Là hệ thống tên lửa phòng thủ trên tàu chiến Mĩ và nhiều quốc gia NATO, RAM Mk-31 sẽ được nâng cấp lên chuẩn tiếp theo để sử dụng trên các tàu chiến thế hệ mới. Xem thêm : >> Lá chắn phòng thủ cuối cùng trên chiến hạm (kỳ 1) >> Lá chắn phòng thủ cuối cùng trên chiến hạm (kỳ 2) Hệ thống tên lửa phòng không Mk-31 là chương trình hợp tác phát triển của NATO giữa hai quốc gia là Mỹ và Đức nhằm thiết kế một loại tên lửa nhỏ nhẹ, giá rẻ chống lại các mục tiêu như tên lửa hành trình và máy bay. Một hệ thống RAM Mk-31 với 21 quả tên lửa Loại RIM-116 về sau được gọi là RAM (Rolling Airframe Missile) vì tên lửa xoay trong suốt hành trình. Để giảm giá thành, RAM sử dụng nhiều thành phần sẵn có trong các loại tên lửa khác như động cơ rocket của MIM-72 Chaparral, đầu đạn của tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và đầu dò mục tiêu của FIM-92 Stinger. Các hệ thống tên lửa RAM đang và sẽ được lắp trên 78 tàu của hải quân Mỹ và 30 tàu của hải quân Đức, bao gồm đủ các loại từ tàu sân bay, tàu khu trục, tàu chở máy bay trực thăng,… Số lượng RAM sẽ còn tăng lên khi các loại tàu mới như LPD-17 San Antonio và tàu chiến đấu ven bờ vào biên chế, khi đó hệ thống SeaRAM nâng cấp sẽ tích hợp radar và cảm biến hồng ngoại. Ngoài ra, Hải quân Hàn Quốc cũng sẽ lắp đặt RAM lên các tàu chiến thế hệ mới KDX-II, KDX-III và tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng lớp Dokdo, bên cạnh các quốc gia đang sử dụng RAM khác như Ai Cập, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kì, UAE... Một hệ thống tên lửa RAM bao gồm bệ phóng có 21 quả tên lửa, hệ thống điện tử phía dưới và một khoang chứa đạn tên lửa. Một hệ thống SeaRAM kết hợp vào bệ pháo phòng không tầm cực gần MK-15 Phalanx CWIS với radar riêng của Phalanx và cảm biến hồng ngoại RAM Block 1 với bệ phóng nhỏ hơn, chỉ có 11 quả tên lửa. Ưu điểm của RAM Block 1 là sử dụng đầu tự dẫn lọc ảnh nhiệt cho phép tên lửa tấn công trực thăng và các mối đe dọa khác mà không cần phải nhờ sự dẫn đường của radar. Một tính năng khác đó là IRDM (chế độ kênh đôi). Ở chế độ này, tên lửa RAM khi phóng sẽ được cảm biến nhiệt dẫn đường, nhưng sau đó có thể chuyển sang chế độ radar thụ động dò theo tín hiệu radar của mục tiêu. RAM Block 1 còn tích hợp phần mềm HAS (Helicopter, Aircraft, Surface) thậm chí giúp nó có thể tấn công các mục tiêu như tàu/canô cao tốc. RAM Mk-31 khai hỏa trên tàu sân bay Hệ thống RAM Block 1 được lắp đặt nhiều tàu chiến Mỹ như tàu sân bay, các tàu khu trục tên lửa lớp DD-963 Spruance hay Oliver Hazard Perry, tàu lớp LHA Tarawa hay tàu đổ bộ LHD Wasp. Tổng cộng hải quân Mỹ đặt hàng hơn 2000 quả tên lửa RAM Block 1. Tương lai là RAM Block 2 RAM Block 2 đang được phát triển. Tầm hiệu quả của tên lửa RIM-116 tăng lên nhờ sử dụng động cơ rocket mới và 4 cánh phụ định hướng giúp tăng khả năng cơ động bám đuổi mục tiêu, những cải tiến khác như nâng cấp của đầu tự dẫn radio, lái tự động kĩ thuật số và những thay đổi trong thiết kế đầu tự dẫn hồng ngoại. Block 2 lúc đầu được lên kế hoạch sẽ ra mắt năm 2011, nhưng những báo cáo mới nhất cho thấy nó sẽ chỉ xuất hiện sớm nhất vào cuối năm 2012. Hệ thống SeaRAM. Trong khi hầu hết các công việc phát triển RAM Block 2 được thực hiện tại Raytheon (Mỹ) thì đối tác Đức đảm trách phát triển cảm biến radio của tên lửa tân tiến hơn, giúp nó nhạy và chính xác hơn trong việc tiêu diệt các mục tiêu hiện đại. Hệ thống SeaRAM sử dụng rađa của pháo Phalanx Tên lửa RIM-116 Block 2, và Block 1 nâng cấp lên chuẩn Mk-31 đều sẽ được tích hợp vào phiên bản SeaRAM mới, còn được biết đến với tên gọi “Hệ thống phòng thủ tầm cực gần MK 15 MOD 31 Phalanx SeaRAM”. Khi đó, cảm biến hồng ngoại của Block 1 nâng cấp và chế độ kênh đôi với “cục” rađa được đặt trên đỉnh của hệ thống Mk-15 Phalanx, nhưng cũng sẽ cắt giảm số lượng từ 21 xuống 11 tên lửa để vừa với kích cỡ của tổ hợp Phalanx 1B. Với thiết kế này SeaRAM sẽ trở thành 1 hệ thống tác chiến độc lập đủ sức phòng thủ trước các loại máy bay, tên lửa hành trình lẫn tàu cao tốc loại nhỏ. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn RAM Mk-31. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn RAM Mk-31. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011
>> Tên lửa "mang" phong cách NATO
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)