Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

>> Lầu Năm góc chia tay ông Robert Gates




Sau hơn 4 năm là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ngày 30/6/2011 ông Robert Gates (*) đã chích thức tạm biệt Lầu Năm Góc và trao quyền cho người kế nhiệm ông Leon Panetta.


Tại Lầu Năm Góc, Tổng thống Barack Obama và các lãnh đạo chủ chốt trong chính phủ, thành viên của Quốc hội, các binh lính, tướng sỹ trong quân đội Mỹ cũng đã có mặt trong buổi lễ long trọng để chia tay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.


Huân chương Tự do của Tổng thống Mỹ.


Tại đây, Tổng thống Barack Obama đã ca ngợi Bộ trưởng R.Gates vì những đóng góp to lớn của ông cho nước Mỹ trong suốt hơn 4 năm qua, và trao tặng Huy chương Tự do của Tổng thống, một phần thưởng cao quý của nước Mỹ.

Ông Robert Gates là vị Bộ trưởng Quốc phòng thứ 22 của nước Mỹ và là người duy nhất trong lịch sử Mỹ được Tổng thống dành sự ưu ái đặc biệt nhờ những công lao và đóng góp to lớn cho nước Mỹ.

Ông Robert Gates bắt đầu chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ vào thời điểm quyết định trong cuộc chiến tranh Iraq.

Tổng thống Obama cũng không quên ghi nhận công lao của ông R.Gates đã hoàn thành một trong những nhiệm kỳ xuất sắc nhất đối với các lãnh đạo Lầu Năm Góc, với những khó khăn trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, cũng như những thách thức từ hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.

Ông Gates đã có công lớn trong việc giúp xoay chuyển tình thế ở cả 2 mặt trận Iraq và Afghanistan thông qua chiến lược điều chỉnh quân tại 2 chiến trường này. Đặc biệt, ông đã góp phần hoàn thành sứ mệnh truy lùng và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.

Tổng thống Obama ca ngợi về ông Gates, ví ông là một nhà ái quốc khiêm nhường, một người quả cảm và có nhãn quan rộng lớn, là một người xuất sắc nhất của nước Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates là một Bộ trưởng Quốc phòng phục vụ lâu năm nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Trước đó, cựu Tổng thống George W. Bush vì đã bổ nhiệm ông giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong năm 2006, đến năm 2009 khi thay đổi chính quyền, tân Tổng thống Obama khi đó đã tái bổ nhiệm ông tiếp tục giữ chức vị Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ.

Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng quốc phòng R.Gates nói rằng, ông tự hào vì sự hợp tác của Lầu Năm Góc với các cơ quan khác trong chính phủ liên bang Mỹ, nhất là trong lĩnh vực tình báo và ngoại giao.

Bộ trưởng Gates còn cho rằng, cuộc tấn công al-Qaeda bằng những đòn bất ngờ, mà cao điểm là vụ đột kích tiêu diệt Osama bin Laden là một minh chứng cho thấy sự thay đổi lớn về chiến lược, cách thức kết hợp linh hoạt giữa tình báo và các hoạt động quân sự trong thế kỷ thứ 21.

Bộ trưởng Gates bày tỏ, được phục vụ trong Quân đội Mỹ và với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng chính là một vinh dự lớn nhất, một đặc ân trong cuộc đời ông.

Trong thông điệp từ biệt gửi đến các quân nhân Mỹ và gia đình, Bộ trưởng Quốc phòng Gates bày tỏ lời cảm ơn các quân nhân rằng, lòng dũng cảm và sự phục vụ tận tâm của họ đã giữ cho nước Mỹ được bình yên.

Hình ảnh về buổi lễ long trọng lễ chia tay Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates:



Buổi lễ long trọng chia tay Bộ trưởng Robert Gates ngay tại khuôn viên Lầu Năm Góc.




Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates duyệt nghi lễ lần cuối trước khi chuyển giao chức vụ cho người kế nhiệm.




Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã điều hành bộ máy quân sự nước Mỹ hơn 4 năm.




Tổng thống Barack Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Mike Mullen chào danh dự.




Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Mike Mullen nhận cái bắt tay từ Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates.




Tổng thống Obama đã đánh giá cao những công lao của Bộ trưởng Gates và coi ông như một người bạn.




Tổng thống Barack Obama phát biểu ca ngợi Bộ trưởng R.Gates vì những đóng góp to lớn của ông cho nước Mỹ trong suốt hơn 4 năm qua.




Tổng thống Barack Obama dành cho Bộ trưởng R.Gates một sự bất ngờ bằng việc tặng thưởng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ.




Ông Robert Gates và vợ của ông bà Becky chào các vị khách trước khi rời Lầu Năm Góc.




Sau khi Bộ trưởng R.Gates ra đi, bộ máy quân sự nước Mỹ lại hy vọng vào vị tân Bộ trưởng Leon Panetta (cựu Giám đốc CIA).


(*) Ông Robert Michael Gates sinh ngày 25/9/1943 tại Wichita, Kansas, Mỹ, ông là một chính khách Mỹ, đã phục vụ trong CIA và Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ 26 năm, là Giám đốc CIA dưới thời Tổng thống George W. Bush. Sau khi rời CIA, ông trở thành Hiệu trưởng trường ĐH Texas A&M, và là thành viên Hội đồng quản trị của một số công ty.

Ông Gates là thành viên của Nhóm nghiên cứu về Iraq. Với kết quả kết quả bầu cử giữa kỳ 2006, ngày 8/11/2006, Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm ông Robert Michael Gates vào cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ thay thế Bộ trưởng Donald Rumsfeld.

Sau khi Tổng thống Barack Obama thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, Bộ trưởng Robert Gates tiếp tục được đề cử giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho đến 30/6/2011.

Những thành quả ông Robert Michael Gates đã làm cho nước Mỹ phải kể đến việc thực hiện một nỗ lực khó khăn là thuyết phục đồng minh tiếp tục duy trì sự hỗ trợ cho cuộc chiến tại Afghanistan, giảm bớt thiệt hại cho Quân đội Mỹ . Đặc biệt là những nỗ lực tiêu diệt mạng lưới khủng bố al-Qaeda.

[BDV news]


Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Trung Quốc cảnh báo bên ngoài tránh xa tranh chấp Biển Đông



Hãng Reuters vừa dẫn tin từ Nhật báo quân đội Trung Quốc cho biết, Trung Quốc kịch liệt phản đối sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.



http://nghiadx.blogspot.com


Bình luận đăng ở nhật báo trên nhắc lại cảnh báo của Bắc Kinh rằng, những nước khác “không liên quan” nên đứng ngoài. "Tranh chấp phải giải quyết một cách hòa bình thông qua hiệp thương hữu nghị giữa hai bên liên quan”, tờ báo nhấn mạnh. "Vì thế, Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ nước nào không liên quan tới vấn đề Biển Đông can thiệp vào tranh chấp, và phản đối quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ lên cao vào năm ngoái sau khi chính quyền Obama ra tuyên bố chính thức về quan điểm của Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khẳng định, Mỹ có lợi ích quốc gia trong giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông và ủng hộ một giải pháp tập thể.

Bắc Kinh vẫn khăng khăng theo đuổi con đường song phương để giải quyết tranh chấp. Một chiến lược mà nhiều nhà phê bình mô tả là cách “chia để trị”.

Theo hãng Reuters, bình luận trên báo Trung Quốc dường như nhằm vào bất kỳ sự dính líu nào của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông.

Hôm qua (13/6), các Thượng nghị sĩ Jim Webb và James Inhofe đã đệ trình lên Thượng viện Mỹ nghị quyết lên án các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông . Nghị quyết ủng hộ việc tiếp tục các hoạt động của lực lượng Mỹ nhằm bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông và thúc giục Mỹ tạo điều kiện cho một tiến trình đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

Hãng AP hôm nay dẫn lời ông Webb, Chủ tịch Tiểu ban các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Thượng viện, nói trong một hội nghị ở Washington rằng, Mỹ cần lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực và thúc đẩy các cuộc đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Ông khẳng định: “Điều này không có nghĩa là đối đầu quân sự, nhưng chúng ta cần có một tín hiệu rõ ràng”.

Trước đó, ngày 10/6, người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner đã tuyên bố. "Chúng tôi lo lắng bởi những báo cáo gần đây về tình hình Biển Đông và tin tưởng rằng, nó chỉ làm gia tăng căng thẳng, không góp phần cho hòa bình và an ninh khu vực. Chúng tôi ủng hộ một tiến trình hợp tác ngoại giao…và kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền, cả trên đất liền và trên biển, tuân thủ luật pháp quốc tế”.
Ông nhấn mạnh, Mỹ và cộng đồng quốc tế cùng chia sẻ lợi ích chung trong duy trì an ninh hàng hải ở khu vực thông qua tự do hàng hải, phát triển kinh tế và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Gần đây, cả Việt Nam và Philippines đã cáo buộc Trung Quốc hành xử gây hấn ở Biển Đông, làm căng thẳng thêm leo thang ở vùng biển vốn luôn có tranh chấp này.

Chỉ trong vòng hai tuần lễ, cụ thể vào ngày 26/5 và 9/6, các tàu Trung Quốc đã hai lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam các tàu thăm dò hoạt động trong phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trong khi đó, quan chức Philippines cáo buộc lực lượng Trung Quốc đã 6 lần xâm nhập vào khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền kể từ tháng 2 tới nay, và bắn vào các ngư dân Philippines trong ít nhất một vụ việc.

Trước tình hình này, ngày 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã cảnh báo rằng, có những “quan ngại ngày càng gia tăng” về hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng biển tranh chấp khác tại châu Á. Ông nói tại Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh cấp cao châu Á: “Tôi e rằng nếu không có quy tắc và phương pháp tiếp cận thống nhất để giải quyết những vấn đề này thì còn sẽ có đụng độ”.

[BDV news]



Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

>> Lật 'con bài' của Mỹ tại Shangri-la 10



Mỹ đã có những động thái điều chỉnh tại châu Á, cụ thể là ở Đông Nam Á, vậy điều gì đã xảy ra sau cuộc đại mặc cả Mỹ-Trung?

Đầu năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert M Gates đã có chuyến thăm quan trọng đến Trung Quốc, làm ấm lại mối quan hệ quân sự bị đóng băng suốt năm 2010 giữa đôi bên.

Rõ ràng, sự căng thẳng trong quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đều bất lợi cho cả hai. Cả hai nước hiểu rõ điều này nên cùng tích cực hành động để làm ấm mối quan hệ này.

Rất nhiều vấn đề quan trọng đã được đặt lên bàn thương lượng giữa đôi bên, mong muốn của Trung Quốc là quá rõ, chiếm lại Đài Loan và độc chiếm biển Đông. Còn với Mỹ họ không dễ gì từ bỏ những lợi ích của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Diễn biến quan điểm Trung - Mỹ

Tháng 7/2010, tại Diễn đàn ARF ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nêu bật mối quan tâm chiến lược của Mỹ ở Biển Đông và ngỏ ý Mỹ sẽ đứng ra làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình giữa các bên liên quan. Lúc đó, Ngoại trưởng Mỹ còn bày tỏ mối quan tâm của Mỹ đến Biển Đông khi nêu “lợi ích quốc gia” để đối chọi “lợi ích cốt lõi” mà Trung Quốc nêu lên trước đó.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2011, cả hai bên đều thể hiện cách tiếp cận mới trong quan hệ song phương. Bắt đầu từ cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Trung-Mỹ ở Washington tháng 1/2011, chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến Bắc Kinh.


Nhiều ẩn số sau cái bắt tay thân mật giữa lãnh đạo quốc phòng Mỹ-Trung.


Tại Đối thoại Shangri-la 2011, trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nêu 4 nguyên tắc hợp tác an ninh quốc tế mà Bắc Kinh đang theo đuổi. Trong đó có nguyên tắc "chú ý lợi ích cốt lõi và những mối quan tâm quan trọng của nhau" và "hợp tác cùng có lợi, không kết liên minh mang tính đối kháng nhằm vào bên thứ ba".

Cũng ở Shangri-la 10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã có bài phát biểu trình bày quan điểm của chính quyền Obama về lập trường an ninh quân sự của Mỹ đối với châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy Mỹ phải cắt giảm ngân sách quốc phòng, nhưng vẫn ưu tiên duy trì sự hiện diện quân sự tại các khu vực liên quan ở Đông Á và Ấn Độ Dương.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tái khẳng định “lợi ích quốc gia” đối với tự do hàng hải, bày tỏ mong muốn các bên giải quyết các tranh chấp phù hợp với Công ước luật biển Liên Hợp Quốc và không sử dụng vũ lực.

Trước đó, trong năm 2010, Bắc Kinh luôn phản đối sự hiển diện quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á. Nhưng hiện tại, Trung Quốc không tìm cách cản trở sự hiện diện của Mỹ tại đây. Bà Susan Shirk, một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc thuộc ĐH Tổng hợp California cho rằng, Bắc Kinh đang điều chính các chính sách của mình đối với Washington nhằm tìm cách quay lại thời kỳ quan hệ “trăng mật” giữa đôi bên vào những năm 1990.

Ván bài của Mỹ tại Đông Nam Á?

Nhiều quốc gia coi sự hiện diện của Mỹ tại châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á như là một cán cân đối với sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ sẽ thể hiện vai trò gì tại khu vực đang tồn tại nhiều tranh chấp chủ quyền biển đảo này lại là chuyện khác. Sự có mặt của Mỹ tại Đông Nam Á có thực sự là để tạo cán cân và làm trung gian cho các tranh chấp, hay đơn giản là để bảo vệ lợi ích của chính họ.

Phát biểu với báo chí ngày 1/6 tại Kuala Lumpur, Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đã bày tỏ mối quan ngại về những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, nhưng ông nhắc lại Mỹ không đứng về phe nào và rất muốn thấy các bên tranh chấp giải quyết một cách hoà bình thông qua đối thoại, không để xảy ra xung đột trên không hoặc trên biển.

ASEAN muốn quốc tế hóa vấn đề tranh chấp trên biển Đông và muốn Mỹ đứng ra làm trung gian cho vấn đề này. Bắc Kinh lại có suy nghĩ khác, họ luôn tìm cách để phản đối sự đa phương hóa vấn đề tranh chấp biển Đông.

Trung Quốc coi ASEAN là một “bó đũa” tách rời và “bẽ gảy” từng chiếc một là mục tiêu hàng đầu của Bắc Kinh, và họ sẳn sàng thỏa hiệp với Washington để làm điều này.

Với những tuyên bố của đôi bên cho thấy, Mỹ đang chơi trò “hai mặt” tại Đông Nam Á. Một mặt vẫn tăng cường quan hệ quân sự với Trung Quốc, mặt khác cũng mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực. Nhưng Mỹ sẽ đứng ngoài các tranh chấp giữa các quốc gia, bởi “lợi ích quốc gia” vẫn là ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Sẽ là sai lầm nếu kỳ vọng quá nhiều vào sự có mặt của Mỹ tại Đông Nam Á.

Mở rộng sự hiện diện quân sự nhưng đứng ngoài các tranh chấp, Mỹ đẩy các quốc gia Đông Nam Á vào thế khó. Nhất là những nước xung đột quyền lợi với Bắc Kinh. Tiến gần tới Washington đồng nghĩa với việc chọc giận Bắc Kinh mà lại không có sự đảm bảo từ phía Mỹ.

Một số nhà phân tích chính trị nhận định, mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ đang trải qua một kỳ “giải lao” sau một năm căng thẳng. Tất nhiên đây chính là cơ hội để Bắc Kinh thể hiện yêu sách của mình. Không ai có thể đoán trước được Bắc Kinh sẽ hành động như thế nào trên biển Đông. Một khi “ván đã đóng thuyền” rất khó để lật ngược tình thế dù Washington có can thiệp hay không.

Hiện tại, ASEAN chỉ có thể dựa vào sự đoàn kết vì lợi ích chung mới có thể đối trọng lại với những yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông. Bất kỳ hành động đơn phương thiếu trách nhiệm nào đều có thể làm sụp đổ mọi nỗ lực của các quốc gia.



[BDV news]



Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> LCS USS Independence được Mỹ triển khai tới Châu Á



Nhằm duy trì sự hiển diện lâu dài tại châu Á-Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc sẽ triển khai đến khu vực này loại tàu tuần duyên LCS mới, cùng với một số vũ khí công nghệ cao.

Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết, quân đội Mỹ sẽ duy trì sự hiển diện mạnh mẽ và lâu dài trên khắp châu Á-Thái Bình Dương.

Lầu Năm Góc sẽ triển khai đến khu vực này các hệ thống vũ khí công nghệ cao để bảo vệ các đồng minh và lợi ích cốt lõi của Mỹ cũng như đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Washington cam kết, sự hiện diện của Mỹ tại đây không hề giảm sút như nhiều người vẫn nghĩ, quân đội Mỹ sẽ mở rộng hợp tác và chia sẽ các căn cứ với Autralia tại Ấn Độ Dương.

Theo đó, trong thời gian tới Lầu Năm Góc sẽ triển khai đến Singapore loại tàu tuần duyên LCS mới.



Tàu tuần duyên LCS USS Independence trông rất hầm hố.?


Chiến hạm loại LCS được thiết kế để hoạt động tại các vùng biển nông xung quanh Singapore, một đồng minh thân cận của Mỹ tại ASEAN. Khu vực có tuyến đường biển thương mại bận rộn nhất thế giới.

Trước mắt, Lầu Năm Góc dự định sẽ triển khai đến Singapore 1 hoặc 2 tàu LCS, nhằm đánh giá hoạt động cũng như tăng cường sự hợp tác với hải quân các nước trong khu vực thông qua các cuộc tập trận và huấn luyện thủy thủ.

Ngoài việc triển khai hoạt động tàu tuần duyên thế hệ mới đến châu Á, Bộ trưởng Gates còn nhấn mạnh, Lầu Năm Góc sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các loại máy bay trinh sát không người lái mới, cùng với các tàu chiến mới, hệ thống vũ khí không gian và các biện pháp đối phó với an ninh mạng.

Các hệ thống vũ khí công nghệ cao này sẽ tiếp tục được triển khai đến châu Á nhằm xây dựng và tăng cường năng lực phòng thủ hợp nhất liên quốc gia, đảm bảo an ninh, chủ quyền, tự do hàng hải của Mỹ cùng với các đồng minh và đối tác trong khu vực.



LCS có khả năng hoạt động như một tàu đổ bộ trực thăng mini.


Việc triển khai tàu tuần duyên cao tốc thế hệ mới LCS đến châu Á sẽ tăng cường đáng kể khả năng tuần tra và ứng phó trước các nguy cơ đối với an ninh hàng hải của Mỹ cũng như các nước đồng minh trong khu vực. Nếu không muốn nói thẳng ra là việc triển khai tàu tuần duyên LCS, cùng với hàng loạt các hệ thống vũ khí công nghệ cao là để đối phó với những thách thức mới đến từ Hải quân Trung Quốc.

LCS Littoral Combat Ship, tàu tấn công khu vực duyên hải, là một loại tàu chiến được thiết kế đặc biệt để hoạt động tại các vùng biển nông.

LCS được thiết kế với khả năng tàng hình tối ưu, trang bị hỏa lực mạnh. Đây là một biện pháp để đối phó trước các cuộc tấn công, xâm nhập theo kiểu tác chiến phi đối xứng, cũng như các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực duyên hải gần bờ.

So với tiêu chuẩn của các tàu khu trục mang tên lửa điều khiển, LCS có thiết kế nhỏ hơn, tuy nhiên đuôi tàu được thiết kế với sàn đáp và nhà chứa khá lớn cho 2 trực thăng SH-60 Seahawk hoạt động.

Đuôi tàu được thiết như một hệ thống đổ bộ mini với khả năng mang theo 4 xe chiến đấu bọc thép Stryker , hoặc xe chiến đấu bộ binh Humvee. Một hệ thống đường nối kiểu roll-on/roll-off cho phép nhanh chóng triển khai các xe chiến đấu bộ binh cho nhiệm vụ đổ bộ nhẹ.

Hệ thống vũ khí trên tàu chủ yếu cho nhiệm vụ đảm bảo an ninh ven biển, pháo hạm Mk-110 57mm, 4 súng máy caliber 50 (2 đặt phía trước, 2 đặt phía sau), 2 pháo Mk44 30mm, hệ thống phòng thủ tên lửa Evolved SeaRam được bố trí phía trên nhà chứa máy bay.

Với thiết kế 3 thân độc đáo, LCS có thể đạt tốc độ tối đa hơn 44 hải lý/giờ, tầm hoạt động 10.000 hải lý.

LCS được trang bị hệ thống điện tử hàng hải rất hiện đại, radar tìm kiếm mục tiêu 3D Sea GiRaffe, radar dẫn đường hàng hải BridgeMaster E, cảm biến chỉ thị mục tiêu quang-điện tử AN/KAX-2, hệ thống chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR.

Đặc biệt, trung tâm của LCS là hệ thống quản lý thông tin chiến đấu tích hợp ICMS được thiết kế bởi Northrop Grumman, hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp ES-3601. 4 hệ thống phóng mồi bẫy hồng ngoại Mark 36 SRBOC, hệ thống phóng mồi bẫy radar Nulka.


[BDV news]


Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

>> Mỹ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông



Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm 4/6 đã cảnh báo rằng, có những “quan ngại ngày càng gia tăng” về hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng biển tranh chấp khác tại châu Á.




Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates Ảnh: Reuters


Gần đây, cả Việt Nam và Philippines đã cáo buộc Trung Quốc hành xử gây hấn ở Biển Đông, làm căng thẳng thêm leo thang ở vùng biển vốn luôn có tranh chấp này.
“Tôi e rằng nếu không có quy tắc của đường đi và phương pháp tiếp cận thống nhất để giải quyết những vấn đề này thì còn sẽ có đụng độ”, ông Gates nói tại Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh cấp cao châu Á.

Khi được hỏi liệu hành động của Trung Quốc có làm xói mòn “câu thần chú” của Bắc Kinh rằng, Trung Quốc đang theo đuổi “sự gia tăng hòa bình”, ông Gates nói: “Tôi không nghĩ rằng tới mức độ ấy”.

Chỉ một tuần trước đây, Việt Nam đã phản đối Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng” luật pháp quốc tế sau khi tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp dầu khí một tàu thăm dò của Việt Nam lúc tàu này tiến hành khảo sát trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.
Sau đó, Manila đã phản đối Trung Quốc về việc một tàu nước này đã tháo dỡ vật liệu xây dựng ở bãi đá ngầm tại Biển Đông mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Philippines cho rằng, thực sự quan ngại khi Bắc Kinh có thể từ bỏ thỏa thuận từ chín năm trước rằng không bắt đầu xây dựng công trình mới ở khu vực tranh chấp tại Biển Đông.

Trong khi ông Gates bày tỏ quan ngại về các vụ việc liên tục xảy ra gần đây, thì bình luận của ông dường như đã “dịu” hơn so với cách tiếp cận đầy cứng rắn trong năm ngoái của chính phủ Mỹ. Tại hội nghị tương tự vào năm 2010, ông Gates đã kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế. Tháng sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã khiến Bắc Kinh nổi giận khi trong một chuyến thăm Việt Nam đã tuyên bố, Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông.

Tuyên bố cứng rắn của Mỹ năm ngoái là một phần phản ứng lời kêu gọi của các quốc gia Đông Nam Á về vai trò mạnh mẽ hơn của Mỹ trong khu vực để cân bằng với Trung Quốc. Tuy nhiên, sự căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington sau đó lại làm dấy lên lo lắng rằng, một cường quốc hải quân hiện thời và một Trung Quốc đang trỗi dậy có thể đi vào một cuộc xung đột ở nước láng giềng của họ.
Hôm thứ Sáu, ông Najib Razak, Thủ tướng Malaysia, cũng nhấn mạnh sự quan ngại về tình hình căng thẳng ở Biển Đông khi kêu gọi một trật tự an ninh mà không ép buộc các nước trong khu vực phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục cam kết theo đuổi con đường “gia tăng hòa bình”. Học thuyết này bao gồm việc đảm bảo rằng sự gia tăng kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc sẽ không đặt ra mối đe dọa nào với các nước khác, và rằng Bắc Kinh sẽ không tìm kiếm vai trò bá quyền.

Ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và là đại biểu cấp cao nhất mà Bắc Kinh cử tới Đối thoại Shangri-La sẽ nhắc lại thông điệp trên khi ông phát biểu ở diễn đàn vào hôm nay (5/6).

Thái độ “dịu hơn” của Washington với Trung Quốc xuất hiện khi hai nước tìm kiếm các cuộc đối thoại quân sự sâu sắc hơn. Hôm thứ Sáu, các đại biểu Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành hội đàm song phương mà hai bên mô tả là “khá thân mật”. Tháng trước, ông Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã có chuyến công du kéo dài một tuần lễ tới Mỹ.

Ông Gates, người đang thực hiện chuyến thăm châu Á cuối cùng trước khi rời nhiệm sở vào cuối tháng này, nói tại diễn đàn an ninh cấp cao rằng, Mỹ sẽ vẫn duy trì “cam kết quân sự mạnh mẽ” và tăng cường các cuộc thăm cảng, các thỏa thuận hải quân trong khu vực. Ông cũng bác bỏ những quan ngại về áp lực ngân sách với Lầu Năm Góc khi Mỹ đối mặt với tình trạng thâm hụt tài chính trong khi ngân sách quân sự Trung Quốc lại tăng không ngừng nghĩa là ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực sẽ giảm sút.

Ông khẳng định: “Tôi đặt cược 100 USD rằng, năm năm kể từ bây giờ ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực này là mạnh nếu không phải là mạnh hơn như ngày nay”.
[Vietnamnet news]


Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Mỹ kiến nghị tăng cường quan hệ với Việt Nam



Lãnh đạo BQP Mỹ cho rằng cần xây dựng quan hệ đối tác với Việt Nam. Đây là một trọng tâm trong xây dựng mối quan hệ chiến lược tại khu vực châu Á.



Ý kiến trên được bà Michèle Flournoy, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, phụ trách các chính sách khu vực Châu Á, phát biểu trong một sự kiện tổ chức tại Arlington, bang Virginia, ngày 28/4.

Bên cạnh đó, bà còn nhắc tới việc một số thế lực ở châu Á đang cũng cố và kiểm soát khu vực, điều này làm suy yếu hình ảnh về khu vực Đông Á hòa bình và thịnh vượng. Do đó, Mỹ cần tăng cường sự hiện diện lâu lài tại châu Á, xây dựng các liên minh không truyền thống, răn đe và đối phó hiệu quả với các mối đe dọa tiềm năng, củng cố khả năng đối phó với mọi kịch bản có thể xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.

“Chúng tôi đang làm mọi việc có thể để hiện đại hóa mối quan hệ của liên minh để đạt được mối quan hệ đối tác trên toàn cầu theo một cách tự nhiên nhất”, bà Michèle Flournoy nói.



Bà Michèle Flournoy, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ.


“Chúng ta phải đảm bảo rằng các đồng minh và các đối tác trong khu vực thực sự tin tưởng vào sức mạnh quân sự của chúng ta, trong việc đối phó và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm năng” bà bà Michèle Flournoy nhấn mạnh thêm.

Với các hoạt động xây dựng lực lượng và các căn cứ trong khu vực, Lầu Năm Góc đã xây dựng cho mình một lực lượng đủ khả năng ngăn chặn sự xâm lược, bảo vệ các đối tác và lợi ích của Mỹ tại châu Á trong thời gian dài.

Bà Flournoy cho biết, Mỹ đang xúc tiến các hoạt động để tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của các đồng minh trong khu vực. Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng, Lầu Năm Góc cũng đã kêu gọi một chương trình phát triển máy bay ném bom mới vào tài khóa 2012.

Trước đó, Lầu Năm Góc đã tăng cường số máy bay không người lái đến hoạt động tại châu Á, thể hiện sự thay đổi về chiến lược tại khu vực.


[BDV news]


Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Ai thủ lợi từ cuộc chiến Libya?



[Internet] Các chuyên gia quốc tế cho rằng không khó để xác định những nước kiếm lợi từ cuộc chiến đang diễn ra ác liệt ở Libya.

Theo chuyên gia về Trung Đông và Bắc Phi Pepe Escobar của báo Asia Times, Nghị quyết 1973 của HĐBA LHQ đã mở đường cho phương Tây và đồng minh bảo vệ một lực lượng vũ trang chống chính phủ. Ông này nhận định ngay cả “con nít” cũng biết rõ mục tiêu của chiến dịch quân sự là nhằm lật đổ chính phủ của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. 

 Chỉ huy chiến dịch Libya của NATO, trung tướng Charles Bouchard có thể quả quyết rằng sứ mệnh mà khối này vừa chính thức cầm trịch chỉ nhằm bảo vệ thường dân vô tội. Chỉ có điều những “thường dân vô tội” này lại lái xe tăng, bắn súng AK và giao tranh quyết liệt với quân chính phủ. Mặt khác, liên quân cũng chỉ bao gồm 12/28 nước thành viên NATO cộng với Qatar. 

Theo các chuyên gia, ít ra cho đến thời điểm này, người ta có thể dễ dàng nhận ra những bên hưởng lợi trong cuộc chiến ở Libya. Đó là Mỹ, NATO, Ả Rập Xê Út, Qatar, Pháp, Anh, các tập đoàn nước ngoài và thậm chí cả al-Qaeda.  

Mỹ: Cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã liệt kê 3 nước bị cho là “bất hảo” ở Trung Đông và Bắc Phi là Iran, Syria và Libya. Trong chiến dịch lần này, Lầu Năm Góc nhắm vào mắt xích yếu nhất là Libya. 




Theo Asia Times, cuộc chiến Libya chính là cuộc vận hành thử nghiệm của Bộ Tư lệnh châu Phi (Africom), vốn được thành lập dưới thời Tổng thống George W.Bush và được chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Barack Obama củng cố. Đây là cuộc chiến đầu tiên của lực lượng Mỹ mà Africom chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành. Đại bản doanh của Bộ Tư lệnh này lại đặt tại thành phố Stuttgart (Đức) do không quốc gia châu Phi nào chịu “chứa chấp”. Ngoài Libya, những nước châu Phi bị đặt vào tầm ngắm của Africom còn có Sudan, Bờ Biển Ngà, Eritrea và Zimbabwe.

Horace Campbell, giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Syracuse (Mỹ) thì nhận định chiến dịch của Africom “về cơ bản là mặt trận của các nhà thầu quân sự Mỹ như Dincorp, MPRI và KBR đang hoạt động ở châu Phi”. Báo The Times hôm 30.3 dẫn các nguồn tin riêng cho biết Mỹ có thể huy động lực lượng “quân đội tư nhân” này sang Libya để tránh vi phạm cam kết không đưa bộ binh vào cuộc chiến.

NATO: Chiến dịch Libya chính là cơ hội để NATO biến Địa Trung Hải thành “ao nhà”. Đến nay, chỉ còn 3 nước ven Địa Trung Hải chưa là thành viên đầy đủ hoặc nằm trong danh sách đối tác của NATO. Đó là Libya, Li-băng và Syria. Sau Libya, rất có thể Syria là mục tiêu tiếp theo còn Li-băng bị NATO phong tỏa từ năm 2006. 

Ả Rập Xê Út: Nếu ông Gaddafi ra đi, Quốc vương Abdullah của Ả Rập Xê Út sẽ bớt được một đối thủ đáng gờm trong khu vực. Theo báo Daily Mail, không lâu trước khi liên quân do Mỹ dẫn đầu tiến vào Iraq năm 2003, ông Gaddafi đã tranh cãi nảy lửa với ông Abdullah, khi đó còn là thái tử, tại một hội nghị cấp cao của khối Ả Rập xung quanh tính hợp pháp của cuộc chiến. Ông Abdullah ủng hộ hành động của phương Tây trong khi ông Gaddafi cực lực phản đối. Đến năm 2004, Ả Rập Xê Út tuyên bố phá được một âm mưu ám sát Thái tử Abdullah mà họ cho là có liên quan đến Libya.

Chuyên gia Escobar cho biết Ả Rập Xê Út là nước quảng bá mạnh mẽ việc Liên đoàn Ả Rập “nhất trí” kêu gọi thành lập vùng cấm bay trên không phận Libya. Trên thực tế, chỉ 11/22 nước thành viên của tổ chức này tham gia biểu quyết, trong đó có 6 nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh do Ả Rập Xê Út thống lĩnh. Algeria và Syria thì bỏ phiếu chống. Nghĩa là chỉ có 9/22 thành viên Liên đoàn Ả Rập ủng hộ thành lập vùng cấm bay.

Qatar: Quyết định gửi 2 máy bay chiến đấu tham gia thực thi vùng cấm bay ở Libya được đưa ra trong khi Qatar tìm cách tiếp cận nguồn dầu lửa ở miền đông Libya. Việc chính thức công nhận Hội đồng Quốc gia lâm thời do lực lượng chống đối thành lập được Qatar đưa ra một ngày sau khi nước này giành quyền tiếp thị dầu lửa được khai thác ở miền đông Libya, theo Asia Times.

Pháp: Asia Times dẫn lời giới quan sát đánh giá vùng cấm bay là cơ hội để Pháp quảng bá các mẫu máy bay chiến đấu Mirage và Rafale trên thị trường vũ khí thế giới. Ngoài ra, còn phải kể đến sự phẫn nộ của Pháp trước việc ông Gaddafi hủy bỏ các hợp đồng mua máy bay chiến đấu Rafale và hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân do nước này thiết kế. Nhiều ý kiến khác cho rằng Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy muốn gỡ thể diện sau khi bị chỉ trích là phản ứng chậm và yếu ớt trong vụ chính biến tại Tunisia và Ai Cập cũng như tranh thủ cử tri cho các kỳ bầu cử quan trọng. Pháp là nước đầu tiên công nhận Hội đồng Quốc gia lâm thời của phe chống đối và là nước đầu tiên dội bom xuống Libya.

Anh: Cùng với Pháp, Anh là nước ủng hộ mạnh mẽ việc thiết lập vùng cấm bay ở Libya và khẳng định từ đầu là ông Gaddafi phải ra đi. Theo Daily Mail, 2 nước đã có “hận thù” từ lâu sau khi London cáo buộc Tripoli ủng hộ tài chính và huấn luyện các tay súng thuộc Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA). Quan trọng hơn phải kể đến vụ đánh bom chiếc máy bay của hãng Pan Am trên bầu trời Lockerbie (Scotland) hồi năm 1988 làm 270 người thiệt mạng. Ngoại trưởng vừa đào tẩu của Libya Moussa Koussa, khi đó còn là một lãnh đạo tình báo, bị cáo buộc là người đã vạch kế hoạch đánh bom. Ông Koussa cũng bị coi là mắt xích quan trọng giữa ông Gaddafi và kẻ thực hiện vụ đánh bom tên Abdulbaset Al Megrahi.

Al-Qaeda: Theo báo Telegraph, một thủ lĩnh của phe chống đối ở Libya là Abdel-Hakim al-Hasidi, vốn từng cùng Taliban đánh Mỹ ở Afghanistan, xác nhận rằng ông ta đã chiêu mộ được khoảng 25 “chiến binh tử vì đạo” ở miền đông Libya để đánh Mỹ ở Iraq và một số trong những người này “hiện đang chiến đấu ở thành phố Adjabiya”. Tờ The Washington Post thì đưa tin Mỹ đang tích cực làm rõ thông tin tình báo rằng có sự hiện diện của al-Qaeda giữa các tay súng thuộc quân chống đối ở Libya. Đó là chưa kể nghi ngờ về việc lực lượng chống Chính phủ Libya bán vũ khí cho Hamas và Hezbollah.

Trước đó, Tổng thống Idriss Deby của Chad, nước láng giềng phía nam Libya, quả quyết rằng các phần tử có liên hệ với al-Qaeda đã đột nhập nhiều kho vũ khí ở Cyrenaica, miền đông Libya và có thể đã cướp được một số tên lửa đất đối không. Đầu tháng 3, nhóm al-Qaeda ở vùng Maghreb, một chi nhánh của mạng lưới khủng bố khét tiếng, đã lên tiếng ủng hộ lực lượng chống Chính phủ Libya.

RIA Novosti dẫn lời Giám đốc Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới của Nga Igor Korotchenko cũng cảnh báo rằng những tên lửa đất đối không MANPADS mà quân đội Libya trang bị cho dân chúng cũng như những vũ khí mà phe chống đối chiếm được có thể rơi vào tay các phần tử khủng bố.

Các tập đoàn kinh doanh nước: Ít người biết rằng phía đông sa mạc Sahara chứa một bể nước ngầm khổng lồ có tên Hệ thống ngậm nước Nubian Sandstone (NSAS). Các nhà khoa học ước tính rằng trữ lượng nước ngọt của “đại dương ngầm” lớn nhất thế giới này tương đương với lượng nước chảy qua sông Nil trong 200 năm. Có diện tích bề mặt 2 triệu km2, NSAS trải dài qua 4 nước Suadan, Chad, Ai Cập và Libya, trong đó Libya và Ai Cập chiếm phần lớn nhất. Năm 1984, ông Gaddafi chính thức cho khởi công xây dựng tuyến đường ống dẫn nước khổng lồ GMMRP dài 4.000 km để lấy nước từ NSAS. Công trình này được hoàn thành theo từng phần và đến năm 2007, nó đã có thể cung cấp nước ngọt cho Tripoli, Benghazi và toàn bộ khu vực duyên hải của Libya.

Theo Asia Times, chi phí xây dựng GMMRP là 25 tỉ USD và ông Gaddafi từng tuyên bố số tiền này hoàn toàn từ ngân sách quốc gia chứ chính phủ không hề vay mượn từ Quỹ Tiền tệ quốc tế hay Ngân hàng Thế giới. Giới quan sát cho rằng các tập đoàn nước Veolia, Suez Ondeo và Saur của Pháp, vốn đang kiểm soát 40% thị trường nước ngọt thế giới, rất muốn giành quyền khai thác nguồn tài nguyên chiến lược này của Libya.

Ngoài ra còn phải kể đến các bên nhằm vào trữ lượng dầu khí khổng lồ của Libya. Với nguồn dự trữ 46,5 tỉ thùng, Libya là nền kinh tế dầu mỏ lớn nhất châu Phi, xếp trên Nigeria và Algeria. Tập đoàn dầu mỏ quốc gia (NOC) của Libya nằm trong top 25 trong danh sách 100 công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới, theo website Globalresearch.ca.


Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

>> Dự án quốc phòng Mỹ tăng 135 tỷ USD từ 2008-2011



[BDV news]Ngày 31/3, theo báo cáo của Cơ quan kiểm soát Chính phủ Mỹ (GAO), kinh phí đầu tư cho các dự án quốc phòng của Mỹ từ năm 2008 đến đầu năm 2011 đã tăng thêm 135 tỷ USD.


Mặc dù hồi tháng 2/2011, Lầu Năm Góc đã đưa ra kế hoạch cắt giảm chi tiêu quân sự, nhưng theo thống kê của GAO, từ năm 2008 những dự án quốc phòng của Mỹ đã tăng từ 96 đến 98 dự án. Và tổng kinh phí để thực hiện những chương trình này ước tính lên tới 1,68 nghìn tỷ USD.

Như vậy, chỉ trong vòng 3 năm, ngân sách đầu tư quốc phòng của Mỹ đã tăng thêm 135 tỷ USD, trong đó bội chi 70 tỷ USD là do của việc mua sắm vũ khí.

Chỉ tính riêng năm 2008, Lầu Năm Góc đưa ra dự tính, giá trị thực hiện các hợp đồng quốc phòng là 407 tỷ USD, tuy nhiên đến năm 2010 con số này đã tăng lên mức 428 tỷ USD.

Cũng trong năm 2008, dự kiến tổng ngân sách mua sắm vũ khí mới và trang thiết bị quân sự sẽ ở mức 1,089 nghìn tỷ USD, nhưng đến năm 2010 đánh giá này đã tăng lên mức 1,219 nghìn tỷ USD.

Đặc biệt dự án chiến đấu cơ thế hệ 5, F-35 Lightning II ký kết với công ty Lockheed Martin nằm trong danh sách những dự án quốc phòng đắt nhất của Mỹ trong giai đoạn này.

Ngày từ khi khởi động chương trình F-35 từ năm 2008, quân đội Mỹ ước tính chi phí cho toàn bộ dự án chỉ ở mức 149,7 tỷ USD, nhưng trong năm 2010 con số này đã lên tới 263,7 tỷ USD. Trong khi đó, dự đoán giá một máy bay F-35 đã tăng từ 101,7 triệu USD lên 115,5 triệu USD.

Tiếp theo là chương trình đóng tàu khu trục thuộc dự án DDG 51 Arleigh Burke cũng là một trong những dự án bội chi. Tổng chi phí cho dự án này tăng từ 77,4 tỷ USD lên 94,3 tỷ USD, giá trị của một chiếc tàu khu trục loại này đã tăng từ 1,2 lên 1,3 tỷ USD.



Mô phỏng tàu khu trục DDG-1000 Zumwal.


Chương trình mua chiến đấu cơ F-22 Raptor cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, tổng giá trị của chương trình này chỉ trong vòng 2 năm (2008-2010) đã tăng từ 75,2 lên 77,4 tỷ USD. Trong khi đó, giá mỗi chiếc F-22 trong giai đoạn này đã tăng từ 408,7 lên 411,7 triệu USD.

Khi đề cập đến giá thành mua mỗi sản phẩm quốc phòng, Cơ quan kiểm soát Chính phủ Mỹ không chỉ tính giá trị thực của sản phẩm mà cả tất cả những trang thiết bị và dịch vụ đi kèm bao gồm mua vũ khí, thiết bị bảo dưỡng, dịch vụ kỹ thuật đi kèm và đào tạo nhân viên.

Trong khi đó, Giám đốc chương trình thu mua và tính toán kinh phí của GAO, Michael Sullivan tuyên bố, trong 2 năm trở lại đây xuất hiện xu hướng gia tăng sự phá vỡ Quy chế Nunn-McCurdy (tổng chi phí thực tế của dự án vượt qua chi phí dự kiến 15%).

Từ năm 1997 tới nay đã ghi nhận 74 trường hợp vi phạm quy chế Nunn-McCurdy, trong đó có tới 47 dự án quân sự. Phần lớn các trường hợp vi phạm do Quốc hội Mỹ nghiên cứu xảy ra trong các năm 2001, 2005, 2006 và 2009.


Chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II.


Quy chế Nunn-McCurdy Chính phủ Mỹ ban hành từ năm 1982 và có hiệu lực vào năm 1983. Theo quy chế này, Lầu Năm Góc phải có trách nhiệm giải trình chi tiết cho Quốc hội Mỹ nếu tổng giá trị của dự án quốc phòng tăng lên hoặc giá cuối cùng của mỗi sản phẩm quốc phòng đưa ra tăng quá 15% so với dự kiến ban đầu.

Quy chế Nunn-McCurdy yêu cầu ngừng bất kỳ dự án nào do Lầu Năm Góc và các đơn vị của Lầu Năm Góc tiến hành nếu chi phí chương trình vượt quá 25% so với dự tính ban đầu.

Dự án máy bay chiến đấu F-35 đã vi phạm quy tắc Nunn-McCurdy. Lầu Năm Góc đã dự đoán một sự gia tăng chi phí cho chương trình F-35 tới 51 tỷ USD. Việc chi phí quá cao cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu trình F-35 được coi như là một kịch bản bi quan.

Lầu Năm Góc đã tổ chức một loạt các cuộc tham vấn từ Quốc hội Mỹ nhằm tiếp tục hoàn chương trình F-35. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã thành công trong việc tái thiết dự án chiến đấu cơ F-35 bất chấp kinh phí phát triển dự án tăng quá 25% và chương trình này đứng trên bờ vực đóng cửa. Dự án đã được duy trì vì chứng minh được lợi ích của chương trình là quan trọng đối với an ninh quốc gia.



Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

>> Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ phối hợp đầu tư



Ngày 14/3, Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ đã ký thỏa thuận mua 680 máy bay tiêm - cường kích hỗn hợp F-35 để tăng cường khả năng tác chiến không quân.

Theo đó, các chỉ huy của lực lượng Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ đã ký thỏa thuận sẽ cùng tham gia mua biến thể của máy bay tiêm - cường kích hỗn hợp F-35 được thiết kế chuyên dụng cho tàu sân bay.

Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus, Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc Gary Roughead, và Tư lệnh Quân đoàn Hải quân đánh bộ Mỹ James F. Amos, đã ký bản ghi nhớ thỏa thuận về việc mua các máy tiêm kích F/A-18E/F và F-35B/C, mà các chỉ huy của Mỹ tuyên bố là để cải thiện khả năng tác chiến trên không cho cả hai lực lượng.

Theo thỏa thuận, lực lượng Hải quân và Hải quân đánh bộ sẽ mua 680 chiếc máy bay F-35. Trong đó, Hải quân sẽ mua 260 chiếc máy bay F-35C dành cho tàu sân bay, và Hải quân đánh bộ sẽ mua 80 chiếc F-35C, cùng với 340 chiếc máy bay F-35B, một phiên bản cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng – SVTOL.

Theo kế hoạch, Quân đoàn Hải quân đánh bộ Mỹ sẽ biên chế 5 phi đội máy bay tiêm kích F-35C, loại máy bay hoạt động trên các tàu sân bay của Hải quân Mỹ.



Việc nghiên cứu chế tạo F-35 STOVL gặp khó khăn về mặt kỹ thuật.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Robert M. Gates công bố vào tháng 1/2011, có thể tạm dừng kế hoạch mua máy bay F-35B trong khoảng 2 năm do quá trình thử nghiệm gặp trục trặc với phiên bản máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng SVTOL.

Thỏa thuận ngày hôm nay đã thể hiện cam kết của ông Gates, ông Mabus và Đô đốc Roughead, về việc mua máy F-35B, Thomas E. Laux, Phó trợ lý Bộ trưởng Hải quân Mỹ phụ trách các chương trình không quân, phát biểu trong cuộc họp báo và cho biết thêm rằng, “Số lượng máy bay nói trên là phù hợp với yêu cầu ngân sách tài khóa 2012”.

Các máy bay F-35C sẽ được biên chế trên các tàu sân bay của Hải quân, trong khi biến thể máy bay F-35B được biên chế triển khai cho các tàu lớp L (tàu đổ bộ), Phó trợ lý Laux nói.

Ông Laux giải thích: “Chúng tôi sẽ ưu tiên thử nghiệm F-35C trên tàu sân bay; đồng thời tìm hiểu kỹ về hoạt động của máy bay F-35B trên các tàu lớp L để xác định xem các máy bay STOVL có thể sử dụng được trên các tàu sân bay hay không.”

Thỏa thuận này phản ánh “mối quan hệ đối tác lâu dài” giữa không quân của Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ. Quá trình huấn luyện đào tạo máy bay sẽ được “kết hợp hoàn toàn” và sẽ được thực hiện tại một cơ sở duy nhất, trợ lý Laux nói.

Sự kết hợp của máy bay F-35B và các biến thể F-35C, cùng với máy bay F-18, sẽ cải thiện khả năng tác chiến không quân của Hải quân và Hải quân đánh bộ Mỹ, các quan chức của cả hai lực lượng chia sẻ.

Khi kết hợp cùng với nhau, Hải quân và Hải quân đánh bộ sẽ mạnh hơn một lực lượng riêng biệt”, ông Laux giải thích.


(theo AP news )

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

>> Các vũ khí trong tầm ngắm của Lầu Năm Góc



Trong vòng một thập kỷ ngân sách quốc phòng của Mỹ đã tăng 375 tỷ USD tính từ năm 2001.

Sau khi sự kiện 11/9/2001, Mỹ đã chi gần gấp đôi cho các hoạt động quân sự của Lầu Năm Góc. Trong số đó không bao gồm chi phí trang trải cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Tổng số ngân sách quốc phòng đã tăng khoảng 375 tỷ USD, tính từ năm 2001 đến 2010.

Gần đây, Mỹ đã công bố các kế hoạch trong chương trình mua sắm vũ khí của mình. Trong đó, có cả các kế hoạch sẽ được quân đội Mỹ từ bỏ.

Các vũ khí được duyệt chi
Đầu tư 9,7 tỷ USD mua 32 máy bay tàng hình F-35 do Lockheed Martin Corp (LMT.N) sản xuất. Năm 2010 Mỹ đã đầu tư 11,8 tỷ USD để mua 43 máy bay mới.

Nhà trắng còn đầu tư cho quân đội Mỹ 5,4 tỷ USD, phục vụ mua sắm tàu ngầm trong đó chi 4,9 tỷ USD mua tàu ngầm lớp Virginia do General Dynamics Corp (GD.N) và Northrop sản xuất.




Tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia của Mỹ.

Việc này sẽ làm tăng kinh phí từ 1,8 tỷ USD lên 2,2 tỷ USD cho việc mua tàu mới Littoral Combat do Lockheed và Austal (ASB.AX) của Austraylia chế tạo. Tổng chi phí cho công nghiệp đóng tàu sẽ là 14 tỷ USD.

Lockheed Advanced High Frequency sẽ cung cấp cho quân đội mỹ các loại vệ tinh mới tổng trị giá là 975 triệu USD. Ngân sách tài chính trong năm 2012 cho các hệ thống vũ trụ sẽ là 10 tỷ USD.


Vệ tinh mới của Mỹ.

Việc nâng cấp các loại xe bọc thép nhằm bảo vệ các binh lính tổng cộng khoảng 593 triệu USD. Tổng chi phí cho các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo sẽ là khoảng 10,7 tỷ USD. Năm 2010 là 9,45 tỷ USD, năm 2011 là 10,7 tỷ USD.

Không quân cho biết sẽ bắt đầu chế tạo thế hệ máy bay ném bom tầm xa mới dự định năm 2020 sẽ đưa vào hoạt động. Tổng chi phí cho chương trình này khoảng 3,7 tỷ USD.

Các kế hoạch bị hủy bỏ
Không quân quyết định giảm từ 22 xuống còn 11 các phiên bản mới nhất của máy bay Global Hawk không người lái do Northrop Grumman Corp (NOC.N) sản xuất.

Các tàu đổ bộ được thiết kế bởi General Dynamics Corp (GD.N) có tổng chi phí khoảng 14 tỷ USD được loại bỏ ra khỏi danh mục mua sắm của Lầu Năm Góc.

Điều này sẽ tiết kiệm được 293 triệu USD trong ngân sách quốc phòng năm 2012 và 12 tỷ USD trong năm 2013.

Quân đội sẽ hủy bỏ việc mua sắm tên lửa tầm trung đất đối không SLAMRAAM đang được phát triển bởi Raytheon Co (RTN.N). Ngoài ra cũng hủy bỏ việc trang bị tên lửa đất đối không SM-2 IIIB cho Hải quân.


Tên lửa SLAMRAAM bị loại khỏi danh sách mua sắm của Mỹ.

Lầu Năm Góc cho biết, sẽ tạm dừng tài trợ chương trình phòng thủ tên lửa Mỹ - châu Âu trị giá nhiều tỷ USD sau năm 2013. Kể từ năm 2007 Lầu Năm Góc cho biết đang tìm cách chấm dứt sản xuất máy bay vận tải Boeing C-17.

Lầu Năm Góc muốn hủy bỏ kế hoạch chế tạo 180 máy bay loại này tuy nhiên các nhà lập pháp lại liên tục duy trì kinh phí cho chương trình, đưa tổng số đơn đặt hàng đến 223 máy bay.

Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tái khẳng định sự phản đối của mình với chương trình thay thế động cơ F-35 được phát triển bởi General Electric (GEA.N) và Rolls-Royce Group (RR.L) của Anh.

Ông cho biết sẽ sử dụng tất cả các quyền hạn của mình để kết thúc chương trình này một lần nữa nếu các nhà lập pháp vẫn tài trợ cho chương trình.
(Reuter news)

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

>> Hải quân Mỹ



Theo chủ đề thảo luận các sáng kiến mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates về cải cách chương trình đóng tàu của Mỹ theo hướng đóng các tàu chiến nhỏ, blog của Viện Hải quân Mỹ (U.S. Naval Institute) blog.usni.org đăng một số số liệu về tiềm lực chiến đấu của Hải quân Mỹ.



Một cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ trên đường di chuyển

Hải quân Mỹ hiện có trong biên chế chiến đấu: - 11 tàu sân bay hạt nhân. Xét từ góc độ kích thước và tiềm lực tiến công thì không hạm đội nào khác trên thế giới có được dù một chiến hạm có uy lực tương đương.

- 10 tàu đổ bộ cỡ lớn với boong bay rộng để triển khai trực thăng và máy bay cất cánh thẳng đứng. Không hạm đội nào khác trên thế giới có quá 3 tàu loại này, và tất cả các hạm đội đó đều là đồng minh và bạn bè của Mỹ.

Hạm đội Mỹ có thể cho cất cánh từ các biển và đại dương số máy bay nhiều hơn tất cả các hạm đội còn lại trên thế giới.

- 57 tàu ngầm nguyên tử tiến công đa năng (mang tên lửa hành trình), nhiều hơn tất cả các hạm đội trên thế giới cộng lại.

- 79 tàu chiến mặt nước trang bị hệ thống AEGIS, tổng số ngăn phóng tên lửa thẳng đứng là khoảng 8000. Xét từ góc độ sức mạnh hỏa lực tên lửa, có lẽ Hải quân Mỹ vượt trội so với 20 hạm đội lớn nhất thế giới cộng lại.

- Hải quân Mỹ có thể cơ động trên biển và đại dương số lượng tàu chiến với sức mạnh tổng lực bằng 13 hạm đội mạnh nhất thế giới, 11 trong số đó là đồng minh và bạn bè của Mỹ.

- Thủy quân lục chiến Mỹ có 202.000 quân, đông hơn quân số đa số quân đội các nước trên thế giới.

(blog.usni.org )

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang