Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Pháo tự hành

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháo tự hành. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Pháo tự hành. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

>> Lai lịch pháo tự hành Trung Quốc PLL05

Cuộc chiến tranh của Liên Xô ở Afghanistan đã giúp Trung Quốc chế tạo pháo tự hành PLL05 sao chép pháo tự hành Nova của Liên Xô?



http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành Nova

Pháo tự hành 120 mm PLL05 (Type 05) là một trong các loại pháo tự hành hạng nhẹ bánh lốp, được đưa vào trang bị của quân đội Trung Quốc trong những năm gần đây. Pháo tự hành này lần đầu tiên được công ty NORINCO giới thiệu vào năm 2001 với tư cách một hệ pháo xuất khẩu, song không tìm được khách hàng đặt mua.

Sau đó, vào đầu năm 2008, biến thể cải tiến có ký hiệu PLL05 được đưa vào trang bị cho sư đoàn bộ binh nhẹ số 127, thuộc quân đoàn 54, quân khu Tế Nam.


Hệ thống pháo mới gồm một khẩu pháo 120 mm độc đáo, kết hợp các phẩm chất của pháo cối và lựu pháo. Pháo có thể bắn cầu vồng với tầm bắn tối đa (góc tầm đến 80 độ), cũng như bắn thẳng ngắm trực tiếp. Pháo có thể bắn đạn pháo 120 mm hoặc đạn cối 120 mm, kể cả các loại đạn NATO.

http://nghiadx.blogspot.com

Liên Xô lần đầu tiên thực hiện khái niệm pháo vạn nặng như vậy khi chế tạo pháo tự hành bánh xích 120 mm 2S9 Nona-S cho Bộ đội Đổ bộ đường không vào năm 1981. Đồng thời, với pháo tự hành, Liên Xô còn phát triển cả các hệ thống pháo kéo có tính năng tương tự, sau này là biến thể bánh lốp 2S23 Nona-SVK.

http://nghiadx.blogspot.com

Xuất sứ của bản sao Trung Quốc của pháo tự hành Liên Xô 120 mm Nona là vấn đề khá tối tăm. Người ta biết chính xác là cả thời Liên Xô lẫn sau khi Liên Xô đã sụp đổ, pháo Nona không hề được xuất khẩu, mặc dù một vài nguồn (mà khởi đầu là tờ Washington Post năm 1997) đã kiên trì khẳng định Trung Quốc đã mua từ Nga gần 100 khẩu 2S23.

http://nghiadx.blogspot.com

Giả thiết rất có thể là Trung Quốc đã có được một khẩu 2S9 từ Pakistan, đối tác hợp tác quân sự truyền thống của Trung Quốc. Còn Pakistan có thể có được pháo này từ Afghanistan khi quân đội Liên Xô còn chiến đấu ở đây (1978-89) và đã sử dụng các pháo tự hành này rất hiệu quả chống phiến quân.

Có thể Trung Quốc đã mua lại một trong các pháo tự hành mà Liên Xô bị mất trong tác chiến. Sau đó thì như thường lệ, Trung Quốc nghiên cứu từng ly từng tý hệ thống pháo này, rồi sản xuất sao chép nó, nhưng lắp tháp pháo lên khung gầm bánh lốp của xe bọc thép chở quân Type 92 ZSL92 / WZ5516x6 do họ chế tạo.

Pháo 120 mm của PLL05 có góc tầm -4 đến +80 độ và góc hướng 360 độ. Tầm bắn bằng đạn pháo phá-mảnh lên tới 8,8 km, bằng đạn cối phá-mảnh là 7,1 km. Ngoài ra, pháo tự hành có thể bắn đạn pháo phản lực tích cực có tầm tối đa 12,8 km.
Pháo được nạp đạn bằng hệ thống bán tự động (rõ ràng là sao chép hoàn toàn từ 2S9) với tốc độ 6-8 phát/phút đối với đạn pháo phá-mảnh, 10 phát/phút đối với đạn cối phá-mảnh và 4-6 phát/phút đối với đạn pháo động năng.

Tổng cơ số đạn là 36 phát bắn nạp rời đặt trên các giá đạn bên trong thùng xe và tháp. Các khí tài ngắm bao gồm máy ngắm bắn thẳng (phía trái pháo) và máy ngắm toàn cảnh kết hợp với máy đo xa laser lắp liền được bố trí trên nóc tháp. Hệ thống điều khiển hỏa lực có 3 chế độ bắn: tự động, bán tự động và bằng tay.

http://nghiadx.blogspot.com

Vũ khí bổ trợ của PLL05 là 1 súng máy cao xạ 12,7 mm Type 85 lắp trên tháp con của chỉ huy, 2 cụm x 3 ống phóng lựu khói ở 2 bên sườn tháp pháo.

Kíp xe gồm 4 người: trưởng xe, lái xe (ngồi ở phía trước thân xe), pháo thủ và người nạp đạn (ngồi trong tháp).

Thân và tháp xe kiểu hàn bảo vệ kíp xe chống hỏa lực súng bộ binh và các mảnh đạn nhỏ.

Ở các mẫu chế thử đầu tiên, tháp xe có thể tích tương đối nhỏ, nhưng ở các mẫu sau này, thể tích tăng lên đáng kể.

Xe cũng được trang bị hệ thống phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. Động cơ diesel 8 xy lanh BF8L413F làm mát bằng không khí có công suất 320 mã lực cho phép đạt tốc độ 85 km/h trên đường nhựa và 8 km/h khi bơi.

Khi bơi, xe sử dụng 2 chân vịt đặt trong ổ quay hình tròn, gắn ở đuôi, phía sau các bánh sau.

4 bánh trước có thể điều khiển, có hệ thống bơm lốp trung tâm.

PLL05 có trọng lượng chiến đấu 16,5 tấn, nên có thể không vận bằng máy bay vận tải Y-8.

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

>> Pháo phòng không 'hồi sinh' (kỳ 2)



Kỳ 2: Sánh vai cùng tên lửa

Tên lửa phòng không gặp nhiều khó khăn khi đối phó với tên lửa hành trình bởi chúng có diện tích phản xạ sóng radar nhỏ, trần bay thấp, khó bị phát hiện. Tuy nhiên, ưu điểm lại khiến chúng trở thành “mồi ngon” trước hỏa lực pháo phòng không.

Ngày nay, thay vì tiếp tục phát triển cỡ nòng lớn hay tầm bắn xa, các nhà kỹ thuật quân sự tập trung nâng cao khả năng tự hành, tốc độ bắn cũng như tích hợp khí tài trinh sát hiện đại, thậm chí “lai ghép” với tên lửa nhằm “hồi sinh” vị thế của pháo phòng không.

Nhanh và chính xác hơn

Theo đó, một số pháo phòng không được đưa khung gầm xe thiết giáp như hệ thống ZSU-23-4 Shilka do Liên Xô chế tạo từ những năm 1960. ZSU-23-4 được đặt trên xe bánh xích bọc thép GM-575, có 4 nòng pháo cỡ 23mm đạt tốc độ bắn 3.400 phát/phút, tầm bắn 2.500m. Không chỉ vậy, hệ thống còn được trang bị radar theo dõi và bám bắt mục tiêu RPK-2 có khả năng đối phó tốt với gây nhiễu điện tử đối phương.

Đối thủ của ZSU-23-4 là M163 Vulcan do Mỹ chế tạo. Pháo đặt trên khung thân xe thiết giáp M113, lắp pháo quay 6 nòng cỡ 20mm M168, đạt tốc độ bắn 3.000 viên/phút. M163 bị cho là kém hơn so với ZSU-23-4 ở một số điểm như không có radar, pháo thủ phải phải ngồi trong tháp pháo mở… Do đó, M162 bị hạn chế khả năng đánh đêm, và pháo thủ tuy quan sát bên ngoài tốt hơn nhưng chịu nhiều nguy hiểm trong tác chiến.




http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 của Việt Nam tham gia diễn tập bắn đạn thật TB1.

Nếu ZSU-23-4 và M163 tập trung tăng tốc độ bắn thì các đồng minh Tây Âu của Mỹ chú ý tích hợp nhiều thiết bị điện tử hiện đại. Điển hình, pháo tự hành Otomatic 76mm (Italy), pháo có tốc độ bắn chậm, chỉ 120 phát/phút nhưng có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Radar lắp cho pháo có thể tìm kiếm theo dõi đồng thời 8-24 mục tiêu với tầm hoạt động 15km. Đức có pháo Gepard dùng khung thân tăng Leopard trang bị hai pháo 35mm (tốc độ bắn 1.100 phát/phút), lắp radar tìm kiếm theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu khác nhau và hệ thống phân biệt địch – ta.

Ở Ba Lan, các nhà kỹ thuật quân sự phát triển pháo phòng không Loara dùng 2 pháo cỡ 35mm, với radar có tầm phát hiện 24km, theo dõi và nhận diện đồng thời 64 mục tiêu, tác chiến tốt trong môi trường chế áp gây nhiễu điện tử. Đặc biệt nhất, năm 2009 Thụy Sỹ trình làng pháo phòng không không cần pháo thủ Skyranger, trang bị tháp pháo cỡ nòng 35mm. Tháp pháo của Skyranger lắp cảm biến quang điện tự động theo dõi mục tiêu hoặc chịu điều phối từ trung tâm chỉ huy.

“Lai ghép” pháo – tên lửa

Ngoài pháo phòng không tự hành cơ động cao, tốc độ bắn nhanh, độ chính xác lớn. Một xu thế nữa đang phát triển, kết hợp pháo - tên lửa vừa đảm bảo tạo màn đạn dày, vừa tăng tầm tiêu diệt mục tiêu, tiêu diệt mục tiêu bay tốc độ cao vì nhiều loại tên lửa hành trình ngày nay đạt tốc độ siêu thanh.

Điển hình là hệ thống pháo – tên lửa phòng không 2S6 Tunguska do Nga thiết kế sản xuất. Tháp pháo 2S6 trang bị 2 pháo cỡ 30mm đạt tốc độ bắn cực nhanh 5.000 phát/phút (tầm bắn 4km, xác suất trúng mục tiêu 80%) và 8 tên lửa 9M331 có thể tiêu diệt mục tiêu bay tốc độ 500m/giây (tầm bắn 8km, xác suất đánh trúng 65%). Radar của 2S6 phát hiện mục tiêu bay ở cự ly 17km và theo dõi ở tầm 11-16km.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsyr S1 phóng tên lửa.

Cải tiến 2S6, người Nga cho ra đời hệ thống Pantsyr S1, đặt trên khung thân xe vận tải bánh lốp, vũ trang 2 pháo siêu tốc 30mm cùng 12 tên lửa đối không 57E6 đạt tốc độ 1.000m/giây, tầm bắn xa 20km. Pantsyr S1 lắp radar theo dõi bám bắt mục tiêu đa băng tần (phát hiện 30km, theo dõi từ 24km). Được thiết kế tiêu chuẩn hiện đại, hệ thống có khả năng kháng nhiễu cao.

Không chịu thua kém Nga, phương Tây cũng phát triển loại vũ khí phòng không hiệu quả này. Hãng Thales (Pháp) giới thiệu hệ thống pháo – tên lửa GMS trang bị 2 pháo 40mm và 6 tên lửa Starstreak có tốc độ 1.190m/giây đủ sức đánh chặn mục tiêu bay vượt âm, tầm bắn 7km. Tuy sức mạnh hỏa lực của pháo phòng không phương Tây không bằng hệ thống của Nga, nhưng khí tài trinh sát của họ rất mạnh. Cụ thể, GMS lắp radar SHIKRA-60 phát hiện mục tiêu xa tới 80km vượt trên radar của 2S6 và Pantsyr S1.

“Tự lực cánh sinh”

Với điều kiện kinh tế đất nước, Việt Nam chủ trương khai thác, sử dụng tối đa trang bị hiện có, tự lực cải tiến đáp ứng tình hình mới. Trong những năm qua, chúng ta bắt đầu cải tiến một phần, khẩu đội pháo được trang bị khí tài đánh đêm, máy nạp đạn tự động, hệ thống thông tin liên lạc lắp tới từng khẩu đội,... Đặc biệt với việc áp dụng “cò điện” sẽ giảm hiện tượng các khẩu đội bắn không đồng loạt, sẽ tạo ra mật độ hỏa lực dày, nâng cao xác suất trúng mục tiêu.

Đối với việc tự hành pháo, Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự đã triển khai đề tài “Nghiên cứu lắp đặt pháo 2 nòng 37mm lên xe vận tải bánh lốp”. Theo phương án bố trí pháo trên xe, toàn bộ được đặt trên sàn công tác và nâng hạ bằng 4 chân chống thủy lực. Sau một thời gian nghiên cứu, cán bộ viện đã hoàn thành công trình, chế tạo thiết bị tự động điều khiển sàn công tác cho tổ hợp pháo phòng không 37mm hai nòng lắp trên xe Ural-375D. Qua thử nghiệm, thiết bị điều khiển sàn công tác hoạt động ổn định, bảo đảm độ cứng vững, tự động điều khiển lấy thăng bằng sàn công tác sau mỗi phát bắn, rút ngắn thời gian triển khai và thu hồi tổ hợp.

Đặc biệt, thời gian tự động triển khai không quá 3 phút, tự động thu hồi không quá 2 phút, thời gian tự lấy thăng bằng sau mỗi loạt bắn không quá 30 giây. Khi tác xạ ở các tư thế khác nhau đều đạt độ chụm tương đương với pháo bắn trên mặt đất. Ngoài pháo 37mm, Việt Nam đã cải tiến thành công đưa súng máy phòng không 14,5mm lên xe thiết giáp BTR-152.

Pháo phòng không xe kéo ngày nay gần như không còn phát triển. Tuy nhiên, gần đây Iran giới thiệu hệ thống pháo xe kéo Mesbah-1 chuyên trị tên lửa hành trình. Có lẽ do hạn chế kỹ thuật chưa đủ khả năng thiết kế pháo siêu tốc nên họ đã dùng tới 8 nòng pháo 23mm, qua đó tốc độ bắn đạt 4.000 phát/phút. Mesbah-1 được hỗ trợ dẫn bắn từ radar điều khiển.

Ảnh phụ chú:

http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không "hỏa thần" 6 nòng M163.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành Otomatic 76mm của Italia.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành Gepard của Đức.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành Loara của Ba Lan.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành Skyranger của Thụy Sỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống pháo - tên lửa phòng không 2S6 Tunguska.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 4)



>>Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 1)
>>Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 2)
>>Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 3)

Thế hệ pháo cối tự hành ưu việt của Phần Lan và các loại đạn cối thông minh có độ chính xác cao, sẵn sàng đương đầu với các thách thức trong chiến trường hiện đại.

AMOS (Phần Lan)

Được nghiên cứu bởi sự hợp tác của hai công ty Patria và Hagglunds từ năm 1996, hệ thống pháo cối tự hành AMOS - Advance MOrtar System nhằm đáp ứng nhu cầu trang bị trong quân đội Phần Lan và Thụy Điển.

Trong đó, Patria lo phần nghiên cứu về hệ thống nạp đạn tự động từ phía cuối nòng pháo còn Hagglunds nghiên cứu chế tạo loại nòng súng cối thế hệ mới, có khả năng chịu được tốc đọ bắn cực cao.


Bản thử nghiệm đầu tiên của pháo cối AMOS được đặt trên thân xe thiết giáp bánh hơi AMV.



Pháo cối tự hành AMOS với thân xe thiết giáp bánh xích CV-90.


Tháp pháo của hệ thống AMOS bao gồm hai nòng pháo cối cỡ 120 mm . So với pháo cối thông thường, AMOS có tốc độ bắn vượt trội vì sở hữu tới hai nòng pháo và hệ thống nạp đạn hoàn toàn tự động, giúp nó có thể đạt tốc độ bắn duy trì tới 26 phát/phút.

Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng bắn MRSI (Multiple Rounds Simulteaneous-Impact), nghĩa là AMOS sẽ thay đổi góc bắn của nòng pháo cực nhanh khi bắn khiến tất cả các viên đạn đều rơi cùng một điểm trong cùng một lúc.

Trong chế độ MRSI, AMOS có thể bắn liên tiếp 16 quả đạn. Trong chế độ bắn và chạy (hit and run), AMOS có thể bắn xong 14 quả đạn và di chuyển trước khi quả đạn đầu tiên chạm đến mục tiêu khiến việc phản pháo trở nên cực kỳ khó khăn.



Video mô tả chế độ bắn MRSI.


Ngoài các khả năng trên, do sở hữu nòng pháo dài tới 3m, AMOS cũng có thể làm nhiệm vụ của pháo bắn thẳng với tầm bắn 1,5 km. Chức năng chính là một khẩu pháo cối, AMOS có thể bắn tất cả các loại đạn cối, kể cả các loại đạn cối “thông minh” điều khiển bằng laser với tầm bắn 10 km.

Trong biến thể của Thụy Điển, AMOS sử dụng loại đạn thông minh Strix dẫn đường hồng ngoại do Saab sản xuất với tầm bắn 7 km. Theo Saab, đạn Strix có khả năng bám đuổi các mục tiêu cơ giới và phân biệt được nguồn nhiệt giữa động cơ mục tiêu phát ra và nguồn nhiệt từ đạn mồi cũng như các đám cháy.

Tháp pháo AMOS hoàn toàn tự động được vận hành bởi binh lính ngồi trong thân xe, hơn nữa nó cũng được bọc giáp để chống lại các loại đạn súng bộ binh cũng như mảnh đạn pháo. Khối lượng tháp pháo thay đổi từ 3,6 tấn - 4,4 tấn tùy theo mức độ giáp bảo vệ.



AMOS lắp đặt trên tầu tuần duyên CB-90


Hiện nay, quân đội Phần Lan vận hành 4 hệ thống AMOS được lắp đặt trên thân xe thiết giáp bánh hơi AMV, xe thiết giáp bánh xích CV90 và tầu tuần tra bờ biển CB90. Ngoài ra, một hợp đồng cung cấp 20 hệ thống AMOS cho quân đội cũng đã được ký kết và đang trong giai đoạn chuyển giao.

NEMO (Phần Lan)

Đây là biến thể rút gọn chỉ dành cho xuất khẩu của pháo cối tự hành AMOS. Phiên bản NEMO (NEw MOrtar) đầu tiên lắp đặt trên thân xe thiết giáp bánh hơi AMV được Patria giới thiệu vào năm 2006.

Là biến thể rút gọn của AMOS, NEMO chỉ gồm một nòng pháo và có tốc độ bắn chỉ đạt 10 phát/phút và bắn chế độ MRSI với loạt bắn 6 quả đạn. Tuy vậy, tầm bắn và khả năng sử dụng đa dạng các loại đạn cối thông thường và thông minh của NEMO vẫn tương tự như phiên bản nội địa AMOS.



NEMO là phiên bản rút gọn của AMOS với một nòng pháo và chỉ có hệ thống nạp đạn bán tự động.


Ưu điểm của NEMO nằm ở khối lượng cực nhẹ của nó. Với toàn bộ khối lượng chỉ có 1,6 tấn, NEMO có thể được lắp đặt trên rất nhiều xe thiết giáp hạng nhẹ, kể cả xuồng tuần tra cao tốc.

Cho đến thời điểm hiện nay, NEMO đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ các quốc gia trên thế giới. Slovenia là khách hàng đầu tiên của hệ hống này khi kí hợp đồng mua NEMO từ ăn 2006.

Năm 2009, lực lượng biên phòng Arab Saudi đã đặt mua 36 hệ thống NEMO lắp trên thân xe thiết giáp LAV, lô đầu tiên của số vũ khí này sẽ được bàn giao từ tháng 4/2011. Lực lượng tuần duyên Các tiểu vương quốc Arập thống nhất cũng đặt mua 6 hệ thống NEMO lắp trên các tầu tuần duyên



Hệ thống NEMO đặt trên tầu tuần duyên cao tốc.


Đạn cối thông minh

Công nghệ chế tạo đạn cối thông minh cũng không hề phát triển chậm hơn tốc độ ra đời của các loại pháo cối. Trong điều kiện các phương tiện chiến tranh hiện đại hầu hết đều có thể vận động liên tục trên chiến trường, các loại đạn cối thông minh được phát triển nhằm tiêu diệt các mục tiêu di động hoặc tiêu diệt nhiều mục tiêu khác nhau trên chiến trường mà không phải điều chỉnh lại nòng pháo.

Một số những loại đạn cối thông minh được giới thiệu hiện nay bao gồm Strix của Thụy Điển, Kitolov-2 của Nga hay M935 (đạn cối dẫn đường chính xác, PGMM-Precision Mortar Munition) đang được Mỹ phát triển.

Thế hệ đạn cối đầu tiên sử dụng phương pháp dẫn đường bằng con quay hồi chuyển với độ lệch CEP tới 360 mét ở cự ky 12 km và 630 mét ở cự ly 15 km đã không làm hài lòng quân đội Mỹ. Thế hệ đạn cối mới sử dụng hệ thống dẫn đường GPS/INS cho phép giảm độ lệch xuống mức 100 mét ở cự ly 15 km. Thậm chí, biến thể M935 mới nhất có thể đạt CEP chỉ ở mức 2 mét trong cự ly 15 km.



Đạn cối M935 dẫn đường GPS/INS của Hoa Kỳ có khả năng đạt CEP chỉ 2 mét ở khoảng cách 15 km.


Khác với Hoa Kỳ, Nga sử dụng loại đạn cối dẫn đường bằng laser có tên Kitolov-2.

Khác với M-935, Kitolov-2 được chế tạo nhằm chống lại các phương tiện cơ giới di động. Điểm hạn chế của Kitolov-2 là mục tiêu phải luôn được chiếu laser đánh dấu trước khi đạn bay tới được mục tiêu.



Đạn cối dẫn đường bằng laser Kitolov-2 với bộ chỉ điểm laser.

Đầu dò của Kitolov-2 cho phép nó có thể nhận ra điểm được đánh dấu laser từ kkhoảng cách 7 km.

Trong điều kiện thực chiến, Kitolov-2 có thể đánh bại các mục tiêu nằm cách xa nhau 800 mét mà không phải điều chỉnh nòng súng. Viên đạn Kitolov-2 với đầu nổ nặng 10 kg tấn công từ nóc có thể đánh bại bất cứ phương tiện cơ giới nào.

Khác với hai loại đạn cối trên, loại đạn cối Strix của Thụy Điển lại sử dụng phương pháp dẫn đường hồng ngoại. Strix có thể đánh bại các phương tiện thiết giáp di động ở khoảng cách 7 km.



Đạn cối dẫn đường bằng hồng ngoại Strix do Saab (Thụy Điển) sản xuất.


Những khẩu pháo cối tự hành đã lấp đầy chỗ trống giữa hỏa lực chi viện của pháo tầm xa và hỏa lực bắn thẳng trong chiến trường hiện đại.

Ngày nay, với các công nghệ giúp pháo cối có tốc độ bắn cực cao, khả năng di chuyển linh hoạt cùng với các loại đạn thông minh, đây chắc chắn sẽ là thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm của lục quân các nước trong tương lai.

>>Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 1)
>>Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 2)
>>Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 3)


[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 3)




Được thiết kế để có thể lắp trên nhiều loại thân xe, đường đạn được tính toán bằng máy tính hiện đại để đạt hiệu quả bắn chính xác là nét chính trong các loại pháo cối tự hành thế hệ mới.

Wiesel (Đức)

Sau những thử nghiệm thành công khi lắp đặt pháo cối 120 mm trên thân xe thiết giáp đổ bộ đường không Wiesel-1, Bộ Quốc phòng Đức đã quyết định phát triển các mẫu pháo cối tự hành trên thân xe Wiesel-2. Hai mẫu thử nghiệm của hệ thống này đã được thử nghiệm thành công năm 2004.

Tiếp nối thành công này, năm 2009, quân đội Đức đã quyết định mua 8 hệ thống cối tự hành này với giá 9 triệu USD/xe kết hợp hai xe trinh sát chiến trường điều khiển bắn trị giá 5 triệu USD/xe.

Những chiếc xe này sẽ được bàn giao trong nửa cuối năm 2011 để tiến hành những thử nghiệm thực địa cuối cùng. Sau những thử nghiệm này, quỹ dành cho chương trình phát triển có thể đủ cho việc sản xuất 38 pháo cối tự hành Wiesel-2 cùng 44 xe hỗ trợ khác như xe tiếp đạn, xe trinh sát và điều khiển bắn.

Pháo cối 120 mm của Wiesel-2 có thể thực hiện các thao tác ngắm, nạp đạn và bắn trong cabin được bảo vệ toàn bộ. Hệ thống điều khiển bắn vi tính hóa cho phép khẩu cối này có thể chuyển từ trạng thái hành quân sang trạng thái sẵn sàng bắn trong thời gian nhỏ hơn 60 giây.

Khung xe Wiesel-2 là loại có thể sử dụng khá tiện lợi trên chiến trường. Mặc dù bốn cuộc thử nghiệm thả dù từ máy bay đối với loại thiết giáp này đều thất bại nhưng nó vẫn có thể dễ dàng vận chuyển bằng trực thăng khi một chiếc trực thăng CH-53 Sea Stallion có thể chở theo hai chiếc Wiesel-2 một lần.





Video clip giới thiệu pháo cối tự hành Wiesel-2.


Wiesel-2 có thể chuyển từ trạng thái hành quân sang trạng thái chiến đấu trong thời gian nhỏ hơn 60 giây.




Khung xe Wiesel-2 được thiết kế chuyên biệt để vận chuyển bằng máy bay. Một trực thăng CH-53 có thể mang theo tới hai xe thiết giáp loại này.

SRAMS (Singapore)

Hệ thống Pháo cối tiên tiến bắn nhanh (SRAMS - Super Rapid Advance Mortar System) đã được trang bị cho quân đội Singapore trong thời gian gần đây cùng với các xe thiết giáp bánh xích Bronco.

Hệ thống SRAMS có rất nhiều ưu điểm như hệ thống nạp đạn bán tự động cho phép tốc độ bắn tối đa có thể đạt 18 phát/phút;



Pháo cối SRAMS lắp đặt trên thân xe thiết giáp Bronco.



Pháo cối 120 mm SRAMS được tích hợp hệ thống chống giật và làm mát nòng súng hiện đại khiến tốc độ bắn có thể đạt đến 18 phát/phút.


Hệ thống làm mát nòng pháo cùng bộ phận chống giật thủy lực giúp tăng độ chính xác cùng việc điều chỉnh hướng và góc của nòng pháo cối hoàn toàn tự động hóa dưới sự điều khiển của hệ thống kiểm soát bắn vi tính hóa.
Hệ thống SRAMS cũng có thể sử dụng rất nhiều loại đạn, kể cả các loại đạn cối có hỗ trợ động cơ tên lửa tăng tầm với tầm bắn lên tới 13 km.

Bên cạnh khung xe thiết giáp bánh xích Bronco, SRAMS cũng có thể lắp đặt lên rất nhiều các khung xe khác như xe trinh sát hạng nhẹ Spyder của Singapore, Humvee của Mỹ hay xe RG-31 Mk5 4x4 trong bản SRAMS Singapore bán cho Các tiểu vương quốc Arập thống nhất.

Cho đến thời điểm này, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất là khách hàng nước ngoài duy nhất của SRAMS với bốn hệ thống đã được chuyển giao.



SRAMS lắp đặt trên xe trinh sát hạng nhẹ Spyder của Singapore.


2S9 Nona và 2S31 Vena (Nga)

Bên cạnh pháo cối tự hành 82 mm 2B9 Vesilek và 2S24 trên khung xe MT-LB, Nga cũng có truyền thống khá lâu trong việc phát triển các hệ thống pháo cối tự hành 120 mm có tháp pháo riêng biệt như 2S9 Nona, 2S23 Nona-SVK và mới nhất là 2S31 Vena.

Hệ thống 2S9 Nona được là hệ thống pháo cối 120 mm có tháp pháo được lắp đặt trên thân xe đổ bộ đường không BTR-D. Được tẩng bị pháo cối đa dụng 2A51 120 mm có khả năng bắn cả đạn pháo và đạn cối, 2S9 Nona có cả khả năng bắn đạn cầu vồng hay bắn thẳng.

Tầm bắn của Nona có thể đạt 8,9 km với đạn nổ thông thường và 13 km với đạn có tăng tầm tên lửa. Tuy nhiên, tốc độ bắn của khẩu pháo cối này là một hạn chế, chỉ đạt từ 6 - 8 phát/phút.



Hệ thống 2S9 Nona đang khai hỏa.


Phiên bản 2S23 Nona SVK là một phiên bản cải tiến của 2S9 Nona dựa trên thân xe thiết giáp chở quân BTR-80. Mặc dù sử dụng nòng pháo cối mới 2A60, 2S23 Nona SVK vẫn sử dụng các loại đạn giống như 2S9 Nona.

Một ưu điểm nữa của 2S23 Nona SVK là thân xe có khả năng vận động tốt hơn và ít yêu cầu bảo dưỡng hơn phiên bản trước.

Tổng cộng đã có 1.000 pháo cối tư hành 2S9 Nona và 100 hệ thống 2S23 Nona SVK đã được sản xuất. Trong đó, hệ thống 2S23 Nona SVK được tin rằng đã bị copy bởi Trung Quốc để sản xuất ra pháo cối tự hành PLL-05 của họ.



Pháo cối tự hành 2S23 Nona SVK đã bị Trung Quốc copy để chế tạo phiên bản cối tự hành PLL-05 của họ.


Hệ thóng pháo cối tự hành mới nhất của Nga hiện nay là 2S31 Vena được phát triển từ 15 năm trước dựa trên thân xe chiến đấu bộ binh BMP-3.

Hệ thống này được trang bị pháo cối 2A80 120 mm nòng trơn dài hơn hẳn các hệ thống trước đó. Pháo cối 2A80 cũng có khả năng bắn toàn bộ các loại đạn cối 120 mm cũng như các loại đạn pháo và đạn cối tự dẫn lade Kitolov-2M.

Thậm chí, 2A80 có khả năng bắn các các loại đạn chỉ dành riêng cho pháo nòng xoắn.

Một xe 2S31 Vena có thể mang theo 70 viên đạn với 22 viên nằm sẵn trong hệ thống nạp dạn tự động cho phép bắn nhanh. Pháo có tầm bắn tối đa từ 7,2 km với đạn thường và 13 km đối với đạn tăng tầm hỗ trợ động cơ tên lửa.



2S31 Vena là hệ thống pháo cối tự hành hiện đại nhất của Nga hiện nay.


Hiện tại, hệ thống 2S31 Vena đang nằm trong danh mục có thể xuất khẩu của Nga, tuy nhiên vẫn chưa có bất kỳ một đơn đặt hàng nào khác ngoài quân đội Nga đối với hệ thống này.

>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 1)
>> Các hệ thống pháo cối tự hành trên thế giới (kỳ 2)

[BDV news]


Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

>> 'Kiếm' của Triều Tiên, 'khiên' của Hàn Quốc



Theo ước tính của các chuyên gia, tiềm lực của pháo binh Triều Tiên cho phép nước này nã 10.000 quả đạn pháo vào thủ đô Seoul trong mỗi phút.

Hiện nay, sức mạnh vũ khí của Triều Tiên bị suy giảm đáng kể do sự yếu kém của nền kinh tế. Hải quân và không quân Triều Tiên trở nên lạc hậu nhanh chóng, tuy nhiên sức mạnh quân sự của quốc gia này nằm ở pháo binh.

Vụ pháo kích vừa qua tại hòn đảo Yeonpyeong đã nhấn mạnh sự nguy hiểm của pháo binh Triều Tiên và Seoul – thủ đô của Hàn Quốc cách vùng phi quân sự khoảng 40 km dễ dàng bị “san bằng” bởi pháo binh của Triều Tiên.

Dưới đây là những vũ khí hủy diệt nguy hiểm nhất của pháo binh Triều Tiên:

Pháo phản lực


M1985 có tầm bắn khoảng 40 km.


Triều Tiên sở hữu nhiều pháo phản lực có thiết kế dựa trên các nguyên mẫu của Nga và Trung Quốc.

Ngoài ra, quân đội Triều Tiên cũng phát triển một số loại đạn dành cho pháo trên cỡ 240 mm, nặng tới 407kg, trong đó đầu đạn nặng 90kg có thể chứa thuốc nổ, chất cháy, khói hay chất độc hóa học. Thiết bị chuyên chở là xe tải, phiên bản do Triều Tiên tự chủ sản xuất.

Theo nhiều nguồn tin, loại vũ khí này của Triều Tiên còn được xuất khẩu sang Iran.

Hai phiên bản nổi tiếng nhất trong các pháo phản lực của Triều Tiên là M1985 và M1991 với loạt phóng 12-22 quả đạn trong một lần nạp.


Xe phóng tên lửa M1991 có khả năng mang 22 tên lửa.


Pháo tự hành

Pháo binh luôn là niềm tự hào của quân đội Triều Tiên.


Pháo tự hành cỡ nòng 170 mm với tên gọi M1978 và M1989 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu là các súng phòng thủ bờ biển của Nga. Pháo tự hành được đặt trên xe thiết giáp, và sử dụng đạn có tầm xa lên tới 60 km.

Vào năm 1978, trong lần đầu tiên ra mắt, giới quân sự Triều Tiên giới thiệu pháo tự hành của nước này có tầm bắn xa nhất thế giới khi đó.

Iran đã nhập khẩu và sử dụng những khẩu pháo loại này trong Iran-Iraq.

Hệ thống lô cốt ngầm

Triều Tiên có rất nhiều hầm ngầm và lô cốt tại vùng phi quân sự giáp với Hàn Quốc.


Triều Tiên đã xây dựng hàng ngàn lô cốt nằm ngầm dưới lòng đất tại gần biên giới với Hàn Quốc và sử dụng chúng như một công cụ hữu hiệu để phòng thủ và tấn công.

Từ hệ thống lô cốt ngầm này, pháo binh Triều Tiên sẽ áp dụng chiến thuật “đánh du kích” để tiêu hao sinh lực của kẻ thù.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia quân sự, một dàn pháo phản lực của Triều Tiên chỉ mất 75 giây để bắn và quay trở lại hầm trú ẩn.

Vũ khí sinh hóa

Diễn tập chống vũ khí sinh hóa luôn được phía Hàn Quốc đặt lên hàng đầu.


Tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân của Triều Tiên hiện thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, tuy nhiên đây chưa phải là vũ khí có khả năng gây thiệt hại lớn nhất mà quốc gia này sở hữu.

Theo một nghiên cứu vào năm 2007, khả năng Triều Tiên sử dụng bom khí độc để bắn phá các mục tiêu dân sự là nguy hiểm và nghiêm trọng nhất.

Hiệp hội khoa học Mỹ và nhiều tổ chức khác cho rằng kho vũ khí của Triều Tiên chứa nhiều vũ khí sinh hóa như: vi khuẩn bệnh than, khí ngạt, khí độc sarin, phosgene và botulism.

Trong nhiều thập kỷ qua, Hàn Quốc đã nỗ lực nghiên cứu và lập những kế hoạch ứng phó với hiểm họa đáng sợ từ phía Triều Tiên. Dựa vào những tiến bộ khoa học, chính phủ nước này các biện pháp mà họ chuẩn bị sẽ hạn chế tối đa thiệt hại đối với thủ đô Seoul và nhiều thành phố lớn khác nếu chiến tranh bùng nổ.

Cơ chế phản ứng nhanh

DMáy bay do thám không người lái là tai và mắt của quân đội Hàn Quốc.


Trong chiến tranh, thời gian luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Khi chiến tranh xảy ra, bên nào phản ứng càng nhanh thì sẽ càng hạn chế được khả năng tấn công của kẻ thù.

Do vậy, Hàn Quốc đầu tư nhiều tiền của để đầu tư vào hệ thống tác chiến. Nước này còn nghiên cứu công nghệ giúp tiêu diệt nhanh các dàn pháo phản lực, rút ngắn thời gian phản ứng từ 20 phút xuống còn 4 phút. Dự án được nghiệm thu vào năm 1998.

Tuy nhiên, sự trả đũa lúng túng trong vụ Triều Tiên tấn công đảo Yeonpyeong cho thấy, hệ thống này cần được cải thiện nhiều hơn nữa.

Ngoài ra, các máy bay trinh thám không người lái của liên quân Mỹ - Hàn luôn theo dõi “nhất cử nhất động” của các giàn phóng tên lửa 240 mm và pháo tự hành 170 mm của quân đội Triều Tiên.

Tên lửa đạn đạo chống lô cốt

ATACMS-P có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm trong lô cốt vững chắc.


ATACMS-P là tên lửa đặc biệt dùng để tiêu diệt các mục tiêu nằm ngầm dưới lòng đất hoặc trong các lô cốt. ATACMS-P có tầm 220 km và được phóng từ các xe tải di động. Tên lửa có thiết kế đặc biệt để xuyên sâu xuống lòng đất trước khi phát nổ, từ đó phá hủy các mục tiêu nằm sâu trong hệ thống lô cốt của Triều Tiên. Mục tiêu chính mà loại tên lửa này nhắm tới chính là lực lượng pháo binh của Triều Tiên ẩn nấp trong các đường hầm.

Radar truy tìm vị trí địch

Hệ thống Radar dò tìm vị trí địch giúp Hàn Quốc xác định được nhanh chóng vị trí của pháo binh địch.


Ưu thế đặc biệt về công nghệ của Hàn Quốc được thể hiện ở “hệ thống dò tìm vị trí địch”. Phiên bản đơn giản được lắp đặt trên xe quân sự đặc chủng, có khả năng xác định được 20 khu vực pháo binh và mục tiêu của đối phương mỗi phút.

Ngoài ra, phiên bản lớn hơn được đặt trên các xe chuyên dụng cỡ lớn có thể dò tìm, tính toán và phát hiện vị trí của các dàn pháo phản lực ngay khi chúng khai hỏa.

Tuy nhiên, cũng giống cơ chế phản ứng nhanh kể trên, vụ pháo kích đảo Yeonpyeong là một bài kiểm tra mà hệ thống radar công phu của Hàn Quốc đã không cho kết quả tốt.

Pháo bắn đạn có điều khiển

Đạn pháo Excalibur 155 mm đã chứng minh được khả năng bắn chính xác tại chiến trường Iraq.


Tấn công mục tiêu di chuyển luôn là một nhiệm vụ khó khăn đối với pháo binh do sự bắt buộc phải thành công ngay trong lần bắn đầu tiên. Đạn pháo Excalibur 155 mm là một trong số rất ít vũ khí có khả năng thực hiện điều đó.

Với sự trợ giúp của công nghệ định vị toàn cầu GPS, đạn pháo Excalibur có độ sai lệch mục tiêu gần 20m. Do vậy, Excalibur 155mm sẽ dễ dàng tiêu diệt các xe chở pháo phản lực.

Trong chiến tranh tại Iraq, đạn pháo Excalibur 155mm đã có những màn trình diễn hết sức thuyết phục.

Như vậy trên lý thuyết, những nỗ lực trong công nghệ và vũ khí cho phép quân đội Hàn Quốc "khóa các họng pháo" của Triều Tiên hữu hiệu. Nhưng giải pháp có thể giúp thủ đô Seoul thoát khỏi “cơn thịnh nộ” đạn pháo Triều Tiên hiệu quả nhất vẫn là một chính đối sách khôn ngoan hơn so với những gì họ thể hiện thời gian vừa qua.


(bdv news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang