Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: UAV Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn UAV Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn UAV Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

>> MQ-4C Triton thay thế MQ-4 Global Hawk

Sự ra đời của biến thể MQ-4C Triton dành cho Hải quân Mỹ sẽ làm thay đổi phương thức tác chiến trên biển Thái Bình Dương trong những thập kỷ tới.

>> Mỹ phát triển UAV tiến công trên hạm
>> “Chim Lửa” lên tàu khu trục


Sau nhiều năm làm việc, mới đây, Northrop Grumman đã ra mắt một biến thể máy bay không người lái MQ-4C Triton dành cho Hải quân Mỹ với nhiều điểm đáng lưu ý.

MQ-4C Triton đã sẵn sàng cho các chuyến bay thử nghiệm trong thời gian tới với một số điểm khác biệt so với nguyên mẫu MQ-4 Global Hawk.

Tính năng cao cấp

UAV MQ-4C Triton được trang bị module cảm biến chủ động đa chức năng (Multi-Function Active Sensor - MFAS) có khả năng quét 360 độ đối với các khu vực phía dưới, cho phép phát hiện mọi thứ trên mặt biển trong phạm vi phát hiện của nó.

Ngoài MFAS, MQ-4C cũng được trang bị radar phòng thủ giúp nó cảm nhận và tránh vật thể, một thành phần rất quan trọng bảo đảm một UAV hoạt động trong không gian cùng với các máy bay có người lái.

Ngoài ra, MQ-4C Triton được tích hợp hệ thống nhận dạng mục tiêu tự động, giúp nó phân loại được các loại tàu chiến khác nhau. Đây là đặc điểm quan trọng giúp MQ-4C Trition trở thành trụ cột về khả năng do thám trên biển của họ từ 2015, theo Hải quân Mỹ. Với khả năng tuyệt vời này, việc giám sát và theo dõi các tàu nổi trên biển sẽ trở nên dễ dàng hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
UAV do thám tiên tiến MQ-4C Triton được Northrop Grumman ra mắt hôm 16/6. MQ-4C cũng có thể bay liên tục trong thời gian dài hơn 24 giờ, ở độ cao khoảng 18,3 km. Khả năng hạ độ cao xuống thấp theo chiều thẳng đứng cũng giúp nó nhanh chóng chụp được những hình ảnh về tàu chiến đối phương.

Ngoài việc được sử dụng cho các nhiệm vụ trinh sát, MQ-4C cũng có thể được dùng để chống cướp biển, buôn lậu, vi phạm đánh bắt thủy hải sản và tội phạm có tổ chức.

MQ-4C Triton về cơ bản vẫn sử dụng thiết kế của Global Hawk, chỉ có các cải tiến như tăng cường sức chịu đựng của khung thân, chống đóng băng khi hoạt động ở các vùng khí hậu lạnh, cải tiến hệ thống bảo vệ chống sét... Máy bay có chiều dài 15,24m, sải cánh hơn 39,6 m) - không khác nhiều so với nguyê mẫu Global Hawk.

Dù Triton dựa trên thiết kế cải tiến của MQ-4 Global Hawk, nhưng công ty Northrop và Hải quân Mỹ có nhiều lý do để nhấn mạnh sự khác biệt giữa chúng.

Nền tảng Global Hawk của Không quân Mỹ đã gặp phải một số lời chỉ trích về độ uy tín trong vài năm qua. Đầu tiên là máy bay Global Hawk Block 30 được cho là để thay thế cho loại máy bay gián điệp có người lái U-2, nhưng sau đó đã bị loại bỏ do chi phí leo thang.

Lầu Năm Góc muốn hủy chương trình này và tiếp tục duy trì hoạt động của các máy bay U-2. Sau đó là một vụ tai nạn xảy ra hồi đầu tháng 6/2012 khi một chiếc Global Hawk bị rơi ở Maryland.

Nguyên nhân tai nạn sau đó vẫn chưa thể xác định được, nhưng công ty Northrop đã thực hiện một nỗ lực đặc biệt để nhấn mạnh số phận của dòng máy bay này, đó chính là khả năng tiết kiệm chi phí khi vận hành, hiệu quả hoạt động, giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ và khả năng giám sát vượt trội của phiên bản mới MQ-4C Triton.

http://nghiadx.blogspot.com
MQ-4C Triton nổi bật ở khả năng giám sát phát hiện và phân loại mục tiêu từ trên cao với hệ thống cảm biến đa năng 360 độ tinh vi. Với sự ra đời của loại UAV này, Hải quân Mỹ đang hy vọng đây sẽ là thứ vũ khí làm thay đổi khả đáng kể khả năng tác chiến trên biển Thái Bình Dương trong những thập kỷ tới. Theo Aviation Week, chiếc MQ-4C được nhà sản xuất cung cấp cho Hải quân Mỹ để bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên ở căn cứ không quân Edwards, California và sau đó là tại Patuxent River, vùng Maryland.

Sẵn sàng trên Thái Bình Dương

Các máy bay không người lái mới được thiết kế dựa trên loại Global Hawk của Northrop sẽ sớm tuần tra trên đại dương cùng với các máy bay do thám Hải quân như P-3 Orion để tăng cường đáng kể sức mạnh cho các Quân đội Mỹ.

Theo nhiều nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, tới cuối năm 2013 Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu xây dựng căn cứ đồn trú cho máy bay MQ-4C Triton tại căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam và dự kiến sẽ di chuyển các UAV này tới đây để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho hải quân sau năm 2016. Điều này sẽ tăng đáng kể khả năng giám sát và ứng phó với Quân đội Trung Quốc, vốn đang đẩy mạnh các hoạt động trên biển.

Rõ ràng, việc xây dựng căn cứ cho các UAV do thám tiên tiến này của Hải quân Mỹ trên đảo Guam là động thái cho thấy sự dịch chuyển quân sự chiến lược của Quân đội Mỹ về Thái Bình Dương.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

>> “Chim Lửa” lên tàu khu trục

Mới đây, Hải quân Mỹ đã bắt đầu trang bị các UAV trên tàu khu trục để nâng cao khả năng giám sát trên biển.

>> UAV Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
>> Mỹ phát triển UAV tiến công trên hạm



http://nghiadx.blogspot.com
UAV Fire Scout


Bốn chiếc máy bay không người lái “Chim Lửa” Fire Scout cùng với các máy bay trực thăng thuộc phi đội trực thăng chống ngầm hạng nhẹ (HSL) 42 mới được triển khai trên tàu khu trục USS Klakring (FFG-42) để hỗ trợ các hoạt động ngoài khơi vùng Sừng châu Phi.

Với một con số kỷ lục của các UAV MQ-8B Fire Scout trên tàu khu trục tên lửa dẫn đường, mục tiêu của Hải quân là kéo dài thời gian bay lên đến 12 giờ một ngày và làm tăng đáng kể thời gian cung cấp thông tin tình báo, giám sát và trinh sát để hỗ trợ các binh sĩ.

"Với việc triển khai các UAV, chúng tôi đã có khả năng giám sát và trinh sát hàng hải tốt hơn. Hơn nữa nhiều kinh nghiệm được tích lũy trong mỗi lần thử nghiệm và sẽ được cải tiến cho các hoạt động trong tương lai," Đại úy Patrick Smith, quản lý chương trình Fire Scout tại sông Pax cho biết.

Các trực thăng thuộc phi đội HSL 42 và MQ-8B cũng đã được trang bị trên các tàu sân bay USS McInerney từ năm 2008. Tàu FFG-42 được trang bị với 4 chiếc UAV Fire Scout đầu tiên trong chương trình triển khai Fire Scout trên các tàu khu trục.

Năm ngoái, phi đội HSL 42 được triển khai với hai chiếc UAV Fire Scout và một máy bay trực thăng H-60 trên tàu khu trục USS Halyburton (FFG-40). Trong quá trình triển khai này, các máy bay đã hoạt động trên 1.000 giờ bay. Trong đó các UAV Fire Scout đã thực hiện 438 giờ bay và vượt qua các giới hạn về độ cao và độ bền.


http://nghiadx.blogspot.com
UAV Fire Scout

"Đây là chương trình triển khai HSL-42, những thứ đã trở nên rất quen thuộc với hệ thống thứ ba của chúng tôi", Smith nói. "Bây giờ chúng tôi có thể điều khiển hai chiếc Fire Scout đồng thời trong quá trình hoạt động, cho phép chỉ huy của con tàu có thể quan sát liên tục vào một mục tiêu."

“Khi trang bị các máy bay không người lái hoạt động kép trên tàu, chúng tôi sẽ có khả năng cung cấp một khả năng giám sát hàng hải lớn hơn bao giờ hết," Smith cho biết thêm.

Hiện tại, Mỹ cũng đã triển khai các trực thăng không người lái MQ-8B Fire Scout tại Afghanistan. Ba chiếc MQ-8B đã bay hơn 2.500 giờ, cung cấp đầy đủ các video và hình ảnh cho quân đội. Trước đó, Hải quân tạm thời dừng các chuyến bay sau một rủi ro trong tháng tư, nhưng đã hoạt động trở lại vào cuối tháng.

Trong năm 2007, trong thời gian thử nghiệm tại Arizona, UAV Fire Scout đã trở thành UAV đầu tiên trên thế giới sử dụng vũ khí của mình để tấn công các mục tiêu giả. Hiện UAV có thể được lựa chọn để tiến hành các hoạt động tác chiến trên biển và mặt đất.

http://nghiadx.blogspot.com

UAV MQ-8 có tầm hoạt động rộng và có khả năng vận chuyển các vật tư cần thiết cho các lực lượng đặc biệt. Scout Fire trang bị cảm biến ASTAMIDS, có khả năng phát hiện các chướng ngại vật trên đường bay, các bãi mìn, cũng như các mục tiêu ẩn.

Trực thăng không người lái có thể kết nối với các hệ thống chiến thuật kiểu TRS và VICTORY-T, hệ thống thông tin Warfighter.

MQ-8 có chiều dài 7 mét, cao 3 m, sải cánh 8,4 mét, nặng 270 kg. Nó có thể đạt tới độ cao 6.000 m và tốc độ bay hơn 200 km/giờ.

UAV sử dụng động cơ 250-C20 W mạnh mẽ của công ty Rolls Royce, công suất 313 kW. Vũ khí bao gồm 2 tên lửa dẫn hướng bằng laser Hellfire, hoặc 4 tên lửa Hydra, hoặc 2 tên lửa không-đối-đất Viper Strike được điều khiển bằng GPS.


(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

>> Thần chiến tranh 'gõ cửa' Iran

Bất chấp các nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình, các phương tiện truyền thông phương Tây luôn dày đặc thông tin về một kế hoạch quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Tehran.



Kể từ khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Iraq và Afghanistan, hai cuộc chiến do nước này phát động đã không còn thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Trong khi đó, hầu hết mọi con mắt đang hướng tới Iran, đặc biệt khi áp lực mọi mặt kể cả quân sự của Mỹ và Israel nhằm vào Tehran gia tăng nhanh chóng. 

Một mất, một còn

Iran luôn giữ quan điểm cứng rắn trong vấn đề phát triển hạt nhân. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu, nỗ lực bành trướng phạm vi thế lực sang khu vực Trung Đông. Mỹ bắt đầu sử dụng biện pháp "cây gậy và củ cà rốt" để âm mưu xâm nhập vào khu vực này. Khi Liên Xô muốn mở rộng ảnh hưởng tại Iran thì Mỹ giúp đỡ Iran, khi Iran trở thành một cường quốc ở khu vực Trung Đông thì Mỹ lại giúp Iraq đánh Iran. Khi Iraq xâm lược Kuwat, thì Mỹ tiến công Iraq, đồng thời lại âm thầm lôi kéo Iran. Khi thực lực của Iraq bị suy yếu nặng nề rồi bị Mỹ chi phối, Mỹ lại coi Iran là cái gai trong mắt.

Trong khi đó, Iran liên tiếp phóng thử tên lửa, tiến hành các cuộc diễn tập quân sự trên mọi quy mô với nhiều khoa mục khác nhau làm cho quan hệ giữa Mỹ và Iran đã trở thành cục diện một mất, một còn. Về vấn đề hạt nhân, khi Iran không ngừng nỗ lực phát triển vũ khí này, Mỹ cũng tăng cường áp lực đối với Iran. Nhưng Iran, với đường lối cứng rắn của tổng thống Ahmadinejah, dường như nước này chưa bao giờ từ bỏ ý đồ tìm kiếm và sở hữu sức mạnh hạt nhân, đối đầu với Mỹ. Như vậy, Washington tuyệt đối không để cho Iran muốn làm gì thì làm và đây chính là điểm mấu chốt có thể dẫn tới chiến tranh liên quan tới vấn đề hạt nhân của Iran. Trên thực tế, trong 3 điểm nóng ở khu vực châu Á và Trung Đông thì nhiệt độ "vấn đề Iran" đang tăng cao.

Trải qua hơn 20 năm, Iran không ngừng nâng cao khả năng tự chủ trong nghiên cứu, phát triển vũ khí, trang bị của mình. Quân đội Iran có thể nói phần nào thoát khỏi tình trạng phải dựa dẫm vào vũ khí, trang bị nhập ngoại. Không khó để nhận ra là, trong các cuộc diễn tập được liên tiếp tổ chức của quân đội Iran mấy năm gần đây, dường như mỗi cuộc diễn tập đều thấy xuất hiện một loại vũ khí mới. Đây chính là chỗ dựa to lớn để nâng cao niềm tin và dũng khí đối đầu với phương Tây của quân đội Iran.



http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ có thể sử dụng máy bay không người lái tấn công Iran. Ảnh: AFP
"Cung đã giương?"

Lập trường của Mỹ và đồng minh, đặc biệt là Israel trong vấn đề ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân là không thể thay đổi, sử dụng vũ lực sẽ là biện pháp cuối cùng. Iran kiên trì quan điểm phát triển vũ khí hạt nhân của mình, Mỹ cũng kiên quyết ngăn cản điều đó, cả 2 bên đều không cho thấy dấu hiệu thỏa hiệp. Điều gì sẽ xảy ra khi hai bên đều kiên trì lập trường của mình, và theo giới phân tích quân sự, khả năng xảy ra xung đột quân sự hoặc chiến tranh quy mô giữa Mỹ và Iran là rất lớn. Mỹ mặc dù tính toán kỹ lưỡng việc sử dụng vũ lực đối với Iran, nhưng nếu đã "đụng binh" thì có lẽ quy mô không thể nhỏ.

Tính toán đến các yếu tố bên ngoài, nếu Mỹ và đồng minh đánh Iran, khả năng Syria phối hợp đối phó là rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu vì Syria đang bị cuốn vào trong vòng xoáy nội chiến, chính phủ Syria chỉ đủ lực để bảo vệ chính quyền của mình, khó có thể sử dụng quân đội để chi viện cho Iran. Không chỉ vậy, môi trường xung quanh Iran rất dễ để Mỹ bao vây, phong tỏa. Quan sát chung quanh Iran ta dễ dàng nhận thấy, Mỹ có thể phát động tiến công vào phía tây Iran từ các bàn đạp ở Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc có thể dùng các căn cứ ở Afghanistan và Pakistan để tiến vào từ phía đông hoặc là tiến công bằng đường biển vào phía nam.

Ngoài ra Mỹ còn có thể đổ quân vào khu vực Trung Á làm cho Iran hoàn toàn nằm trong vòng vây quân sự của Mỹ, không còn đủ chiều sâu và bề rộng không gian chiến lược để mà xoay xở, điều này làm cho Iran gần như bị cô lập với bên ngoài. Nhìn từ góc độ này, khả năng Mỹ sử dụng các biện pháp quân sự đối với Iran là cao nhất trong 3 điểm nóng quân sự nói trên.

Do Iran làm cho Mỹ có cảm giác bị uy hiếp về mặt quân sự nên khả năng Mỹ sẽ tiến công Iran theo kiểu "điểm huyệt". Thực hiện phương pháp này đạt hiệu quả cao nhất là sử dụng máy bay không người lái, tên lửa hành trình. Một mặt, Mỹ đã có rất nhiều kinh nghiệm trong sử dụng máy bay không người lái tiến công từ trên không vào các phần tử khủng bố trên chiến trường Afghanistan. Mặt khác, việc sử dụng máy bay không người lái và tên lửa hành trình có độ chính xác cao tiến công Iran có thể giúp Washington kiểm soát được mức độ khốc liệt của chiến tranh, chừa lại một lối thoát cho hành động sau này.

Trong diễn biến mới nhất, ngay trước thềm đàm phán giữa phương Tây và Iran nhằm tìm kiếm giải pháp tháo gỡ bế tắc hôm qua (23/5) Mỹ cảnh báo kế hoạch tấn công Iran đã "sẵn sàng". Đại sứ Mỹ tại Israel ông Dan Shapiro trước đó cho biết Mỹ đã sẵn sàng các kế hoạch cho khả năng tấn công quân sự nhằm vào Tehran và để ngỏ lựa chọn này. Tuyên bố trên của quan chức ngoại giao Washington được đưa ra ít ngày trước thời điểm Tehran và các cường quốc thế giới vốn nghi ngờ quốc gia Hồi giáo này đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân nối lại đàm phán.

Phát biểu trên Đài phát thanh quân đội Israel, Đại sứ Shapiro cho rằng sẽ thích hợp hơn nếu giải quyết vấn đề bằng biện pháp ngoại giao và thông qua gây áp lực, thay vì sử dụng sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh điều này không có nghĩa là biện pháp quân sự hoàn toàn không được tính đến và Mỹ đã có kế hoạch riêng, đảm bảo lựa chọn này đã sẵn sàng. Và như vậy, không ít ý kiến trong giới quan sát quốc tế cho rằng, cuộc đàm phán hôm nay là cơ hội cuối cùng để tránh khỏi một cuộc chiến mới sắp nổ ra.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

>> X-47B sẽ làm nên chuyện lớn trên Thái Bình Dương

Nhờ có X-47B, tại một khu vực biển xa, tàu sân bay hạt nhân Mỹ sẽ tấn công được bất cứ mục tiêu nào ở Thái Bình Dương...



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái Mỹ thử nghiệm tiếp dầu trên không.
Tờ nguyệt san “Không quân” Mỹ tháng 3 tiết lộ, mùa hè năm nay, quân Mỹ sẽ thử nghiệm thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) tiếp nhiên liệu trên không.

Được biết, đây là một chương trình mới được Cục Nghiên cứu thiết kế cao cấp - Bộ Quốc phòng Mỹ đang tiến hành: Một máy bay trinh sát không người lái Global Hawk tiếp dầu cho một máy bay trinh sát không người lái Global Hawk khác.

Theo người phụ trách chương trình này Jim McCormick, điều này sẽ mang lại sự thay đổi đột phá cho công nghệ tiếp dầu trên không.

Báo Trung Quốc đã có bài phỏng vấn Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Trang bị Không quân Trung Quốc, chuyên gia nghiên cứu máy bay không người lái Vương Kiếm.

Chuyên gia này đã đưa ra quan điểm của mình về khó khăn công nghệ tự tiếp dầu trên không của máy bay không người lái, xu thế phát triển và triển vọng ứng dụng.

>> UAV Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Tự tiếp dầu trên không của UAV là một công nghệ vạch thời đại

Máy bay không người lái tự tiếp dầu trên không là một công nghệ vạch thời đại, nó có những thách thức về hệ thống không người lái, cảm biết và khí động học, giá trị của công nghệ này không thua kém vai trò của tiếp dầu trên không cho máy bay có người lái.

Một mặt, có thể cải thiện rất lớn cho hành trình, tốc độ và tính linh hoạt trong triển khai của máy bay không người lái, giảm sự phụ thuộc vào các căn cứ phía trước, tăng gấp bội hiệu quả tác chiến.

Mặt khác, có thể làm cho máy bay không người lái cũng có khả năng bay trên không có đội hình, từ đó làm thay đổi phương thức tự chiến đấu riêng lẻ hiện nay của máy bay không người lái, điều này có ý nghĩa đột phá đối với việc tìm kiếm mô hình tác chiến trong tương lai sử dụng cả máy bay không người lái và máy bay có người lái.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái X-47B Mỹ.

Đối với máy bay không người lái Global Hawk của quân Mỹ, thông qua tiếp dầu trên không, thời gian bay liên tục và hành trình có thể tăng gấp 3 lần, hiệu suất tác chiến bay một lượt sẽ tăng gấp bội, tiếp tục đi sâu mở rộng tác dụng của loại máy bay không người lái này.

Thông qua triển khai nhanh và trinh sát điểm trong mọi thời tiết đối với khu vực địa lý cụ thể, nó có thể bổ sung những hạn chế về phạm vi và thời gian của vệ tinh, đồng thời có thể hoàn thành nhiệm vụ do thám khi vệ tinh gián điệp bị phá hủy hoặc gây nhiễu.

Máy bay có người lái mặc dù có khả năng tiếp dầu trên không, nhưng khi hoạt động vẫn có thể bị ảnh hưởng về thời gian do sự mệt mỏi của phi công.

Chẳng hạn, máy bay chiến đấu phiên bản hải quân Hornet F/A-18 của Hải quân Mỹ thường mỗi lần xuất kích chỉ bay được cự ly không quá 450 dặm Anh, chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ trong vài giờ.

Đối với vấn đề này, Hải quân Mỹ sẽ tăng thiết bị tiếp dầu và phần mềm cho 2 máy bay chiến đấu không người lái X-47B do Công ty Northrop Grumman (NOC) đang phát triển.

Sự thay đổi này sẽ làm cho tầm bắn tấn công hiệu quả của tàu sân bay động cơ hạt nhân của Hải quân Mỹ tăng hàng ngìn dặm Anh, tức là ở một khu vực an toàn tại biển xa, tiến hành tấn công bất cứ mục tiêu nào ở khu vực Thái Bình Dương, từ đó làm thay đổi cân bằng sức mạnh của khu vực Thái Bình Dương.

Ngoài ra, công nghệ UAV tự tiếp dầu trên không cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trên máy bay có người lái.

Đối với phi công, nhiệm vụ bay 1 lần dài tới 10-30 giờ (như máy bay ném bom B-2 bay từ miền trung/tây nước Mỹ đến Iraq) là một thách thức không nhỏ, đặc biệt những lúc cất/hạ cánh, ném bom và tiếp dầu trên không là lúc phi công căng thẳng nhất.

Nếu sử dụng biên đội tự động và công nghệ tự tiếp dầu, thì có thể giúp làm giảm gánh nặng cho phi công khi bay cự ly dài và bay trong thời tiết khắc nghiệt.

Từ có người lái đến không có người lái phải đột phá những công nghệ lõi

Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, có 3 khó khăn công nghệ cần giải quyết là dẫn đường chính xác, đo lường và bám theo chính xác, kiểm soát bay chính xác.

>> Mỹ tố Trung Quốc gom xác UAV

Trong hệ thống thử nghiệm tự tiếp dầu trên không được cơ quan nghiên cứu Mỹ phát triển hiện nay, hệ thống dẫn đường áp dụng phương thức dẫn đường tổ hợp “GPS + dẫn đường quán tính”, đồng thời thông qua phân giải,

tính toán các số liệu có liên quan như vị trí tương đối, tốc độ, gia tốc của máy bay tiếp dầu và máy bay nhận dầu, hướng dẫn cho máy bay nhận dầu từ cự ly tương đối xa tiếp cận máy bay tiếp dầu, hợp thành biên đội tiếp dầu chính xác.

Tiến hành đo, bám theo chính xác chủ yếu là lắp hệ thống đo, theo dõi quang học trên máy bay không người lái nhận dầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái RQ-4A Global Hawk của Mỹ.

Điều cốt lõi nhất là hệ thống kiểm soát bay. Trước hết, cần căn cứ vào số liệu của hệ thống đo, bám quang học và dẫn đường tổ hợp, kiểm soát chính xác biên đội bay thỏa mãn yêu cầu tiếp dầu trên không, từ đó hoàn thành kết nối.

Thứ hai, cần loại bỏ ảnh hưởng từ sự thay đổi về trọng lượng, trọng tâm trong quá trình tiếp dầu và luồng khí phức tạp giữa máy bay tiếp dầu và máy bay nhận dầu, duy trì sự ổn định của biên đội tiếp dầu và máy bay không người lái.

Thứ ba, phải khắc phục ảnh hưởng của luồng khí bất ngờ đối với máy bay không người lái, đồng thời tiến hành kiểm soát có hiệu quả khi biên đội tiếp dầu chuyển sang cơ động.

Ngoài ra, cũng cần có chế độ bảo vệ tự động hoàn thiện, một khi xảy ra bất thường trong quá trình kết nối, hệ thống kiểm soát bay có thể điều khiển được máy bay nhận dầu tự động tách khỏi máy bay tiếp dầu.

Chính do sự đột phá và ứng dụng tổng hợp công nghệ then chốt trên, từ đó đã thực hiện bước nhảy vọt về công nghệ tiếp dầu trên không từ có người lái sang không người lái.

Về các giai đoạn phát triển của công nghệ máy bay không người lái tự tiếp dầu trên không, chuyên gia Trung Quốc Vương Kiếm cho rằng, Phòng Thực nghiệm nghiên cứu của Không quân Mỹ đã vạch ra các giai đoạn phát triển như sau:

Giai đoạn thứ nhất tiến hành kiểm tra bay thử do máy bay có người lái mô phỏng máy bay không người lái.

Giai đoạn thứ hai sử dụng máy bay biến hình F-16 VISTA mô phỏng máy bay không người lái điển hình của quân Mỹ (như “Global Hawk” Predator) kiểm tra bay thử.

>> UAV Sentinel RQ-170 và tác chiến điện tử

Giai đoạn thứ ba, tiến hành kiểm tra bay thử máy bay không người lái đối với máy bay không người lái, từ đó thực hiện bước nhảy vọt về công nghệ tiếp dầu trên không từ có người lái sang không người lái.

Càng ngày càng nhiều UAV tham gia không chiến trong tương lai

Ngày 15/8/2006, Công ty Boeing sử dụng máy bay tân trang Learjet, bằng phương thức tiếp dầu “kiểu cứng”, cùng với máy bay tiếp dầu KC-135R kiểm tra thành công công nghệ duy trì tự động vị trí tiếp dầu trên không của máy bay không người lái.

Ngày 30/8/2006, Trung tâm nghiên cứu bay Dryden sử dụng máy bay F/A-18 tân trang, cùng với một máy bay tiếp dầu Boeing 707-300 lần đầu tiên thực hiện thành công bay kết nối tiếp dầu “kiểu mềm” hoàn toàn tự chủ trên không.

Công ty Northrop Grumman, hãng phát triển máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk luôn nghiên cứu sử dụng công nghệ tiếp dầu trên không để cải thiện khả năng hoạt động liên tục của loại máy bay không người lái này.

Để phối hợp với lộ trình phát triển của Phòng nghiên cứu thực nghiệm Không quân Mỹ, dưới sự hỗ trợ của Cục Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), công ty này triển khai nghiên cứu phát triển công nghệ tự chủ tiếp dầu trên không giữa hai chiếc Global Hawk.

NASA đã mua 2 máy bay không người lái Global Hawk, lắp đặt hệ thống tiếp dầu “kiểu mềm”, lần lượt làm máy bay tiếp dầu và máy bay nhận dầu không người lái, có kế hoạch bay thử kiểm tra tự tiếp dầu trên không vào mùa hè năm nay.

Về xu thế phát triển và ứng dụng chiến đấu thực tế trong tương lai của công nghệ tự tiếp dầu trên không của máy bay không người lái, chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Không quân Mỹ rất coi trọng phát triển khả năng tiếp dầu trên không của máy bay không người lái.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tấn công không người lái MQ-9 "Thần chết" Mỹ.

Trong “Chương trình bay hệ thống máy bay không người lái 2009-2047” mới nhất, MQ-X, loại máy bay không người lái kế tiếp của UAV cỡ vừa MQ-9 “Thần chết” vào năm 2030 có chức năng tiếp dầu trên không,

đồng thời có thể làm máy bay tiếp dầu cỡ nhỏ hỗ trợ mở rộng thực hiện nhiệm vụ cho loại máy bay khác; MQ-L, loại máy bay kế tiếp của UAV cỡ lớn RQ-4 Global Hawk, vào trước năm 2030, đòi hỏi có khả năng tiếp dầu trên không.

“Hệ thống tấn công tầm xa thế hệ tiếp theo” (NGLRS-II) của máy bay ném bom kiểu mới mà Không quân Mỹ đang tiến hành luận chứng đã sử dụng một loại máy bay ném bom không người lái có thể tự tiếp dầu trên không.

Hiện nay, chương trình mua sắm hàng đầu của Không quân Mỹ đã không còn là máy bay chiến đấu F-22 Raptor (Chim ăn thịt) nữa, mà là máy bay tiếp dầu trên không có ảnh hưởng to lớn đối với không quân.

Có thể dự kiến, cùng với sự phát triển và hoàn thiện của công nghệ tiếp dầu trên không của máy bay không người lái, ngày càng nhiều máy bay không người lái sẽ chiếm lấy chiến trường trên không trong tương lai, trở thành lực lượng chi viện mạnh cho máy bay chiến đấu có người lái.

Sự thử nghiệm theo kế hoạch của quân Mỹ vào mùa hè năm nay chỉ là sự khởi đầu của việc kiểm tra bay tự tiếp dầu trên không của máy bay không người lái với ý nghĩa thực sự, thời đại máy bay không người lái sắp đến rất nhanh.

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

>> UAV Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Trong chiến tranh Việt Nam người Mỹ đã sử dụng các loại vũ khí, khí tài quân sự tiên tiến nhất mà họ mới phát triển.


http://nghiadx.blogspot.com
Người Mỹ đã thử nghiệm những cỗ máy UAV thô sơ của mình trong chiến tranh Việt Nam. Trong ảnh một chiếc UAV QH-50 trên tàu khu trục USS Allen M. Sumner tham chiến từ tháng 4 đến tháng 6/1967.

Trong số đó có cả dự án nghiên cứu máy bay không người lái của Cơ quan nghiên cứu các dự án tiên tiến.

Việt Nam được Mỹ coi là chiến trường thực tế để Mỹ thử nghiệm các vũ khí mới, cũng như điều chỉnh các dự án nghiên cứu đầy tham vọng của Lầu Năm Góc.

Một phần của những sửa đổi này vẫn là bí ẩn lịch sử, trong khi một số thử nghiệm đã may mắn trở thành những người sáng lập của một xu hướng mới trong ngành công nghiệp quốc phòng.

Và ở đây không chỉ nói về những phương tiện vận tải với áo giáp và vũ khí. Một trong những phương tiện bay chiến đấu không người lái đầu tiên của thế giới cũng xuất hiện trong thời gian chiến tranh Việt Nam.

Những cỗ máy không người lái đầu tiên xuất hiện vào cuối thập niên 1940. Khi đó, các quốc gia hàng đầu thế giới đang bận rộn với việc phát triển loại máy bay trực thăng và xác định vị trí của nó trong chiến tranh hiện đại. Ví dụ, vào năm 1947 ở Liên Xô lần đầu tiên máy bay trực thăng Ka-8 đã có chuyến bay thành công.

Các dự án tương tự như vậy cũng xuất hiện ở phía bên kia bờ đại dương, nhưng trong sô vô vàn những con "chuồn chuồn" siêu nhẹ mà người Mỹ đã tạo ra, có một sản phẩm mà Liên Xô đặc biệt quan tâm đó là XRON-1 Rotorcycle do công ty Gyrodyne chế tạo.

Người Mỹ đã lên kế hoạch cỗ máy này sẽ được sử dụng cho Hải quân để tìm kiếm kẻ thù, ... Nhưng vào thời điểm đó Quân đội Mỹ đã có gần như đầy đủ các loại máy bay trực thăng chống tàu ngầm, ngay cả khi chuyển đổi từ mô hình "cơ bản". Vì vậy, chỉ có 10 mẫu XRON-1 được chế tạo.

http://nghiadx.blogspot.com
XRON-1 Rotorcycle trong giai đoạn thử nghiệm

Công ty Gyrodyne dường như đã rất thất vọng, bởi 4 năm sau chuyến bay đầu tiên của XRON-1 Rotorcycle, vào năm 1959 một UAV khác đã được cất cánh, mà sau đó cỗ máy này được gọi là DSN-1.

Việc tạo ra một trực thăng điều khiển bằng radio được bắt đầu từ lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, và chương trình này được gọi là DASH.

Đầu tiên, Thủy quân lục chiến Mỹ chỉ muốn có được một cỗ máy trinh sát không người lái, nhưng sau đó yêu cầu đã được thay đổi, và DSN đã nhận được những chi tiết mới, đó là khả năng truyền dữ liệu về trung tâm. Ngay sau đó tất cả những UAV nghiên cứu theo hướng này đều được đổi tên thành QH-50.

http://nghiadx.blogspot.com
DSN-1 thực nghiệm trên biển

Đề tài này cũng đã nhận được sự quan tâm của cả Hải quân. Nhưng họ không muốn chỉ dừng lại ở mục đích trinh sát, mà yêu cầu thiết bị này phải có khả năng tìm kiếm tàu ​​ngầm đối phương vượt quá giới hạn của các thiết bị hiện có trên tàu chiến.

Sau đó, Hải quân yêu cầu một biến thể UAV có thể mang theo một quả ngư lôi. Nhưng vì một số nguyên nhân, tất cả những cỗ máy này, dù đã được chế tạo hoàn chỉnh, phần lớn đã không thể bay được.

Lúc này đã xuất hiện các chỉ trích cho rằng, có phi công thì nhiệm vụ sẽ được thực hiện dễ dàng và thuận tiện hơn, và đương nhiên cũng cho kết quả tốt hơn.

Ngoài ra, thiết bị vô tuyến vẫn còn lỗi, dẫn đến nhiều chiếc trực thăng không người lái vào thời điểm đó đã bị rơi, vì vậy người ta đã từ chối sử dụng.

Hẳn nhiên chẳng có vị chỉ huy nào muốn vào thời điểm quan trọng một quả ngư lôi được thả xuống nước cùng với một cỗ máy. Do đó, thời điểm này người ta đã quyết định giới hạn nó chỉ ở mục đích tìm kiếm, trinh sát.

Có thể nói Gyrodyne và các nhà đặt hàng đã có một vài năm thú vị với những phần công việc khá lý thú.

Vào cuối tháng 9/1967, Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ cần đến một một loại công cụ cho phép giám sát tình hình trên phần lãnh thổ được ủy thác. Một lần họ không muốn theo đuổi phương án sử dụng máy bay hoặc trực thăng, mà dành sự quan tâm đối với máy bay không người lái với số lượng không nhỏ.

Đến tháng 9/1967, để phù hợp với nhiệm vụ hiện hành, QH-50 được trang bị thiết bị truyền hình. Nhưng điều này ở Thủy Quân Lục Chiến được coi là không đủ, và ngày 28/9/1967 của cơ quan nghiên cứu các dự án tiên tiến ARPA (sau này là DARPA) đã phát động một thiết kế mang tính cách mạng vào thời điểm đó là Blow Low. Mục đích của dự án là tạo ra các máy bay không người lái cả các tính năng tấn công.


http://nghiadx.blogspot.com
Hai chiếc UAV QH-50S nỗi khiếp đảm với chính người Mỹ

Đầu tiên, người ta thử treo trên súng M-60 trên UAV QH-50. Các màn trình diễn thật ấn tượng, nhưng tính chính xác, nói một cách nhẹ nhàng, là không có.

Sau đó họ đã cố gắng thay thế chất lượng bằng số lượng – bằng cách sử dụng súng máy M134 minigun. Kết quả không chỉ là gây ấn tượng, mà còn là nỗi khiếp đảm khó tưởng tượng, không chỉ các mục tiêu tiềm năng, mà còn cả người điều khiển UAV- cũng bị nguy hiểm. Và ngay cả bộ phận nạp đạn cũng có vấn đề: cơ số đạn mà QH-50 có thể mang chỉ đủ cho một vài lần bắn.

Ngoài ra, với phương án sử dụng "minigun" đã phải bỏ đi các thiết bị truyền hình, tất cả vấn đề nằm ở khả năng tải trọng có hạn của UAV, mà vào thời điểm đó không cho phép có nhiều lựa chọn tốt cùng lúc.

Thậm chí theo yêu cầu của hải quân, người ta đã tích hợp cho QH-50 cả ngư Mk43 và Mk44. Nhưng tất cả những gì vượt quá trọng tải cho phép đều là không thể và làm cho thiết bị trở nên vô dụng.

http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể UAV QH-50 được trang bị hai quả ngư lôi

Sau khi thử một số phương án vũ khí, Gyrodyne và ARPA xác nhận sử dụng bộ đôi UAV QH-50, trong đó một chiếc làm nhiệm vụ phát hiện và chỉ thị mục tiêu, chiếc khác trang bị vũ khí tiêu diệt mục tiêu, là phương án hiệu quả hơn cả.

Các vũ khí thuận tiện và phù hợp nhất cho UAV, lần lượt được xác nhận, gồm hai phương án: hai bộ rocket Hydra-70 và súng phóng lựu. Trong trường hợp thứ hai dưới bụng của QH-50 người ta đã thay gá súng type M5 bằng súng phóng lựu tự động XM129 40-mm.

Ngoài ra, chúng còn được bổ sung thêm hai bộ phóng bom chùm XM18. Một trong những cải tiến mới nhất đối với QH-50 là giá treo hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng tia laser, nhưng cải tiến này không được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
"Nguy hiểm" và cồng kềnh

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam Thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ đã đóng băng các dự án UAV của mình. Những cỗ máy này bị xếp vào kho, trong khi vũ khí và thiết bị truyền hình được tách ra và sử dụng vào mục đích khác.

Bấy giờ QH-50 đã được sử dụng làm bia mục tiêu cho việc đào tạo các phi công Mỹ. Tuy nhiên, việc này cũng chỉ kéo dài một thời gian.

Đến giữa những năm 1980, do việc mua những loại bia mục tiêu chuyên biệt dành cho huấn luyện phi công có giá rẻ hơn nhiều so với trước, nên UAV QH-50 còn lại được thu hồi và cất vào kho.

http://nghiadx.blogspot.com
Người Mỹ luôn đi trước thế giới về công nghệ UAV

Tuy nhiên, các thiết bị điều khiển vô tuyến trên tất cả các biến thể máy bay không người lái gần như không thay đổi, mà người ta chỉ tăng tầm hoạt động xa hơn, từ 35 đến 130 km ở các mẫu sau này.

Ngoài ra lực lượng hải quân tại thời điểm đó đã yêu cầu tiến hành thiết lập bảng điều khiển thứ hai đối với thiết bị này. Theo đề nghị của họ, một bảng điều khiển phải được đặt trên boong, và bảng thứ hai đặt tại Trung tâm chỉ huy (Command Post). Đây là giải pháp hợp lý, bởi vì các thông tin từ máy bay không người lái sẽ nhanh chóng được gửi tới nơi cần thiết nhất.

Ngoài ra, còn một điều thú vị nữa là tất cả các biến thể trực thăng cũng như UAV QH-50 ở thời điểm đó đã không có vỏ bọc thân và đều bay với động cơ lộ ra ngoài.

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

>> Lực lượng tác chiến điện tử Iran


Iran tuyên bố bắt sống RQ-170 Sentinel bằng tác chiến điện tử vậy năng lực tác chiến điện tử của quốc gia này đến đâu?


Tự phát triển các hệ thống tác chiến điện tử 


Trước ngày 8/12/2011, thế giới dường như chỉ quan tâm tới chương trình phát triển hạt nhân và các tên lửa đạn đạo của Iran. Thế nhưng sau vụ "ép hạ cánh" RQ-170 Sentinel, dư luận thêm một lý do nữa để nhìn quốc gia Hồi giáo này với con mắt tò mò. Đáng chú ý hơn cả, Iran tuyên bố, họ đã bắt chiếc Sentinel hạ cánh bằng tác chiến điện tử, điều mà thế giới còn nghi ngờ khả năng của nước này. Nếu đúng như vậy, những thiết bị nào trong biên chế lực lượng vũ trang Iran đã lập nên thành tích trên?



http://nghiadx.blogspot.com
Tư lệnh Lực lượng Không gian Vũ trụ Iran Amir-Ali Hajizadeh đang được các kỹ sư giới thiệu về hệ thống tác chiến điện tử do họ thiết kế. Ảnh:FARS
Theo thông tin mới nhất, Iran tự phát triển 3 hệ thống tác chiến điện tử khác nhau, bao gồm một hệ thống tác chiến điện tử EW, một hệ thống mô phỏng tín hiệu radar RST và một hệ thống gây nhiễu tín hiệu vệ tinh. Tất cả các thiết bị này đều được phát triển bởi các kỹ sư Iran.

Farzad Ismaili, người chỉ huy căn cứ quân sự Khatam-ol-Anbiya cho biết, tác chiến điện tử là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất đối với hệ thống phòng không của Iran.

http://nghiadx.blogspot.com
Một nguồn tin quân sự gần đây cho biết, Nga đã chuyển giao cho Iran một hệ thống tác chiến điện tử di động 1L222 Avtobaza. Đây là một hệ thống gây nhiễu tự động trên nhiều loại tín hiệu phát xạ khác nhau.


1L222 Avtobaza có tầm hoạt động tối đa là 150km, độ cao tối đa là 30km, hệ thống có khả năng dò tìm tín hiệu trong dãi tần từ 8-17.5Mhz. Hệ thống có khả năng quản lý trên 60 mục tiêu.

Tuy nhiên, việc hệ thống 1L222 Avtobaza có thể “ép” Sentinel hạ cánh vẫn đặt ra dấu hỏi lớn. Bởi từ góc độ tác chiến và kháng nhiễu điện tử, Mỹ vẫn nghiễm nhiên được coi là quốc gia số một thế giới.

Hệ thống này có khả năng gây nhiễu tín hiệu vệ tinh, mô phỏng tín hiệu của các loại sóng radar từ trạm điều khiển mặt đất, gây nhiễu loạn hệ thống điều khiển và dẫn đường của đối phương.

Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng chống lại các hệ thống tác chiến điện tử của đối phương, đảm bảo cho các khí tài của lực lượng vũ trang Iran hoạt động tốt trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.

Hệ thống này cũng được triển khai trên một số tàu chiến của Hải quân Iran nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu và phòng thủ. Thông số kỹ thuật của các hệ thống này hầu như không được công bố, điều đó khiến năng lực của hệ thống này trở thanh một ẩn số lớn.

Nếu nhìn vào số trang bị khí tài cho nhiệm vụ tác chiến điện tử mà Iran đang sở hữu, việc “ép” RQ-170 hạ cánh bằng tác chiến điện tử xem chừng là điều không tưởng và chưa từng có tiền lệ trên thế giới.

Trong chiến tranh Iraq 2003, Quân đội của chế độ Sadam Hussien sử dụng khá nhiều thiết bị gây nhiễu GPS làm chệch hướng nhiều tên lửa của Mỹ.

Tuy nhiên, đối với một UAV cao cấp như RQ-170 Sentinel việc gây nhiễu là một công việc khó khăn đừng nói đến việc chiếm quyền điều khiển. Bởi theo công bố của nhà sản xuất Lockheed Martin, RQ-170 được thiết kế để hoạt động ở hai chế độ khác nhau, hoặc được điều khiển bằng tay từ trạm mặt đất, hoặc chế độ tự động. Ngoài ra, việc dò tìm tần số điều khiển của hệ thống UAV không hề đơn giản, các trường truyền tín hiệu an toàn của Mỹ luôn được mã hóa để tăng cường bảo mật.

http://nghiadx.blogspot.com
Những hệ thống tác chiến điện tử này có thể "ép" Sentinel hạ cánh? Ảnh: FARS
Điều này dẫn đến hai nhận định.

Thứ nhất, chiếc Sentinel đã gặp trục trặc kỹ thuật và hạ cánh trong lãnh thổ Iran, nghĩa là Iran đã hoàn toàn "ăn may".

Nhưng cũng cần nhớ rằng, Iran được Mỹ "vinh danh" là một trong số các quốc gia thực hiện tấn công mạng nhắm vào Mỹ nhiều nhất. Điều này có thể là cơ sở quan trọng cho việc thu thập các thông tin tình báo liên quan đến các hệ thống UAV của Mỹ cũng như cách xâm nhập hệ thống này. Do đó, nhận định thứ hai là Iran đã có khả năng can thiệp vào hệ thống điều khiển tự động của Sentinel và buộc nó phải "hạ cánh".

Mấu chốt của vấn đề ở khoảng thời gian thu hồi và trưng bày UAV. Nếu Iran điều khiển RQ-170 hạ cánh nguyên vẹn, họ sẽ biết nó ở khu vực nào và nhanh chóng "lôi" nó về nhưng phải mấy ngày sau các tuyên bố qua lại, Iran mới đưa chiếc Sentinel này lên truyền hình. Tại sao lại lâu đến vậy? Là do yếu tố tuyên truyền hay UAV này hạ cánh với những hư tổn nhất định, cần phải sửa chữa trước khi được trưng ra?

Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là: Iran đã phát hiện sự xâm nhập của UAV tàng hình được cho là hiện đại và bí ẩn nhất của Quân đội Mỹ.

Nhận định của các chuyên gia Mỹ:

John E. Pike, giám đốc tạp chí GlobalSecurity nói với CNN rằng những hình ảnh mà ông nhìn thấy từ đoạn video do Iran công bố không phải là cách mà ông mong chờ để xem xét một vụ tai nạn.

Bill Sweetman, một chuyên gia hàng không quân sự nhận định, ông tin rằng chiếc UAV trong đoạn video là có thật. Tuy nhiên, ông loại trừ khả năng chiếc RQ-170 bị bắn hạ hay bị đột nhập vào hệ thống bởi lực lượng vũ trang Iran. Ông cho rằng, lỗi hệ thống chính là nguyên nhân dẫn đến chiếc Sentinel bị rơi.

Chiếc máy bay còn khá nguyên vẹn do nó đã cố hạ cánh theo lập trình từ trước, chiếc RQ-170 đã hạ cánh theo kiểu “chiếc lá rơi” kết quả là phần bụng máy bay sẽ bị thiệt hại nhiều nhất, các phần còn lại không bị ảnh hưởng nhiều. Lý lẽ này được củng cố bởi truyền hình Iran đã che chắn phần bụng UAV bằng những khẩu hiệu chống Mỹ.

Ngày 13/12, chủ tịch Ủy ban Hạ nghị sĩ Mỹ Mike Rogers tuyên bố, máy bay do thám của Mỹ không bị bắt bởi lực lượng vũ trang Iran, ông nói “Tôi hài lòng trong trường hợp này không có thế lực bên ngoài đã ép máy bay Mỹ rơi xuống. Tôi sẽ nói một cách không do dự rằng, máy bay rơi hoàn toàn là do lỗi kỹ thuật”

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng, dù Iran không thể ép Sentinel hạ cánh nhưng Mỹ cần phải cảnh giác về các cuộc tấn công trong không gian điều khiển học tương lai, cả trong tác chiến điện tử lẫn chiến tranh mạng. “Bất cứ lúc nào các quốc gia có ý đồ xấu đối với Mỹ mà sở hữu các công nghệ tiên tiến của chúng tôi, đó là một ngày tồi tệ đối với Mỹ”.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

>> UAV Mỹ có thể bị bắn hạ ở Pakistan



Pakistan sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay không người lái (UAV) nào của Mỹ nếu xâm phạm vào không phận của họ, một quan chức cấp cao Pakistan nói với NBC News hôm 10/12.

Theo chính sách quốc phòng mới của Pakistan, "Bất kỳ đối tượng nào xâm nhập vào không phận của chúng tôi, bao gồm cả UAV của Mỹ, sẽ được coi như một hành động thù địch và bị bắn rơi", một quan chức quân sự cấp cao Pakistan nói với NBC News.

Chính sách quốc phòng mới của Pakistan được thay đổi vài tuần sau khi một cuộc tấn công chết người của NATO vào một trạm kiểm soát quân sự Pakistan và giết chết 24 binh sĩ nước này.

Ngay sau khi vụ tấn công xảy ra, chính quyền của Pakistan đã lên tiếng phản đối kịch liệt và đòi Mỹ, NATO phải có lời xin lỗi và bồi thường cho họ, đồng thời ra lệnh tất cả các nhân viên Mỹ phải rời khỏi căn cứ quân sự này cũng như cắt đứt một trong những tuyến đường cung cấp chính của NATO đến Afghanistan, đi qua một phần lãnh thổ Pakistan.

Theo yêu cầu của phía Pakistan, hôm 11/12, 51 binh sỹ Mỹ đóng tại căn cứ không quân Shamasi đã dời tới một căn cứ quân sự khác ở sâu ở trong lãnh thổ Afghanistan, và sau đó, Lực lượng biên phòng quân đội Pakistan đã kiểm soát căn cứ không quân trên của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Các UAV Mỹ sẽ bị Pakistan tấn công nếu còn tiếp tục xâm phạm không phận của họ.

Để có thể thực hiện được mệnh lệnh nêu trên, Quân đội Pakistan vừa trang bị một số lượng tên lửa phòng không hiện đại cũng như radar phát hiện ở gần khu vực bị tấn công hồi cuối tháng 11 vừa qua.

Căn cứ không quân Shamasi ở Pakistan đã được lực lượng quân đội Mỹ sử dụng để thực hiện các hoạt động bí mật chống khủng bố, tấn công các chiến binh al-Qaeda, Taliban và mạng lưới Haqqani, bằng cách sử dụng các UAV mang tên lửa.

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đẩy mạnh các chiến dịch truy lùng và không kích các phần tử khủng bố bằng UAV.

Các quan chức Mỹ cho biết, các chiến dịch này đã tạo nên những thành công lớn trong việc tiêu diệt trùm khủng bố al-Qaeda Binladen và đẩy các nhóm chiến binh có liên quang với mạng lưới này vào thế phòng thủ.

Từ năm 2004, các UAV Mỹ đã thực hiện hơn 300 cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Pakistan và giết chết hàng trăm người nước này.

Trước đó, nhà chức trách Pakistan đã đe dọa sẽ trục xuất các nhân viên Mỹ đang đóng ở căn cứ Shamasi sau khi lực lượng đặc nhiệm SEAL đã tấn công giết chết trùm khủng bố Osama bin Laden đang lẩn trốn ở gần Islamabad mà không thông báo trước cho các quan chức nước này.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

>> Mỹ tạo tiền lệ xấu trong chiến tranh tự động



Với cách sử dụng hệ thống UAV của Mỹ, việc bạn lái một chiếc xe bus chẳng khác điều khiển một chiếc xe tăng.

Chiến tranh tự động đang trở thành vấn đề toàn cầu. Nhiều quốc gia trên thế giới nỗ lực để sở hữu máy bay không người lái (UAV) – vũ khí mà Mỹ đã sử dụng để tiêu diệt hàng trăm chiến binh Hồi giáo cực đoan ở Pakistan. Trước khi xu hướng này lan rộng, nền dân chủ phải hành động để làm tăng tính rõ ràng và hiệu lực của các quy ước quốc tế trong việc sử dụng vũ khí.

Tuy nhiên, Mỹ dường như đang đi ngược lại với tiến trình đó. Cường quốc số một thế giới này đã mở rộng chiến dịch máy bay không người lái đến tận Yemen và Somalia.

Để tiến hành chiến dịch, Mỹ áp dụng những quy tắc mơ hồ, không công khai hay thực chất là những quy tắc bất hợp pháp. Đây là một chiến lược hết sức nguy hiểm.

Sử dụng máy bay không người lái để đối phó với kẻ thù là biện pháp tương đối rẻ, mức độ rủi ro thấp. Nhưng nó đã hợp pháp hóa, tạo thành tiền lệ cho các quốc gia khác thực hiện sách lược này một khi đạt được khả năng tương tự như nước Mỹ.

Chiến tranh UAV leo thang

Sự nổi lên của UAV là một câu chuyện đáng chú ý. 10 năm trước, quân đội Mỹ có chưa đến 60 chiếc máy bay loại này trong kho vũ khí. Nhưng ngày nay, con số này đã tăng lên hơn 6.000 chiếc. Trong số này, nhiều loại máy bay không người lái chỉ được sử dụng với mục đích giám sát, tuy nhiên một vài loại có thể mang tên lửa và bom.

Ví dụ như chiếc Predator C Avanger có thể bay ở độ cao cách 53.000 feet (tương đương 16.154m) so với mực nước biển và có thể bay liên tục trong 20 giờ đồng hồ, tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Loại máy bay này có thể mang theo số vũ khí nặng 3000 pounds (tương đương với 1.362 kg).



http://nghiadx.blogspot.com
Phụ nữ Pakistan biểu tình phản đối các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái


Một bí mật đã bị tiết lộ, đó là CIA đang tiến hành một chương trình máy bay không người lái lớn ở Pakistan.

Theo như số liệu được thống kê bởi New America Foudation (trụ sở tại Washington), từ năm 2004 đến năm 2007, Mỹ đã sử dụng 9 máy bay không người lái để tấn công Pakistan.

Năm 2008, năm cuối cùng của chính quyền Tổng thống George W.Bush, con số này là 33 máy bay. Sau khi tổng thống Obama lên nhậm chức, số UAV tại Pakistan vọt lên đến 53 chiếc (năm 2009) và 118 chiếc ( năm 2010).

Tháng 6/2011, tờ Wall Street Journal tiết lộ rằng CIA sẽ tiến hành một chương trình tương tự ở Yemen - nơi mà quân đội Mỹ thường chiến đấu tiêu diệt lực lượng Al- Qaeda vài năm gần đây.

Sau đó, tờ Washington Post cũng đã có bài viết về các cuộc tấn công bằng UAV đầu tiên của Mỹ vào các phiến quân ở Somalia.

Nếu như những báo cáo này là chính xác, thì họ đã chỉ ra cho chúng ta thấy được một sự leo thang đáng kể của cuộc chiến tranh bằng máy bay không người lái mà Mỹ đang che giấu. Những cuộc chiến này hầu như không có sự phô trương và tranh luận công khai.

UAV – giấy phép chiến tranh?

Thực tế, ưu điểm nổi bật của hệ thống UAV là chúng tạo ít gây tai tiếng cho nước Mỹ. Không có phi công phải ngồi trong máy bay và chịu đe dọa thể xác trực tiếp. Máy bay được điều khiển từ xa, đôi khi là cách xa hàng ngàn dặm và các cuộc tấn công thường được tiến hành ở các vùng xa xôi hẻo lánh, nằm ngoài tầm quan sát của báo chí. Chính phủ Mỹ cũng không thông tin công khai về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái này.

Tuy nhiên, việc chính quyền Obama ngày càng nhờ cậy nhiều vào UAV khiến cho không chỉ nước Mỹ mà cả nhân loại phải trả giá đắt. Để có thể hiểu tại sao, hãy nghĩ đến những lời ông Obama tuyên bố hồi đầu tháng 9/2011: "Những ai gây tổn hại cho nước Mỹ sẽ “không thể trốn khỏi vòng công lý, cho dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới”. Ẩn chứa trong phát ngôn đó phải chăng là một thông điệp ngầm: Chúng tôi chính là pháp luật. Chúng tôi sẽ tìm ra và tiêu diệt mọi mối đe dọa, không cần phải nói lý do.

Sử dụng UAV, Mỹ đã che giấu tiến trình và tiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu trên không. Quân đội Mỹ cũng không cung cấp thông tin về các quy trình, kết quả của các cuộc tấn công. Giả thiết, có xảy ra những trường hợp bắn giết nhầm mục tiêu, các quân nhân hay các nhà thầu tư nhân sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Ông Philip Alston – giáo sư luật nổi tiếng của ĐH New York đã phát biểu trong một báo cáo gửi lên Liên Hợp Quốc rằng: “Kết quả của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã thay thế những tiêu chuẩn cụ thể và hợp pháp ban đầu bằng một giấy phép không rõ ràng, cho phép quân đội Mỹ giết người, tạo ra một khoảng trống trách nhiệm”.

Việc mở rộng phạm vi địa lý của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khiến vấn đề thêm lớn. Dù lực lượng tình báo Mỹ đã bị cấm tham gia vào các vụ ám sát từ năm 1976, nhưng hiện nay Washington vẫn khẳng định quyền của mình dựa theo những điều luật trong nước và quốc tế. Mỹ cho rằng họ được phép thực hiện các “hoạt động chết người” ngoài những chiến trường truyền thống, dựa trên lý lẽ đó, Mỹ đang chiến đấu chống lại lực lượng al- Qaeda “và các lực lượng có liên quan”.

Vì thế, dựa vào cái công thức: hành động bí mật, giải thích mơ hồ mà Mỹ đưa ra để ngụy biện cho việc tiêu diệt mục tiêu bằng UAV thì "việc bạn lái một chiếc xe tăng Abrams cũng chẳng khác gì bạn lái một chiếc xe bus".

Quả thực Mỹ có quyền để mắt tới những mục tiêu – Nguyên nhân đe dọa quốc gia nghiêm trọng trong trường hợp chưa bắt giữ được họ. Đó là tự vệ. Tuy nhiên chính quyền Obama đã tự tuyên bố, cho phép mình cái quyền được sử dụng lực lượng gây chết người, không có bất cứ giới hạn nào về địa lý, về thời gian và cũng không có gợi ý nào để biết cách thức mà quân đội Mỹ sử dụng để xác định ai sẽ là người bị liệt vào “các lực lượng liên quan”.

Phải chăng Mỹ không cần phải biện minh về các hành động giết người. Liệu đây có phải là tiền lệ mà Mỹ muốn thiết lập cho các quốc gia sẽ sở hữu hệ thống máy bay không người lái? Ai sẽ là người đứng lên để chống lại nạn ám sát tự động này?

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

>> Hải quân Mỹ sẽ thay thế toàn bộ F-35 bằng các UAV



Do những tính năng đặc biệt và độ an toàn cao của nó, các máy bay không người lái sẽ được Hải quân Mỹ dần thay thế toàn bộ các chiến đấu cơ thế hệ F


Sáu tháng sau khi Hải quân Mỹ tiến hành thử nghiệm chuyến bay đầu tiên của UAV (chiến đấu cơ không người lái), lãnh đạo của lực lượng này đã lệnh cho các đơn vị xem xét khả năng giảm các đơn đặt hàng F-35B và F-35C mới để dùng số tiền đó mua dòng X-47B mới và các chiến đấu cơ rô-bốt tương tự.


http://nghiadx.blogspot.com
Khi được trang bị cho tàu sân bay, những chiếc X-47B này sẽ rất thích hợp cho các nhiệm vụ như trinh sát và ném bom trong vùng chiến sự


Quyết định này có lẽ đã nhận được sự hậu thuẫn của DARPA (Vụ tổ chức nghiên cứu quốc phòng Mỹ), khi đầu năm nay cơ quan này đã cho triển khai các chiến đấu cơ rô-bốt hỗ trợ mặt đất. Chương trình này được tiến hành theo hai xu hướng.

Một là, DARPA sẽ biến F-16, F-18 và A-10 thành những chiến đấu cơ hỗ trợ mặt đất không người lái, để xem nó có hoạt động được như các dòng không người lái thông thường hay không. Hai là, DARPA sẽ nghiên cứu cải tiến tính năng của dòng MQ-9 Reaper hiện tại.

DARPA dự kiến thực hiện việc này trong vòng 2 năm. Hiện tại Hải quân đang có kế hoạch mua 680 chiếc F-35B và F-35C với giá trung bình khoảng 100 triệu USD. Một hệ thống chiến đấu cơ không người lái có giá chỉ bằng một nửa con số trên, nhưng lại có những tính năng tương tự.

Trong những năm gần đây, hải quân đã gấp rút chế tạo các chiến đấu cơ không người lái X-47B để trang bị cho tàu sân bay và vào các mục đích chiến đấu. Trong vòng 5 năm, hải quân có kế hoạch sẽ đưa X-47B trở thành dòng chiến đấu cơ tác chiến phù hợp trên tàu sân bay, và phục vụ chiến đấu (bao gồm cả sứ mệnh trinh sát và giám sát).

Mục tiêu tiếp theo là những chiến đấu cơ không người lái này sẽ được đưa vào sử dụng cho các sứ mệnh tấn công mặt đất, điều mà những chiếc Predator đã làm trong suốt thập kỷ qua. Những chiếc UAV Reaper lớn hơn sẽ được thiết kế để mở rộng khả năng tấn công mặt đất, và nó sẽ nhanh chóng được sản xuất để thay thế cho dòng F-16 và các máy bay ném bom khác trong vùng chiến sự.

X-47B nặng như một chiếc F18, hai khoang chứa bom của nó có thể mang theo 2 tấn bom thông minh. Một khi được trang bị cho tàu sân bay, X-47B sẽ được sử dụng chủ yếu cho các nhiệm vụ ném bom. Hải quân đã rất ấn tượng với những thành công của Predator và Reaper. Nhưng Reaper chỉ nặng có 4,7 tấn, trong khi X-47B nặng hơn nhiều, tới 15 tấn, sử dụng động cơ F100-P220, hiện đang được trang bị cho F-16 và F-15.


http://nghiadx.blogspot.com
Chi phí cho một chiếc X-47B chỉ bằng một nửa so với một chiếc F-35 như thế này, lại an toàn và hiệu quả hơn nhiều


Hải quân Mỹ mới tung X-47B ra chỉ một năm trước, đây là thế hệ máy bay không người lái UAV đầu tiên của nước này. Đây là một phần trong hợp đồng kéo dài 6 năm (trị giá 636 triệu USD) nhằm thiết kế và thử nghiệm 2 chiếc X-47B.

Với nhiện liệu mang theo, X-47B có thể bay được 2.700 km và quay trở lại tàu sân bay. Điều này giúp mở rộng khả năng trinh sát của các tàu sân bay.
Không quân Mỹ cũng có kế hoạch tương tự khi đang phát triển dòng máy bay không người lái X-45. Hải quân và không quân luôn có cách tiếp cận khác nhau đối với việc sử dụng rộng rãi UAV. Trong khi không quân thận trọng với việc sử dụng dòng máy bay này thì hải quân lại rất nôn nóng sử dụng chúng để trang bị trên các tàu sân bay.

Lý do rất đơn giản, vì việc cất hạ cánh trên tàu sân bay rất nguy hiểm, và để đào tạo được một phi công đủ tiêu chuẩn điều khiển chiến đấu cơ trên tàu sân bay rất khó khăn và tốn kém. Bộ Quốc phòng Mỹ rất ủng hộ dự án này của Hải quân và cũng đang hối thúc Không quân triển khai để bắt kịp với hải quân.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

>> Mỹ xem xét triển khai Predator tại Thổ Nhĩ Kỳ



Mỹ đang xem xét yêu cầu từ Thổ Nhĩ Kỳ trong việc triển khai UAV Predator ở nước này để chống lại lực lượng ly khai người Kurd ở miền Bắc Iraq.


Tờ báo trích dẫn lời của một quan chức cấp cao quân sự Mỹ cho biết, một quyết định triển khai các máy bay không người lái có thể tăng cường thêm mối liên minh Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ về ngoại giao, nhưng có thể làm Mỹ bị lún xâu hơn vào cuộc xung đột.

Quân đội Mỹ đã sử dụng máy bay không người lái Predator ở Iraq từ năm 2007 và cũng chia sẻ những video giám sát của họ với Thổ Nhĩ Kỳ như là một phần bí mật của một cuộc đàn áp chống lại các chiến binh người Kurd? Theo báo cáo của PKK cho biết.

Tuy nhiên, quan hệ hợp tác chống khủng bố giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể kết thúc vào ngày 31/12/2011, khi tất cả các lực lượng của Mỹ dự kiến sẽ rút khỏi Iraq.


http://nghiadx.blogspot.com
UAV trinh sát, tấn công Predator.


Theo tờ Washington Post, chính quyền tổng thống Obama hiện chưa đưa ra quyết định về yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tháng 8/2011, Mỹ đã cung cấp thông tin tình báo cho Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ nước này tiếp tục chống lại phiến quân PKK, sau khi PKK nhận trách nhiệm về cái chết của 8 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuộc phục kích.

Vụ tấn công xảy ra ở khu vực Cukurca, tỉnh Hakkari, gần biên giới với Iraq. Ngoài 8 binh sĩ thiệt mạng thì còn 11 binh sĩ khác bị thương.

Các mối quan hệ ngoại giao trước đây của Thổ Nhĩ Kỳ không được tiết lộ, cho thấy nước này đã trở nên phụ thuộc nhiều vào máy bay trinh sát Predator, máy bay gián điệp U-2 và các nguồn tin tình báo khác của Mỹ trong chiến dịch quân sự chống lại Đảng Công nhân người Kurd PKK.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang