo – tên lửa GMS trang bị 2 pháo 40mm và 6 tên lửa Starstreak có tốc độ 1.190m/giây đủ sức đánh chặn mục tiêu bay vượt âm, tầm bắn 7km. Tuy sức mạnh hỏa lực của pháo phòng không phương Tây không bằng hệ thống của Nga, nhưng khí tài trinh sát của họ rất mạnh. Cụ thể, GMS lắp radar SHIKRA-60 phát hiện mục tiêu xa tới 80km vượt trên radar của 2S6 và Pantsyr S1.

“Tự lực cánh sinh”

Với điều kiện kinh tế đất nước, Việt Nam chủ trương khai thác, sử dụng tối đa trang bị hiện có, tự lực cải tiến đáp ứng tình hình mới. Trong những năm qua, chúng ta bắt đầu cải tiến một phần, khẩu đội pháo được trang bị khí tài đánh đêm, máy nạp đạn tự động, hệ thống thông tin liên lạc lắp tới từng khẩu đội,... Đặc biệt với việc áp dụng “cò điện” sẽ giảm hiện tượng các khẩu đội bắn không đồng loạt, sẽ tạo ra mật độ hỏa lực dày, nâng cao xác suất trúng mục tiêu.

Đối với việc tự hành pháo, Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự đã triển khai đề tài “Nghiên cứu lắp đặt pháo 2 nòng 37mm lên xe vận tải bánh lốp”. Theo phương án bố trí pháo trên xe, toàn bộ được đặt trên sàn công tác và nâng hạ bằng 4 chân chống thủy lực. Sau một thời gian nghiên cứu, cán bộ viện đã hoàn thành công trình, chế tạo thiết bị tự động điều khiển sàn công tác cho tổ hợp pháo phòng không 37mm hai nòng lắp trên xe Ural-375D. Qua thử nghiệm, thiết bị điều khiển sàn công tác hoạt động ổn định, bảo đảm độ cứng vững, tự động điều khiển lấy thăng bằng sàn công tác sau mỗi phát bắn, rút ngắn thời gian triển khai và thu hồi tổ hợp.

Đặc biệt, thời gian tự động triển khai không quá 3 phút, tự động thu hồi không quá 2 phút, thời gian tự lấy thăng bằng sau mỗi loạt bắn không quá 30 giây. Khi tác xạ ở các tư thế khác nhau đều đạt độ chụm tương đương với pháo bắn trên mặt đất. Ngoài pháo 37mm, Việt Nam đã cải tiến thành công đưa súng máy phòng không 14,5mm lên xe thiết giáp BTR-152.

Pháo phòng không xe kéo ngày nay gần như không còn phát triển. Tuy nhiên, gần đây Iran giới thiệu hệ thống pháo xe kéo Mesbah-1 chuyên trị tên lửa hành trình. Có lẽ do hạn chế kỹ thuật chưa đủ khả năng thiết kế pháo siêu tốc nên họ đã dùng tới 8 nòng pháo 23mm, qua đó tốc độ bắn đạt 4.000 phát/phút. Mesbah-1 được hỗ trợ dẫn bắn từ radar điều khiển.

Ảnh phụ chú:

http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không "hỏa thần" 6 nòng M163.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành Otomatic 76mm của Italia.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành Gepard của Đức.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành Loara của Ba Lan.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành Skyranger của Thụy Sỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống pháo - tên lửa phòng không 2S6 Tunguska.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang