Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Thái Lan

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Thái Lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Thái Lan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012

>> Thái Lan : thị trường vũ khí phát triển nhanh nhất ĐNA


Chi tiêu mua sắm quốc phòng liên tục tăng trong thời gian qua, Thái Lan được xem là thị trường vũ khí có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á.

Hôm 5/3,tại triển lãm quốc tế về An ninh Quốc phòng châu Á (Defense security guard End - 2012) chính thức được khai mạc tại Thủ đô Bangkok của Thái Lan với sự tham gia của hơn 250 công ty đến từ 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có 7 công ty của Nga.

Một đại diện của các công ty tham dự triển lãm lần này nhận định, Thái Lan đang là một trong những thị trường vũ khí phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.

Trung tâm phân tích mua sắm vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga đã đưa ra một số thống kê về mua sắm quốc phòng của Thái Lan trong thời gian gần đây.

Thống kê chia làm 3 giai đoạn, 2004-2007, 2008-2011 và dự báo 2012-2015.

Cụ thể, giai đoạn 2004-2007 tổng giá trị nhập khẩu vũ khí của Thái Lan chỉ vỏn vẹn 355 triệu USD, đến giai đoạn 2008-2011, tổng giá trị nhập khẩu vũ khí đã tăng lên đến 1,715 tỷ USD, tăng 4,8 lần so với giai đoạn trước đó.



http://nghiadx.blogspot.com
Thụy Điển đang "thống trị" thị trường vũ khí tại Thái Lan đặc biệt là phân khúc hàng không quân sự. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích Jas-39 Gripen của Không quân Hoàng gia Thái Lan.


Tổng giá trị các đơn hàng mua sắm vũ khí đã được ký trong giai đoạn 2012-2015 dự báo lên đến 2,41 tỷ USD.

Tuy là thị trường vũ khí phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, nhưng "miếng bánh" Thái Lan lại không thuộc về những quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Đặc biệt trong lĩnh vực hàng không, thị trường vũ khí Thái Lan bị "thống trị" bởi Thụy Điển, tăng - thiết giáp thuộc về Ukraine, tàu ngầm thuộc về Đức, các phân khúc còn lại thuộc về các quốc gia như: Trung Quốc, Singapore, Indonesia và Brazil...

Triển vọng của Nga

Nga đang là nhà cung cấp vũ khí lớn cho Đông Nam Á, tuy nhiên, thị phần tại Thái Lan vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng.

Năm 2003, trong chuyến thăm của Thủ tướng Putin đến Thái Lan, hai bên đã ký bản ghi nhớ về việc Nga sẽ trợ giúp các vấn đề về hậu cần và kỹ thuật cho Quân đội Hoàng gia Thái Lan.

Bản ghi nhớ này là cơ sở quan trọng để tiến tới việc hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước.

Trong khuôn khổ chuyến thăm này, Nga và Thái Lan đã nhất trí về việc giải quyết khoản nợ trị giá 36,5 triệu USD từ thời Liên Xô, phương thức trả nợ sẽ được thực hiện bằng cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong 5 năm.

Dù nỗ lực khá nhiều bằng các biện pháp ngoại giao song Nga vẫn chưa đạt được thành công trong việc xâm nhập thị trường vũ khí Thái Lan. Nga đã nhiều lần cố gắng xúc tiến các hợp đồng mua sắm vũ khí với Thái Lan nhưng chưa thực sự thành công, rất nhiều đề xuất hợp tác, mua sắm đã không thể thực hiện, các thất bại này được nhận định là do thói quen sử dụng các vũ khí nguồn gốc phương Tây và còn có cả những yếu tố liên quan đến chính trị.

Hợp đồng mua sắm vũ khí đáng kể nhất giữa hai bên là hợp đồng cung cấp 3 trực thăng vận tải đa năng Mi-17V-5, hợp đồng trị giá 27,5 triệu USD bao gồm cả chi phí đào tạo

Hiện tại, công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport đang làm việc với Thái Lan liên quan đến các vũ khí nhỏ, vũ khí chống máy bay và trực thăng , Thái Lan cũng bày tỏ sự quan tâm đến các tàu ngầm điện-diesel và các tàu tên lửa cao tốc của Nga.

Thống kê chi tiết cho từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn 2004-2007

Tổng giá trị nhập khẩu vũ khí của Thái Lan được TSAMTO tổng kết với giá trị là 355 triệu USD, trong đó năm 2004 có giá trị 141 triệu USD, năm 2005 30,6 triệu USD, năm 2006 94 triệu USD và năm 2007 là 89 triệu USD.

Đứng đầu về giá trị xuất khẩu trong giai đoạn này là Pháp với kim ngạch đạt 80 triệu USD chiếm 22,56%, vị trí thứ 2 thuộc về Mỹ với kim ngạch đạt 77,5 triệu USD chiếm 21,85%, vị trí thứ 3 và thứ 4 được chia sẽ bởi Trung Quốc và Singapore với kim ngạch đạt 70 triệu USD chiếm 17,74%.

Phần còn lại được chia đều cho các quốc gia Thụy Điển, Đức, Hà Lan, Anh và New Zealand.

Giai đoạn 2008-2011

Tổng giá trị nhập khẩu vũ khí giai đoạn này đạt con số 1,715 tỷ USD, giai đoạn này chứng kiến sự chiếm lĩnh của các quốc gia không thuộc top các quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Thống kê chi tiết cho từng năm như sau, năm 2008 đạt giá trị 157 triệu USD, năm 2009 đạt 300 triệu USD, năm 2010 đạt 486 triệu USD và năm 2011 đạt 772 triệu USD.

Giai đoạn này chứng kiến sự thành công vượt bậc của Thụy Điển tại Thái Lan, từ một quốc gia chiếm thị phần rất nhỏ bé trong tổng kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Thái Lan giai đoạn 2004-2007. Thụy Điển đã vươn lên thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Thái Lan trong giai đoạn 2008-2011, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí cho Thái Lan đạt giá trị 531 triệu USD chiếm 31%.

http://nghiadx.blogspot.com
Ukraine đang chiếm lĩnh phân khúc tăng thiết giáp của quân đội Hoàng gia Thái Lan Ảnh minh họa


Vị trí này có được là nhờ Thụy Điển đã giành chiến thắng trong hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu mới cho Không quân Hoàng gia Thái Lan, quốc gia này đã mua 6 tiêm kích Jas-39 Gripen với giá trị khoảng 492 triệu USD. Ngoài ra, Thái Lan còn dự định tăng số đặt hàng lên thêm 6 chiếc Jas-39 cùng với 2 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Saab-340.

Quốc gia thứ 2 có sự tăng trưởng vượt trội là Indonesia, xứ sở vạn đảo đã vượt lên chiếm vị trí thứ 2 trong các quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất cho Thái Lan với tổng kim ngạch đạt 220 triệu USD chiếm 12,83%.

Vị trí thứ 3 thuộc về Brazil với tổng kim ngạch đạt 180 triệu USD chiếm 10,5%, giai đoạn này chứng kiến sự sụt giảm về giá trị của hai quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới là Mỹ và Pháp.

Mỹ từ vị trí thứ 2 giai đoạn 2004-2007 rớt xuống vị trí thứ 4, tổng kim ngạch đạt 177,5 triệu USD, Italia đạt giá trị 150 triệu USD, Israel đạt giá trị 132 triệu USD, Ukraine đạt giá trị 115 triệu USD, Pháp đạt giá trị 52 triệu USD, Trung Quốc đạt giá trị 47 triệu USD, Nam Phi 30 triệu USD, Nga đạt giá trị khá khiêm tốn 29,1 triệu USD.

Giai đoạn 2012-2015

Tổng giá trị nhập khẩu vũ khí của Thái Lan giai đoạn này đạt giá trị 2,41 tỷ USD, Thụy Điển tiếp tục chiếm lĩnh thị trường vũ khí xứ sở chùa vàng, tổng kim ngạch giai đoạn này qua các đơn hàng đã ký kết đạt con số 1,156 tỷ USD chiếm 48,4%, vị trí thứ hai thuộc về Ukraine với tổng kim ngạch đạt 380 triệu USD chiếm 15,8%. Các hợp đồng đấu thầu chưa xác định được nhà cung cấp trong giai đoạn này ước đạt giá trị 300 triệu USD.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

>> Thái Lan mua 121 xe bọc thép của Ucraina



Việc Thái Lan, một trong các nước trong khu vực Đông Nam Á mua sắm vũ khí cho lục quân là điều đáng quan tâm, hơn nữa, lại là mua vũ khí “hệ hai” đối với họ.


http://nghiadx.blogspot.com

BTR– 3E1.

Trang mạng của công ty xuất khẩu vũ khí “Ukrspetsexport” thông báo, Công ty này của Ucraina đã ký hợp đồng bán 121 xe bọc thép BTR– 3E1 cho Thái Lan.

Giá trị của hợp đồng là 140 triệu USD. Hợp đồng này là phần bổ sung vào thoả thuận đã ký năm 2007 bán cho Thái Lan 96 xe bọc thép. Trước đây có tin Thái Lan có dự định mua BTR– 3E1 nhờ tiền tiết kiệm được của ngân sách quốc phòng.

Sau khi ký hợp đồng mua 96 xe bọc thép, một thời gian dài Thái Lan không nhận được xe. Phía Ucraina giải thích là do Đức từ chối không cung cấp cho Ucraina những phụ tùng được coi là có tính năng quân sự dùng cho xe BTR– 3E1.

Vì vậy mà việc lắp ráp BTR cho Thái Lan không hoàn tất được. Đến cuối tháng 9/2010 mới bàn giao được lô hàng đầu tiên gồm 12 xe bọc thép; lô tiếp theo gồm 12 xe đã được chở đi Thái Lan tháng 4/2011.

Năm 2010, Thái Lan đã tăng mạnh việc mua trang bị kỹ thuật quân sự từ Ucraina. Bộ Quốc phòng giải thích đó là do hàng Ucraina giá rẻ.

Tháng 3/2011 Bộ Tư lệnh Lục quân Thái Lan quyết định mua 200 (có nguồn tin nói chỉ có 100) tăng chiến đấu cơ bản T– 84U “Thành trì” (Оплот) do Ucraina sản xuất. Giá trị hợp đồng tiềm tàng là 7 tỷ Bạt (231,1 triệu USD). Các tăng này sẽ thay thế các xe tăng M41A3 do Mỹ sản xuất đã lạc hậu.

Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

>> Thái Lan thử nghiệm radar của Trung Quốc





Quân đội Thái Lan đã tiến hành thử nghiệm radar trinh sát pháo binh SLC-2 được sản xuất tại Trung Quốc.


Buổi thử nghiệm được thực hiện tại một bãi đất trống thuộc tỉnh Lopburi vào ngày 7/6/2011. Theo đó, thủy quân lục chiến Thái Lan đã tiến hành thử nghiệm loại radar trinh sát pháo binh này trong điều kiện gần với thực chiến.

SLC-2 là loại radar trinh sát pháo binh được sản xuất bởi Tổng công ty công nghiệp điện tử Tây An, Trung Quốc, đây là sản phẩm nghiên cứu của Viện nghiên cứu điện tử Tây An, hay còn gọi là Viện 206.

SLC-2 là loại radar trinh sát pháo binh được đặt trên khung gầm xe tải hiệu Đông Phong (Dong Fong) EQ-2103 tải trọng 3,5 tấn.



Radar trinh sát pháo binh SLC-2 của Thủy quân lục chiến Thái Lan
Ảnh: thaifighterclub.


Trước đó Mỹ đã bán cho Trung Quốc 4 hệ thống radar trinh sát pháo binh AN/TPQ-37 Firefinder radar trong những năm 1990. Tuy nhiên, phía Trung Quốc nhận thấy loại radar này của Mỹ quá đắt với đơn giá lên đến 10 triệu USD/hệ thống.

Sau khi mỗ xẻ và nắm được cơ bản các công nghệ từ radar AN/TPQ-37, Trung Quốc đã lấy đó làm cơ sở để phát triển thành loại radar Type-373. Sự phát triển của công nghiệp điện tử tại Trung Quốc đã cho phép họ cải tiến Type-373 thành loại radar SLC-2. Đây là một biến thể được số hóa hoàn toàn và ứng dụng công nghệ quét mảng pha từng giai đoạn.

Radar SLC-2 được giới thiệu là thiết kế để ngay lập tức định vị vị trí bắn của pháo binh, pháo phản lực, tên lửa đất đối đất của đối phương sau loạt bắn đầu tiên. Hỗ trợ lực lượng pháo binh bằng cách cung cấp các dẫn hướng cho pháo binh bắn trả đối phương.

SLC-2 cũng có thể điều chỉnh để dẫn hướng cho tên lửa hoặc pháo binh. Với một vài sửa đổi về phần mềm SLC-2 có thể được dùng để theo dõi các mục tiêu bay thấp như máy bay hạng nhẹ, trực thăng, hoặc các phương tiện bay không người lái.



Xe phát điện của hệ thống radar SLC-2.



Radar SLC-2 nhìn từ phía sau.




Bên trong phòng điều khiển của radar SLC-2 khá hiện đại.


Tính năng kỹ chiến thuật cơ bản:

- Băng tần S, xác suất phát hiện mục tiêu khoảng 80% đối với các loại đạn dùng cho pháo có cỡ nòng từ 81mm trở lên.
- Tầm phát hiện và định vị mục tiêu, 35km đối với pháo binh, 50km đối với tên lửa.
- Lượng tiêu thụ điện 45kW, độ ồn 3dB, độ kháng nhiễu 55dB
- Ăng ten hoạt động theo từng giai đoạn với khả năng quét điện tử trong cả phương vị và độ cao.
- Hệ thống xử lý tín hiệu với máy tính điều khiển kỷ thuật số, có khả năng hoạt động trong mạng lưới hoặc độc lập.
- Khả năng hoạt động tự động, hoặc điều chỉnh bằng tay với khả năng lập bản đồ video số.
- Biện pháp đối phó điện tử tích hợp, radar này có khả năng theo dõi trong khi đang quét.

Hiện tại, chưa rõ Thái Lan đã mua bao nhiêu hệ thống radar này từ Trung Quốc, song đây là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao khả năng định vị pháo binh đối phương của quân đội Thái Lan.

[BDV news]


Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

>> Nguồn gốc xung đột ở Ta Muen Thom, Ta Kwai



Theo Đài phát thanh Trung Quốc ngày 25/4, trong cuộc xung đột lần này, cả hai bên đều cáo buộc lẫn nhau xâm phạm vào lãnh thổ cua mình.

Quân đội Campuchia đã cáo buộc Quân đội Thái Lan sử dụng vũ khí hóa học và bom chùm tuy nhiên phát ngôn viên bộ Ngoại giao Thái Lan đã phủ nhận những cáo buộc này và gọi những cáo buộc là “vô căn cứ”.

Hai ngôi đền Ta Muen Thom và Ta Kwai là hai đại diện tiêu biểu cho văn hóa Khmer, được xây dựng từ thời Khmer thịnh vượng. Đây là hai công trình bằng đá lớn có kiến trúc độc đáo, kiên cố. Chúng được xây dựng trên vách đá cao hơn 10m.

Đây cũng là hai ngôi đền ở “vị trí nhạy cảm” giữa biên giới Thái Lan - Campuchia và cũng là nơi ẩn tàng một sự tranh chấp lớn giữa hai quốc gia này.

Kể từ khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Thái Lan và Campuchia đã nhiều lần tranh chấp quyền sở hữu 3 ngôi đền này.



Hai ngôi đền này cách đền Preah Vihear khoảng 150 km về phía tây. Các ngôi đền đều có chung một ngồn gốc lịch sử và vị trí địa lí hùng vĩ.


Phía Thái Lan chủ trương căn cứ theo bản đồ địa giới được vẽ năm 1947 thì hai ngôi đền Ta Muen Thom và Ta Kwai thuộc tỉnh Surin của Thái Lan.

Tuy nhiên, phía Campuchia kiên quyết bác bỏ lập trường này của Thái Lan và cho rằng 2 ngôi đền này thuộc tỉnh Adobe Meanchey của Campuchia.

Mùa hè năm 2008, Thái Lan đưa quân đội vào ngôi đền Ta Muen Thom, điều này dẫn tới sự phản đối kịch liệt từ phía Campuchia.

Tháng 8/2008 hai nước đã đạt được thỏa thuận rút quân theo từng bộ phận tại ngôi đền này.

Ủy ban Biên giới Liên hợp giữa hai nước đã bắt đầu công tác khảo sát, thăm dò và cắm mốc tại khu vực này cách đây 10 năm. Thế nhưng, đến nay sự phối hợp chưa đưa ra được một bản đồ địa giới thống nhất.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang