Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Đức

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Đức. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2012

>> IDAS : Tên lửa phòng không cho tàu ngầm của Hải quân Đức


Tại triển lãm Singapore Airshow 2012, Công ty Diehl Defense (Đức) đã giới thiệu nhiều hệ thống quốc phòng có ý nghĩa lớn đối với các khách hàng châu Á, đặc biệt đáng quan tâm là hệ thống phòng không bảo vệ tàu ngầm IDAS (Interactive Defence and Attack System for Submarines).


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa IDAS

IDAS là hệ thống phòng không, được trang bị các tên lửa phòng không dưới âm, dùng để tiêu diệt các mục tiêu bay thấp, tốc độ nhỏ, chủ yếu là trực thăng chống ngầm đang thả phao thủy âm tại khu vực tàu ngầm đang hoạt động. Ở trạng thái đó, các trực thăng thường bay ở độ cao nhỏ với tốc độ thấp và dễ bị tổn thương trước tên lửa tấn công từ bên dưới mặt nước.

4 tên lửa phòng không bố trí trong tàu ngầm được phóng ra từ các ống phóng lôi tiêu chuẩn cỡ 533 mm như các ngư lôi, sau đó bung các cánh lái, khi lên khỏi mặt nước, động cơ tên lửa khởi động và tên lửa lao đến mục tiêu.

Một trong những khó khăn chủ yếu là phát triển động cơ cho tên lửa có khả năng chuyển động dưới mặt nước và trên mặt nước, đạt tốc độ dưới âm trong không trung và có tầm bắn 20 km. Người ta cũng đã giải quyết thành công bài toán chế tạo kênh sợi quang điều khiển tên lửa phòng không. Các nhà thiết kế lo ngại, kênh sợi quang có thể làm việc khác nhau khi ở dưới mặt nước và trong không trung, nhưng những lo ngại đã tan biến trong quá trình thử nghiệm.

Ban đầu, các nhà thiết kế dự định trang bị hệ dẫn ảnh nhiệt cho tên lửa, nhưng sau đó họ đã đi đến ý kiến cho rằng, hệ dẫn kiểu đó là quá phức tạp và thừa đối với một tên lửa phòng không có điều kiện kiểu này với chức năng tiêu diệt các mục tiêu có tốc độ tương đối nhỏ. Kênh dẫn sợi quang được kết hợp với hệ thống thủy âm của tàu ngầm là đủ cho nhiệm vụ đánh chặn trực thăng.

http://nghiadx.blogspot.com
Phóng thử IDAS từ tàu ngầm đang lặn

Ban đầu, IDAS được phát triển để trang bị cho các tàu ngầm lớp Type 212 của Đức, nhưng chương trình đã bị đóng băng do Đức cắt giảm ngân sách quốc phòng. Hệ thống từng được dự định đưa vào trang bị cho Hải quân Đức vào năm 2014, nhưng nay sẽ ít có khả năng đáp ứng thời hạn này. Công ty Diehl cho biết, hải quân nước ngoài rất quan tâm đến hệ thống phòng không này.

Để phát triển IDAS, công ty Diehl đã hợp tác với công ty đóng tàu ngầm HDW, vốn là công ty thành viên của hãng Thyssen-Krupp Marine Systems (TKMS).

Năm 2008, công ty đã thực hiện các vụ phóng thử tên lửa từ tàu ngầm U33 lớp Type 212. Các vụ thử này đã cho phép nghiên cứu hành vi của tên lửa hoạt động ở cả hai môi trường.

Tên lửa rời khỏi mặt nước với các tín hiệu bộc lộ cực nhỏ, sau đó nó chuyển sang chế độ leo cao thẳng đứng cùng với động cơ tên lửa được khởi động. Các vụ thử tiếp sau sẽ cho phép hoàn thành đầy đủ các nhiệm ụ như chỉ thị mục tiêu ổn định và dẫn tên lửa trên suốt đường bay và đánh giá hiệu quả bắn.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

>> Mỹ - Đức cùng phát triển Rim 116 Block 2



Công ty Raytheon (Mỹ) và RAMSYS (Đức) sẽ cùng hợp tác phát triển trong chương trình nâng cấp tên lửa Rim 116 Rolling Airframe (thân quay) Block 2.


Rim 116 Block 2 được nâng cao khả năng chuyển động, động cơ rocket mới và hệ thống lái tự động được cải tiến cho phép tên lửa vượt qua mối nguy hiểm.

“Rim 116 Block 2 sẽ cung cấp khả năng phòng vệ tốt hơn cho các chiến hạm,” ông Rick Nelson – Phó giám đốc chương trình phát triển hệ thống vũ khí hải quân của Raytheon nói.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hải đối không Rim 116.


Rim 116 là tên lửa hải đối không dùng để đối phó với các loại tên lửa hành trình chống hạm, trực thăng, máy bay chiến đấu và tàu cỡ nhỏ trên biển. Rim 116 có tốc độ hành trình siêu âm Mach 2, khả năng phản ứng nhanh.

Chương trình Rim 116 Block 2 bắt đầu thử nghiệm bắn có điều khiển vào cuối năm nay và được mong đợi là sẽ đi vào sản xuất cuối năm 2012.

Trong hơn 35 năm, Raytheon và RAMSYS đã hợp tác cùng phát triển tên lửa đối không Rim 116 Rolling Airframe. Việc phát triển, sản xuất và kinh phí được chia cho hai bên.

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

>> Tàu sân bay duy nhất của phát xít Đức



Graf Zeppelin do giáo sư W.Hedeler thuộc Đại học Kỹ thuật Berlin thiết kế là tàu sân bay duy nhất của Đức được hạ thủy trong Chiến tranh thế giới thứ 2.


Graf Zeppelin vốn chưa bao giờ được Hitler sử dụng xung trận, nhưng nó biểu tượng cho sức mạnh của Hải quân Đức lúc bấy giờ.

Thân tàu

Graf Zeppelin được chia thành 19 ngăn kín nước, sự phân chia tiêu chuẩn dành cho mọi tàu chiến chủ lực của Hải quân Đức.

Vỏ giáp của nó có độ dày thay đổi (100mm bên trên các khoang động cơ và hầm đạn phía sau, 60 mm trên hầm đạn phía trước và 30 mm trước mũi, vỏ giáp phía đuôi 80 mm để bảo vệ bánh lái).



Bản thiết kế của Graf Zeppelin


Lớp vỏ giáp ngang có khả năng bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng bom và đạn, lớp giáp này có độ dày chung là 20 mm ngoài trừ khu vực chung quanh trục thang nâng và ống khói, nơi độ dày được tăng lên 40 mm nhằm giúp cho các thang nâng có sức mạnh cần thiết và các ống khói mang tính sống còn chống mảnh đạn tốt hơn.

Động cơ

Hệ thống động cơ của Graf Zeppelin bao gồm 16 nồi hơi La Mont áp lực cao, tương tự như kiểu dùng cho lớp tuần dương hạm Admiral Hipper.

Bốn 4 turbine hộp số được nối liền với bốn trục, được hy vọng sẽ sản sinh công suất 150.000 kW và đưa chiếc tàu sân bay đạt được tốc độ tối đa 35 hải lý/h (65 km/h). Với trữ lượng nhiên liệu tối đa 5.000 tấn dầu đốt, tầm hoạt động được tính toán của Graf Zeppelin là 9.600 dặm (15.400 km) ở tốc độ 19 hải lý/h (35 km/h).

Sàn đáp – Hầm chứa máy bay

Sàn đáp của Graf Zeppelin có cấu trúc bằng thép và được lót gỗ, dài 242 m và rộng tối đa 30 m. Sàn đáp được nâng đỡ bởi các trụ chống thép.



Tổng cộng diện tích sàn chứa máy bay được sử dụng là 5.450 m2, đủ để chứa 41 máy bay


Các sàn chứa máy bay trên và dưới của Graf Zeppelin dài và hẹp, bên hông và hai đầu không được bọc giáp.

Các xưởng sữa chữa, khoang chứa và chỗ nghỉ của thủy thủ được bố trí phía ngoài các sàn, một đặc điểm thiết kế tương tự như các tàu sân bay Anh.

Sàn chứa phía trên có kích thước 185m×16 m; trong khi sàn chứa dưới có kích thước 172m ×16 m.

Tổng cộng diện tích sàn chứa máy bay được sử dụng là 5.450 m2, đủ để chứa 41 máy bay: 18 chiếc máy bay ném bom – ngư lôi Fieseler Fi167 trong sàn chứa bên dưới; 13 máy bay ném bom bổ nhào Junkers Ju 87C và 10 máy bay tiêm kích Messerschmitt Bf 109T trong sàn chứa bên trên.



Graf Zeppelin được trang bị pháo khác nhau cho nhiệm vụ phòng không và chống tàu nổi.


Vũ khí

Graf Zeppelin được trang bị pháo khác nhau cho nhiệm vụ phòng không và chống tàu nổi.

Vũ khí đối hạm chủ yếu của nó bao gồm 16 khẩu pháo 150mm bố trí trên 8 tháp pháo nòng đôi.Vũ khí phòng không chính bao gồm 12 khẩu pháo 105 mm bố trí trên 6 tháp pháo nòng đôi, ba phía trước và ba phía sau.

Dàn hỏa lực phòng không phụ của Graf Zeppelin bao gồm 11 khẩu đội SK C/30 nòng đôi 37 mm bố trí trên các bệ nhô dọc theo mép sàn đáp: 4 khẩu đội bên mạn phải, sáu bên mạn trái và một ở phần mũi tàu. Thêm vào đó, 7 khẩu súng máy MG C/30 20 mm trên các bệ nòng đơn bố trí hai bên mạn tàu: 4 bên mạn trái và ba bên mạn phải; sau đó được đổi thành các khẩu đội bốn nòng.

Máy bay trên hạm

Nhiệm vụ dự định ban đầu của Graf Zeppelin chủ yếu là trinh sát di động trên biển, nên các máy bay được thiết kế cho nó cũng phản ảnh rõ: 20 máy bay cánh kép Fieseler Fi 167 dùng để tuần tiểu và tấn công bằng ngư lôi, 10 máy bay tiêm kích Messerschmitt Bf 109T và 13 máy bay ném bom bổ nhào Junkers Ju 87.

Do ảnh hưởng đường lối tác chiến sử dụng tàu sân bay của Nhật Bản, Anh Quốc và Hoa Kỳ (từ vai trò trinh sát thuần túy sang các nhiệm vụ tác chiến tấn công) số máy bay trên hạm của Graf Zeppelin được đổi thành 30 chiếc máy bay tiêm kích Bf 109 và 12 máy bay ném bom bổ nhào Ju 87.

Khám phá

Vào ngày 12/7/2006, chiếc RV St.Barbara, một con tàu của công ty dầu khí Ba Lan Petrobaltic, tìm thấy xác một con tàu đắm dài 265m ở gần cảng Leba (một báo cáo của BBC cho rằng cách 55 km về phía Bắc Wladyslawowo).

Sau khi phát hiện, họ cho rằng rất có thể đó là chiếc Graf Zeppelin. Ngày 26/7/2006, thủy thủ đoàn của tàu thăm dò ORP Arctowski thuộc Hải quân Ban Lan tiến hành khảo sát xác tàu đắm để xác định. Ngay ngày hôm sau, Hải quân Ba Lan chính thức xác nhận đó chính là Graf Zeppelin ở độ sâu 87m.

Năm 2009, một nhóm thợ lặn đã xin được giấy phép của Chính phủ Ba Lan để lặn xuống xác tàu đắm.

[BDV news]


Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2011

>> F-125 : Tham vọng to lớn của Hải quân Đức



Nhà máy đóng tàu Blohm Voss đã tiến hành lễ khởi công đóng mới siêu tàu khu trục tàng hình đa chức năng F-125.

Buổi lễ khởi công tàu khu trục đa chức năng F-125 đã diễn ra long trọng hôm đầu tuần này, những tấm thép đầu tiên đã được cắt dưới sự chứng kiến của các quan chức Bộ Quốc phòng và Hải quân Đức.

Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng cho chương trình đóng mới tàu khu trục đa chức năng đầy tham vọng của Hải quân Đức. Dự kiến, F-125 sẽ được hoàn thành và bàn giao cho Hải quân Đức trong năm 2016.

Cội nguồn của tham vọng

Những năm chiến tranh thế giới thứ 2, Hải quân Đức là nỗi ám ảnh cho hải quân đồng minh. Các thiết giáp hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm, lực lượng tàu ngầm của Hải quân Đức gây ra những tổn thất to lớn cho hải quân đồng mình.

Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, thế giới bước sang chiến tranh lạnh, Hải quân Đức không còn giữ được vị thế của mình trước đây.



Chương tình tàu khu trục F-125 thể hiện tham vọng to lớn của Hải quân Đức.

Để lấy lại hình ảnh của mình và tăng cường năng lực đối phó với những thách thức an ninh mới, Bộ Quốc phòng Đức đã lên kế hoạch xây dựng chương trình tàu khu trục đa chức năng mới.

Chương trình tàu khu trục đa chức năng F-125 được khởi xướng từ những năm 1990, tuy nhiên, mãi đến năm 2005, bản thiết kế của F-125 mới được phê duyệt.

Cũng phải chờ đến năm 2007, hợp đồng đóng mới của tàu khu trục F-125 mới được ký kết giữa Bộ Quốc phòng Đức và Tập đoàn ThyssenKrupp Marine Systems, và phải mất thêm 4 năm sau, công việc mới bắt đầu triển khai công việc xây dựng tàu.

Thiết kế

Bản thuyết minh thiết kế cho thấy F-125 được xếp vào loại tàu khu trục nhỏ, tuy nhiên lượng choán nước của F-125 là 7.200 tấn. Như vậy F-125 là bước đệm giữa tàu khu trục nhỏ và tàu khu trục hạng nặng.

F-125 là loại tàu khu trục được thiết kế để triển khai hoạt động trên toàn thế giới, có thể hoạt động trong vòng 2 năm trước khi trở về căn cứ, tàu có 2 thủy thủ đoàn khác nhau để thay đổi trong vòng 4 tháng mỗi lần.

Tàu khu trục F-125 được thiết kế theo công nghệ hiện đại, làm tăng khả năng tàng hình cho dù tải trọng tương đối lớn.

Cấu trúc thượng tầng được thiết kế tương tự như một ngọn tháp, bên trong bố trí các radar mảng pha đa chức năng, cung cấp khả năng quan sát 360 độ. Hai bên mạn tàu được thiết kế để làm giảm tối đa mặt cắt radar theo chiều ngang.

Vũ khí

Các hệ thống vũ khí được đưa vào bên trong để giảm khả năng bị phát hiện, được trang bị để đáp ứng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ chống tàu nổi, tàu ngầm, chống máy bay, chống tên lửa...

Ngoài ra tàu khu trục F-125 còn được trang bị một hệ thống vũ khí phi sát thương, nhằm cảnh báo và răn đe đối phương.



Pháo hạm đa năng OTO Melara 127mm cải tiến sẽ được trang bị trên tàu khu trục F-125.

Tàu khu trục F-125 được trang bi tổ hợp 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon tầm bắn 130km. Pháo hạm Oto Melara 127mm cải tiến, tốc độ bắn trung bình 43 viên/phút, tầm bắn tối đa 23km, chống lại các mục tiêu mặt nước, chống lại các mục tiêu trên không trong cự ly 8,6km.

Ngoài ra, tàu còn trang bị 2 hệ thống tên lửa phòng không RIM-116 tầm bắn hiệu quả 9km, một được bố trí phía trước sau pháo chính, một được bố trí phía sau trên nhà chứa máy bay trực thăng.

Quanh thân tàu còn bố trí 10 súng phòng không 12,7mm với cơ chế hoạt động hoàn toàn tự động, cho phép đối phó hiệu quả với các mục tiêu trên không.

Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 trực thăng chống ngầm NH-90 với tầm hoạt động 790km.

Hệ thống điện tử

"Trái tim" của tàu khu trục F-125 là hệ thống dữ liệu chiến đấu đa chức năng FuWES (Fuhrungs-und Waffeneinsatz System). Được thiết kế dưới dạng các modun mở cho phép tạo sự linh hoạt cao trong hoạt động tác chiến và dễ dàng tiến hành các công tác sửa đổi và nâng cấp trong tương lai.

Radar quét mảng pha điện tử đa chức năng TRS-4D không quay như radar thông thường mà 4 mảng pha khác nhau được bố trí 4 bên trên tháp radar của cấu trúc thượng tầng.

Đây được xem là một trong những radar đi tiên phong ứng dụng công nghệ E Scan tại châu Âu, theo đó, chùm tia điện tử được điều khiển ở thời gian thực, có thể thực hiện nhiều công tác trinh sát và giám sát mục tiêu, điều khiển hỏa lực cùng lúc.

Hệ thống liên kết dữ liệu của tàu thiết kế theo chuẩn link-11,16, 22 theo tiêu chuẩn NATO. Ngoài ra, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống laser dẫn hướng, hệ thống dẫn hướng quán tính trên biển và radar hàng hải.

Tàu khu trục F-125 không trang bị sonar mà sử dụng trực thăng NH-90 chống tàu ngầm. Hệ thống tác chiến điện tử trên tàu không được công bố, tuy nhiên nhiều khả năng sẽ dựa trên hệ thống Rheinmetall MASS.

Hệ thống động lực

Tàu khu trục F-125 được trang bị động cơ đẩy kết hợp diesel-điện-khí đốt CODLAG bao gồm: 1động cơ tuabin khí công suất 20MW, 2 động cơ diesel công suất 4,7 MW, 4 máy phát điện diesel công suất 2,9MW.



Hệ thống động cơ kết hợp này mang lại hiệu suất tối ưu và tiết kiệm nhiên liệu.

Các động cơ này kết nối với nhau thông qua 3 hộp số và 2 bộ ly hợp, truyền động ra 2 chân vịt. Sự kết hợp này giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm tối đa tiếng ồn khi hoạt động, đồng thời, giảm chi phí, kéo dài thời gian giữa 2 lần bảo dưỡng.

Động cơ CODLAG có thời gian hoạt động tới 30.000 giờ trước khi cần đại tu, trong trường hợp một trong các động cơ gặp sự cố, bộ ly hợp cho phép ngắt hoạt động của động cơ để tiến hành sửa chửa mà không ảnh hưởng đến khả năng hoạt đông của tàu.

Thông số cơ bản: Dài 145m, rộng 18,1m, mớn nước 5m, lượng choán nước 7.200 tấn tiêu chuẩn, tốc độ tối đa 26 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.000 dặm, thời gian hoạt động liên tục 21 ngày, số giờ hoạt động 5.000 giờ/năm.
[BDV news]


Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

>> Đức bắt đầu đóng frigate lớp Type 125



Ngày 9.5.2011, tại xưởng đóng tàu của hãng Blohm + Voss (Đức) đã diễn ra lễ khởi công đóng frigate đầu tiên lớp Type 125 là F125 với việc cắt những tấm thép đầu tiên.

Tàu sẽ được khởi đóng vào tháng 11.2011. Dự kiến, F125 sẽ hoàn tất và chuyển giao cho Hải quân Đức vào năm 2016.

Tháng 8.2010, có tin Bộ Quốc phòng Đức, bất chấp những biện pháp tiết kiệm ngặt nghèo, vẫn dự định mua nhiều tàu nổi và tàu ngầm cho Hải quân Đức và chuyển giao bắt đầu từ năm 2012.


F125 (naval-technology.com)


Theo kế hoạch, từ năm 2016-2019, Hải quân Đức sẽ nhận vào biên chế 4 frigate mới.

Hợp đồng phát triển, đóng và bàn giao các frigate lớp Type 125 được ký với công-xooc-xi-om Thyssen-Krupp và Lurssen vào năm 2007.

Các tàu mới sẽ thay thế các frigate cũ lớp Bremen. F125 có lượng giãn nước 7.200 tấn, chiều dài 149,5 m, chiều rộng 18,8 m, mớn nước 5 m. Tàu có thể chạy với tốc độ 26 hải lý/h, cự ly hành trình 4.000 hải lý.



F125 (ARGE F125)

F125 sẽ được trang bị 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, 2 hệ thống tên lửa phòng không RAM Block II với 21 ngăn phóng mỗi hệ thống và 2 hệ thống pháo phòng không tầm gần, 1 pháo trọng lượng nhẹ 127 mm Otobreda bắn đạn tấn công mặt đất có điều khiển Vulcano tầm bắn trên 100 km, 2 pháo tự động điều khiển từ xa MLG 27 27 mm, 5 ụ súng máy điều khiển từ xa 12,7 mm Hitrole-NT và 2 súng trọng liên điều khiển bằng tay 12,7 mm.

Ngoài ra, tàu sẽ được trang bị các hệ thống tự vệ TKWA và MASS. F125 sẽ chở theo 2 trực thăng NHI NH-90.
[Vietnamdefence news]


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

>> Thái Lan sắm tàu ngầm cũ từ Đức



[BDV news] Chính phủ Thái Lan đã đồng ý mua 2 tàu ngầm tấn công đã qua sử dụng từ Hải quân Đức.

Thái Lan quyết định mua tàu ngầm chạy động cơ điện - diesel Type-206A do Đức chế tạo. Chi phí cho 2 tàu ngầm này khoảng 220 triệu USD và được thanh toán vào tài khóa năm 2012.

Trước đó, hai nước Hàn Quốc và Trung Quốc cũng đã giới thiệu 2 mẫu tàu ngầm điện - diesel Type-209 và Type-039 cho hải quân Thái Lan.

Tuy nhiên trong chuyến thăm của các quan chức Hải quân Đức đến Thái Lan cuối năm 2010. Phía Đức đã giới thiệu loại tàu ngầm Type-206A cho hải quân nước này và họ đã đồng ý chọn loại tàu ngầm này. Ngoài ra, Hải quân Thái Lan cũng đã đàm phán để mua loại tàu ngầm Gotland của Thụy Điển.


Hải quân Thái Lan đang "khát" tàu ngầm.

Theo thỏa thuận trong hợp đồng, sau khi phía Thái Lan thanh toán hợp đồng vào năm 2012 thì các tàu ngầm này sẽ trải qua quá trình hiện đại hóa trước khi bàn giao cho phía Thái Lan vào khoảng năm 2013-2014.

Thái Lan đã quyết định tăng cường trang bị hạm đội tàu ngầm, nâng cao năng lực xây dựng hệ thống chiến tranh chống tàu ngầm. Sau khi một loạt các nước Đông Nam Á ký kết các hợp đồng mua tàu ngầm điện – diesel mới từ nước ngoài.

Trong đó, Malaysia đã mua hai tàu ngầm Scorpion từ Pháp và đã đưa vào hoạt động trong năm 2009. Singapone đã mua hai tàu ngầm điện-diesel A17 Vastergotland của Thụy Điển. Việt Nam đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm tấn công lớp Kilo từ Nga.

Chính phủ Thái Lan đã phân bổ ngân sách khá lớn để đầu tư cho hải quân, bao gồm mua máy bay trực thăng chống ngầm S-70B7, hiện đại hóa 2 tàu khu trục mua của Trung Quốc. Đóng mới các tàu tuần tra ven biển tại nhà máy đóng tàu trong nước, mua một loạt các tàu đổ bộ được đóng tại nhà máy đóng tàu ST Marine, công ty con của Tập đoàn ST Engineering của Singapone theo một hợp đồng trị giá 140 triệu USD được ký vào cuối năm 2008.

Dự kiến hải quân Thái Lan sẽ nhận được tàu đổ bộ đầu tiên có chiều dài 141m, có khả năng mang theo hai xuồng đổ bộ dài 23m vào cuối năm 2012.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang