[BDV news] Để ngăn chặn một cách có hiệu quả hiểm họa từ tên lửa diệt hạm và máy bay, nhiều nước phát triển hệ thống vũ khí phòng thủ tầm cực gần (CIWS).
Hệ thống vũ khí tầm cực gần (Close in weapon system - CIWS) là loại vũ khí phòng không trên chiến hạm có khả năng phát hiện và tiêu diệt các loại tên lửa chống hạm hay máy bay chiến đấu ở tầm ngắn, thường bao gồm các thiết bị như: radar, máy tính và pháo bắn nhanh nhiều nòng. Sau đây là một số hệ thống CIWS được phát triển ở Nga, Mỹ, Trung Quốc: Hệ thống vũ khí tầm cực gần AK-630 (Nga) Nằm trong những hệ thống CIWS đầu tiên trên thế giới, AK-630 là loại pháo tự động sáu nòng cỡ 30 mm sử dụng để bảo vệ tàu chiến chống lại các cuộc tấn công của các loại tên lửa chống hạm giống như Harpoon và Exocet. Ngoài ra, chúng dùng để tiêu diệt các loại máy bay chiến đấu cánh cố định, máy bay trực thăng, tàu chiến cỡ nhỏ và công kích mục tiêu ven biển. Hệ thống vũ khí tầm cực gần AK-630. AK-630 được điều khiển bởi hệ thống radar MR-123-02. Loại radar này có khả năng điều khiển đồng thời hai pháo 30 mm hoặc hai pháo 57 mm hoặc một cặp pháo 30 mm và 57 mm. Radar dò tìm mục tiêu trên không ở cự ly 4 km trong khi ở trên biển là 5 km. Thiết bị theo dõi quang điện tử SP-521 phát hiện mục tiêu mang kích cỡ giống như máy bay MiG-21 ở khoảng cách 7 km hoặc mục tiêu kích cỡ như tàu phóng lôi ở cự ly 70 km. Hệ thống AK-630 có trọng lượng khoảng 9.114 kg nếu lắp đặt đầy đủ đạn và hệ thống điều khiển. Tốc độ bắn khoảng 5.000 viên/phút, sơ tốc đầu đạn 900 m/giây. Tầm bắn của AK-630 khi chống lại tên lửa chống hạm là 4.000m, đối với mục tiêu trên biển là 5.000m. AK-630 trên tuần dương hạm lớp Slava. “Lưới lửa” AK-630 hiện nay có mặt hầu hết trên các chiến hạm của hải quân Nga. Kể cả những tàu chiến được xuất khẩu ra nước ngoài cũng trang bị hệ thống này. Tổ hợp pháo/tên lửa tầm ngắn Kashtan (Nga) Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không tầm ngắn Kashtan được thiết kế để bảo vệ các tàu chiến trước mối hiểm họa là tên lửa hành trình đối hạm và máy bay. Người ta cũng dùng Kashtan tấn công mục tiêu cỡ nhỏ trên biển. Tổ hợp pháo/tên lửa phòng không tầm ngắn Kashtan. Kashtan là hệ thống kiểu mô đun gồm: mô đun chỉ huy và hai mô đun chiến đấu. Mô đun chỉ huy có nhiệm vụ phát hiện và theo dõi các mối nguy hiểm, truyền dữ liệu về mục tiêu cho mô đun chiến đấu. Mô đun chỉ huy bao gồm ra đa dò tìm 3-D và hệ thống điều khiển kết hợp đa tần. Sau khi tiếp nhận và xử lý dữ liệu từ mô đun chỉ huy, mô đun chiến đấu sẽ tự động tấn công mục tiêu trên không, trên biển bằng pháo và tên lửa. Mô đun này gồm: - Hai pháo GSh-30k sáu nòng cỡ 30 mm, tầm bắn hiệu quả khoảng 500 - 4.000m, tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tối đa 3.000m. - Hai hệ thống ống phóng tên lửa SA-N-11 (nằm ở hai bên với bốn quả mỗi bên) cùng cơ cấu tái nạp đạn tên lửa (lượng đạn dự trữ lên tới 24 quả). Tên lửa SA-N-11 có tầm bắn từ 1.500 - 10.000m, tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 6.000m. Thời gian nạp lại đạn khoảng 90 giây với bốn quả. Kashtan trang bị hai pháo GSh-30k và 8 tên lửa đối không SA-N-11 Cũng như Ak-630, Kashtan trang bị trên nhiều chiến hạm của hải quân Nga. Nổi bật nhất là trên tuần dương hạm lớp Kirov, tàu chiến lớn nhất thế giới. Hệ thống vũ khí tầm cực gần Type 730 (Trung Quốc) Type 730 là hệ thống vũ khí tầm cực gần do Trung Quốc thiết kế và chế tạo trang bị trên các chiến hạm của Hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAAN). Type-730 ra đời sẽ thay thế cho các pháo phòng không Type 76A 37mm, vốn trước đây là tiêu chuẩn vũ khí phòng không trên các tàu chiến của PLAAN. Hệ thống Type 730. Type 730 làm nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ chống lại tên lửa hành trình đối hạm và các loại máy bay, bao gồm: pháo bảy nòng cỡ 30 mm, cơ cấu nạp đạn và điều khiển pháo, radar điều khiển hỏa lực. Trong đó: - Pháo 7 nòng cỡ 30mm có khả năng bắn được loại đạn xuyên thép có lõi (APDS) và đạn HE. Tốc độ bắn của pháo lên tới 4.600 - 5.800 viên/phút, tầm bắn khoảng 3.000m. Tuy nhiên, thực sự thì tầm bắn hiệu quả chỉ là khoảng 1.000 - 1.500m. - Pháo tự động bảy nòng 30 mm có hai hộp tiếp đạn 500 viên. - Hệ thống radar điều khiển hỏa lực của Type 730 bao gồm: radar TR47C và thiết bị điều khiển quang điện. Radar TR47C phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 7 km. Trong khi đó, thiết bị điều khiển quang điện (gồm camera thường, camera hồng ngoại và laser đo xa) cho phép phát hiện mục tiêu ở tầm 5 - 6 km. Type 730 CIWS trang bị pháo bảy nòng cỡ 30 mm Hệ thống Type 730 hiện tại đã được lắp đặt trên một số chiến hạm kiểu 051/052/054 của Hải quân Trung Quốc. Trung Quốc còn tự phát triển phiên bản phòng không tầm ngắn trên đất liền của Type 730 được đặt tên là LD 2000. Hệ thống vũ khí phòng không tầm thấp LD 2000 Hệ thống vũ khí tầm cực gần Mk 15 Phalanx (Mĩ) Hệ thống vũ khí tầm cực gần Mk 15 Phalanx là loại vũ khí có tốc độ bắn cực nhanh, linh hoạt, cơ động cao thiết kế cho các tàu chiến của hải quân Mỹ. Phalanx đóng vai trò bảo vệ, phòng thủ chống lại sự đe dọa của tên lửa hành trình đối hạm và máy bay ở tầm gần. Hệ thống phòng không tầm cực gần Phalanx Phalanx là hệ thống độc lập, tự thực hiện tìm kiếm, phát hiện, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu. Mỗi vị trí đặt Phalanx đều có bộ phận điều khiển hỏa lực và một pháo. Bộ phận điều khiển hỏa lực bao gồm radar tìm kiếm, phát hiện và giám sát mục tiêu sẽ trợ giúp pháo ngắm bắn tấn công. Đặc biệt, Phalanx còn trang bị hệ thống điều khiển bắn chu trình đóng “độc nhất vô nhị” cho phép CIWS đạt độ chính xác cao khi tấn công mục tiêu di chuyển tốc độ nhanh bao gồm cả tên lửa hành trình đối hạm siêu âm. Phalanx trang bị pháo M61A1 "hỏa thần" Phalanx sử dụng pháo M61A1 “hỏa thần” 6 nòng cỡ 20 mm. M61A1 bắn với tốc độ 3.000 viên/phút hoặc 400 viên/phút (phiên bản cải tiến). Sơ tốc đầu đạn 1100 m/s. Hệ thống Phalanx bắt đầu phục vụ trong hải quân Mỹ từ đầu những năm 1980. |
Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011
>> Lá chắn phòng thủ cuối cùng trên chiến hạm (kỳ 1)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét