Là hệ thống tên lửa phòng thủ trên tàu chiến Mĩ và nhiều quốc gia NATO, RAM Mk-31 sẽ được nâng cấp lên chuẩn tiếp theo để sử dụng trên các tàu chiến thế hệ mới. Xem thêm : >> Lá chắn phòng thủ cuối cùng trên chiến hạm (kỳ 1) >> Lá chắn phòng thủ cuối cùng trên chiến hạm (kỳ 2) Hệ thống tên lửa phòng không Mk-31 là chương trình hợp tác phát triển của NATO giữa hai quốc gia là Mỹ và Đức nhằm thiết kế một loại tên lửa nhỏ nhẹ, giá rẻ chống lại các mục tiêu như tên lửa hành trình và máy bay. Một hệ thống RAM Mk-31 với 21 quả tên lửa Loại RIM-116 về sau được gọi là RAM (Rolling Airframe Missile) vì tên lửa xoay trong suốt hành trình. Để giảm giá thành, RAM sử dụng nhiều thành phần sẵn có trong các loại tên lửa khác như động cơ rocket của MIM-72 Chaparral, đầu đạn của tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và đầu dò mục tiêu của FIM-92 Stinger. Các hệ thống tên lửa RAM đang và sẽ được lắp trên 78 tàu của hải quân Mỹ và 30 tàu của hải quân Đức, bao gồm đủ các loại từ tàu sân bay, tàu khu trục, tàu chở máy bay trực thăng,… Số lượng RAM sẽ còn tăng lên khi các loại tàu mới như LPD-17 San Antonio và tàu chiến đấu ven bờ vào biên chế, khi đó hệ thống SeaRAM nâng cấp sẽ tích hợp radar và cảm biến hồng ngoại. Ngoài ra, Hải quân Hàn Quốc cũng sẽ lắp đặt RAM lên các tàu chiến thế hệ mới KDX-II, KDX-III và tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng lớp Dokdo, bên cạnh các quốc gia đang sử dụng RAM khác như Ai Cập, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kì, UAE... Một hệ thống tên lửa RAM bao gồm bệ phóng có 21 quả tên lửa, hệ thống điện tử phía dưới và một khoang chứa đạn tên lửa. Một hệ thống SeaRAM kết hợp vào bệ pháo phòng không tầm cực gần MK-15 Phalanx CWIS với radar riêng của Phalanx và cảm biến hồng ngoại RAM Block 1 với bệ phóng nhỏ hơn, chỉ có 11 quả tên lửa. Ưu điểm của RAM Block 1 là sử dụng đầu tự dẫn lọc ảnh nhiệt cho phép tên lửa tấn công trực thăng và các mối đe dọa khác mà không cần phải nhờ sự dẫn đường của radar. Một tính năng khác đó là IRDM (chế độ kênh đôi). Ở chế độ này, tên lửa RAM khi phóng sẽ được cảm biến nhiệt dẫn đường, nhưng sau đó có thể chuyển sang chế độ radar thụ động dò theo tín hiệu radar của mục tiêu. RAM Block 1 còn tích hợp phần mềm HAS (Helicopter, Aircraft, Surface) thậm chí giúp nó có thể tấn công các mục tiêu như tàu/canô cao tốc. RAM Mk-31 khai hỏa trên tàu sân bay Hệ thống RAM Block 1 được lắp đặt nhiều tàu chiến Mỹ như tàu sân bay, các tàu khu trục tên lửa lớp DD-963 Spruance hay Oliver Hazard Perry, tàu lớp LHA Tarawa hay tàu đổ bộ LHD Wasp. Tổng cộng hải quân Mỹ đặt hàng hơn 2000 quả tên lửa RAM Block 1. Tương lai là RAM Block 2 RAM Block 2 đang được phát triển. Tầm hiệu quả của tên lửa RIM-116 tăng lên nhờ sử dụng động cơ rocket mới và 4 cánh phụ định hướng giúp tăng khả năng cơ động bám đuổi mục tiêu, những cải tiến khác như nâng cấp của đầu tự dẫn radio, lái tự động kĩ thuật số và những thay đổi trong thiết kế đầu tự dẫn hồng ngoại. Block 2 lúc đầu được lên kế hoạch sẽ ra mắt năm 2011, nhưng những báo cáo mới nhất cho thấy nó sẽ chỉ xuất hiện sớm nhất vào cuối năm 2012. Hệ thống SeaRAM. Trong khi hầu hết các công việc phát triển RAM Block 2 được thực hiện tại Raytheon (Mỹ) thì đối tác Đức đảm trách phát triển cảm biến radio của tên lửa tân tiến hơn, giúp nó nhạy và chính xác hơn trong việc tiêu diệt các mục tiêu hiện đại. Hệ thống SeaRAM sử dụng rađa của pháo Phalanx Tên lửa RIM-116 Block 2, và Block 1 nâng cấp lên chuẩn Mk-31 đều sẽ được tích hợp vào phiên bản SeaRAM mới, còn được biết đến với tên gọi “Hệ thống phòng thủ tầm cực gần MK 15 MOD 31 Phalanx SeaRAM”. Khi đó, cảm biến hồng ngoại của Block 1 nâng cấp và chế độ kênh đôi với “cục” rađa được đặt trên đỉnh của hệ thống Mk-15 Phalanx, nhưng cũng sẽ cắt giảm số lượng từ 21 xuống 11 tên lửa để vừa với kích cỡ của tổ hợp Phalanx 1B. Với thiết kế này SeaRAM sẽ trở thành 1 hệ thống tác chiến độc lập đủ sức phòng thủ trước các loại máy bay, tên lửa hành trình lẫn tàu cao tốc loại nhỏ. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu chiến Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu chiến Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011
>> Tên lửa "mang" phong cách NATO
Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011
>> Tàu chiến Mỹ được đặt tên như thế nào?
Từ tên của các cựu Tổng thống Mỹ cho đến tên gọi các bang, Mỹ đã có hẳn những nguyên tắc riêng cho việc đặt tên cho các loại tàu chiến của mình.
Ray Mabus hiện là Thư ký Hải quân đương nhiệm, giống như các vị tiền nhiệm khác, ông có vai trò quyết định lựa chọn và công bố tên các con tàu. Theo truyền thống, tên gọi cho tàu của Hải quân sẽ được Thư ký Hải quân Mỹ lựa chọn và công bố, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống và các quy tắc do Quốc hội đề ra. Trong suốt thế kỷ 19, luật pháp Mỹ chỉ định rất rõ ràng nhiệm vụ này cho Thư ký Hải quân, nhưng dẫn chiếu này đã biến mất từ Đạo Luật Mỹ năm 1925. Ngày nay, trong Chương 10 Đạo Luật Mỹ (U.S.C 10), quy định về vai trò, nhiệm vụ và tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ Quốc Phòng, không nói rõ về việc ai có thẩm quyền đặt tên mới cho tàu Hải quân. Tuy nhiên, Thư ký Hải quân vẫn khăng khăng bảo lưu quyền tuyệt đối này, dù trong điều 7292 Chương 10 về đặt tên tàu của Hải quân, chỉ nói đến việc Thư ký Hải quân được đổi tên những tàu mua cho Hải quân. Quy trình lựa chọn tên Trong quá trình thảo luận việc lựa chọn tên, Hải quân Mỹ trích dẫn từ các nguồn luật trên và tuyên bố như sau: “Cùng nhiều vấn đề khác, quy trình và thực tiễn liên quan đến việc đặt tên tàu thực sự là sản phẩm của tiến hoá và truyền thông hơn là quy trình lập pháp. Như chúng ta đã thấy, những tên gọi cho những con tàu mới được quyết định riêng bởi Thư ký Hải quân. Thư ký có thể dựa trên nhiều cơ sở để đưa ra quyết định cuối cùng. Mỗi năm, Trung tâm Lịch sử Hải quân sưu tập những gợi ý về tên tàu (tên chính và lựa chọn thay thế), gửi cho Tư lệnh Hải quân. Những gợi ý này là kết quả của việc tìm kiếm trong lịch sử của Hải quân và các gợi ý của các thành viên, cựu chiến binh và công chúng. Các bản ghi tên tàu tại Trung tâm Lịch sử Hải quân phản ánh những nguồn tên phong phú đã từng được dùng trong quá khứ, đặc biệt là từ sau Thế chiến thứ I. Những gợi ý về tên gọi của tàu do nhiều nhân tố quy định, như tên các nhóm cho từng loại tàu đang được đóng, tên theo địa lý, tên từ những con tàu trước, tên do cá nhân, nhóm gợi ý, tên những vị lãnh đạo hải quân, thành viên quá cố nhưng được vinh danh về chiến tích trong thời chiến và thời bình. Tại bước cuối, sau khi cân nhắc các mức độ khác nhau của chỉ thị, Tư lệnh Hải quân sẽ ký bản ghi nhớ những cái tên cho chương trình đóng tàu năm đó, gửi tới Thư ký Hải quân. Trên cơ sở đó, vị thư ký này cân nhắc trong thời gian phù hợp để chọn tên cho những con tàu riêng biệt và công bố chúng. Dù vậy, việc đặt tên này thường hoàn thành trước khi con tàu được đặt tên thánh. Cách đặt tên cho các loại tàu Quy tắc đặt những cái tên riêng cho từng loại tàu Hải quân đã phát triển qua thời gian. Ví dụ, đối với tàu ngầm tấn công, từng được đặt tên theo các loài cá, sau đó là thành phố và gần đây là theo các bang. Trong khi, các tàu tuần dương, lúc đầu đặt tên theo thành phố, dần dần theo bang và gần đây là theo các trận đánh. Phát ngôn của Hải quân Mỹ từng tuyên bố: “Dù chúng tôi đã cố gắng hệ thống hoá việc đặt tên tàu, nhưng giống như các thể chế khác là đối tượng của sự thay đổi tiến hóa, nguồn và tên gọi cho tàu Hải quân không tránh được xu hướng này”. Tuy nhiên, không phải là không có ngoại lệ. Nhiều nhà quan sát đã nhận thấy sự phá cách trong việc đặt tên. Ví thử như 3 chiếc tàu ngầm tấn công thuộc lớp Seawolf (SSN-21), bao gồm Seawolf (SSN-21), Connecticut (SSN-22) và Jimmy Carter (SSN-23). Các tên gọi tương ứng lần lượt với một loài cá, một bang và một Tổng thống, thể hiện cách đặt tên chẳng có nguyên tắc gì cả. Tuy nhiên, có thể tổng kết cách đặt tên cho các loại tàu do Hải quân như sau: Tàu sân bay: đặt tên theo các vị Tổng thống Mỹ. 11 trong số 12 tàu sân bay gần đây đặt tên theo Tổng thống Mỹ (9 chiếc) và thành viên của Quốc hội (2 chiếc). Chỉ có chiếc thứ 12, gần đây nhất, Nimitz (CVN-68) đặt theo tên của vị Đô đốc Chester Nimitz, người chỉ huy Mỹ và liên quân ở Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Ông mất vào năm 1966, cùng năm với việc Quốc Hội thông qua kế hoạch ngân sách FY1967, mang về chiếc CVN-68. Tàu ngầm tấn công: đặt tên theo các bang, ví dụ như tàu ngầm lớp Virginia (SSN-774). Chỉ có ngoại lệ duy nhất đối với chiếc tàu thứ 12 trong lớp này, khi Thư ký Hải quân Donald Winter thông báo chiếc SSN-785 đặt tên cựu Thượng nghị sĩ John Warner. 11 chiếc tàu ngầm đầu tấn công lớp Virginia đầu tiên đều mang tên các bang của Mỹ như: Texas, Hawaii, New Mexico, New Hampshire... Tàu khu trục thường được đặt tên theo các vị lãnh đạo hải quân và những vị anh hùng. Hiện tại, Hải quân đang đặt mua tàu khu trục lớp Arleigh Burke (DDG-51), hay trước đó là đơn hàng với 3 chiếc tàu khu trục lớp Zumwalt (DDG-1000). Chiếc DDG-1000 đầu tiên đặt theo vị Đô đốc Elmo R.”Bud” Zumwalt, cựu Tư lệnh Hải quân từ năm 1970 đến 1974. Vào ngày 29/10/2008, Hải quân công bố chiếc DDG-1000 thứ hai đặt là Michael Monsoor, thành viên của lực lượng SEAL, được trao Huy chương Danh Dự cho những hành động anh hùng tại Iraq hồi tháng 9/2006. Về tên gọi của các tàu Hải quân Mỹ thăm Việt Nam Tàu chiến tuần duyên (LCS): đặt theo các thành phố nhỏ và vừa. Ví dụ, Hải quân vừa đặt cho 2 chiếc LCS là Freedom và Independence (>> xem thêm), và dự định cho 2 chiếc LCS tiếp theo với tên gọi Fort Worth và Coronado. Tàu chở hàng lớp Lewis and Clark (TAKE-1), được đặt tên theo những nhà thám hiểm và tiên phong trong nhiều lĩnh vực. Mới đây nhất là 9/10/2009, Hải quân Mỹ công bố tên của tàu thứ 13 của lớp này đặt theo nhà hoạt động vì quyền lợi dân sự Medgar Evers. Tàu chiến cao tốc (JHSV), lực lượng tàu chiến mới đầy tham vọng mới của Hải quân và Lục quân Mỹ, được đặt theo tên của những nét tiêu biểu hay giá trị của nước Mỹ. Vào ngày 16/7/2009, Thư ký Hải quân Hải quân và Lục quân tuyên bố, 3 chiếc JHSV đầu tiên sẽ là Fortitude (JHSV-1 Sự ngoan cường); Vigilant (JHSV-2 Sự thận trọng) và Spearhead (JHSV-3 Xung kích). Chiếc JHSV 1 và 3 do Lục quân điều hành, còn chiếc JHSV 2 biên chế trong lực lượng hải quân. Tuy nhiên, có một ngoại lệ duy nhất trong việc đặt tên các con tàu JHSV là với chiếc thứ 4, đặt tên là Fall River, một thành phố ở Massachusetts, nơi đặt bảo tàng ký ức chiến tranh Battleship Cove. Tại đây có nhiều chiếc tàu chiến bỏ đi, trong đó có một chiếc tàu tuần dương từ thời tiền Thế chiến II mang tên Fall River. Đặt tên tàu theo những người còn sống Về mặt lịch sử, Hải quân rất hiếm khi đặt tên cho tàu bằng tên gọi của những người còn sống. Tuy nhiên tính từ năm 1970, có ít nhất 11 tàu quân sự của Mỹ đặt theo tên người sống cùng thời điểm tên gọi được công bố. Một vài ví dụ như: Tàu sân bay CNV-70 Car Vinson, phục vụ năm 1982; tàu ngầm tấn công Hyman G. Rickover SSN-709; tàu sân bay George H.W. Bush CVN-77… Cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush cùng phu nhân tại lễ hạ thuỷ và đưa vào phục vụ tàu sân bay mang tên ông. Vai trò của công chúng trong đặt tên tàu Công chúng đôi khi quan tâm đến việc có những chiếc tàu Hải quân mang tên của bang, thành phố, cho những trận đánh mà họ hay người thân tham gia, hoặc được nhiều người ngưỡng mộ. Trong trường hợp này, công dân sẽ liên hệ với Hải quân, Bộ Quốc Phòng hoặc Quốc hội để tìm sự giúp đỡ cho dự định của họ. Trường hợp mới đây nhất là chiến dịch viét thư của học sinh trường tiểu học ở New Hampshire, bắt đầu từ tháng 1/2004, tác động đến quyết định của TKHQ, đặt tên một chiếc tàu ngầm lớp Virginia theo tên của bang, đó là chiếc New Hampshire SSN-778. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp phản đối. Mới đây, công luận đã bày tỏ ý kiến phản đối quyết định của Hải quân khi đặt tên cho những chiếc tàu vận chuyển lớp San Antonio (>> xem thêm) với tên gọi John P. Murtha, tên một cựu Hạ nghị sĩ. Vai trò của Quốc hội Mỹ Tác động tới việc đặt tên tàu Hải quân của Quốc hội thông qua 2 cơ chế: ảnh hưởng mềm và quy trình lập pháp. Về ảnh hưởng, lấy ví dụ về cuộc tranh đua trong Quốc hội về việc đặt tên cho tàu sân bay CVN-76. Một bên ủng hộ việc lấy tên Tổng thống Truman, một bên là Reagan. Rốt cuộc, vấn đề được giải quyết bằng quyết định của Tổng thống Clinton, rằng chiếc CVN-75 sẽ đặt tên Truman, chiếc CVN-76 đặt tên là Reagan. Một ví dụ khác, là việc gợi ý của Quốc hội trong việc nên đặt tên tàu sân bay CVN-78 lấy tên Tổng thống H.W. Bush, và rốt cuộc, Hải quân cũng công bố tên gọi này. Ngoài ra, Quốc hội còn có thể tác động đến quyết định đặt tên của Hải quân theo 2 hướng. Như trong phiên họp Hạ Viện 1022 Kỳ họp 111, các đại biểu ủng hộ quyết định đặt tên Medgar Evers cho tàu chở hàng. Ngược lại, trong phiên họp 312 Kỳ họp 312, lại phản đối quyết định đặt tên và yêu cầu đổi tên tàu ngầm lớp Los Angeles (SSN-688) với tên gọi Corpus Christi. Sau này, Hải quân phải chỉnh lại tên thành City of Corpus Christi. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)