Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Philippines - Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Philippines - Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Philippines - Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

>> Asean trước "thuốc thử" Trung Quốc

Tại sao bàn tay của chúng ta không nắm lại thành sức mạnh mà cứ xòe ra để kẻ mạnh lợi dụng bẻ hết ngón này đến ngón khác?




http://nghiadx.blogspot.com
Bức ảnh chụp hai tàu hải giám của Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham trong tháng trước. Ảnh: AFP


Đã đến lúc ASEAN phải đổi mới phát triển

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1)
>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 với sự tham gia lúc đầu của 5 nước: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu, ASEAN là một tổ chức lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Indonesia) với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước như: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với nhau; Giải quyết các bất đồng hay tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình. Năm 1992 Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali và năm 1995 trở thành thành viên chính thức.

Năm 1999, ASEAN là tổ chức có 10 thành viên gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á.

Tính thống nhất và sự đoàn kết trong ASEAN

Các thành viên của ASEAN thì chỉ có một điểm chung là các nước nhỏ và chỉ trừ Thái Lan là chưa là thuộc địa của ai (chẳng qua, trong phân chia, các nước lớn thỏa thuận với nhau coi Thái Lan là vùng đệm) còn lại đều đã từng là thuộc địa của đế quốc trong thời gian dài.

Và, vì thế, nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển là đương nhiên. Cho nên, tiếng nói của ASEAN trên trường quốc tế không có nhiều trọng lượng.

Sự khác biệt giữa các thành viên thì lại rất nhiều, đặc biệt là sự khác nhau về chế độ chính trị.

Chính sự khác biệt này, các thành viên, tất yếu sẽ có những mối quan hệ, tương tác với bên ngoài vì lợi ích quốc gia khác nhau, nên khi đặt vào trong tổ chức của ASEAN thì độ “kênh” quá lớn. Giống như những hòn đá đầy góc cạnh thì không thể xếp thành khối được trừ phi mài bớt các góc cạnh ấy đi.

Sức mạnh của một tổ chức biểu hiện bởi sự đoàn kết và tính kỷ luật. Nhưng khi trong một tổ chức mà không thống nhất về quyền lợi, không thống nhất về ý chí và hành động thì rõ ràng là thiếu sự đoàn kết nhất trí.

Trong khi đó biện pháp chế tài, trừng phạt các thành viên vi phạm không có, nói cách khác kỷ luật không nghiêm, ai thích làm gì thì làm…

Một tổ chức mà thiếu sự đoàn kết, tổ chức lỏng lẻo thì làm sao có thể là mạnh được?

Hãy xem Thái Lan và Campuchia. Nguyên tắc quan hệ của các thành viên trong khối theo Hiệp ước Bali là: Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nhau…

Thế nhưng gần đây, 2 thành viên này đem đại bác ra nói chuyện với nhau. Mức độ quyết liệt được Thủ tướng Campuchia coi đó là một cuộc chiến tranh biên giới giữa 2 nước.

Đặc biệt gần đây, trước việc Trung Quốc thi hành chính sách của mình trên biển Đông, với hành động chèn ép, bắt nạt, đe dọa dùng vũ lực hòng đoạt gần trọn biển Đông, gây nên tình hình căng thẳng, lo ngại bất an của các nước thành viên trong ASEAN thì ASEAN càng bộc lộ sự không đoàn kết của mình.

Các nước không có tuyên bố chủ quyền trên biển gây tranh chấp với Trung Quốc thì im lặng, mặc cho Trung Quốc đe dọa, tự tung tự tác với các nước có tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, im lặng cũng còn tốt, không những thế, có những nước thành viên vì lợi ích quốc gia lại quay sang ủng hộ Trung Quốc.

Cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung quốc đang diễn ra căng thẳng, quyết liệt, có thể dẫn đến xung đột quân sự bất cứ lúc nào. Philippines đang chịu một sức ép cực lớn bởi Trung Quốc từ lời lẽ đe dọa dùng vũ lực cho đến những hành động sẵn sàng dùng vũ lực.

Dư luận tiến bộ trên thế giới coi hành động của Trung Quốc là chèn ép, cậy thế nước lớn, có tham vọng phi lý, đều đứng về phía Philippin. Trong khi đó ASEAN im lặng. Duy nhất chỉ có Việt Nam là không im lặng.

Chính phủ Việt Nam tuyên bố: “Việt Nam hết sức quan tâm, lo ngại về tình hình tranh chấp bãi cạn Scarborough… các bên liên quan cần kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và khu vực".

Tuyên bố này có điểm đặc biệt là nó cũng chính là mục đích, yêu cầu của Philippines khi đề nghị cách giải quyết tranh chấp với Trung Quốc (Trung Quốc biết đuối lý nên không chấp nhận).

Rõ ràng, đây là sự ủng hộ Philippines về mặt pháp lý, tinh thần và về cách giải quyết. Có thể nói là rất khôn khéo, rất bản lĩnh của Việt Nam.

Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” và cũng có câu: “Chơi với dao có ngày đứt tay”, các thành viên trong ASEAN chắc cũng có câu tương tự. Lẽ ra họ phải biết rằng, cái “lợi ích quốc gia” mà họ có được từ Trung Quốc không phải được phát cho không.

Trung Quốc chưa và không bao giờ có cách hành xử như vậy. (Philippines đã từng chống quan điểm của Việt Nam và Malaysia, đi theo quan điểm của Trung Quốc và nay thì…như đã biết)

Với tính thống nhất không cao, sự đoàn kết nhất trí không có, kỷ luật lỏng lẻo, lại nghèo và nhỏ, ASEAN không mạnh và không là chỗ dựa như ta tưởng và mong đợi cho bất kỳ một thành viên nào.

Vì vậy Trung Quốc vốn coi ASEAN không ra gì, thậm chí ngay cả những điều họ đã đặt bút ký như DOC cũng như để mua vui. Họ chuyên lợi dụng để biến thành diễn đàn cho họ.

Đổi mới để phát triển hoặc tồn tại không bền vững là sự lựa chọn bắt buộc với các thành viên trong tổ chức này.

Liên minh các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên biển.

Trước sự chèn ép, bắt nạt, cậy thế nước lớn, không còn cách nào khác, các nước nhỏ có cùng lợi ích trong ASEAN hãy liên minh lại với nhau tạo thành “nhóm lợi ích”. Đó là biện pháp tự cứu mình trước.

Điều gì sẽ xảy ra khi những nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông xây dựng một hiệp ước phòng thủ chung để bảo vệ vùng biển của mình trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982? Chắc chắn sẽ tạo nên thế và lực rất lớn mà các nước lớn không thể coi thường. Đặc biệt là thế trận.

Với thế địa lý của những nước có tuyên bố chủ quyền, nó tạo ra một thế trận tấn công vô cùng hiểm hóc, liên hoàn không những trên phương diện quân sự mà cả kinh tế. Bất kỳ một nước lớn nào cũng sẽ không dám mạo hiểm.

Muốn vậy, các nước có tuyên bố chủ quyền phải thống nhất nhận thức tư tưởng là: Trong giải quyết tranh chấp quốc gia này hay quốc gia kia có thể mất chút này chút nọ nhưng chúng ta cùng được và được rất nhiều, còn hơn là chúng ta tỵ nạnh nhau để bị mất sạch.

Để có thể liên minh, hợp tác…thì điều trước tiên các nước có tuyên bố chủ quyền phải giải quyết ổn thỏa việc tranh chấp với nhau bằng cách căn cứ vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Có thể dùng Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLSC) làm trọng tài hoặc giám sát.

Đây là điều kiện rất thuận lợi vì phù hợp với chủ trương, nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển của các nước có tuyên bố chủ quyền, trừ Trung Quốc.

Vậy, tại sao chúng ta không ngồi lại cùng nhau để giải quyết chuyện này? Tại sao bàn tay ta không nắm lại thành quả đấm mà cứ xòa ra để kẻ mạnh cứ lần lượt bẻ hết ngón này đến ngón khác?

Sẽ rất khó khăn khi ASEAN thống nhất với nhau để ra một bản Tuyên bố về tình hình tranh chấp trên biển. Sự khó khăn càng lớn khi bản Tuyên bố, nếu có này, được Trung Quốc chấp thuận. Vì thế, những vấn đề nào dễ thống nhất ta làm trước, chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống.

Khi chúng ta đã thỏa thuận với nhau, được CLSC công nhận thì có nghĩa chúng ta đã hoàn chỉnh về mặt pháp lý. Và chúng ta có thể bắt đầu “cùng nhau” từ đây, xây dựng một tổ chức nhỏ trong lòng một tổ chức lớn ASEAN.

Có thể đó là một tổ chức các quốc gia có tuyên bố chủ quyền biển mà trong đó sự ràng buộc có thể là Hiệp ước, Hiệp định hoặc các Tuyên bố chung…tùy theo tình hình diễn biến để xác định nội dung.

Thời gian không chờ đợi chúng ta.



(Nguồn :: Lê Ngọc Thống - Báo phunutoday.vn)

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

>> Hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ có giúp được Philippines

Đối đầu căng thẳng Trung Quốc-Philippines ở Biển Đông khiến người ta chú ý đến Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines được ký kết cách đây hơn 60 năm.

>> Hải quân Trung Quốc đã vượt qua tầm kiểm soát của Mỹ



http://nghiadx.blogspot.com
Nhiều tàu thuyền đã được điều động đến bãi đá ngầm Scarbourough.(Ảnh worldaffairsjournal.org)


Nhiều nhà phân tích cho rằng những suy tính chính trị hiện thời có thể sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thực thi hiệp ước này.

Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines đang được nghiên cứu ở Washington và Manila, trong đó có các nhà ngoại giao và chính khách chưa chào đời khi văn kiện này được ký kết vào năm 1951.

Giới chức hai nước đang tìm cách xác định phải chăng Mỹ có bổn phận trợ giúp Manila trong trường hợp xảy ra một vụ xung đột quân sự giữa Philippines và Trung Quốc tại một vùng biển cách Vịnh Subic chừng 200 cây số về hướng Tây.

Trong hơn một tháng nay nhiều tàu của Philippines và Trung Quốc đã được triển khai xung quanh bãi đá ngầm Scarborough, sau khi các tàu hải giám Trung Quốc ngăn không cho một tàu hải quân Philippines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc.

Hiệp ước giữa Manila và Washington không đề cập một cách cụ thể tới vùng biển Trung Quốc gọi là Nam Hải, Việt Nam gọi là Biển Đông và Philippines gọi là Biển Tây Philippines.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Philippines đang lưu giữ những văn thư mà họ nhận được từ các giới chức Mỹ năm 1979 và 1999 như những bằng chứng cho thấy hiệp ước này bao gồm những khu vực ở Biển Tây Philippines (Biển Đông) mà Manila tuyên bố có chủ quyền. Những khu vực này bao gồm bãi đá ngầm Scarborough và một số đảo nhỏ ở Trường Sa - quần đảo đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei.

Năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói rằng Washington “sẽ tuân thủ các nghĩa vụ trong hiệp ước với Philippines”. Tuy nhiên, bà Clinton lại không chịu cho biết phía Mỹ sẽ phản ứng ra sao trong trường hợp mà bà gọi là “những sự việc giả định”, như một vụ tấn công của Trung Quốc nhắm vào các lực lượng Philippines ở quần đảo Trường Sa.

Ông Denny Roy, một nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Đông Tây ở Hawaii, than phiền rằng hiện nay có một sự chú ý quá độ vào ngôn từ của hiệp ước và những tuyên bố trong những năm trước đây liên quan tới hiệp ước này. Ông nói thêm: "Tôi nghĩ rằng chúng ta nên có một cái nhìn bao quát hơn về những hành động phù hợp nhất với lợi ích của nước Mỹ trong những tình huống có thể xảy ra mà chúng ta có thể dự đoán. Và chắc chắn là việc Mỹ và Trung Quốc giao chiến với nhau vì những nơi được gọi là ‘đảo’ ở Trường Sa sẽ là một việc điên khùng. Cả Mỹ lẫn Trung Quốc, không nước nào chỉ vì những tờ giấy đó mà lâm vào một tình huống điên khùng như vậy”.

Theo ông Roy, là nước có một hạm đội hải quân cũ kỹ với khoảng vài chục chiến hạm cỡ nhỏ và không có một máy bay chiến đấu phản lực nào, Philippines sẽ bị lực lượng hùng hậu của Trung Quốc đè bẹp nếu đôi bên xảy ra chiến tranh. Do đó, ông cho rằng không có gì đáng ngạc nhiên khi chính phủ ở Manila cứ nhất định nói Mỹ có bổn phận giúp đỡ Philippines trong trường hợp xảy ra một vụ xung đột như vậy. Ông nói tiếp: "Đương nhiên, Philippines muốn có một sự diễn giải mạnh mẽ nhất đối với Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines. Điều đó có nghĩa là ràng buộc Mỹ càng nhiều càng tốt. Nhưng chúng ta nên biết rằng tất cả các bên đều có mục tiêu riêng và mục tiêu của Philippines là củng cố đòi hỏi chủ quyền của mình vào lúc này, khi họ có cơ hội. Mục tiêu này sẽ khó đạt được trong tương lai, khi sức mạnh mà Trung Quốc có thể phát huy ở khu vực này sẽ mạnh mẽ hơn”.

Đối với người Philippines, yêu cầu Mỹ hỗ trợ quân sự gây ra cảm xúc lẫn lộn. Quốc gia Đông Nam Á này là từng là thuộc địa của Mỹ và các lực lượng Mỹ đã giải phóng Philippines khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng tình cảm bài Mỹ gia tăng trong thời hậu chiến đã khiến Thượng viện Philippines vào năm 1991 bỏ phiếu để đóng cửa các căn cứ quân sự của Mỹ ở nước này. Mặc dù vậy, hiệp ước quốc phòng năm 1951 đã không bị hủy bỏ.

Theo Carolina Hernandez - giáo sư danh dự của Đại học Philippines, một số người Philippines từng tranh đấu trong những thập niên trước đây để đòi quân đội Mỹ rút đi bây giờ đã thay đổi lập trường. Bà nói: "Ngay cả những người thuộc các tổ chức tả khuynh cũng nhận ra rằng Philippines không đủ sức để chống cự Trung Quốc. Và do đó, vì quyền lợi của Mỹ ở Biển Tây Philippines (Biển Đông) và quyền lợi của Philippines trùng hợp với nhau vào thời điểm này nên nhiều người trông đợi Mỹ sẽ ra tay để bảo vệ quyền lợi chung của cả hai nước”.

Bà Hernandez là người sáng lập và là người đứng đầu Viện Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển ở Manila. Bà nói rằng nhiều người Philippines lo ngại mối quan hệ thương mại giữa Washington và Bắc Kinh sẽ đè bẹp những lợi ích chiến lược của Mỹ ở Philippines. Bà nói: "Có những người vẫn nghĩ rằng Mỹ không đáng tin cậy. Họ không nghĩ rằng Mỹ sẽ gây rủi ro cho mối quan hệ dễ vỡ với Trung Quốc để bảo vệ những quyền lợi hải dương của Philippines. Họ cho rằng Mỹ sẽ không ra tay giúp đỡ Philippines vì quan hệ song phương Mỹ-Trung có một vai trò vô cùng quan trọng trong tương quan quyền lực, không chỉ ở trong khu vực này mà trên toàn thế giới”.

Ông John Bolton, cựu Thứ trướng Ngoại giao Mỹ, cho rằng đó là những nhận định sai lầm. Ông nói: “Philippines có quyền khẳng định những đòi hỏi chủ quyền chính đáng đối với những gì mà họ nghĩ là lãnh thổ của mình, dựa trên các yếu tố địa dư, lịch sử và các hiệp ước… Và tôi nghĩ rằng có một sự đồng thuận là thật ra Trung Quốc mới chính là nước có những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ rất không chính đáng”.



http://nghiadx.blogspot.com
John Bolton: "Thật ra Trung Quốc mới chính là nước có những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ rất không chính đáng”. Ảnh REUTERS

Ông Bolton cho rằng Washington nên khuyến khích các nước Đông Nam Á giải quyết những mối tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa họ với nhau, ngõ hầu các nước này có thể có một lập trường thống nhất để cùng với Hoa Kỳ chứng tỏ rằng những mưu toan của Trung Quốc nhằm kiểm soát các vùng biển quốc tế là không thể chấp nhận.

Ông Bolton, cũng từng giữ chức Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, tiên đoán Trung Quốc sẽ tiếp tục “dọ dẫm và thúc đẩy” những đòi hỏi về chủ quyền biển đảo cho tới khi nào họ gặp phải một sự kháng cự quyết liệt. Ông nói tiếp: “Tôi e rằng họ sẽ tìm cách làm như vậy và sẽ lợi dụng tình hình hiện nay là Mỹ phải chú tâm vào cuộc bầu cử sắp tới. Họ nhận thấy có khả năng là ông Obama bị thất cử cho nên họ sẽ tận lực thúc đẩy trong lúc có một vị tổng thống yếu ở Nhà Trắng. Đó chính là lý do khiến tôi nghĩ rằng trong ngắn hạn các nước ASEAN cần phải ra sức đoàn kết với nhau trong vấn đề này”.

Một số các nhà phân tích cho rằng nếu Bắc Kinh xem chính quyền hiện nay của Mỹ là một chính quyền có xu hướng nhường nhịn thì đó là một nhận định sai lầm. Họ nói rằng Washington chắc chắn sẽ tính tới chuyện phái Hạm đội 7 chiếm lại Scarborough nếu các lực lượng mạnh hơn của Trung Quốc đoạt bãi cạn này từ tay hải quân Philippines.

Trong khi đó, cũng có nhiều nhà quan sát dự đoán trong ngắn hạn, tất cả các bên sẽ tìm cách thức giảm bớt căng thẳng mà không bên nào bị mất thể diện.

Nhưng cho dù căng thẳng có giảm đi nữa thì những vụ tranh chấp chủ quyền rộng lớn hơn vẫn chưa thể giải quyết được, trong lúc Trung Quốc tiếp tục khẳng định đòi hỏi chủ quyền đối với Biển Đông, một khu vực chiến lược và có nhiều tài nguyên thiên nhiên, và Mỹ đang chứng tỏ quyết tâm giữ vững vị thế của một cường quốc Thái Bình Dương.

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

>> Biển Đông : Philippines không sợ tàu lớn TQ

Phó đô đốc Alexander Parma xác nhận, chính căng thẳng trên bãi Scarborough đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình tăng cường năng lực phòng thủ và nâng cao đầu tư trang bị cho quân đội của chính phủ Philippines (trước những hành động lấn lướt, đe dọa ngày càng tăng từ phía Trung Quốc – PV), tuy nhiên dù chưa được hiện đại, “hoành tráng” như Bắc Kinh, nhưng vị Tư lệnh này tỏ ra ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Chính phủ trong khả năng có thể.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Hải giám 75 của Trung Quốc cùng với Hải giám 81, Ngư chính 310 "làm mưa làm gió" trên bãi cạn Scarborough những ngày qua, đủ để chiếm quyền kiểm soát bãi Scarborough từ Philippines, nhưng vẫn chưa là gì nếu so với các chiến hạm, tàu ngầm của hạm đội Nam Hải

Trong bối cảnh tranh chấp trên biển Đông leo thang sau khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines, Manila ý thức rằng muốn bảo toàn lãnh thổ trước ý đồ bành trướng của Bắc Kinh, tăng cường năng lực phòng thủ cho quân đội là việc không thể không làm, hơn nữa lại phải làm luôn và làm ngay.

>> Trận địa tàu ngầm của Trung Quốc ở Tam Á

Tuy nhiên, dư luận giới phân tích cũng như báo giới Philippines có vẻ như không mặn mà lắm với chiếc tàu cũ của Cục Cảnh sát bờ biển Mỹ vừa được Manila sắm về nhằm tăng cường sức mạnh cho hải quân.

Sự hững hờ ấy phần lớn xuất phát từ sự choáng ngợp trước quy mô hoành tráng của lực lượng tàu Hải giám và Ngư chính mà Trung Quốc đang làm mưa làm gió trên biển Đông, nhất là trên bãi Scarborough những ngày qua.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm cũ lớp Hamilton Mỹ vừa bàn giao cho Philippines hôm 22/5 so với các tàu Hải giám, Ngư chính của Trung Quốc trên biển Đông, nhiều người dân Philippines có cảm giác tàu của họ còn "khiêm tốn"

Để trấn an dư luận, hôm thứ 7 ngày 26/5 đã lên tiếng phân tích với báo giới, dưới góc độ quân sự thì kích thước và tuổi tác của chiếc tàu vừa mua từ Mỹ về không phải vấn đề quá quan trọng.

Ông cũng nhấn mạnh thêm, việc nâng cấp năng lực phòng thủ là một kế hoạch lớn đã được khởi động từ vài năm trước đây chứ không phải đến lúc xảy ra vụ Scarborough Manila mới tính đến.

“Tuy nhiên, muốn cải tiến công nghệ, nâng cấp thiết bị hiện đại như hải quân Mỹ cũng phải có thời gian cho sĩ quan, thủy thủ hải quân Philippines làm quen với thiết bị”, Phó đô đốc Alexander Parma cho hay, “ngay cả nếu tôi có tất cả số tiền trên thế giới này, bản thân tôi cũng sẽ không mua các thiết bị quân sự tiên tiến nhất ngay lập tức. Lý do là cái gì cũng phải có quá trình, bạn đang cưỡi một chiếc xe đạp và (không thể) đột nhiên bạn mua và sử dụng ngay một chiếc Mercedes Benz”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tư lệnh Hải quân Philippines, Phó đô đốc Alexander Parma chia sẻ với những băn khoăn của báo giới và công luận về chiếc chiến hạm cũ "bé hạt tiêu" vừa nhập từ Mỹ khi so sánh nó với tàu Trung Quốc

Trong bài phát biểu của mình, Tư lệnh Hải quân Philippines cho biết: “Chúng tôi liên tục phải đối mặt với những thách thức cũng như các lực lượng khác trong quân đội, đó là nhu cầu cấp thiết phải nâng cao năng lực quốc phòng và khả năng ứng phó với các mối đe dọa mang tính khu vực và xuyên quốc gia”.

>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam

Ông Alexander Parma cho hay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế như hiện nay mà chính phủ đã tìm cách đảm bảo cho hải quân chiến hạm BRP Del Pilar PF-15 và BRP Alcaraz PF-16, trong đó một chiếc sẽ vận hành vào tháng 12 năm nay, đồng thời còn nỗ lực mua thêm các tàu tuần tra nhỏ cung cấp cho lực lượng Cảnh sát biển, đó là một sự cố gắng lớn.

http://nghiadx.blogspot.com
Phó đố đốc Alexander Parma và Ngoại trưởng Philippines cung cấp bằng chứng tàu Hải giám 75, 81 Trung Quốc xâm phạm bãi Scarborough hôm 10/4. Trong lúc căng thẳng leo thang giữa Philippines với Trung Quốc, người ta thấy được sự đồng thuận cao độ giữa người dân - quân đội và chính phủ Philippines

“Cần phải có một giai đoạn chuyển tiếp cho lực lượng của chúng tôi để có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Điều đó thậm chí còn quan trọng hơn là có được bất cứ điều gì khác”, Tư lệnh Hải quân Philippines nhấn mạnh, “Phải thừa nhận rằng, quân đội đã không nhận được sự quan tâm đúng mức trong một thời gian, điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì Chính phủ còn nhiều mối ưu tiên khác”.

Phó đô đốc Alexander Parma xác nhận, chính căng thẳng trên bãi Scarborough đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình tăng cường năng lực phòng thủ và nâng cao đầu tư trang bị cho quân đội của chính phủ Philippines (trước những hành động lấn lướt, đe dọa ngày càng tăng từ phía Trung Quốc – PV), tuy nhiên dù chưa được hiện đại, “hoành tráng” như Bắc Kinh, nhưng vị Tư lệnh này tỏ ra ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Chính phủ trong khả năng có thể.
Chốt lại những băn khoăn, thắc mắc từ phía các phóng viên khi thấy tàu Trung Quốc to hơn, hoành tráng hơn “tàu nhà”, Phó đô đốc Alexander Parma khẳng định: “Kích thước của tàu phù hợp với nhu cầu hoạt động của chúng tôi. Nó không phải là mới, nhưng sau đó một lần nữa, nó là một bước dễ dàng hơn để chuyển tiếp vào các kỹ năng cần thiết cho hoạt động tàu hiện đại”.

Đòi hỏi nâng cấp vũ khí trang bị, nâng cao sức mạnh phòng thủ trong bối cảnh mối uy hiếp từ Trung Quốc trên biển Đông ngày một gia tăng là yêu cầu chính đáng và tất yếu.

Phát biểu của Tư lệnh Hải quân Philippines, Phó đô đốc Alexander Parma đã cho thấy những nỗ lực rất lớn từ phía chính phủ của Tổng thống Aquino III, nhưng đồng thời cũng thể hiện rõ sự thấu hiểu – cảm thông, đồng tâm hiệp lực, chung sức chung lòng giữa quân đội nước này với chính phủ.

http://nghiadx.blogspot.com
5 tàu chiến hiện đại nhất hạm đội Nam Hải kéo theo 48 quả tên lửa áp sát lãnh hải Philippines trong những ngày căng thẳng leo thang vẫn không làm Manila sợ hãi, chính phủ và người dân vẫn giữ bình tĩnh, tỉnh táo để nói chuyện phải trái với Bắc Kinh (hình minh họa: Tàu chiến hạm đội Nam Hải diễn tập trên biển Đông)

Ở một đất nước còn rất nghèo so với Trung Quốc và bối cảnh chính trị cũng khá phức tạp, các đảng phái hoàn toàn có thể lợi dụng cơ hội này (căng thẳng trên bãi Scarborough) để gây sức ép với chính phủ của ông Aquino mà quân đội sẽ là một kênh lợi hại, nhưng những phản ứng vừa qua của Philippines đã thể hiện rõ nét tính thống nhất trên – dưới, chính phủ - người dân trong đối sách chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh trên biển Đông là một điểm sáng đáng chú ý.

Về kế hoạch hiện đại hóa quân đội và nâng cao sức mạnh phòng thủ quốc gia không phải việc một sớm một chiều, cứ muốn là được. Trước đó, Trung tá Nerelito Martinez thuộc Hạm đội Philippines cho biết, theo kế hoạch chiến lược 15 năm, hải quân Philippines sẽ cần 500 tỉ peso để nâng cấp hệ thống trang bị, vũ khí khí tài nhằm nâng cao năng lực phòng thủ.

http://nghiadx.blogspot.com
Nỗ lực hiện đại hóa quân đội, nâng cao khả năng phòng thủ của Philippines đã và đang nhận được sự hưởng ứng, tương trợ từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ảnh: Tàu ngầm tấn công USS North Carolina hải quân Mỹ bất ngờ xuất hiện trên cảng Subic gần Scarborough đúng lúc căng thẳng leo thang là một tín hiệu bảo vệ đối với Philippines?

Chỉ tính riêng Hạm đội Philippines sẽ cần phải trang bị thêm 4 chiến hạm tên lửa chiến lược (SSVs) có khả năng vận chuyển 1 lữ đoàn thủy quân lục chiến, 18 tàu vận tải đổ bộ (LCU), 3 tàu hậu cần hỗ trợ, 3 tàu kéo, 12 tàu tuần tra CPIC, 8 máy bay tuần tra hàng hải lội nước (AMPA), 18 trực thăng hải quân cất hạ cánh trên khu trục hạm và tàu hộ tống, 8 trực thăng đa năng (MPH) đi kèm chiếc SSVs….

Chi phí quân sự luôn là một bài toán nan giải đối với các chính phủ, trong khi những nước nghèo lại đang bị đe dọa, uy hiếp gánh nặng ấy còn lớn hơn gấp bội. Những nỗ lực từ phía Philippines đã và đang nhận được sự ủng hộ từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong khi Mỹ bán chiến hạm cũ cho Philippines và thúc đẩy viện trợ, Nhật Bản gần đây cũng có những hành động thực tế nhằm giúp Philippines tăng cường khả năng phòng thủ trên biển để đối phó với những mối uy hiếp từ bên ngoài.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

>> Chán 'đồ cũ' của Mỹ, Philippines tậu Su-30K mới từ Nga?

Không quân Philippines đã được bơm tiền để mua sắm các máy bay chiến đấu, nhưng việc lựa chọn mặt hàng phù hợp đôi khi lại là vấn đề không hề đơn giản.


http://nghiadx.blogspot.com
F-16 Fighting Falcon


Bộ Quốc phòng Philippines mới đây đã từ chối mua các chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon cũ từ Mỹ. Lý do, theo Tổng thống Philippines Benigno Aquino là chi phí cho vận hành và bảo trì các máy bay chiến đấu này rất tốn kém.

>> Điểm mặt 5 'lưỡi kiếm' của Trung Quốc đang chĩa vào Philippines

Trước đó, Tổng thống Benigno Aquino ngày 16 tháng 5 đã tuyên bố Philippines sẽ chi 1,6 tỉ đô la để mua các loại máy bay quân sự do các quốc gia ngoài Mỹ sản xuất.

Theo ông Aquino, Philippines sẽ chi từ 400 đến 800 triệu đô la cho một phi đội máy bay, và dự kiến nước này sẽ mua hai phi đội máy bay mới (mỗi phi đội gồm 12-13 máy bay).

Mua cũ hay sắm mới?

Tổng thống Benigno Aquino khẳng định rằng, Philippines hoàn toàn có thể mua những thương hiệu máy bay chiến đấu mới và hiện đại của những nước có nền sản xuất tiên tiến khác chứ không nhất thiết phải chạy theo Hoa Kỳ.

Benigno Aquino chưa tiết lộ về danh tính các quốc gia hay thương hiệu máy bay mà nước này định đặt mua. Tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ là các công ty của Nga, Nam Phi hay Pakistan hoặc một số nước châu Âu khác.

Cuối năm 2011, Philippine đã đề nghị Mỹ cung cấp miễn phí một loạt chiến đấu cơ F-16 đã qua sử dụng và cũng sẵn sàng chi tiền để sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay chiến đấu cũ được lựa chọn từ nghĩa địa máy bay ở Arizona, Hoa Kỳ.

Kết quả những cuộc đàm phán không được công bố chính thức, nhưng trong tháng 2 năm 2012, Bộ Ngoại giao Philippines đã bắt đầu với các cuộc đàm phán về việc cung cấp một đến hai phi đội máy bay chiến đấu F-16 của Hoa Kỳ.

Hiện nay, Philippine là một trong những nước có nhu cầu lớn về máy bay quân sự trong khu vực Đông Nam Á. Nước này rất cần những chiến đấu cơ đủ sức bảo vệ lãnh hải của họ, bao gồm các địa điểm thăm dò và khai thác dầu trước sự “nhòm ngó” từ phía Trung Quốc cũng như những nước khác trong khu vực.


http://nghiadx.blogspot.com
Nghĩa địa máy bay ở Arizona, Hoa Kỳ

Ngoài ra, quân đội Philippines cũng cần những máy bay chiến đấu để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến những cuộc nổi dậy ở khu vực Mindanao.

Đến nay, trong biên chế của Không quân Philippines không có một chiếc tiêm kích phản lực nào có các tính năng hiện đại. Chiếc máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ cuối cùng F-5 Freedom Fighter thì đã cho nghỉ hưu từ năm 2005.

>> Philippines chi đậm mua máy bay đối phó Trung Quốc

Theo Flightglobal MiliCAS, Không quân Philippines hiện nay chỉ trông cậy vào 12 máy bay cường kích cánh quạt/tuần tra OV-10 Bronco, 6 máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực cận âm Aermacchi S-211 và 21 máy bay huấn luyện cánh quạt SF-260/F. Ngoài ra, trong biên chế Không quân nước này còn có khoảng 20 máy bay trực thăng tấn công MD520.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cường kích cánh quạt/tuần tra OV-10 Bronco của Không quân Philippine

Trong tất cả các cuộc đàm phán giữa Washington và Manila, phía Mỹ đã đồng ý cung cấp miễn phí cho Philippines các máy bay chiến đấu F-16 đã qua sử dụng, hoặc bán theo kiểu vừa bán vừa cho.

Ngoài ra, hai nước cũng đã thỏa thuận với nhau về việc cung cấp cho Manila 2 máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules, hiện đang trải qua quá trình nâng cấp và sửa chữa nhỏ. Hai máy bay vận tải mới này sẽ được bổ sung vào phi đội máy bay vận tải hiện có của Philippines.

Thông tin chi tiết về những thương vụ này không được tiết lộ, nhưng đã có bằng chứng chứng minh rằng Philippines đã được “đại hạ giá” khi mua các máy bay này, mặc dù nước này đã từ chối mua các chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon của Mỹ theo thông báo hôm 16 tháng 5 của Tổng thống Philippine Ninoy Aquino.

http://nghiadx.blogspot.com
Yak-130

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Philippine đang xúc tiến gọi thầu cung cấp 6 máy bay chiến đấu/huấn luyện mới. Trong số những ứng viên tham gia cuộc đua này có Rosoboronexport của Nga, Alenia Aermacchi của Ý, Aero Vodochody của Séc và KAI của Hàn Quốc.

Họ sẽ cung cấp cho Philippine các máy bay quân sự Yak-130, M-346 Master, L-159B ALCA và T/A-50 Golden Eagle. Đây đều là những máy bay hiện đại và đa năng không chỉ dùng để huấn luyện mà còn được sử dụng như một máy bay tiêm kích hay một máy bay cường kích hạng nhẹ.

Theo một số nguồn tin, Bộ quốc phòng Philippine sẵn sàng chi ra 140,6 triệu đôla để có được những cỗ máy chiến đấu, huấn luyện trên không hiện đại này.

Mua gì và mua của ai?

Tuy nhiên, Benigno Aquino chưa chắc chắn về khả năng sẽ mua mới 1 hoặc 2 phi đội máy bay chiến đấu của “những nước tiên tiến” vì thực ra trong thời buổi kinh tế khó khăn này, Philippine cũng không muốn chi tiêu quá tay.

Mặt khác, liên quan đến thái độ của Trung Quốc trong thời gian gần đây, chưa chắc Manila đã từ chối mua các máy bay chiến đấu của Mỹ. Hiện tại, Philippine đang đứng trước rất nhiều sự lựa chọn khác nhau và để tìm ra một giải pháp tối ưu vào lúc này thì quả là không dễ dàng.

Mới đây, Philippines đã từng bày tỏ sự quan tâm đến 18 chiếc máy bay Su-30K trước đây thuộc sở hữu của Không quân Ấn Độ và bây giờ được trao trả lại cho Nga.

Ngày 16 tháng 5 năm 2012, Phó Giám đốc liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga (FSMTC) Alexander Fomin cho biết, các máy này có thể được bán theo từng lô nhỏ. Theo Alexander Fomin, Su-30K sẽ được sửa chữa và nâng cấp tại Belarus để bán sang quốc gia thứ 3.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-30KN

Hợp đồng cung cấp 40 chiến đấu cơ Su-30MKI đầu tiên cho Không quân Ấn Độ đã được Nga và quốc gia Nam Á này ký kết vào ngày 30 tháng 11 năm 1996.

Trong năm 2007, Nga đã cung cấp cho Ấn Độ 18 máy bay chiến đấu Su-30MKI theo hợp đồng trao đổi Su-30K đã được bàn giao trước đó, và không thể được nâng cấp lên phiên bản MKI vì lý do kỹ thuật.

18 chiến đấu cơ Su-30K do phía Ấn Độ trao trả đang được sửa chữa tại nhà máy Baranovichi từ cuối năm 2011. Các máy bay Su-30K này đã được lên kế hoạch để nâng cấp lên phiên bản mới Su-30KN.

Trong trường hợp mua mới các máy bay chiến đấu và với khả năng tài chính hiện tại, thì Nam Phi và Pakistan có thể sẽ là những lựa chọn hợp lý cho Philippine vào lúc này.

Chẳng hạn như công ty Denel của Nam Phi đang quảng bá các máy bay chiến đấu Cheetah, một biến thể sửa đổi và hiện đại hóa từ chiến đấu cơ Mirage III của Pháp ra thị trường thế giới.

Pakistan trong tháng 2 năm 2011 cũng đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các máy bay chiến đấu “Thần Sấm” JF-17, một sản phẩm hợp tác với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Cheetah

Một số quốc gia châu Âu cũng đã tăng cường sức mạnh Không quân của mình bằng máy bay F-16, điển hình là Romania. Năm ngoái, nước này đã mua 24 máy bay chiến đấu F-16 đã qua sử dụng của Mỹ với giá 1,4 tỷ đô la.

Với cùng số tiền đó, Romania có thể có trong tay 24 chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon hoặc Saab JAS 39 Gripen hoàn toàn mới.

Tuy nhiên trên thực tế Romania đã không làm như vậy. Philipine tất nhiên có thể làm theo cái cách mà Romainia đã làm hoặc cũng có thể lựa chọn một giải pháp khác hiệu quả hơn.

Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng có thể khẳng định rằng số tiền mà Philippines chi cho việc mua các máy bay chiến đấu sẽ không vượt quá 2 tỉ đô la.

Su-30KN

Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Không quân Nga gần như đã không nhận được nhiều kinh phí để mua trang thiết bị quân sự mới. Bộ quốc phòng Nga đã không đủ khả năng để trang bị những máy bay đắt tiền như Su-35 hay Su-30MK cho Không quân.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-30KN

Vì vậy, theo sáng kiến của các chuyên gia, Không quân Nga đã bắt đầu hiện đại hóa các máy bay Su-30 thành biến thể rẻ tiền hơn đó là Su-30K, và sau này là Su-30KN.

Mục đích chính của chương trình là nhằm tăng cường khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất của các máy bay tiêm kích này. Nguyên tắc việc hiện đại hóa là "không thay đổi mà bổ sung thêm". Để giảm chi phí, hầu hết các máy bay khung máy bay vẫn giữ nguyên, và chỉ bổ sung một số điểm sau:

- Hệ thống định vị trên máy bay được mắc song song với máy thu A-737. Hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh này có có thể làm việc với NAVSTAR của Mỹ và GLONASS của Nga;

- Radar N001 được cài đặt các chế độ hoạt động mới (theo dõi, bám mục tiêu di động và lập bản đồ bề mặt trái đất);

- Buồng lái (buồng lái hai chỗ ngồi, được thiết kế trên cơ sở máy bay Su-27UB) được trang bị màn hình màu LCD MFI-55 hiện đại (màn hình đa chức năng 5x5 inch). Trong tương lai, màn hình này có thể được thay thế bằng loại tinh vi hơn là MFI-68.

- Hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm máy tính MVK cho phép nó có thể kết nối với các tên lửa điều khiển không đối đất và không đối không mới.

Kết quả là, trọng lượng của máy bay sau khi nâng cấp chỉ tăng thêm khoảng 30 kg. Đồng thời, hiệu quả chiến đấu của nó đã tăng lên nhiều lần.

Theo các nhà thiết kế, Su-30KN có thể so sánh với một trong những máy bay tấn công chiến thuật mạnh mẽ nhất của Mỹ là F-15E Strike Eagle. Ngoài ra, Su-30KN có thể mang các vũ khí hạng nặng chẳng hạn như siêu tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Yakhont.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

>> Mỹ điều thêm tàu chiến tới biển Đông

Thực hiện đúng lời hứa của mình, sau khi cử siêu tầu ngầm tấn công tới biển Đông, mới đây hải quân Mỹ tiếp tục khẳng định các tàu chiến siêu hạng của họ sẽ lại tới biển Đông để tham gia tập trận.




http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang tích cực điều động hạm đội Nam Hải tập trận trên biển Đông, mặc cho tình hình căng thẳng ở khu vực này đang có chiều hướng gia tăng

Trung Quốc đưa hạm đội Nam Hải phủ kín biển Đông

Trong khi tình hình căng thẳng trên biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu thì bất ngờ thì đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chính thức lên tiếng xác nhận, lực lượng chiến hạm Trung Quốc đang triển khai diễn tập ở Tây Thái Bình Dương.

>> Bốn 'tử huyệt' của tàu sân bay Trung Quốc

Mặc dù, không thông báo địa điểm, thời gian, tính chất cụ thể, nhưng phía Trung Quốc khẳng định đây là hoạt động theo kế hoạch năm, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.

Bản thân Trung Quốc cũng khẳng định việc 5 chiến hạm mang theo 48 quả tên lửa của hải quân Trung Quốc đồng loạt kéo về hướng vùng biển Philippines trong lúc căng thẳng giữa các bên đang leo thang chỉ là một phần trong kế hoạch tập trận và không nhằm vào Philippines.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã xác nhận hoạt động diễn tập đã kết thúc và các chiến hạm đã quay trở về theo kế hoạch. “Hạm đội Nam Hải vẫn thường xuyên tổ chức tập trận trên biển, chúng tôi làm như vậy là để nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, chứ không nhằm vào quốc gia nào hay vì mục đích nào khác”, đại diện Cục Tin tức thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết.

Mặc dù, vẫn “lớn tiếng” khẳng định việc tổ chức tập trận bất ngờ trên biển Đông là hoạt động thường niên, nhưng rõ ràng lần tập trận này của hạm đội Nam Hải không hề nhỏ. Cụ thể hạm đội Nam Hải đã huy động hầu hết những loại phương tiện, khí tài hiện đại nhất của mình.

Nội dung buổi tập trận không được tiết lộ, nhưng theo nhiều nguồn tin thì cuộc tập trận có sự hiện diện của tầu đổ bộ 071 Côn Luân Sơn – ngôi sao của hạm đội Nam Hải, tầu chiến, tầu hộ vệ tên lửa, tầu ngầm, trực thăng trinh sát, trực thăng chống ngầm... Các bài tập trận chủ yếu là đổ bộ chiếm đảo, hải chiến, không-hải chiến.

Trên thực tế Trung Quốc đang cố gắng hình thành thế gọng kìm để ép chặt Philippines trên biển Đông, song song với việc triển khai hạm đội Nam Hải trên biển, Trung Quốc cũng không ngừng đăng đàn tố cáo Philippines xâm phạm lãnh hải của họ.

Trung Quốc hy vọng kế sách “vừa ăn cướp, vừa la làng” của mình sẽ phát huy tác dụng trang việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Thế nhưng có một điều thật dễ hiểu là không quốc gia nào về mặt ngoại giao luôn rao giảng đề cao hòa bình, coi trọng đàm phán đối thoại giải quyết tranh chấp lại thừa nhận quân đội nước mình kéo chiến hạm, tên lửa tiến sát lãnh hải nước khác, đúng là Trung Quốc đang “tự tay vả vào miệng mình”.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự trong khu vực Đông Nam Á thì Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì làm căng (thực chất là đối đầu trên biển Đông), bởi nếu không có sự can thiệp tích cực từ những cường quốc khác thì càng kéo dài tình trạng hiện nay, càng có lợi cho Trung Quốc.

Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, Edwin Lacierda cho biết: Bắc Kinh đang “nỗ lực” làm tình hình xấu đi, nếu sự việc vẫn tiếp diễn như vậy, rõ ràng họ đang nắm lợi thế, một ngày chúng ta bị mất quyền kiểm soát lãnh hải đất nước là một ngày nguồn tài nguyên của Philippines bị người khác cướp mất...

Mỹ sẽ không đứng ngoài cuộc

Đó gần như là lời khẳng định chắc chắn của Washington trước việc Trung Quốc đang ngày một bành trướng thế lực của mình đè nén các quốc gia nhỏ hơn trên biển Đông.

Với đòn cảnh cáo đến từ tầu ngầm hạt nhân tấn công USS North Carolina đã áp sát khu vực tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.

Tiếp sau sự kiện này, Lầu Năm góc khẳng định họ sẽ cử thêm nhiều tầu chiến hiện đại khác xuất hiện tại vùng biển “nóng” này.

Thực hiện theo đúng tuyên bố của mình, mới đây hải quân Mỹ đã quyết định điều động ba chiến hạm USS Vandegrift FFG-48, USS Germantown LSD-42 và USCG Waesche sẽ cùng 831 quân nhân tới quốc đảo Đông Nam Á, Indonesia.

http://nghiadx.blogspot.com
Trước sự bành trướng của Trung Quốc, Mỹ đã quyết định can thiệp sâu hơn vào tình hình biển Đông

Mặc dù, không trực tiếp xuất hiện trên biển Đông, nhưng rõ ràng việc tầu chiến hiện đại của Mỹ xuất hiện tại khu vực giáp ranh với biển Đông cũng khiến Trung Quốc phải “dè chừng”.

Quyết định này của Washington được đưa ra ngay sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố họ đang “bí mật” triển khai một cuộc tập trận “tổng lực” trên biển Đông.

Với động thái này rõ ràng khẳng định một điều rằng Mỹ sẽ không bỏ rơi Asean trong việc đòi lại quyền lợi của mình trên biển Đông đã bị Trung Quốc “ăn cướp” trắng trợn.

“Chúng tôi tới đây để thực hiện một cuộc tập trận chung với hải quân Indonesia theo bản cam kết thường niên, sẽ không hề có một quốc gia nào bị hướng mũi nhọn trong sự việc này...đại diện Hạm đội 7 cho biết.

Có thể nói việc các tàu chiến của Mỹ thời gian qua xuất hiện Philippines, sắp hiện diện tại Indonesia và sẽ có mặt ở Singapore trong năm sau. Động thái này nằm trong chiến lược quân sự mới của Mỹ, với trọng tâm chuyển dịch dần sang khu vực châu Á - Thái Bình dương và Trung Quốc sẽ không còn “tự tung, tự tác” như hiện nay...

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

>> Philippines có lí do không sợ TQ?

Dù yếu kém cả về kinh tế và sức mạnh quân sự so với Trung Quốc, Philippines vẫn có những bài học tính lịch sử để không lùi bước trong tranh chấp ở biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Nhờ kế hoãn binh, Rome đã không bị Hannibal khuất phục và đã đánh bại Carthage.

Trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines gia tăng, James Holmes, Phó Giáo sư chiến lược tại Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ, đã có bài viết bàn về vấn đề này.

Dưới đây là nội dung chính của bài viết, (bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả):

Thách thức từ Trung Quốc

Với lực lượng hải quân thống trị khu vực, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tận dụng sức mạnh này để triển khai những phương tiện giám sát phi vũ trang và "thực thi pháp luật" (các tàu hải giám, ngư chính) nhằm thực hiện các "tuyên bố vô lý về chủ quyền tại khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham". (từ ngữ trong nguyên văn thể hiện quan điểm riêng của tác giả - ĐV)

Trước hành vi mang tính “thách thức”, Trung Quốc thường gửi lời răn đe tới các quốc gia yếu hơn. Đa phần suy nghĩ đều nghiêng về kịch bản các nước yếu thế chọn cho mình giải pháp an toàn là nhượng bộ.

Trên thực tế, mọi thứ không diễn ra theo hướng “lớn nuốt bé”. Ngoại giao và chiến tranh đều là công cụ tương tác bình đẳng. Cả 2 bên trong tranh chấp đều có quyền biểu quyết, chứ không phải chỉ riêng có bên mạnh.

Bài học từ lịch sử

Phía mạnh tự hào những lợi thế có thể làm thiên lệch cán cân cạnh tranh theo ý muốn. Tuy nhiên, bên yếu vẫn có những lựa chọn. Philippines là một điển hình. Nước này "từ chối bỏ phiếu" cho cách hành xử của Trung Quốc.

Philippines có thể hy vọng cân bằng được với lợi thế của Trung Quốc, và họ có lí do để cố gắng. Chính Trung Quốc từng là phe tham chiến yếu thế hơn trong các cuộc đụng độ vũ trang từ Chiến tranh thuốc phiện thế kỷ 19.

Phòng thủ chủ động: Bài học về sự chờ đợi

Ý tưởng "lấy yếu thắng mạnh" tồn tại xuyên suốt trong lịch sử quân sự thế giới.

Câu chuyện Carthage và La Mã là một ví dụ điển hình. Sau những chiến thắng vang dội và tiến thẳng về La Mã, Quintus Fabius đã được La Mã trao quyền để ngăn bước tiến bất bại của đội quân Carthage do Hannibal lãnh đạo.

Fabius đã thực hiện kế hoãn binh bằng cách từ chối đánh một trận quyết định với Hannibal. Nhờ đó, ông có thể tiến hành một cuộc huy động nguồn lực kịp thời và đầy đủ cho La Mã, để có thể đủ sức chống lại đội quân Carthage.

Fabius chỉ huy chiến dịch kiểu du kích nhằm làm suy yếu dần quân Carthage, đồng thời tránh mọi trận đánh trực diện.

Nhờ vậy, dù Fabius thất bại nhưng Hannibal không bao giờ đánh chiếm được Rome, thay vào đó, ông chỉ đi khắp các miền nông thôn để đốt phá.

Nhờ kế sách này, Fabius được phong danh hiệu “Người trì hoãn” (the Delayer).

Cùng quan điểm với câu chuyện của Fabius chống lại Hannibal nhằm bảo vệ Rome, nhà quân sự Sir Julian Corbett khuyên các chỉ huy hải quân nên tiến hành “phòng thù chủ động” trong những tình huống bất lợi.

Các chỉ huy của hạm đội yếu thế nên chơi trò chơi chờ đợi của Fabius, ẩn núp gần hạm đội kẻ thù mạnh hơn chờ thời. Trong lúc đó, họ có thể tiến hành việc tiếp viện, tìm kiếm đồng minh với các sức mạnh hải quân thân thiện hoặc triển khai các âm mưu khác nhau làm suy yếu sức mạnh kẻ thù. Cuối cùng, họ có thể đảo ngược cán cân, chuyển rủi ro sang cho kẻ mạnh và chiến thắng.

Chiến thắng nhờ trí hoãn cũng có ngay chính trong kinh nghiệm của người Trung Quốc.

Mao Trạch Đông đã đưa ra sách lược trường kỳ kháng chiến, được thể hiện ở tác phẩm "Bàn về đánh lâu dài".

http://nghiadx.blogspot.com
Với cả Mao, phòng thủ chủ động là về những cuộc chiến kéo dài nhằm phá vỡ thế vượt trội của đối thủ.

Mao Trạch Đông cũng chỉ rằng, Trung Quốc tự hào về những lợi thế bẩm sinh so với quân đội Nhật Bản, dù quân Nhật Bản đã chiếm đóng Mãn Châu và phần lớn Trung Quốc trong những năm 1930.

Mao cho rằng, đơn thuần là cần thời gian để chuyển đổi những sức mạnh tiềm ẩn gồm tài nguyên thiên nhiên dồi dào và nhân lực thành sức mạnh quân sự có thể sử dụng được.

Nhờ thế, ông đã thực hiện chiến lược của mình khi xây dựng Hồng quân Trung Quốc thắng lợi trước lực lượng Quốc dân hiện đại và mạnh hơn. Mao đã thực hiện việc kêu gọi và thu hút sự trợ giúp rộng rãi, khai thác nguồn lực và xây dựng cơ sở tại vùng nông thôn.

Có thể rút ra kết luận: “Những thứ tốt đẹp chỉ đến cho những ai biết chờ đợi”. Trên đây chính là những tiền lệ cho các nhà lãnh đạo Philippines hy vọng về những thành công về ngoại giao với tranh chấp ở bãi cạn Scarborough.

“Sợ hãi, danh dự và lợi ích”

Quân đội Philippines là một lực lượng yếu ớt rất ít cơ hội chiến thắng trong một cuộc chiến gang thép, súng ống với Trung Quốc. Nhưng giống như những phe yếu thế trong quá khứ, Philippines có thể thực hiện việc khiếu nại về luật pháp, công lý và nhờ tới những sức mạnh bên ngoài mạnh mẽ có khả năng cân đối lại cán cân đang nghiêng.

Trên thực tế, quan chức Philippines đã chủ trương giải quyết tranh chấp ở Tòa án về Luật biển và củng cố mối liên kết, các hiệp ước quốc phòng song phương với Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Danh dự, sợ hãi và lợi ích sẽ là động lực thúc đẩy Philippines sẵn sàng chống lại Trung Quốc.

Dù vậy, còn nhiều khó khăn chồng chất lên Manila. Tại sao nước này vẫn kiên trì chống lại Trung Quốc, bất chấp sức mạnh quân sự áp đảo?

Tình huống của Philippines có thể học được từ câu châm ngôn nổi tiếng trong những ghi chép lịch sử của nhà sử học cổ đại Hy Lạp, Thucydides về cuộc chiến Peloponnesian thế kỷ 5 trước Công nguyên giữa Athen và Sparta.

Đó là “sợ hãi, danh dự và lợi ích” sẽ đại diện cho “ba động cơ mạnh mẽ nhất” hướng cho mọi hành động của xã hội.

Trong một phần cuộc chiến Peloponnesian, Athen có ý định xâm lược Melos. Họ đã gửi những sứ giả tới đề nghị các nhà lãnh đạo ở đây đầu hàng sớm, trở thành một phần phần của Athen.

Tuy nhiên, những người Melo đã từ chối, dù họ không có hy vọng tìm kiếm sự trợ giúp từ Sparta hay ai khác.

Đảo quốc nhỏ bé Melo đã đưa ra những lập luận rằng: Họ là một quốc gia trung lập, không phải là kẻ thù nên người Athen không phải nghiền nát họ. Hơn nữa, nếu Athen xâm lược Melo sẽ dóng lên hồi chuông cảnh báo những quốc đảo trung lập khác, trở thành kẻ đối địch với Athen do sợ bị xâm lược.

Ngoài ra, sẽ là nhục nhã và hèn nhát nếu những người dân Melo đầu hàng khi chưa hề chiến đấu. Đảo quốc Melo vẫn tin rằng, dù Athen mạnh hơn rất nhiều, họ vẫn có cơ hội chiến thắng và Chúa trời ở bên họ.

Rốt cuộc, người Melo từ chối đầu hàng và chiến đấu chống lại Athen, dù thất bại và bị phá hủy nặng nề.

Sợ hãi, danh dự và lợi ích là những thứ kích động những nước nhỏ như Melo hay Philippines chống lại những cường quốc như Athen hay Trung Quốc.

Những tranh cãi trên biển không phải chỉ là vấn đề lợi ích mà là vấn đề của danh dự.

Bắc Kinh không thể hy vọng Manila sẽ đơn giản tính toán trên cán cân sức mạnh và nhận thức được sự vô vọng trong tương quan này mà đầu hàng.

Những nhà lãnh đạo Philippines có thể kêu gọi hỗ trợ từ nước ngoài, chứ không chỉ như Melo, bị cô lập mà không có sự trợ giúp từ quân đội Spartan.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang