Kim ngạch nhập khẩu vũ khí trang bị của các nước châu Á-Thái Bình Dương chiếm gần một nửa thị trường vũ khí toàn cầu với 44%.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm của Thụy Điển mới đây đưa ra bản báo cáo về thị trường thương mại vũ khí toàn cầu.
Theo bản báo cáo này, Ấn Độ đã trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Ngoài ra, năm quốc gia nhập khẩu vũ khí hàng đầu khác đều tập trung ở châu Á. Các nhà phân tích cho rằng, sở dĩ các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có sự gia tăng đáng kể về vũ khí trang bị là xuất phát từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và chiến lược dịch chuyển sang phía Đông mới đây của Mỹ. Tên lửa BrahMos Block 2 của Ấn Độ Theo báo cáo của Trung tâm phân tích xu hướng buôn bán vũ khí toàn cầu cho biết, từ năm 2007 đến năm 2011, xuất khẩu vũ khí toàn cầu tăng trung bình 24% so với năm năm trước đó, trong đó, năm nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới đều là những quốc gia châu Á. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu vũ khí trang bị của các nước châu Á-Thái Bình Dương chiếm gần một nửa thị trường vũ khí toàn cầu với 44%; châu Âu đứng thứ hai với 19%. Tại sao các quốc gia châu Á lại gia tăng chi tiêu quốc phòng nhiều đến như thế? Các chuyên gia phân tích cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia mới nổi đảm bảo cho họ khả năng tăng nhanh cho phí cho quốc phòng. Những năm gần đây là giai đoạn quan trọng để các nước châu Á-Thái Bình Dương đầu tư cho quốc phòng. Indonesia rất quan tâm đến loại tăng T-90 của Nga Chi tiêu quân sự của các nước châu Á trong những năm gần đây tăng mạnh, có một số lý do sau: thứ nhất, nằm ở chính các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là các nước có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore. Thứ hai, hầu hết, nền quốc phòng các nước này trước đây đều không được đầu tư nhiều, bởi vậy bây giờ họ phải tăng cường đầu tư để có thể đáp ứng được tình hình thay đổi của thế giới. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Ấn Độ là quốc gia đi đầu về nhập khẩu vũ khí, năm 2012 ngân sách quốc phòng của Ấn Độ sẽ tăng lên đến 42 tỷ USD, tăng 17% so với năm ngoái. Các chuyên gia cho rằng, Ấn Độ đang không hài lòng với vị trí số một tại khu vực Nam Á, mục tiêu chiến lược của nước này mở rộng tầm ảnh hướng của mình ra nhiều khu vực khác nữa. Cùng với đó là tiềm lực quân sự của Ấn Độ còn nghèo nàn, chủ yếu là những vũ khí đã cũ và lạc hậu. Xe bọc thép Bronco của Singapore Ngoài ra, trong năm trở lại đây, Mỹ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn của thế giới, kim ngạch xuất khẩu vũ khí chiếm thứ 3 thế giới. Theo các chuyên gia đánh giá, việc các nước châu Á đang tăng cường nhập khẩu vũ khí không phải không có liên quan đến chiến lược quay lại châu Á của Mỹ, bởi Hoa Kỳ muốn thông qua việc xuất khẩu vũ khí để thắt chặt quan hệ với các đồng minh của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chuyên gia phân tích quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Ân Trác cho biết: “Mục tiêu đầu tiên trong chiến lược quay lại châu Á của Mỹ là tăng cường quan hệ quân sự với các đồng minh, điều này được thực hiện thông qua bán các vũ khí cho các nước này. Đây được coi là bước đi cực kỳ quan trọng”. Trung Quốc đang muốn mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga Trong thời gian gần đây, với những căng thẳng ngày căng gia tăng tại bán đảo Triều Tiên và khu vực Biển Đông. Để đảm bảo được an ninh quốc gia trước tình hình như vậy, các nước tại khu vưc châu Á-Thái Bình Dương không có cách lực chọn nào khác là phải tăng cường nhập khẩu vũ khí trang bị. Với những diễn biến phức tạp tại khu vực, các chuyên gia cho rằng, một cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực châu Á là không tránh khỏi. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Trung Quốc không đồng tình với quan điểm này. Trung Quốc cho rằng, các nước châu Á tăng cường nhập khẩu vũ khí chủ yếu là do tình hình khu vực không ổn định. Các nước châu Á đang muốn tăng cường phòng ngự chứ không có ý định tạo ra một cuộc xung đột nào. Hiện nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc đã xuống vị trí thứ tư, giảm đáng kể so với trước đó. Nước này đang muốn tự nghiên cứu chế tạo vũ khí trang bị thay vì nhập khẩu từ nước ngoài. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thị trường vũ khí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thị trường vũ khí. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012
>> Vì sao châu Á nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới ?
Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012
>> Thái Lan : thị trường vũ khí phát triển nhanh nhất ĐNA
Chi tiêu mua sắm quốc phòng liên tục tăng trong thời gian qua, Thái Lan được xem là thị trường vũ khí có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á.
Hôm 5/3,tại triển lãm quốc tế về An ninh Quốc phòng châu Á (Defense security guard End - 2012) chính thức được khai mạc tại Thủ đô Bangkok của Thái Lan với sự tham gia của hơn 250 công ty đến từ 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có 7 công ty của Nga.
Một đại diện của các công ty tham dự triển lãm lần này nhận định, Thái Lan đang là một trong những thị trường vũ khí phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Trung tâm phân tích mua sắm vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga đã đưa ra một số thống kê về mua sắm quốc phòng của Thái Lan trong thời gian gần đây. Thống kê chia làm 3 giai đoạn, 2004-2007, 2008-2011 và dự báo 2012-2015. Cụ thể, giai đoạn 2004-2007 tổng giá trị nhập khẩu vũ khí của Thái Lan chỉ vỏn vẹn 355 triệu USD, đến giai đoạn 2008-2011, tổng giá trị nhập khẩu vũ khí đã tăng lên đến 1,715 tỷ USD, tăng 4,8 lần so với giai đoạn trước đó. Thụy Điển đang "thống trị" thị trường vũ khí tại Thái Lan đặc biệt là phân khúc hàng không quân sự. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích Jas-39 Gripen của Không quân Hoàng gia Thái Lan. Tổng giá trị các đơn hàng mua sắm vũ khí đã được ký trong giai đoạn 2012-2015 dự báo lên đến 2,41 tỷ USD. Tuy là thị trường vũ khí phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, nhưng "miếng bánh" Thái Lan lại không thuộc về những quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Đặc biệt trong lĩnh vực hàng không, thị trường vũ khí Thái Lan bị "thống trị" bởi Thụy Điển, tăng - thiết giáp thuộc về Ukraine, tàu ngầm thuộc về Đức, các phân khúc còn lại thuộc về các quốc gia như: Trung Quốc, Singapore, Indonesia và Brazil... Triển vọng của Nga Nga đang là nhà cung cấp vũ khí lớn cho Đông Nam Á, tuy nhiên, thị phần tại Thái Lan vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng. Năm 2003, trong chuyến thăm của Thủ tướng Putin đến Thái Lan, hai bên đã ký bản ghi nhớ về việc Nga sẽ trợ giúp các vấn đề về hậu cần và kỹ thuật cho Quân đội Hoàng gia Thái Lan. Bản ghi nhớ này là cơ sở quan trọng để tiến tới việc hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, Nga và Thái Lan đã nhất trí về việc giải quyết khoản nợ trị giá 36,5 triệu USD từ thời Liên Xô, phương thức trả nợ sẽ được thực hiện bằng cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong 5 năm. Dù nỗ lực khá nhiều bằng các biện pháp ngoại giao song Nga vẫn chưa đạt được thành công trong việc xâm nhập thị trường vũ khí Thái Lan. Nga đã nhiều lần cố gắng xúc tiến các hợp đồng mua sắm vũ khí với Thái Lan nhưng chưa thực sự thành công, rất nhiều đề xuất hợp tác, mua sắm đã không thể thực hiện, các thất bại này được nhận định là do thói quen sử dụng các vũ khí nguồn gốc phương Tây và còn có cả những yếu tố liên quan đến chính trị. Hợp đồng mua sắm vũ khí đáng kể nhất giữa hai bên là hợp đồng cung cấp 3 trực thăng vận tải đa năng Mi-17V-5, hợp đồng trị giá 27,5 triệu USD bao gồm cả chi phí đào tạo Hiện tại, công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport đang làm việc với Thái Lan liên quan đến các vũ khí nhỏ, vũ khí chống máy bay và trực thăng , Thái Lan cũng bày tỏ sự quan tâm đến các tàu ngầm điện-diesel và các tàu tên lửa cao tốc của Nga. Thống kê chi tiết cho từng giai đoạn như sau: Giai đoạn 2004-2007 Tổng giá trị nhập khẩu vũ khí của Thái Lan được TSAMTO tổng kết với giá trị là 355 triệu USD, trong đó năm 2004 có giá trị 141 triệu USD, năm 2005 30,6 triệu USD, năm 2006 94 triệu USD và năm 2007 là 89 triệu USD. Đứng đầu về giá trị xuất khẩu trong giai đoạn này là Pháp với kim ngạch đạt 80 triệu USD chiếm 22,56%, vị trí thứ 2 thuộc về Mỹ với kim ngạch đạt 77,5 triệu USD chiếm 21,85%, vị trí thứ 3 và thứ 4 được chia sẽ bởi Trung Quốc và Singapore với kim ngạch đạt 70 triệu USD chiếm 17,74%. Phần còn lại được chia đều cho các quốc gia Thụy Điển, Đức, Hà Lan, Anh và New Zealand. Giai đoạn 2008-2011 Tổng giá trị nhập khẩu vũ khí giai đoạn này đạt con số 1,715 tỷ USD, giai đoạn này chứng kiến sự chiếm lĩnh của các quốc gia không thuộc top các quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Thống kê chi tiết cho từng năm như sau, năm 2008 đạt giá trị 157 triệu USD, năm 2009 đạt 300 triệu USD, năm 2010 đạt 486 triệu USD và năm 2011 đạt 772 triệu USD. Giai đoạn này chứng kiến sự thành công vượt bậc của Thụy Điển tại Thái Lan, từ một quốc gia chiếm thị phần rất nhỏ bé trong tổng kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Thái Lan giai đoạn 2004-2007. Thụy Điển đã vươn lên thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Thái Lan trong giai đoạn 2008-2011, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí cho Thái Lan đạt giá trị 531 triệu USD chiếm 31%. Ukraine đang chiếm lĩnh phân khúc tăng thiết giáp của quân đội Hoàng gia Thái Lan Ảnh minh họa Vị trí này có được là nhờ Thụy Điển đã giành chiến thắng trong hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu mới cho Không quân Hoàng gia Thái Lan, quốc gia này đã mua 6 tiêm kích Jas-39 Gripen với giá trị khoảng 492 triệu USD. Ngoài ra, Thái Lan còn dự định tăng số đặt hàng lên thêm 6 chiếc Jas-39 cùng với 2 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Saab-340. Quốc gia thứ 2 có sự tăng trưởng vượt trội là Indonesia, xứ sở vạn đảo đã vượt lên chiếm vị trí thứ 2 trong các quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất cho Thái Lan với tổng kim ngạch đạt 220 triệu USD chiếm 12,83%. Vị trí thứ 3 thuộc về Brazil với tổng kim ngạch đạt 180 triệu USD chiếm 10,5%, giai đoạn này chứng kiến sự sụt giảm về giá trị của hai quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới là Mỹ và Pháp. Mỹ từ vị trí thứ 2 giai đoạn 2004-2007 rớt xuống vị trí thứ 4, tổng kim ngạch đạt 177,5 triệu USD, Italia đạt giá trị 150 triệu USD, Israel đạt giá trị 132 triệu USD, Ukraine đạt giá trị 115 triệu USD, Pháp đạt giá trị 52 triệu USD, Trung Quốc đạt giá trị 47 triệu USD, Nam Phi 30 triệu USD, Nga đạt giá trị khá khiêm tốn 29,1 triệu USD. Giai đoạn 2012-2015 Tổng giá trị nhập khẩu vũ khí của Thái Lan giai đoạn này đạt giá trị 2,41 tỷ USD, Thụy Điển tiếp tục chiếm lĩnh thị trường vũ khí xứ sở chùa vàng, tổng kim ngạch giai đoạn này qua các đơn hàng đã ký kết đạt con số 1,156 tỷ USD chiếm 48,4%, vị trí thứ hai thuộc về Ukraine với tổng kim ngạch đạt 380 triệu USD chiếm 15,8%. Các hợp đồng đấu thầu chưa xác định được nhà cung cấp trong giai đoạn này ước đạt giá trị 300 triệu USD. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)