NATO tiếp tục 'hứa miệng' với Nga về việc không dùng hệ thống phòng thủ tên lửa để nhắm vào nước này. Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen trả lời hãng tin Interfax của Nga ngày 7/6 cho biết NATO coi Nga là đối tác hơn là đối thủ. Tuy nhiên, các yêu cầu của Nga về việc NATO cam kết không dùng hệ thống phòng thủ tên lửa để nhằm vào Nga vẫn chỉ đang thảo luận trong nội bộ khối này. “Điều quan trọng nhất là chúng ta hướng tới việc tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn bằng cách tăng cường thảo luận và trao đổi, thay vì tìm một công thức pháp lý rồi thuyết phục 29 quốc gia đồng ý và phê chuẩn”, ông Anders Fogh Rasmussen cho biết. Ông Anders Fogh Rasmussen trả lời phỏng vấn của Interfax Tổng thư ký NATO cũng đưa lời đảm bảo: "Tôi có thể đảm bảo NATO sẽ không bao giờ tấn công Nga và chúng tôi tin tưởng Nga cũng sẽ hành động tương tự đối với NATO". Trả lời hãng Interfax về viễn cảnh hợp tác phòng thủ giữa Nga và NATO, ông Rasmussen cho biết NATO không muốn Nga và NATO có chung hệ thống phòng thủ tên lửa. Bởi, "NATO không thể chia sẻ hệ thống phòng thủ của liên minh với một nước không nằm trong liên minh", ông Rasmussen phát biểu, "Tuy nhiên chúng tôi ủng hộ việc Nga và NATO phát triển 2 hệ thống phòng thủ riêng biệt nhưng có sự liên kết để chia sẻ thông tin và cảnh báo tốt hơn về những mối đe dọa". Trong diễn biến khác, hãng thông tấn Actmedia của Romania ngày 7/6 cho biết tuần dương hạm Monterey của Mỹ vừa cập cảng Constanta nhằm triển khai dự án lá chắn tên lửa của NATO ở nước này. Đại sứ quán Mỹ tại Romani cho biết chuyến thăm của tàu Monterey đến nước này là 1 phần trong các động thái tăng cường quan hệ đối tác với Hải quân Romani cũng như tăng cường các khả năng hợp tác ở khu vực Biển Đen. Không những thế, tàu Monterey còn cung cấp hệ thống phòng không AEGIS, cơ sở vật chất ban đầu cho hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ được lắp đặt ở Romani trong các giai đoạn tiếp theo. Tuần dương hạm Monterey của Mỹ cung cấp hệ thống phòng không AEGIS cho Romani. Ảnh: Rian Romania là một trong những nước nằm gần biên giới với Nga cho phép NATO đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ của mình. Từ lâu, Nga đã phản đối việc các thành viên NATO triển khai các cơ sở phòng thủ tên lửa gần biên giới nước này. Moscow cho rằng việc này là một mối đe dọa an ninh với Nga và phá vỡ sự cân bằng chiến lược của các lực lượng ở châu Âu. Nga và NATO đã đồng ý hợp tác về lá chắn tên lửa trong hội nghị thượng đỉnh Nga - NATO tổ chức ở Lisbon vào tháng 11/2010. NATO khẳng định rằng nên có hai hệ thống độc lập trao đổi thông tin, trong khi Nga ủng hộ một hệ thống với khả năng tương tác toàn diện. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Romania. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Romania. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011
>> 'NATO sẽ không bao giờ tấn công Nga'
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011
>> Sebia và Romania tập trận Air Solution 2011
[BDV news] Ngày 12/4, Sebia và Romania đã tiến hành tập trận trên không nhằm mục đích nâng cao sự phối hợp của không quân hai nước.
Cuộc tập trận còn để đưa ra các biện pháp mới trong việc kiểm soát, bảo vệ không phận. Tại Air Solution 2011, Lực lượng Cảnh sát Quốc gia Bang Ohio (Mỹ) được mời với tư cách quan sát viên. Theo kịch bản, máy bay vận tải An-26 của Romania đóng vai một máy bay không xác định bị 2 máy bay tiêm kích MiG-29 của Không quân Sebia đánh chặn trên không và buộc phải hạ cánh xuống sân bay quân sự Batajnica gần Belgrade. Đồng thời, theo kịch bản tương tự, máy bay vận tải An-26 của Sebia cũng bị 2 tiêm kích Mig-21 Lancer của Romania ép hạ cánh. Mig-21 Lancer của Romania tham gia tập trận Air Solution 2011 Ngoài ra, trong khuôn khổ cuộc tập trận, 2 trực thăng Mi-8 cũng tiến hành các bài tập sục sạo và giải cứu các phi công lái máy bay bị bắn rơi. Các thiết bị kỹ thuật hàng không mua của Liên Xô vào các thời điểm khác nhau hiện vẫn còn trong biên chế của không quân nhiều nước khối Đông Âu cũ. Trong những năm gần đây, Serbia và Romania đã nhiều lần công bố về dự định mua các máy bay tiêm kích mới, nhưng việc thực hiện các kế hoạch này tiến triển rất chậm vì các vấn đề liên quan đến tài chính. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)