Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Tàu khu trục DDG-1000 chính thức được đặt hàng

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

>> Tàu khu trục DDG-1000 chính thức được đặt hàng



Dự án tàu khu trục tương lai DDG-1000 chính thức được chấp nhận đặt hàng chiếc thứ 2 và thứ 3 cho Hải quân Mỹ.

Cuối cùng sau nhiều thời gian tranh cãi về giá trị của dự án tàu khu trục tương lai DDG-1000 Zumwalt, Hải quân Mỹ đã chính thức đặt hàng xây dựng tàu khu trục DDG-1000 thứ 2 và thứ 3 vào ngày 15/9.

Các công việc để xây dựng tàu khu trục DDG-1001 Monsoor Michael và DDG-1002 chưa được đặt tên bắt đầu tiến hành tại nhà máy đóng tàu của Hãng General Dynamics.

Hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD, có thể lên đến 2 tỷ USD cho các tùy chọn trang bị, hợp đồng mới không bao gồm các công việc đang được thực hiện bởi các nhà thầu lớn như Raytheon phụ trách xây dựng các hệ thống chiến đấu và thiết bị điện tử.


http://nghiadx.blogspot.com
Dự án DDG-1000 đã được chấp nhận sau nhiều thời gian tranh cải.


Nhà thầu Huntington-Ingalls Industries phụ trách công việc xây dựng cấu trúc thượng tầng bằng vật liệu composite. Hợp đồng mới khuyến khích các nhà thầu đưa ra mức giá cố định cho các trang thiết bị trên tàu.

Thông cáo báo chí của Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ cho biết: “Phương pháp định giá bằng cổ phiếu có nguy cơ phát sinh chi phí so với mục tiêu đề ra của chính phủ và các đối tác công nghiệp. Chính phủ và các đối tác công nghiệp đã thỏa thuận thiết lập một mức trần cho các chi phí liên quan".

Theo đó, nếu chi phí vượt quá mức trần đã được thỏa thuận, các đối tác công nghiệp sẽ chịu những chi phí phát sinh vượt mức trần nói trên.

Trong một báo cáo công bố ngày 26/7/2011, Hải quân Mỹ và General Dynamics đã đạt được các thỏa thuận sơ bộ liên quan, cả 2 bên cho biết công tác đàm phán diễn ra rất khó khăn. Các bên liên quan hy vọng sẽ đạt được hợp đồng đóng mới tàu DDG-1000 vào năm 2010, tuy nhiên một loạt các yếu tố phức tạp đã làm gián đoạn quá trình đàm phán của 2 bên.

Đứng đầu trong các trở ngại là Nunn–McCurdy (Chương trình cắt giảm chi phí phát sinh trong các chương trình mua sắm vũ khí của Mỹ). Theo quyết định của Hải quân Mỹ, chỉ 3 chiếc DDG-1000 sẽ được đóng thay vì 7 chiếc như dự kiến.

Trong năm 2009, Northrop Grumman đã đạt được một thỏa thuận với General Dynamics thay đổi việc đóng mới tàu DDG-1000 đổi lấy việc đóng mới thêm tàu khu trục DDG-51 lớp Arleigh Burke. Tháng 7/2010, Northrop Grumman công bố ý định rút khỏi dự án khi có thêm sự tham gia của Huntington-Ingalls Industries.

Mặc khác, Quốc hội cũng không đồng ý việc mua sắm tàu khu trục DDG-1000 trong dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2011. Điều đó đã cản trở việc đặt hàng tàu khu trục DDG-1000 trong năm 2010.

Hiện tại, cả Hải quân và General Dynamics đều tỏ ra hài lòng với hợp đồng mới này. Sean Stackley, trợ lý thư ký của Hải quân Mỹ cho biết: “Hợp đồng thể hiện sự cam kết của hải quân để cân bằng chi phí, hợp tác chặt chẽ với các cơ sở công nghiệp để cải thiện khả năng chi trả cho các chương trình đóng tàu. Đây là một ví dụ tuyệt vời về việc đưa ra chi phí hợp lý mà vẫn đáp ứng được các mục tiêu đề ra cho năng lực tác chiến của tàu”

Ông Jeff Geiger, phụ trách phụ trách nhà máy đóng tàu ở Maine cho biết: “Hợp đồng này cho phép chúng tôi duy trì một cơ sở mạnh mẽ của công việc đóng tàu chất lượng cao tại Maine, tiếp tục thể hiện sự đóng góp của chúng tôi trong việc duy trì hạm đội mạnh mẽ của Hải quân Mỹ”

Tàu khu trục tương lai DDG-1000 Zumwalt đầu tiên đã được hoàn thành 50% công việc, dự kiến sẽ được giao hàng cho Hải quân Mỹ vào năm 2014. Các công việc để xây dựng DDG-1001 và DDG-1002 đang được tiến hành và dự kiến giao hàng vào năm 2015 và 2018.

Dự án tàu khu trục tương lai DDG-1000 thể hiện một lối thiết kế và quan điểm tác chiến hải quân hoàn toàn mới của Hải quân Mỹ. Tàu khu trục DDG-1000 được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa hiện tại và cả tương lai.

Tàu khu trục DDG-1000 được dự định sẽ thay thế cho tàu khu trục lớp Arleigh Burke hiện có và hình thành nhóm tác chiến tương lai của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, đã có những tranh cải gay gắt về giá trị sử dụng của con tàu này. Một số ý kiến cho rằng nó quá đắt và không thể chống lại mối đe dọa từ tên lửa chống hạm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang