Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Philippines có lí do không sợ TQ?

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

>> Philippines có lí do không sợ TQ?

Dù yếu kém cả về kinh tế và sức mạnh quân sự so với Trung Quốc, Philippines vẫn có những bài học tính lịch sử để không lùi bước trong tranh chấp ở biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Nhờ kế hoãn binh, Rome đã không bị Hannibal khuất phục và đã đánh bại Carthage.

Trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines gia tăng, James Holmes, Phó Giáo sư chiến lược tại Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ, đã có bài viết bàn về vấn đề này.

Dưới đây là nội dung chính của bài viết, (bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả):

Thách thức từ Trung Quốc

Với lực lượng hải quân thống trị khu vực, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tận dụng sức mạnh này để triển khai những phương tiện giám sát phi vũ trang và "thực thi pháp luật" (các tàu hải giám, ngư chính) nhằm thực hiện các "tuyên bố vô lý về chủ quyền tại khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham". (từ ngữ trong nguyên văn thể hiện quan điểm riêng của tác giả - ĐV)

Trước hành vi mang tính “thách thức”, Trung Quốc thường gửi lời răn đe tới các quốc gia yếu hơn. Đa phần suy nghĩ đều nghiêng về kịch bản các nước yếu thế chọn cho mình giải pháp an toàn là nhượng bộ.

Trên thực tế, mọi thứ không diễn ra theo hướng “lớn nuốt bé”. Ngoại giao và chiến tranh đều là công cụ tương tác bình đẳng. Cả 2 bên trong tranh chấp đều có quyền biểu quyết, chứ không phải chỉ riêng có bên mạnh.

Bài học từ lịch sử

Phía mạnh tự hào những lợi thế có thể làm thiên lệch cán cân cạnh tranh theo ý muốn. Tuy nhiên, bên yếu vẫn có những lựa chọn. Philippines là một điển hình. Nước này "từ chối bỏ phiếu" cho cách hành xử của Trung Quốc.

Philippines có thể hy vọng cân bằng được với lợi thế của Trung Quốc, và họ có lí do để cố gắng. Chính Trung Quốc từng là phe tham chiến yếu thế hơn trong các cuộc đụng độ vũ trang từ Chiến tranh thuốc phiện thế kỷ 19.

Phòng thủ chủ động: Bài học về sự chờ đợi

Ý tưởng "lấy yếu thắng mạnh" tồn tại xuyên suốt trong lịch sử quân sự thế giới.

Câu chuyện Carthage và La Mã là một ví dụ điển hình. Sau những chiến thắng vang dội và tiến thẳng về La Mã, Quintus Fabius đã được La Mã trao quyền để ngăn bước tiến bất bại của đội quân Carthage do Hannibal lãnh đạo.

Fabius đã thực hiện kế hoãn binh bằng cách từ chối đánh một trận quyết định với Hannibal. Nhờ đó, ông có thể tiến hành một cuộc huy động nguồn lực kịp thời và đầy đủ cho La Mã, để có thể đủ sức chống lại đội quân Carthage.

Fabius chỉ huy chiến dịch kiểu du kích nhằm làm suy yếu dần quân Carthage, đồng thời tránh mọi trận đánh trực diện.

Nhờ vậy, dù Fabius thất bại nhưng Hannibal không bao giờ đánh chiếm được Rome, thay vào đó, ông chỉ đi khắp các miền nông thôn để đốt phá.

Nhờ kế sách này, Fabius được phong danh hiệu “Người trì hoãn” (the Delayer).

Cùng quan điểm với câu chuyện của Fabius chống lại Hannibal nhằm bảo vệ Rome, nhà quân sự Sir Julian Corbett khuyên các chỉ huy hải quân nên tiến hành “phòng thù chủ động” trong những tình huống bất lợi.

Các chỉ huy của hạm đội yếu thế nên chơi trò chơi chờ đợi của Fabius, ẩn núp gần hạm đội kẻ thù mạnh hơn chờ thời. Trong lúc đó, họ có thể tiến hành việc tiếp viện, tìm kiếm đồng minh với các sức mạnh hải quân thân thiện hoặc triển khai các âm mưu khác nhau làm suy yếu sức mạnh kẻ thù. Cuối cùng, họ có thể đảo ngược cán cân, chuyển rủi ro sang cho kẻ mạnh và chiến thắng.

Chiến thắng nhờ trí hoãn cũng có ngay chính trong kinh nghiệm của người Trung Quốc.

Mao Trạch Đông đã đưa ra sách lược trường kỳ kháng chiến, được thể hiện ở tác phẩm "Bàn về đánh lâu dài".

http://nghiadx.blogspot.com
Với cả Mao, phòng thủ chủ động là về những cuộc chiến kéo dài nhằm phá vỡ thế vượt trội của đối thủ.

Mao Trạch Đông cũng chỉ rằng, Trung Quốc tự hào về những lợi thế bẩm sinh so với quân đội Nhật Bản, dù quân Nhật Bản đã chiếm đóng Mãn Châu và phần lớn Trung Quốc trong những năm 1930.

Mao cho rằng, đơn thuần là cần thời gian để chuyển đổi những sức mạnh tiềm ẩn gồm tài nguyên thiên nhiên dồi dào và nhân lực thành sức mạnh quân sự có thể sử dụng được.

Nhờ thế, ông đã thực hiện chiến lược của mình khi xây dựng Hồng quân Trung Quốc thắng lợi trước lực lượng Quốc dân hiện đại và mạnh hơn. Mao đã thực hiện việc kêu gọi và thu hút sự trợ giúp rộng rãi, khai thác nguồn lực và xây dựng cơ sở tại vùng nông thôn.

Có thể rút ra kết luận: “Những thứ tốt đẹp chỉ đến cho những ai biết chờ đợi”. Trên đây chính là những tiền lệ cho các nhà lãnh đạo Philippines hy vọng về những thành công về ngoại giao với tranh chấp ở bãi cạn Scarborough.

“Sợ hãi, danh dự và lợi ích”

Quân đội Philippines là một lực lượng yếu ớt rất ít cơ hội chiến thắng trong một cuộc chiến gang thép, súng ống với Trung Quốc. Nhưng giống như những phe yếu thế trong quá khứ, Philippines có thể thực hiện việc khiếu nại về luật pháp, công lý và nhờ tới những sức mạnh bên ngoài mạnh mẽ có khả năng cân đối lại cán cân đang nghiêng.

Trên thực tế, quan chức Philippines đã chủ trương giải quyết tranh chấp ở Tòa án về Luật biển và củng cố mối liên kết, các hiệp ước quốc phòng song phương với Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Danh dự, sợ hãi và lợi ích sẽ là động lực thúc đẩy Philippines sẵn sàng chống lại Trung Quốc.

Dù vậy, còn nhiều khó khăn chồng chất lên Manila. Tại sao nước này vẫn kiên trì chống lại Trung Quốc, bất chấp sức mạnh quân sự áp đảo?

Tình huống của Philippines có thể học được từ câu châm ngôn nổi tiếng trong những ghi chép lịch sử của nhà sử học cổ đại Hy Lạp, Thucydides về cuộc chiến Peloponnesian thế kỷ 5 trước Công nguyên giữa Athen và Sparta.

Đó là “sợ hãi, danh dự và lợi ích” sẽ đại diện cho “ba động cơ mạnh mẽ nhất” hướng cho mọi hành động của xã hội.

Trong một phần cuộc chiến Peloponnesian, Athen có ý định xâm lược Melos. Họ đã gửi những sứ giả tới đề nghị các nhà lãnh đạo ở đây đầu hàng sớm, trở thành một phần phần của Athen.

Tuy nhiên, những người Melo đã từ chối, dù họ không có hy vọng tìm kiếm sự trợ giúp từ Sparta hay ai khác.

Đảo quốc nhỏ bé Melo đã đưa ra những lập luận rằng: Họ là một quốc gia trung lập, không phải là kẻ thù nên người Athen không phải nghiền nát họ. Hơn nữa, nếu Athen xâm lược Melo sẽ dóng lên hồi chuông cảnh báo những quốc đảo trung lập khác, trở thành kẻ đối địch với Athen do sợ bị xâm lược.

Ngoài ra, sẽ là nhục nhã và hèn nhát nếu những người dân Melo đầu hàng khi chưa hề chiến đấu. Đảo quốc Melo vẫn tin rằng, dù Athen mạnh hơn rất nhiều, họ vẫn có cơ hội chiến thắng và Chúa trời ở bên họ.

Rốt cuộc, người Melo từ chối đầu hàng và chiến đấu chống lại Athen, dù thất bại và bị phá hủy nặng nề.

Sợ hãi, danh dự và lợi ích là những thứ kích động những nước nhỏ như Melo hay Philippines chống lại những cường quốc như Athen hay Trung Quốc.

Những tranh cãi trên biển không phải chỉ là vấn đề lợi ích mà là vấn đề của danh dự.

Bắc Kinh không thể hy vọng Manila sẽ đơn giản tính toán trên cán cân sức mạnh và nhận thức được sự vô vọng trong tương quan này mà đầu hàng.

Những nhà lãnh đạo Philippines có thể kêu gọi hỗ trợ từ nước ngoài, chứ không chỉ như Melo, bị cô lập mà không có sự trợ giúp từ quân đội Spartan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang