Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: RQ-170 Sentinel

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn RQ-170 Sentinel. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn RQ-170 Sentinel. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

>> UAV Sentinel RQ-170 và tác chiến điện tử

Sự kiện chiếc máy bay tàng hình không người lái UAV Sentinel RQ-170 bị hạ tại Iran hiện đã trở thành tâm điểm chú ý của tất cả các nước trên thế giới. Sự kiện đã trở thành chìa khóa cho giải pháp chiến tranh phi đối xứng giữa các nước có nền công nghiệp quốc phòng siêu hiện đại và các nước nghèo, đang phát triển. Đống thời, nó cũng có thể đặt dấu chấm hết cho sự làm mưa làm gió của các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh thông minh bằng các phương tiện tác chiến điện tử có giá thành không cao nhưng hiệu quả.



http://nghiadx.blogspot.com
Đài trinh sát và gây nhiễu điện tử 1L222 "Avtobaza" (http://www.rusarmy.com).

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 1)

Sau khi sự kiện chiếc UAV Sentinel RQ-170 bị hạ, mọi nghi ngờ đổ dồn về các thiết bị phương tiện tác chiến điện tử siêu hiện đại của Liên bang Nga. Có rất nhiều ý kiến cho rằng, đó là kết quả của một tổ hợp tác chiến điện tử mà Nga vừa xuất khẩu cho Iran, có thể điều đó đúng, nhưng nếu theo dõi toàn bộ diễn biến và phân tích, có thể phía sau bức màn đối ngoại chính trị là một tình huống chiến trường hoàn toàn khác, và đơn giản hơn rất nhiều lần.

Tổ hợp tác chiến và trinh sát điện tử Avtobasa 1L222 là tổ hợp tác chiến điện tử cơ động với các đài gây nhiễu SPN-2/SPN- 4. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ hợp trinh sát – tác chiến điện tử là – phát hiện ở chế độ thụ động các đài phát radar, bao gồm có các đài radar hàng không rà quét mặt phẳng địa hình, radar điều khiển hỏa lực và radar dẫn đường bay trên độ cao thấp và chuyển tải thông tin đến trung tâm điều khiển tự động các radar hoạt động ở chế độ đo tọa độ góc (góc tà, góc phương vị, góc nghiêng của mục tiêu), các lớp radar, dải tần số của chúng trùng với số dải tần số lưu trữ trong các đài gây nhiệu SPN-2 hoặc SPN-4.

Nguyên lý hoạt động của tổ hợp trinh sát – tác chiến điện tử trong chế độ tự động hóa cánh anten radar đài trinh sát điện tử quay tròn đều. Tổ hợp hoạt động trên các dải tần số bước sóng dài và các dải tần số chưa được phát hiện sử dụng. Toàn bộ dải tần số hoạt động được bao trùm bởi 3 dải tần số thứ cấp A, B và V đồng bộ với các dải tần số hoạt động của đài gây nhiễu SPN-2 và SPN-4. Phát hiện các radar đang hoạt động được tiến hành trên tất cả các dải tần số thứ cấp. Xác định góc tà, góc phương vị, các thông số về mục tiêu được tiến hành theo chùm tín hiệu nhận được (15 milli giây, tốc độ quay của anten là 15 vòng hoặc 30 milli giây với tốc độ vòng quay an ten là 6 vòng/phút).

Thông tin đã được xử lý sẽ truyền về đài chỉ huy bằng cáp hữu tuyến có độ dài đến 100m và được đóng gói, chuyển tải với tốc độ là 1200 bốt (đơn vị tốc độ điện báo). Thông tin về tình huống chiến thuật trên không trung chuyển tải đến đài chỉ huy, được thể hiện trên bàn điều khiển của trắc thủ. Theo khả năng của màn hình hiển thị của trắc thủ, trắc thủ có thể xác định được góc tà, góc phương vị, thông số kỹ thuật của ra dar đang phát sóng (tần số , độ dài bước sóng và chu kỳ phát xạ sóng radar của đài radar bị phát hiện và bám đuổi. Kíp chiến đấu của tổ hợp có thể xây dựng và có được một ngân hàng cơ sở dữ liệu các đài phát ra đa các loại để dễ dàng xác định chủng loại radar, giới hạn vùng tìm kiếm mục tiêu theo góc phương vị đối với mỗi một chủng loại radar và phương tiện mang đồng thời đưa ra những giới hạn phát hiện mục tiêu với những thông số tiêu chuẩn quy định như tần số, độ dài bước sóng, tần số lặp phát xung, xác định chủng loại và thông số kỹ thuật của mục tiêu khi xử lý thông tin.

Trong tổ hợp trinh sát, tác chiến điện tử có thiết bị bảo vệ các đài gây nhiễu chống lại các tín hiệu nhiễu xạ liên tục và các tín hiệu gải lập tương đương, hệ thống tự động hóa kiểm soát trạng thái hoạt động của các thiết bị thân xe, các bộ phận và các bloc của tổ hợp. Để có thể huấn luyện kíp chiến đấu trên xe trinh sát, tác chiến điện tử có khả năng mô phỏng các tình huống tác chiến đường không.

Sử dụng tổ hợp trinh sát, tác chiến điện tử IRTR cùng với tổ hợp xe chỉ huy điều hành tác chiến cấp tiểu đoàn cho phép giảm thiểu sác suất nhầm lẫn khi xác định tần số và loại radar mục tiêu, tăng cường hiệu quả chế áp điện tử của cụm thiết bị trinh sát – tác chiến điện tử trung bình khoảng 30%.

Biên chế tổ hợp:
- Xe thiết bị với an ten thu phát trên thân xe Uran – 43203 với thùng xe kín và thiết bị lọc khí, làm mát và chống độc;
- Trạm nguồn cơ động trên thân xe KamAZ-4310;

Thông số kỹ chiến thuật tổ hợp trinh sát, tác chiến điện tử.:
kíp chiến đấu - 4 người.
Bước sóng của các tần số hoạt động: cm
Độ nhạy của các đầu thu radar -88 dB / W.
Tôc độ vòng quay của an ten - 6 / 12 vòng /phút
Công suất nguồn sử dụng – không lớn hơn 12 kW
Khoảng rồng vùng trinh sát, chế áp trong cùng một thời điểm:
- Mặt phẳng góc phương vị xác định mục tiêu - 1,0 ± 0,4 độ
- Trên mặt phẳng nghiêng:
- ở tần số thứ cấp A,B - 18 độ
- ở tần số thứ cấp V - 30 độ
Giới hạn hoạt động theo tọa độ góc:
- theo phương vị - 0-360 độ
- theo góc nghiêng:
- ở tần số thứ cấp А, B - 18 độ
- ở tần số thứ cấp V - 30 độ

Tầm xa hoạt động trinh sát của radar thụ động - 150 km
Độ chính xác khi phát hiện mục tiêu (sai số trong khoảng):
- theo góc phương vị - 0,5 độ
- theo góc nghiêng địa hình - 3 độ
Số lượng mục tiêu ( số lượng mục tiêu có thể tự động phát hiện theo góc phương vị vòng tròn) - 60
Độ chính xác khi xác định tần số của đài phát radar ±30 MHz
Thời gian lưu tình từ thời điểm phát hiện mục tiêu đến thời điểm truyển tải thông tin về xe chỉ huy tự động cấp tiểu đoàn – 50 mili giây.
Điều kiện khai thác sử dụng:
- Nhiệt độ môi trường -45 đến +40 độ.С
- Độ ẩm môi trường – đến 98% với t=+25 °C
- Áp suất khí quyển – đến 60 kPa (450 mm thủy ngân)

Sử dụng : Liên bang Nga
- 2011 . – Có trong biên chế trong hệ thống lá chắn trinh sát - chế áp điện tử chiến trường.

Nước ngoài :
Ngày 26 tháng 10 năm 2011, trên các phương tiện thông tin đại chúng có thông báo về tổ hợp 1L222 được xuất khẩu sang Iran. Ngày 05 tháng 12 năm 2011, trên các phương tiện thông tin của trang website Fightglobal có bản tin về việc người Iran đã sử dụng tổ hợp trinh sát, chế áp điện tử 1L222 để hạ chiếc máy bay không người lái công nghệ tàng hình hiện đại nhất của quân đội Mỹ RQ-170 Sentinel. Với những tính toán thông thường, bản thân sự kiện máy bay không người lái có thể có trục trặc dẫn đến hiện tượng mất điều khiển mà không cần đến tác nhân bên ngoài, những thông tin nắm bắt được hoàn toàn không trùng hợp với thực tế và vượt quá năng lực kỹ thuật của tổ hợp Avtobase theo lý thuyết để có thể hạ được chiếc máy bay không người lái tàng hình.

Dấu vết của Bạch Nga trong những sự kiện tại Iran.

Cùng với thời gian, những sự kiện về việc Iran hạ chiếc máy bay RQ-170 của Mỹ dần dần đi vào quên lãng. Có thể là những người quan tâm đến sự kiện đó bị các sự kiện khác nóng hơn lôi cuốn, hoặc cũng có thể, sự kiện sảy ra với một nguồn thông tin quá hạn hẹp. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu kỹ càng tất cả những thông số kỹ thuật, cũng như các tình huống đặt ra và những thông báo của cơ quan phát ngôn Iran, có thể thấy được rất nhiều các thông tin quan trọng. Việc tìm kiếm và đánh giá thông tin đó trên phương diện công nghệ khá khó khăn, nhưng có thể thấy được những dấu vết quan trọng.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trinh sát không người lái tàng hình RQ-170

Sau khi bản tin về sự kiện bắt được chiếc máy bay không người lái tàng hình RQ-170 Sentinel gần như nguyên vẹn trừ những xây sước không đáng kể, trên trang The Christian Science Monitor xuất hiện một bài phỏng vấn của phóng viên tờ báo này với một kỹ sư nào đó người Iran, dường như có tham gia trực tiếp vào quá trình hạ chiến máy bay tàng hình. Bài phỏng vấn này được coi là nguồn tin căn bản để giải mã những khả năng có thể xảy ra khi Iran hạ chiếc RQ-170. Theo lời của người kỹ sư này, quá trình hạ chiếc máy bay tàng hình được tiến hành thành hai giai đoạn: Gia đoạn 1 bằng phương pháp sử dụng các tổ hợp kỹ thuật tác chiến điện tử làm nhiễu loạn và bịt hoàn toàn kênh chuyển tải thông tin tín hiệu radio giữa máy bay và trung tâm chỉ huy, điều khiển bay, theo kênh truyền thông này là sự trao đổi và truyền tải mệnh lệnh từ trắc thủ điều khiển bay đến máy bay RQ-170. Khi không nhận được tín hiệu điều khiển, RQ-170 tự động bật chế độ avtopilot.

Cần phải khẳng định rằng, để dẫn đường bay trong điều kiện không có thông tin điều khiển bay, máy bay sẽ tự động bay về căn cứ, để làm được điều đó, máy tính điều khiển máy bay phải định vị và tìm đường bằng hệ thống định vị vệ tinh GPS. Các nhà khoa học Iran biết chắc chắn được điều đó và vào thời điểm cần thiết đã đưa những thông tin giả về tọa độ của máy bay vào hệ thống điều khiển. Kết quả là Sentinel lầm lẫn khi xác định một sân bay trên lãnh thổ Iran là sân bay của Mỹ, được bố trí ở Afganixtan. Sự việc mất thông tin về hệ thống dẫn đường quán tính là yếu tố chính dẫn đến sai lầm của hệ thống máy tính điều khiển máy bay – nếu như người kỹ sư Iran thực sự có tham gia vào chiến dịch hạ RQ-170, thì yếu tố định vị theo hệ thống GPS là chìa khóa then chốt trong toàn bộ chiến dịch này.

Nhưng người Mỹ đã từ chối hoàn toàn giả thiết của tiến trình sự kiện. Theo tuyên bố chính thức từ Lầu năm góc, RQ-170 bị hạ hoàn toàn do hệ thống máy tính trên máy bay bị hỏng, và tại sao máy bay không bị vỡ tan ra từng mảnh là do hệ thống bay an toàn hoặc một nguyên nhân may mắn nào đó. Đồng thời, có nhiều quân nhân Mỹ, trong đó có cả những người có cấp hàm cao, cho rằng đấy chỉ là một maket rất giống thật chứ không phải là chiếc RQ-170. Giả thiết của người kỹ sư Iran giấu tên cũng có thể được loại trừ bởi kiến trúc của hệ thống GPS. 

Chúng ta đều biết, hệ thống GPS có hai cấp độ sử dụng L1 và L2, được dành cho các hoạt động quân sự và dân sự. Tín hiệu vệ tinh trong tần số L1 hoàn toàn mở, còn tín hiệu L2 được mã hóa dành riêng cho các loại vũ khí, trang bị quân sự. Theo lý thuyết có thể phá mã của L2 và đưa các thông tin giả lập vào cho Sentinel, nhưng hoản toàn không có chút thực tế kỹ thuật nào để phá một hệ thống tuyệt đối mật như vậy, và cũng không có khả năng ứng dựng thực tế! Đồng thời cũng hoàn toàn không rõ ràng, tần số tín hiệu nào chiếc RQ -170 đang sử dụng, dân sự hay quân sự. Người Iran có thể gây nhiễu hoàn toàn tần số của GPS, đồng thời đưa các tín hiệu giả dân sự cung cấp cho chiếc Sentinel với những thông số cần thiết. trong trường hợp này, Sentinel theo lập trình giả định sẽ tìm kiếm bất cứ một tín hiệu nào từ vệ tinh, dân sự hay quân sự và đã tiếp nhận nguồn thông tin mà các kỹ sư điện tử viễn thông Iran cung cấp để hạ cánh an toàn xuống sân bay Iran.

Lần theo dấu vết này, chúng ta sẽ tìm đến một góc khuất hay nhất trong vở kịch máy bay tàng hình không người lái. Nền công nghệ của Iran hoàn toàn không có khả năng tạo ra được một hệ thống thiết bị điện tử tầm cỡ thế giới như vậy. Đương nhiên, Iran sẽ phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía bên ngoài, hoặc sự hỗ trợ tự bản thân nó tự tìm đến. Trong các bản tin về sự kiện Sentinel nhiều lần được nhắc đến tổ hợp gây nhiễu và chế áp điện tử 1L222 Avtobasa của Liên bang Nga, nhưng phải chăng chỉ có Nga tham gia vào tiến trình hạ bệ chiếc máy bay siêu hiện đại này?

Trên thực tế, 1L222 chỉ là một thành phần rất nhỏ trong hệ thống tác chiến điện tử vô cùng phức tạp. Trong thời kỳ Liên bang Xô viết, hệ thống tác chiến điện tử được nghiên cứu và triển khai không chỉ có trên đất nước Nga, mà rộng khắp trên tất cả các nước cộng hòa của Liên bang Xô viết. Sau thảm họa tan rã của CCCP, rất nhiều hệ thống tác chiến điện tử hiện đại có thể còn lại trên lãnh thổ của những quốc gia độc lập, có nhiều cơ sở nghiên cứu không còn tồn tại sau hàng chục năm sóng gió và khó khăn kinh tế, nhưng cũng có những cơ sở vẫn đứng vững, và tiếp tục hoạt động, nghiên cứu phát triển. Thực tế có nhiều các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Belarusia, nơi mà có thể được coi là đồng sự tham gia bí mật, với lý do là quan điểm đối ngoại của Phương Tây với Belarusia, cũng tương tự như Iran là những nước không thể tin tưởng. Và hoàn toàn không võ đoán, nếu như một hệ thống thiết bị hiện đại trong trường hợp cụ thể này đã tham gia bổ xung vào một hoạt động chính trị nhằm củng cố vị thế của mình cùng như là một cuộc thử nghiệm.

Tập đoàn trang thiết bị điện tử hàng đầu của Belarusia trong lĩnh vực điện tử quân sự là Trung tâm nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm "Radar” tại thành phố Minsk. Các sản phẩm của Bạch Nga tương đối rộng rãi, từ các trạm trinh sát phát hiện nguồn bức xạ radar đến các tổ hợp chế áp điện tử có khả năng gây mất truyền dẫn liên lạc từ hàng trăm nguồn phát xung khác nhau. Trong tất cả các trang thiết bị tác chiến điện tử đó, trong sự kiện Sentinel tổ hợp gây sự chú ý nhiều nhất là "Optima-3" và "Tuman."

Hai tổ hợp ày được chế tạo để chế áp hoàn toàn tín hiệu của hệ thống định vị vệ tinh GPS của Mỹ. Optima – 3 phát ra bức xạ xung hai tần số gây nhiễu có cấu trúc rất phức tạp, cho phép chế áp hoàn toàn tất cả các thành phần của tín hiệu từ vệ tinh, Nhưng cũng có thể người Iran không sử dụng Optima, do các đài chế áp điện tử của Belarusia được chế tạo rất đồng bộ và gọn, cho phép khả năng cơ động nhanh chóng từ vị trí chiến đấu này sang vị trí chiến đấu khác, loại đài chế áp này rất phù hợp cho các hoạt động chế áp vũ khí chính xác trên chiến trường ( tên lửa hành trình, máy bay không người lái tầm thấp và các thiết bị bay tàng hình khác) nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến công suất phát xung. Theo tuyên bố của các chuyên gia, Optima – 3 phát tín hiệu gây nhiễu có công suất lớn hơn 10W. Có thể nói kW lớn hơn hàng chục W, nhưng con số đã nêu không đủ mạnh để chế áp các thiết bị bay trên độ cao lớn, đồng thời tầm xa tác chiến của tín hiệu gây nhiễu chỉ đạt đến 100 km theo mặt phẳng ngang.

Tổ hợp gây nhiễu và chế áp điện tử hệ thống dẫn đường định vị vệ tinh GPS, GLONASS



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Optima - 3




Thiết bị gây nhiễu và chế áp điện tử Tuman -2

Nhưng tổ hợp Tuman có vẻ như là đài chế áp điện tử phù hợp hơn để gây nhiễu toàn bộ thiết bị định vị và dẫn đường. Hệ thống Tuman được chế tạo để chế áp hoàn toàn các tần số của hệ thống GPS và GLONASS. Đài chế áp điện tử được phát triển Tuman – 2 để chế ngự các vệ tinh điện thoại Inmarsat và Iridium. Những đặc điểm khác nhau giữa Optima và Tuman là khả năng lắp đặt trên các phương tiện mang, Optima – 3 chỉ có thế lắp đặt trên các trạm mặt đất, còn Tuman có thể lắp đặt trên máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu hoặc vận tải, cũng có thể lắp đặt trên các máy bay không người lái. Theo thiết kế, bức xạ gây nhiễu của thiết bị đặt trên phương tiện bay tương đương như bức xạ gây nhiễu của thiết bị đặt trên mặt đất. Tầm xa gây nhiễu của thiết bị cũng đạt đến 100 km. Khi công tác chuẩn bị tốt thì hiệu quả đạt được của hai loại đài phát tương đương như nhau, mặc dù có những nghi ngờ về các thông số kỹ chiến thuật của các thiết bị.

Như vậy, về hệ thống GPS định vị và dẫn đường quán tính, có thể nói đã được phân tích khá đầy đủ. Nhưng vấn đề hoàn toàn không đơn giản như vậy. Nếu như người kỹ sư ẩn danh Iran thực sự là một kỹ sư điện tử viễn thông và đã tham gia vào chiến dịch hạ chiếc RQ-170 Sentinel, vấn đề còn lại là tìm ra một hệ thống, hệ thống có khả năng đưa các thông tin giả lập về tọa độ vào máy bay không người lái. Về lý thuyết, đài gây nhiễu hoàn toàn có thể không đơn thuần chỉ phát xung gây nhiễu, mà có thể truyển tải thông tin với những thông số nhất định. Đó là về lý thuyết, còn về thực tế, giải pháp này có thể được áp dụng cho các đài phá các tần số từ hệ thống GPS hay không, hoàn toàn không có câu trả lời. Cũng có khả năng các nhà kỹ sư thành phố Minsk có thể nhìn thấy trước được vấn đề, và đã thiết lập hệ thống thu nhập và giả lập các thông số tọa độ tương tự như GPS hoặc GLOLASS hay Bắc đẩu, nhưng cố gắng giữ bí mật không công bố rộng rãi..

Như chúng ta đã thấy, các thiết bị tác chiến điện tử được sản xuất để chế áp hoặc gây nhiều hay giả lập các tín hiệu của hệ thống định vị vệ tinh không chỉ có ở Mỹ hoặc ở Liên bang Nga. Nhưng theo một nguyên nhân nào đó không thể hiểu nổi, tất cả các quân nhân và các nhà phân tích đều ngả về phía các phương tiện tác chiến của Nga. Chỉ có một tổ hợp Avtobasa cũng đã gây nhiều tiếng vang trên các phượng tiện thông tin đại chúng và tốn khá nhiều giấy mực.

Ví dụ: Nguyên đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc, ông John Bolton đã đánh giá rất cao những tính năng kỹ chiến thuật của các trang thiết bị tác chiến điện tử của nền công nghiệp quốc phòng liên bang Nga, mặc dù cách nói của ông cựu đại sứ tương đối gián tiếp – lời phát biểu của ông cựu đại sứ đại khái như sau: nếu như các phương tiện gây nhiễu tác chiến điện tử của Liên bang Nga tiếp cận Iran, thì đối với Mỹ đó là những vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Nhưng đối với các phương tiện tác chiến điện tử từ Belarusia, vì sao đó ông ta không nhắc đến, cùng có thể đơn giản là ngài cựu đại sứ không biết. Nhưng Teheran có thế biết, và không những biết, mà có thể khai thác sử dụng nó hiệu quả. Như vậy chiếc máy bay xấu số RQ-170 Sentinel của tháng 12 có thể không phải là chiếc máy bay kém may mắn đầu tiên, và cũng chẳng phải chiếc cuối cùng.

Xét trên góc độ vũ khí trang bị, đại đa số các loại máy bay không người lái và vũ khí chính xác đều dựa trên cơ sở phát xạ sóng radio để dẫn đường, định vị, xác định mục tiêu và tấn công mục tiêu, có nghĩa là phụ thuộc vào các hệ thống GPS, GLONASS hay Bắc Đẩu. Sự phát triển của hệ thống chế áp điện tử GPS giá rẻ sẽ làm thay đổi mọi quan điểm chiến tranh, khi các khí tài vũ khí trang bị có độ chính xác cao bị tách rời khỏi radar và hệ thống định vị, điều đó đồng nghĩa với tên lửa Tomahawk với giá tiền lên đến hơn 1 triệu USD và các trang thiết bị vũ khí thông minh và đắt đỏ sẽ trở thành loại vũ khí, phương tiện phi điều khiển dưới các dụng của nhiễu, chế áp điện tử và hoàn toàn bị vô hiệu hóa nếu các nước nghèo, trong các tuyến phòng thủ có được hệ thống tác chiến điện từ với các trang thiết bị rẻ tiền đến từ Minsko.

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

>> Top 10 vũ khí ấn tượng của phương Tây năm 2011


Với phương châm luôn đi trước thời đại năm 2011 tiếp tục ghi nhận những thành tựu quan trọng, xen lẫn bất ngờ trong việc phát triển các hệ thống vũ khí của phương Tây.

Tự động hóa cao, giảm phụ thuộc vào yếu tố con người là phương châm thiết kế của các hệ thống vũ khí do phương Tây sản xuất. 

Năm 2011 tiếp tục ghi nhận những thành tựu quan trọng trong việc phát triển các hệ thống vũ khí mới của phương Tây, từ những hệ thống vũ khí mang tầm chiến lược cho đến những vũ khí thông thường đều mang một phong cách mới.

1. Hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome

Ngay sau khi được triển khai hoạt động tại thành phố Beersheva hệ thống đánh chặn tên lửa và đạn pháo Iron Dome đã có màn trình diễn cực kỳ ấn tượng.

Hệ thống đã đánh chặn thành công tới 90% tên lửa và đạn pháo bắn vào thành phố, một con số quá ấn tượng đối với một hệ thống vũ khí.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống đánh chặn Iron Dome đang được rất nhiều nước quan tâm trong đó có cả Mỹ.


Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome được thiết kế để chống lại mối hiểm họa tên lửa từ dải Gaza và Lebanon. Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome là bản nâng cấp của hệ thống tên lửa phản ứng nhanh Rafael, với sự giúp đỡ thiết kế của Mỹ. Được thiết kế để đánh chặn đạn pháo và tên lửa từ khoảng cách 4-70km.

Tuy rằng, Iron Dome có đơn giá đắt khủng khiếp khoảng 50.000 USD cho mỗi quả tên lửa đánh chặn Tamir, song khả năng của hệ thống cho thấy rằng nó hoàn toàn đáng “đồng tiền bát gạo”.

Theo kế hoạch, đến năm 2013, Israel sẽ triển khai 9 hệ thống Iron Dome nhằm bảo vệ cho các thành phố trước các cuộc tấn công bằng tên lửa, đạn pháo vào Israel.

Lầu Năm Góc cũng lên kế hoạch tậu vài hệ thống này để bảo vệ các căn cứ quân sự của mình tại Iraq và Afghanistan. Sự phát triển của Iron Dome có sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ nên không có gì ngạc nhiên khi Mỹ muốn mua hệ thống này.

Ngoài ra. Ấn Độ, Singapore cũng bày tỏ sự quan tâm lớn đến hệ thống này.

2. Hệ thống tên lửa phòng không MEADS

Hệ thống này là sản phẩm hợp tác chung giữa Mỹ, Đức và Italy, được thiết kế để đối phó với các mục tiêu trên không từ máy bay đến tên lửa đạn đạo chiến thuật hay tên lửa đạn đạo liên lục địa.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không MEADS được xem là đối trọng của S-400 Triumf.


Tháng 3/2011, hệ thống MEADS đã tiến hành thử nghiệm sơ bộ tại căn cứ Pratica di Mare ở Italy . Ngày 25/11/2011, MEADS tiếp tục thử nghiệm thành công tại trường thử White Sands, bang New Mexico.

Các xe phóng của hệ thống MEADS có khả năng cơ động chiến thuật rất cao, mỗi xe phóng mang 8 tên lửa đối không. Được trang bị loại tên lửa đối không PAC-3 Missile Segment Enhancement (MSE) thế hệ mới

Tên lửa PAC-3 MSE được trang bị một động cơ mạnh hơn, tăng cường lực đẩy, vây ổn định lớn hơn, thay đổi cấu trúc khí động học để tên lửa nhanh nhẹn hơn, phần mềm kiểm soát bay mới, cảm biến tinh vi hơn, áp dụng công nghệ “hit-to-kill”(truy đuổi- đến- tiêu diệt) tiên tiến nhất thế giới.

Hệ thống dẫn đường TVM (Track-via-missile, bám theo đạn) cũng được cải tiến đáng kể. Các sửa đổi sẽ mở rộng phạm vi của tên lửa lên đến 50% so với tên lửa PAC-3 nguyên bản.

Hệ thống MEADS được đánh giá là một đối trọng đối với hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga. MEADS có khả năng bảo vệ trên một diện tích rất rộng lớn, điều đó cho phép giảm đáng kể về nhân sự và trang thiết bị phòng không, trong khi vẫn đảm bảo và duy trì năng lực tác chiến.

3. Đạn pháo có điều khiển 76mm

Các nhà phát triển vũ khí trên thế giới đã phát triển thành công các loại đạn pháo có điều khiển cỡ nòng từ 152-155mm. Tuy nhiên, năm 2011 lần đầu tiên hãng chế tạo vũ khí danh tiếng Oto Melara của Italia đã chế tạo thành công đạn pháo có điều khiển cỡ nòng 76mm

Việc phát triển đạn pháo có điều khiển mới cho phép biến đổi một loại vũ khí cổ điển thành vũ khí đa nhiệm hiện đại, cho phép tham chiến với nhiều mục tiêu trên mặt nước, đất liền, trên không và chi viện hỏa lực như kiểu pháo binh truyền thống.

Đạn pháo có điều khiển mới cho phép tăng tầm bắn lên đến 40km gấp đôi so với đạn pháo thông thường. Đạn pháo được dẫn hướng kết hợp quán tính và GPS, sự ra đời của đạn pháo có điều khiển đang mang lại sự hồi sinh cho pháo binh trong chiến tranh hiện đại.

4. Hệ thống dẫn hướng laser bán chủ động Talon

Tuy đây không phải là một hệ thống vũ khí mới nhưng sự ra đời của hệ thống dẫn hướng laser bán chủ động Talon đã tạo ra năng lực tác chiến mới cho các loại rocket không điều khiển.

Quan trọng hơn cả, hệ thống này đã giải quyết được bài toán tiết kiệm chi phí song vẫn đảm bảo được năng lực tác chiến, đây là yếu tố quan trọng khi áp lực cắt giảm ngân sách ngày càng đè nặng các quốc gia phương Tây.

Talon là một hệ thống dẫn hướng laser bán chủ động chi phí thấp, hệ thống dẫn hướng này có thể kết nối trực tiếp vào phía trước của các tên lửa không điều khiển 70 mm đang có rất nhiều trong kho của Mỹ và các đồng minh.

Talon được thiết kế để lấp đầy khoảng trống giữa tên lửa không có điều khiển và tên lửa chống tăng hạng nặng.

Các tên lửa không điều khiển sau khi được trang bị bộ dẫn hướng laser bán chủ động này có thể tấn công các mục tiêu với xác suất không hề thua kém các tên lửa có điều khiển.

Talon hoàn toàn tương thích với các định dạng laser đang được sử dụng trong không quân và lục quân. Hệ thống có khả năng sử dụng mà không đòi hỏi phải sửa đổi để phóng các tên lửa hiện có trong kho.

5. Áo choàng tàng hình cho xe tăng

Tàng hình đang trở thành một xu hướng chủ đạo trong thiết kế vũ khí của các nước trên thế giới. Các nhà thiết kế gần như tìm đủ mọi cách để cho các hệ thống vũ khí của mình trở nên vô hình trước các loại khí tài trinh sát.

http://nghiadx.blogspot.com
Với Adaptiv những chiếc xe tăng Anh sẽ trở nên vô hình với các khí tài trinh sát ảnh nhiệt.


Ngay cả xe tăng các nhà thiết kế cũng tìm cách để cho nó có khả năng tàng hình. Hãng BAE System của Anh đã phát triển thành công một loại áo choàng tàng hình cho phép xe tăng hòa lẫn vào môi trường xung quanh.

Áo choàng tàng hình này có tên gọi là Adaptiv, lớp áo này có thể làm việc ở tần số tia hồng ngoại và nhiều tần số khác.

Hệ thống này kết hợp các tấm kim loại hình lục giác có trọng lượng nhẹ, được thiết kế để thay đổi nhiệt độ rất nhanh chóng tạo ra một mô hình nhiệt tối ưu pha trộn với môi trường xung quanh. Ngoài ra, nó có thể bắt chước một chiếc xe khác hoặc hiển thị các thẻ nhận dạng, giảm nguy cơ bắn nhầm.

Với áo choàng này, tương lai các xe tăng chiến đấu của Anh sẽ trở nên vô hình trước loại khí tải ảnh nhiệt, mang lại lợi thế lớn trong tác chiến, các xe tăng được trang bị loại áo choàng này có khả năng tung ra đòn tấn công trước khi bị đối phương phát hiện.

6. Vũ khí chùm laser điện tử

Tháng 2/2011, Raytheon giới thiệu chương trình phát triển vũ khí chùm laser điện tử FEL được dự định trở thành lá chắn chủ chốt trên chiến hạm của Hải quân Mỹ.

Chùm tia laser điện tử có bản chất là một chùm electron được gia tốc tới gần tốc độ ánh sáng, khi đi qua một bộ dao động từ trường ngang.

Cơ chế hủy diệt của chùm tia FEL là sự kết hợp giữa cường độ ánh sáng với khả năng bắn phá của electron nhằm phá hủy mục tiêu. Thời gian để phá hủy mục tiêu cũng nhanh hơn thông qua việc điều chỉnh cường độ của chùm tia laser điện tử.

Ứng dụng các thành tựu của các kim phun điện tử mới, làm cho chùm tia điện tử được duy trì trong thời gian lâu hơn, đồng nghĩa với cường độ của chùm tia laser điện tử sẽ mạnh hơn. Thời gian ngắt quãng giữa hai lần bắn cũng ngắn hơn so với laser thông thường.

Tuy hệ thống đang ở giai đoạn thử nghiệm, nhưng đây là một cột mốc quan trọng trong việc tạo ra một siêu vũ khí mới đủ khả năng tiêu diệt mọi tên lửa chống hạm nhắm vào tàu chiến Mỹ.

7. Siêu tàu khu trục F-125 của Đức

Vốn có thế mạnh trọng việc phát triển các loại tàu ngầm, song Đức vẫn cho thấy họ có đủ khả năng để chế tạo các tàu khu trục đẳng cấp thế giới.

Tháng 5/2011 nhà máy đóng tàu Blohm Voss đã tiến hành khởi công đóng mới siêu tàu khu trục tàng hình đa chức năng F-125.

Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng cho chương trình đóng mới tàu khu trục đa chức năng đầy tham vọng của Hải quân Đức. Dự kiến, F-125 sẽ được hoàn thành và bàn giao cho Hải quân Đức trong năm 2016.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục F-125 sẽ là đỉnh cao mới trong làng đóng tàu thế giới.


F-125 là loại tàu khu trục được thiết kế để triển khai hoạt động trên toàn thế giới, có thể hoạt động trong vòng 2 năm trước khi trở về căn cứ, tàu có 2 thủy thủ đoàn khác nhau để thay đổi trong vòng 4 tháng mỗi lần.

Tàu khu trục F-125 được thiết kế theo công nghệ hiện đại, làm tăng khả năng tàng hình cho dù tải trọng tương đối lớn. Tàu được trang bị hệ thống vũ khí đầy uy lực với pháo hạm 127mm cải tiến, 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, 2 hệ thống tên lửa đối không RIM-116 cùng với 10 súng máy phòng không 12,7mm được điều khiển tự động.

Hệ thống điện tử trên tàu được đánh giá hàng đầu tại châu Âu, nổi bật là radar quét mạng pha điện tử TRS-4D, đây được xem là một trong những radar đi tiên phong ứng dụng công nghệ E Scan tại châu Âu.

8. Hệ thống số hóa FELIN cho bộ binh

Tháng 2/2011, Pháp trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên có đơn vị bộ binh được số hóa hoàn toàn với hệ thống FELIN.

FELIN là một module chiến đấu bộ binh tích hợp bao gồm: Một súng trường tấn công cải tiến FAMAS, một camera tích hợp kính ngắm quang điện tử không dây, một mũ bảo hiểm tích hợp thiết bị quan sát ảnh nhiệt, thiết bị đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser, hệ thống định vị toàn cầu GPS, màn hình số cầm tay, radio liên lạc, bộ vi xử lý trung tâm PEP, pin nhiên liệu, quần áo chống đạn tích hợp. Tất cả được kết nối với nhau thông qua mạng cục bộ không dây.

http://nghiadx.blogspot.com
FELIN mở đường cho cuộc cách mạng số hóa bộ binh trong tương lai.


Với các thiết bị điện tử tích hợp, FELIN cung cấp một năng lực tác chiến hoàn toàn mới, đặc biệt trong điều kiện tác chiến đô thị, các hoạt động chống khủng bố, giải cứu con tin, đột nhập các cơ sở, căn cứ quan trọng của đối phương.

FELIN không bị hạn chế về khả năng quan sát bất cứ ngày đêm hay trong các điều kiện bị che khuất bởi các bức tường, hay các vật cản khác.

Với sự trợ giúp của thiết quan sát mục tiêu ảnh nhiệt, thiết bị đo xa kiêm chỉ thị mục tiêu laser. Súng trường FAMAS có khả năng mở rộng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 400-600m trong điều kiện đêm tối, trên 1.000m trong điều kiện ban ngày. Hiệu quả tiệu diệt mục tiệu đạt 100% ở cự ly 400m, 70% ở cự ly 600m.

Ngay sau khi được trình làng, hệ thống FELIN đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của quân đội nhiều nước trên thế giới. FELIN là sản phẩm của Tập đoàn An Ninh và Quốc phòng Sagem, Pháp. 9. Trực thăng bí ẩn

Chiến dịch tiêu diệt bin Laden có lẽ đã trở nên hoàn hảo hơn nếu không có 1 trong 4 chiếc trực thăng tham gia chiến dịch bị rơi, mặc dù lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã phá hủy chiếc trực thăng, song những gì còn lại của nó cũng khiến cả thế giới phải tò mò

Cho dù bin Laden đã bị tiêu diệt, song báo chí thế giới đã tốn không ít giấy mực để tìm hiểu về chiếc trực thăng bí ẩn bị rơi trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng này.

Danh tín của chiếc trực thăng này đến này vẫn không được công bố, một số cho rằng nó là một biến thể của trực thăng MH-60 Black Hawk nhưng nếu đem so với những chiếc Black Hawk vẫn được quân đội Mỹ sử dụng hoàn toàn không giống nhau.

Phần còn lại của chiếc trực thăng không phù hợp với bất kỳ loại trực thăng nào từng được biết đến. Điều đó cho thấy rằng Lầu Năm Góc có rất nhiều chương trình phát triển vũ khí chưa bao giờ được công bố.

h Những hệ thống vũ khí bí mật này chỉ được sử dụng cho những chiến dịch đặc biệt, thông tin về chúng chỉ được tiết lộ nếu không may gặp sự cố.

10- UAV RQ-170 Sentinel

Nếu không gặp sự cố và rơi xuống lãnh thổ Iran, Sentinel vẫn là một ẩn số đối với thế giới. Sự phát triển của loại siêu UAV này chỉ được nghe loáng thoáng qua các chuyến bay thử nghiệm hồi năm 2009.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ đang đau đầu với chiếc RQ-170 đang nằm trong tay Iran.


Với chính sách bảo mật thông tin chặt chẻ, mọi thứ liên quan đến chương trình phát triển siêu UAV nhanh chóng rơi vào quên lãng. Tuy nhiên, ngày 8/12 mọi sự chú ý trên thế giới đổ dồn về Iran khi quốc gia này công bố đoạn video về một loại UAV được cho là RQ-170 bị họ bắt giữ

RQ-170 Sentinel được thiết kế là một loại UAV do thám tàng hình cao cấp, nhiều khả năng nó sẽ được vũ trang để thực hiện các phi vụ tấn công bí mật. Chiếc Sentinel được trang bị các công nghệ điện tử hàng không hiện đại bậc nhất thế giới.

Thông số kỹ thuật của Sentinel vẫn là một ẩn số, song chiếc UAV này đang thu hút sự chú ý đặc biệt của thế giới. Trong khi đó Mỹ đang lo ngại những công nghệ tối tân của mình bị tiết lộ, những quốc gia thân thiện với Iran đang mong muốn được “chiêm ngưỡng” siêu phẩm của nền khoa học công nghệ Mỹ.

Sự kiện RQ-170 khiến thế giới tiếp tục phải sửng sốt trước sự phát triển của các hệ thống vũ khí Mỹ. Còn bao nhiêu hệ thống vũ khí bí ẩn khác nữa đang được Mỹ phát triển? Đến bao giờ những hệ thống vũ khí này mới được công bố nếu nó không gặp sự cố và rơi xuống.

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

>> Lực lượng tác chiến điện tử Iran


Iran tuyên bố bắt sống RQ-170 Sentinel bằng tác chiến điện tử vậy năng lực tác chiến điện tử của quốc gia này đến đâu?


Tự phát triển các hệ thống tác chiến điện tử 


Trước ngày 8/12/2011, thế giới dường như chỉ quan tâm tới chương trình phát triển hạt nhân và các tên lửa đạn đạo của Iran. Thế nhưng sau vụ "ép hạ cánh" RQ-170 Sentinel, dư luận thêm một lý do nữa để nhìn quốc gia Hồi giáo này với con mắt tò mò. Đáng chú ý hơn cả, Iran tuyên bố, họ đã bắt chiếc Sentinel hạ cánh bằng tác chiến điện tử, điều mà thế giới còn nghi ngờ khả năng của nước này. Nếu đúng như vậy, những thiết bị nào trong biên chế lực lượng vũ trang Iran đã lập nên thành tích trên?



http://nghiadx.blogspot.com
Tư lệnh Lực lượng Không gian Vũ trụ Iran Amir-Ali Hajizadeh đang được các kỹ sư giới thiệu về hệ thống tác chiến điện tử do họ thiết kế. Ảnh:FARS
Theo thông tin mới nhất, Iran tự phát triển 3 hệ thống tác chiến điện tử khác nhau, bao gồm một hệ thống tác chiến điện tử EW, một hệ thống mô phỏng tín hiệu radar RST và một hệ thống gây nhiễu tín hiệu vệ tinh. Tất cả các thiết bị này đều được phát triển bởi các kỹ sư Iran.

Farzad Ismaili, người chỉ huy căn cứ quân sự Khatam-ol-Anbiya cho biết, tác chiến điện tử là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất đối với hệ thống phòng không của Iran.

http://nghiadx.blogspot.com
Một nguồn tin quân sự gần đây cho biết, Nga đã chuyển giao cho Iran một hệ thống tác chiến điện tử di động 1L222 Avtobaza. Đây là một hệ thống gây nhiễu tự động trên nhiều loại tín hiệu phát xạ khác nhau.


1L222 Avtobaza có tầm hoạt động tối đa là 150km, độ cao tối đa là 30km, hệ thống có khả năng dò tìm tín hiệu trong dãi tần từ 8-17.5Mhz. Hệ thống có khả năng quản lý trên 60 mục tiêu.

Tuy nhiên, việc hệ thống 1L222 Avtobaza có thể “ép” Sentinel hạ cánh vẫn đặt ra dấu hỏi lớn. Bởi từ góc độ tác chiến và kháng nhiễu điện tử, Mỹ vẫn nghiễm nhiên được coi là quốc gia số một thế giới.

Hệ thống này có khả năng gây nhiễu tín hiệu vệ tinh, mô phỏng tín hiệu của các loại sóng radar từ trạm điều khiển mặt đất, gây nhiễu loạn hệ thống điều khiển và dẫn đường của đối phương.

Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng chống lại các hệ thống tác chiến điện tử của đối phương, đảm bảo cho các khí tài của lực lượng vũ trang Iran hoạt động tốt trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.

Hệ thống này cũng được triển khai trên một số tàu chiến của Hải quân Iran nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu và phòng thủ. Thông số kỹ thuật của các hệ thống này hầu như không được công bố, điều đó khiến năng lực của hệ thống này trở thanh một ẩn số lớn.

Nếu nhìn vào số trang bị khí tài cho nhiệm vụ tác chiến điện tử mà Iran đang sở hữu, việc “ép” RQ-170 hạ cánh bằng tác chiến điện tử xem chừng là điều không tưởng và chưa từng có tiền lệ trên thế giới.

Trong chiến tranh Iraq 2003, Quân đội của chế độ Sadam Hussien sử dụng khá nhiều thiết bị gây nhiễu GPS làm chệch hướng nhiều tên lửa của Mỹ.

Tuy nhiên, đối với một UAV cao cấp như RQ-170 Sentinel việc gây nhiễu là một công việc khó khăn đừng nói đến việc chiếm quyền điều khiển. Bởi theo công bố của nhà sản xuất Lockheed Martin, RQ-170 được thiết kế để hoạt động ở hai chế độ khác nhau, hoặc được điều khiển bằng tay từ trạm mặt đất, hoặc chế độ tự động. Ngoài ra, việc dò tìm tần số điều khiển của hệ thống UAV không hề đơn giản, các trường truyền tín hiệu an toàn của Mỹ luôn được mã hóa để tăng cường bảo mật.

http://nghiadx.blogspot.com
Những hệ thống tác chiến điện tử này có thể "ép" Sentinel hạ cánh? Ảnh: FARS
Điều này dẫn đến hai nhận định.

Thứ nhất, chiếc Sentinel đã gặp trục trặc kỹ thuật và hạ cánh trong lãnh thổ Iran, nghĩa là Iran đã hoàn toàn "ăn may".

Nhưng cũng cần nhớ rằng, Iran được Mỹ "vinh danh" là một trong số các quốc gia thực hiện tấn công mạng nhắm vào Mỹ nhiều nhất. Điều này có thể là cơ sở quan trọng cho việc thu thập các thông tin tình báo liên quan đến các hệ thống UAV của Mỹ cũng như cách xâm nhập hệ thống này. Do đó, nhận định thứ hai là Iran đã có khả năng can thiệp vào hệ thống điều khiển tự động của Sentinel và buộc nó phải "hạ cánh".

Mấu chốt của vấn đề ở khoảng thời gian thu hồi và trưng bày UAV. Nếu Iran điều khiển RQ-170 hạ cánh nguyên vẹn, họ sẽ biết nó ở khu vực nào và nhanh chóng "lôi" nó về nhưng phải mấy ngày sau các tuyên bố qua lại, Iran mới đưa chiếc Sentinel này lên truyền hình. Tại sao lại lâu đến vậy? Là do yếu tố tuyên truyền hay UAV này hạ cánh với những hư tổn nhất định, cần phải sửa chữa trước khi được trưng ra?

Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là: Iran đã phát hiện sự xâm nhập của UAV tàng hình được cho là hiện đại và bí ẩn nhất của Quân đội Mỹ.

Nhận định của các chuyên gia Mỹ:

John E. Pike, giám đốc tạp chí GlobalSecurity nói với CNN rằng những hình ảnh mà ông nhìn thấy từ đoạn video do Iran công bố không phải là cách mà ông mong chờ để xem xét một vụ tai nạn.

Bill Sweetman, một chuyên gia hàng không quân sự nhận định, ông tin rằng chiếc UAV trong đoạn video là có thật. Tuy nhiên, ông loại trừ khả năng chiếc RQ-170 bị bắn hạ hay bị đột nhập vào hệ thống bởi lực lượng vũ trang Iran. Ông cho rằng, lỗi hệ thống chính là nguyên nhân dẫn đến chiếc Sentinel bị rơi.

Chiếc máy bay còn khá nguyên vẹn do nó đã cố hạ cánh theo lập trình từ trước, chiếc RQ-170 đã hạ cánh theo kiểu “chiếc lá rơi” kết quả là phần bụng máy bay sẽ bị thiệt hại nhiều nhất, các phần còn lại không bị ảnh hưởng nhiều. Lý lẽ này được củng cố bởi truyền hình Iran đã che chắn phần bụng UAV bằng những khẩu hiệu chống Mỹ.

Ngày 13/12, chủ tịch Ủy ban Hạ nghị sĩ Mỹ Mike Rogers tuyên bố, máy bay do thám của Mỹ không bị bắt bởi lực lượng vũ trang Iran, ông nói “Tôi hài lòng trong trường hợp này không có thế lực bên ngoài đã ép máy bay Mỹ rơi xuống. Tôi sẽ nói một cách không do dự rằng, máy bay rơi hoàn toàn là do lỗi kỹ thuật”

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng, dù Iran không thể ép Sentinel hạ cánh nhưng Mỹ cần phải cảnh giác về các cuộc tấn công trong không gian điều khiển học tương lai, cả trong tác chiến điện tử lẫn chiến tranh mạng. “Bất cứ lúc nào các quốc gia có ý đồ xấu đối với Mỹ mà sở hữu các công nghệ tiên tiến của chúng tôi, đó là một ngày tồi tệ đối với Mỹ”.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

>> Iran, máy bay do thám và cuộc chiến tình báo



Tờ Foreign Policy (Mỹ) cho rằng việc mất một chiếc máy bay do thám vào tay Iran không đáng phải làm rùm beng lên như thế. Cũng như chiếc U-2 từng mất ở Liên Xô cách đây 60 năm, tờ báo này bình luận để có được các thông tin tình báo thuộc loại ưu tiên hàng đầu về Iran, Mỹ không tiếc gì chiếc RQ-170 Sentinel, thậm chí cả những chiếc máy bay đời tối tân hơn thế.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc may bay do thám của Mỹ RQ-170 Sentinel rơi vào tay Iran

Đôi khi, tất cả những gì thuộc về các cuộc chiến tình báo lại thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.
Vào ngày 1/5/1960, một máy bay do thám của Mỹ là U-2 đã bị tên lửa đất đối không SA-2 của Liên Xô hạ gục tại vùng Sverdlovsk. Sứ mệnh của chiếc U-2 (với mật danh là Chiến dịch Gland Slam) là ghi lại hình ảnh các khu vực tên lửa đạn đạo của Liên Xô để lấp khoảng trống thông tin về tên lửa vốn đang gây tranh cãi nảy lửa tại Washington lúc đó.

Mặc dù Grand Slam là máy bay có năng lực thâm nhập sâu thế hệ thứ 24 của Mỹ có mặt trên đất Liên Xô trong suốt 4 năm, và các nhà phân tích của cơ quan tình báo Mỹ là CIA đã được cảnh báo về những cải tiến trong hệ thống rađa phòng không và tên lửa của Liên Xô, cú liều đó của Mỹ cũng đáng đồng tiền bát gạo.

Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Christian Herter đã biện hộ với Tổng thống Dwight Eisenhower để thu hồi lại các máy bay U-2 như sau: "Các mục tiêu tình báo có giá trị còn hơn cả nguy cơ bị tóm".

Phải chăng lịch sử đang lặp lại? Mới đây, đài truyền hình Iran đã phát cảnh hai người đàn ông trong trang phục quân sự đang sờ vào chiếc máy bay cánh cụp mà hãng này cho rằng đó là chiếc máy bay không người lái RQ-170 Sentinel.

Một quan chức Mỹ giấu tên đã nói với "tin tưởng cao độ" rằng chiếc máy bay do thám trong clip đó chính là chiếc Sentinel đã mất tích khi thâm nhập vào lãnh thổ Iran. (Chỉ vài ngày trước đó, một quan chức cấp cao đã tuyên bố: 'Người Iran chỉ có một đống sắt vụn và họ đang cố tìm hiểu những gì mà họ có').

Một số quan chức khác đều đã biết rằng chiếc máy bay do thám đó là dưới sự kiểm soát của CIA trong một sứ mệnh thu thập thông tin tình báo trên đất Iran.

Một điều dễ hiểu là một sự việc xảy ra, cùng với dòng tiêu đề bao gồm các từ khóa như "Iran", "máy bay do thám", và "hạt nhân" lại thu hút sự quan tâm lớn đến thế. Tuy nhiên, với tất cả dung lượng trên máy tính cũng như mực in trên báo giấy nhằm thảo luận về việc hạ chiếc Sentinel, điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên cũng như nói lên điều gì đặc biệt.

Cũng đúng như những gì xảy ra năm 1960, cái giá của việc do thám Iran còn lớn hơn nhiều so với việc chương trình này đang bị bại lộ, hoặc chỉ là việc mất một chiếc máy bay không người lái. Và nó cũng là những gì mà người Mỹ đã phải nghĩ đến từ khoản chi 55 tỉ USD vào năm ngoái cho chương trình tình báo quốc gia. Để hiểu tại sao việc hạ chiếc máy bay này lại là một sự việc "thường thôi", cần phải hiểu rõ quy trình hàng ngày của Cộng đồng Tình báo Mỹ (IC).


http://nghiadx.blogspot.com
RQ-170 Sentinel

Đây là cách thức hoạt động của bộ máy. Các nhà hoạch định chính sách cấp cao đưa ra hướng dẫn nhiệm vụ cho IC thông qua Khuôn khổ các Ưu tiên Thông tin Tình báo (NIPF) - "một cơ chế độc lập để thiết lập các ưu tiên tình báo quốc gia", theo chỉ đạo của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI). NIPF phối hợp với ODNI, và cho ra kết quả trong một ma trận các ưu tiên thông tin tình báo của các nhà hoạch định chính sách dựa trên các chủ đề tập hợp từ các cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia và các cuộc thảo luận với quan chức nội các.
NIPF được cập nhật 6 tháng một lần và do tổng thống ký phê duyệt. Ma trận này bao gồm khoảng hơn 30 vấn đề lo ngại để thu thập thông tin, xếp theo dải hàng ngang, chạy từ mức A (quan trọng nhất) sang mức C (ít quan trọng nhất) với khoảng 180 quốc gia và các nhóm phi quốc gia liệt kê theo hàng dọc. Cuối cùng, ma trận này được ký hiệu bằng màu dựa trên mức độ ưu tiên hiện thời. Sau khi xếp hạng, ma trận này được chuyển ngữ sang chỉ dẫn đặc biệt từ DNI sang các nhà quản lý cấp cao của IC để định rõ vị trí thu thập thông tin và các nguồn lực phân tích.

Mặc dù NIPF được xếp vào hạng "hạn chế phổ biến", nhưng có lẽ là không còn mục tiêu thông tin tình báo nào có ưu tiên cao hơn chương trình hạt nhân của Iran, các khu vực tên lửa đạn đạo, và hệ thống phòng không.

Dựa trên những gì mà Sentinel thực thi trong sứ mệnh của CIA, chắc chắn là có các bản ghi nhớ của tổng thống về việc thông báo cho phép hợp thức hóa việc bí mật thu thập thông tin tình báo về Iran. Hơn nữa, nhất định là các ủy ban tình báo của Thượng và Hạ viện đều được báo cáo thường xuyên và rõ ràng về việc CIA sử dụng Sentinel để do thám Iran.

Kể từ khi Iran trở thành ưu tiên thu thập thông tin tình báo quan trọng bậc nhất, điều đó chỉ khiến Mỹ thấy cần phải đưa vào sử dụng các tiềm lực tân tiến nhất của mình, cũng như là lúc họ sử dụng máy bay do thám U-2 nửa thế kỷ trước. Các phương tiện thông tin đưa tin về việc Mỹ đã sử dụng rất nhiều loại máy bay do thám với các nhiệm vụ khác nhau tại Iran từ tháng 4/2004. Iran từng tưởng nhiều máy bay đó là các vật thể không xác định ngoài trái đất.

Năm sau đó, Iran đã phản đối các máy bay do thám của Mỹ thông qua kênh ngoại giao là Thụy Sĩ, và qua thư từ cho Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, yêu cầu "chấm dứt các hoạt động phi pháp đó". Bản thân máy bay do thám RQ-170 Sentinel đã chụp lại những bức hình sau đó được công bố vào năm 2007. Theo hãng tin AP, RQ-170 Sentinel đã bay trên khắp không phận Afghanistan qua Iran "trong nhiều năm". (Iran cũng cử máy bay do thám tới Mỹ để theo dõi các cơ sở quân sự, như đã chứng minh trong video về tàu USS Ronald Reagan).

Chiếc RQ-170 Sentinel chỉ là một trong số rất nhiều máy bay do thám tại Iran đã rơi vào tay của người Iran, và việc này phía Mỹ cũng đã lường trước. Một cựu quan chức Mỹ bình luận: "Việc liệu có mất một chiếc máy bay do thám không thành vấn đề, mà vấn đề là khi nào".

Có thể thấy RQ-170 Sentinel có bốn ưu tiên thu thập thông tin như sau: 1) Địa điểm và các hoạt động của các khu vực hạt nhân đã biết hoặc đang tình nghi; 2) Địa điểm và hoạt động của các cơ sở sản xuất tên lửa đạn đạo và các thử nghiệm tầm xa; 3) Địa điểm và các trại huấn luyện các nhóm tình nghi; 4) Địa điểm và đặc điểm công nghệ của hệ thống phòng không kết hợp của Iran.

Về việc chiếc RQ-170 Sentinel rơi vào tay Iran, Mỹ lo ngại nhất là khả năng Iran sẽ chuyển lại chiếc máy bay này cho các nước khác. Hãng thông tấn Mehr đưa tin rằng "các quan chức Nga và Trung Quốc đã ngỏ ý muốn kiểm tra chiếc máy bay do thám của Mỹ". Viễn cảnh này có vẻ gần giống như vụ việc trước đó. Năm 1998, có tin cho rằng các quan chức Trung Quốc đã có chuyến thăm tới Khost (Afghanistan) để mua tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp còn nguyên si của Mỹ là Tomahawk. Tên lửa này đã không phát nổ trong một cuộc tấn công vào hang ổ của trùm khủng bố Osama bin Laden.

Khi chiếc U-2 yểu mệnh bị hạ trên đất Liên Xô, chiếc A-12 OXCART tối tân hơn đã ra đời để thay thế, do đó, U-2 không phải là thiệt hại quá lớn. Tương tự vậy, mất chiếc Sentinel chỉ là một bước lùi tạm thời. Như tạp chí Aviation Week đưa tin, hệ thống cảm biến của Sentinel đã bị cho là lỗi thời. Một hệ thống cảm biến mạnh hơn sẽ được trang bị cho các phiên bản tân tiến hơn của RQ-170 Sentinel. Khi nào mà những chiếc máy bay do thám tân tiến đó không may rơi trên đất Iran hoặc các đối thủ khác, mọi người hẳn sẽ ngạc nhiên và cũng không cần thiết phải cảnh báo rùm beng như thế.

(Vietnamnet)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang