Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu khu trục Type-052C

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu khu trục Type-052C. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu khu trục Type-052C. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

>> Ấn Độ đánh giá thấp tàu khu trục Type-052C



Các chuyên gia Ấn Độ nhận định, sử dụng tên lửa chống hạm lắp đầu tự dẫn radar thụ động hoàn toàn có thể đánh chìm tàu khu trục Type-052C của Trung Quốc với xác suất 100%.



Báo chí Ấn Độ đã có một loạt các bài viết phân tích đánh giá khả năng của tàu khu trục Type-052C của Trung Quốc. Họ cũng so sánh tàu này với tàu khu trục lớp Kolkata của Ấn Độ đang được đóng mới. Báo chí Ấn Độ cho rằng, tàu khu trục Type-052C hoàn toàn không thể so sánh với tàu khu trục của Ấn Độ.

Sau một thời gian nghiên cứu, Hải quân Ấn Độ kết luận, hệ thống radar mạng pha đa năng với 4 anten nằm ở 4 góc của tháp chỉ huy của tàu khu trục Type-052C là một mục tiêu béo bở cho các tên lửa chống hạm.

4 anten ở 4 góc đài chỉ huy cùng phát sóng sục sạo mục tiêu biến nó trở thành một nguồn phát xạ mạnh. Cùng với đó là công nghệ chắp vá khiến hệ thống radar này hoạt động không hiệu quả.

Sử dụng tên lửa chống hạm lắp đầu tự dẫn radar thụ động hoàn toàn có thể đánh chìm tàu khu trục Type-052C với xác suất 100%. Việc dẫn tên lửa tấn công tàu khu trục Type-052C là quá dễ, một tên lửa chống hạm lắp đầu tự dẫn radar thụ động sẽ tự động đánh chìm tàu khu trục này.


http://nghiadx.blogspot.com
Điểm yếu của Type-052C nằm ở hệ thống radar mạng pha. Ảnh: Junshijia


Kém xa so với tàu khu trục của Ấn Độ

So với tàu khu trục Project 15A, lớp Kolkata của Ấn Độ đang được đóng, tàu khu trục Type-052C của Trung Quốc còn kém xa về tất cả các chỉ số.

Tàu khu trục lớp Kolkata của Ấn Độ được trang bị radar mạng pha chức năng hoạt động theo từng giai đoạn EL/M-2248 MF-STAR của Israel, một trong những radar tiên tiến nhất thế giới hiện nay.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế thủy động học, vũ khí, radar của tàu khu trục lớp Kolkata ở một đẳng cấp hoàn toàn khác.


Hệ thống radar này hoàn toàn có thể so sánh với hệ thống Aegis của Hải quân Mỹ. Đặc biệt hệ thống radar này được thiết kế riêng cho Ấn Độ và hoàn toàn tương thích với chương trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo AAD.

Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 được trang bị trên tàu khu trục Type-052C không phải là một lựa chọn hợp lý cho phòng thủ tên lửa. Type-052C buộc phải dựa vào hệ thống phòng thủ tầm cực gần như là lá chắn cuối cùng trước các tên lửa chống hạm. Tất nhiên, tỷ lệ đánh chặn thành công của súng là không đáng tin cậy.

Tàu khu trục lớp Kolkata sử dụng 3 loại tên lửa siêu âm để đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa chống hạm. 8 hệ thống phóng thắng đứng cho tên lửa đánh chặn tầm xa AAD với tầm bắn đến 200km, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo.

Có tất cả 48 tên lửa đánh chặn tầm trung Barak-8 với tầm bắn 70km, tên lửa có khả năng hoạt động độc lập rất cao và gần như không phải phụ thuộc vào hệ thống nhắm mục tiêu hay dẫn đường của bệ phóng.

Sau cùng là 32 tên lửa đánh chặn tầm ngắn Barak-1 với tầm bắn 12 km, bất kỳ tên lửa chống hạm nào trước khi uy hiếp tàu khu trục lớp Kolkata phải vượt qua 3 hệ thống đánh chặn nói trên.


http://nghiadx.blogspot.com
Năng lực chống hạm của tàu Kolkata vượt trội so với Type-052C.


Nói đến khả năng chống hạm, tên lửa chống hạm YJ-62 của tàu khu trục Type-052C quả là khập khiễng khi đem so sánh với tên lửa chống hạm BrahMos được trang bị trên tàu khu trục lớp Kolkata.

Tàu khu trục Type-052C được trang bị một trực thăng chống ngầm, trong khi đó tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị tới 2 trực thăng với khả năng chống ngầm cực kỳ mạnh mẽ.

Hệ thống đẩy của tàu khu trục Type-052C sử dụng hệ thống động cơ đẩy hỗn hợp tua bin khí-diesel CODOG nên bị hạn chế về tốc độ và khả năng hoạt động. Trong khi đó, tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị hệ thống đẩy COGAG cho phép đạt tốc độ nhanh hơn, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn.

Báo chí Ấn Độ cho rằng, Trung Quốc luôn coi Ấn Độ tụt hậu trong công nghiệp đóng tàu so với Trung Quốc. Thế nhưng, Trung Quốc đóng tàu sân bay, Ấn Độ cũng có tàu sân bay , Trung Quốc có tàu ngầm nguyên tử, Ấn Độ cũng có. Ấn Độ cũng đang phát triển những năng lực không gian mạnh mẽ và hoàn toàn không thua kém Trung Quốc.

Trong xu hướng chung phát triển công nghệ tàng hình cho tàu chiến, tàu khu trục Type-052C gần như không có khả năng tàng hình, thiết kế thân tàu mắc kẹt trong những thiết kế của những năm 1980, các công nghệ trang bị trên tàu thậm chí ở công nghệ của những năm 1960.

Đáp lại các bài viết của báo chí Ấn Độ, trang mạng Junshijia có đoạn bình luận: “Ấn Độ tỏ ra quá kiêu ngạo khi so sánh với các tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc, thiết kế của tàu khu trục Type-052C ở đẳng cấp thế giới, được thiết kế với công nghệ module hoàn toàn có thể dễ dàng thực hiện các công việc sửa đổi trong tương lai”.

Trang mạng này cho rằng, Trung Quốc không dừng lại ở Type-052C mà còn phát triển xa hơn nữa. Ấn Độ còn nhiều việc phải làm để có thể đuổi kịp Trung Quốc.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

>> Hồ sơ nhóm tác chiến TSB Trung Quốc (kỳ 1)



Trung Quốc có lẽ đã hoàn thành những bước chuẩn bị cơ bản và đầy đủ nhất cho việc hình thành nhóm tác chiến tàu sân bay.


"Cuộc cách mạng" trong lòng đại dương

Trong biên chế của nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ, lúc nào cũng có sự hiển diện đi đầu của ít nhất một tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio. Nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai của Trung Quốc cũng không phải là một ngoại lệ.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược, vừa là vũ khí răn đe hạt nhân vừa là “con mắt” bao quát và bảo vệ phía trước cho tàu sân bay.

Cuối những năm 1980, Trung Quốc đã phát triển thành công tàu ngầm hạt nhân đầu tiên Type-091. Tuy nhiên loại tàu ngầm này không có khả năng trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Không dừng lại ở đây, Trung Quốc lấy thành công bước đầu làm cơ sở để tiếp tục phát triển thành tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Type-092, đây là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-1 (Ju Lãng -1), mở ra kỷ nguyên răn đe hạt nhân mới cho Trung Quốc.



Tàu ngầm hạt nhân Type-094 vừa là lực lượng răn đe hạt nhân, vừa là con mắt bảo vệ dưới nước cho nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai.


Tiếp nối thành công, Trung Quốc tiếp tục phát triển thành công tàu ngầm hạt nhân tiến công Type-093. Tàu ngầm này được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu và ngư lôi hạng nặng cho nhiệm vụ tấn công và bảo vệ tàu sân bay.

Gần đây nhất, Trung Quốc cũng đã phát triển thành công một thế hệ tàu ngầm hạt nhân chiến lược SSNB Type-094. Tàu ngầm mới này được xem như là một bước hoàn thiện khả năng răn đe hạt nhân tầm xa của Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân Type-094 được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 (Ju Lãng-2) với tầm bắn được giới thiệu là lên tới 8.600km.
Như vậy, Trung Quốc đã hoàn thành về cơ bản việc hình thành lực lượng “con mắt” dưới nước cho nhóm tác chiến tàu sân bay.

Mở rộng và hoàn thiện khả năng phòng không hạm đội

Việc bảo vệ tàu sân bay cũng như nhóm tác chiến tàu sân bay trước các cuộc tấn công từ trên không có ý nghĩa sống còn đối với nhóm tác chiến này.

Đội ngũ tàu khu trục có nhiệm vụ tác chiến và bảo vệ tàu sân bay trước cuộc tấn công của đối phương. Thông thường có từ 3-4 tàu khu trục đi xung quanh để bảo vệ tàu sân bay. Các tàu khu trục là những người lính gác cho tàu sân bay.

Vào những năm 1990, Trung Quốc đã phát triển thành công tàu khu trục nhỏ Type-051B trên cơ sở của tàu khu trục Type-052. Loại tàu khu trục mới này được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm thấp HQ-7, sao chép từ hệ thống tên lửa đối không Crotale của Pháp.

Đây được coi là sự hình thành đầu tiên cho lực lượng phòng không hạm đội của Trung Quốc. Năm 2003, Trung Quốc chính thức tạo ra sự đột phá trong phòng không hạm đội với sự ra đời của tàu khu trục phòng không đầu tiên Type-052C. Đây là tàu khu trục đầu tiên của Trung Quốc có được khả năng phòng không hạm đội thực sự.



Tàu khu trục Type-052C là sự hoàn thiện cho khả năng phòng không hạm đội, bảo vệ cho nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai.


Tàu khu trục Type-052C được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa HHQ-9, một biến thể hải quân của loại tên lửa đối không HQ-9 mà Trung Quốc sao chép lại từ hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300 của Nga.

Nối tiếp thành công đó, Trung Quốc tiếp tục cho ra đời tàu khu trục Type-051C được biên chế hoạt động vào năm 2006, tàu khu trục này cũng được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa HHQ-9 trong các ống phóng thẳng đứng.

Tiếp đến vào năm 2005, Trung Quốc tiếp tục cho ra đời tàu khu trục Type-054A đây có thể coi là bước hoàn thiện cho phòng không tầm trung.

Tàu khu trục Type-054A được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm trung HQ-16, được cho là sao chép từ hệ thống tên lửa đối không tầm trung đa kênh Shtill của Nga.

Như vậy từ thế hệ tàu khu trục Type-051B đến Type-054A và cuối cùng là Type-052C Trung Quốc đã hoàn thiện việc xây dựng mạng lưới phòng không hạm đội từ tầm thấp đến tầm trung và tầm xa.

Đặc biệt, tàu khu trục Type-052C và gần đây nhất là Type-052D đã đạt được các khả năng gần tương tự hệ thống chiến đấu Aegis của Hải quân Mỹ. Đội ngũ lính gác bầu trời của nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai của Trung Quốc coi như đã hình thành xong.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang