Trung Quốc đang từng bước thách thức vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, trong đó tàu chiến Trung Quốc đã vươn ra vùng biển tuần tra của Washington. Tàu hộ tống 054A của Hải quân Trung Quốc. Tờ “The Christian Science Monitor” Mỹ vừa có bài viết cho rằng, Tổng thống khóa tới của Mỹ sẽ đối mặt với một loạt thách thức ngoại giao. Bài viết cho rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đương nhiệm và người dẫn đầu vòng bầu cử sơ bộ Đảng Cộng hòa Romney, bất kể là ai thắng cử, đều sẽ đối mặt với 6 thách thức lớn trong các vấn đề ngoại giao. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Tổng thống nhiệm kỳ tới chính là khôi phục nền kinh tế Mỹ, còn tính không xác định về ngoại giao sẽ định hình lại cấu trúc chính trị và quyền lực toàn cầu. Sáu thách thức lớn này lần lượt đến từ Trung Quốc, Nga, thế giới Ả-rập, Iran, CHDCND Triều Tiên và Pakistan. 1. Trung Quốc Tốc độ phát triển đáng kinh ngạc của nền kinh tế Trung Quốc đã từng bước thách thức vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, sức mạnh tiềm tàng này của Trung Quốc rất có thể làm cho trung tâm phát triển kinh tế thế giới trong tương lai từ thế giới phương Tây chuyển sang thế giới phương Đông. Đồng thời, “sức mạnh quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc cũng làm cho các nước Đông Nam Á láng giềng cảm thấy lo ngại”. Hải quân Trung Quốc cũng trỗi dậy, vùng biển tuần tra của tàu chiến Hải quân mở rộng, “kéo dài tới vùng biển tuần tra của Mỹ ở châu Á”. Là một chủ nợ của Chính phủ Mỹ, Bắc Kinh hy vọng được Washington tôn trọng ở mức độ nào đó. Nhưng, quan hệ Trung-Mỹ lại rất nhạy cảm, đặc biệt biểu hiện trong các vấn đề như nhân quyền và quyền sở hữu trí tuệ. Tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo - Hải quân Trung Quốc. 2. Nga Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã đắc cử Tổng thống Nga nhiệm kỳ tiếp theo. Putin luôn có lập trường cứng rắn trong việc xử lý quan hệ với Mỹ. Khi Reagan làm Tổng thống Mỹ, bóng đen Chiến tranh Lạnh đã bao phủ dày lên quan hệ Mỹ-Nga, nhưng Reagan vẫn dốc sức phát triển quan hệ song phương với Nga. Vì vậy, trong 4 năm tiếp theo, Nhà Trắng vẫn phải làm việc như vậy, nỗ lực tìm kiếm đồng thuận với Nga trong vấn đề Syria và hạt nhân Iran. 3. Thế giới Ả-rập Những thay đổi mạnh mẽ, đột biến của thế giới Ả-rập có lẽ không thể làm cho Mỹ hiểu được. “Chính quyền Syria Assad hết sức vi phạm tự do nhân quyền”, “đàn áp người dân Syria”, Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tiếp theo phải kêu gọi tự do ở thế giới Ả-rập: tự do ngôn luận, tự do bầu cử và độc lập về trật tự tư pháp. 4. Iran Trước thềm bầu cử, Obama lo ngại xảy ra bất cứ cuộc xung đột nào với Iran, phải hết sức ngăn chặn bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào Iran. 4 năm tới, cho dù ai lên làm Tổng thống, Iran có thể đóng một vai trò “bom hẹn giờ” trong quan hệ Mỹ-Iran, “họ có khả năng tiếp tục nghiên cứu chế tạo bom hạt nhân”, “hoặc khiêu khích Mỹ trong vấn đề khác”. Vì vậy, Tổng thống nhiệm kỳ mới của Mỹ phải tăng cường sức ép phi quân sự đối với Iran, răn đe động cơ nghiên cứu chế tạo bom hạt nhân của Iran. Tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn - Hạm đội Nam Hải. 5. CHDCND Triều Tiên Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tiếp theo phải phán đoán được, nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-ul thực sự muốn giảm tâm lý hiếu chiến, đổi lấy viện trợ lương thực của Mỹ. “Chính phủ CHDCND Triều Tiên nhiều lần nuốt lời, phá hoại thỏa thuận Mỹ-Triều”. Nếu nhà lãnh đạo mới Kim Jong-ul có được sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế, thì phải có hành động thực tế để thuyết phục Mỹ. 6. Pakistan Đây là thời kỳ nổi lên của Pakistan, để Pakistan và người dân nước này tự hào, cần thúc đẩy sự phát triển của Pakistan, thúc đẩy nước này trỗi dậy. Pakistan cần viện trợ kinh tế của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Mỹ sẵn sàng tiếp tục viện trợ lớn cho Pakistan bất cứ lúc nào. Nhưng, Chính phủ Pakistan phải có sự thay đổi trên một số phương diện. Chẳng hạn: “Trước đây, cơ quan tình báo Pakistan có liên hệ với Taliban và các tổ chức khủng bố khác”, sự liên hệ này cần phải cắt đứt. Pakistan cần phát huy vai trò mang tính xây dựng ở khu vực Trung Đông. Tàu ngầm hạt nhân 093 của Hải quân Trung Quốc. |
Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012
>> Hải quân Trung Quốc đã vượt qua tầm kiểm soát của Mỹ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét