Trung Quốc có lẽ đã hoàn thành những bước chuẩn bị cơ bản và đầy đủ nhất cho việc hình thành nhóm tác chiến tàu sân bay. "Cuộc cách mạng" trong lòng đại dương Trong biên chế của nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ, lúc nào cũng có sự hiển diện đi đầu của ít nhất một tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio. Nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai của Trung Quốc cũng không phải là một ngoại lệ. Tàu ngầm hạt nhân chiến lược, vừa là vũ khí răn đe hạt nhân vừa là “con mắt” bao quát và bảo vệ phía trước cho tàu sân bay. Cuối những năm 1980, Trung Quốc đã phát triển thành công tàu ngầm hạt nhân đầu tiên Type-091. Tuy nhiên loại tàu ngầm này không có khả năng trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa. Không dừng lại ở đây, Trung Quốc lấy thành công bước đầu làm cơ sở để tiếp tục phát triển thành tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Type-092, đây là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-1 (Ju Lãng -1), mở ra kỷ nguyên răn đe hạt nhân mới cho Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân Type-094 vừa là lực lượng răn đe hạt nhân, vừa là con mắt bảo vệ dưới nước cho nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai. Tiếp nối thành công, Trung Quốc tiếp tục phát triển thành công tàu ngầm hạt nhân tiến công Type-093. Tàu ngầm này được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu và ngư lôi hạng nặng cho nhiệm vụ tấn công và bảo vệ tàu sân bay. Gần đây nhất, Trung Quốc cũng đã phát triển thành công một thế hệ tàu ngầm hạt nhân chiến lược SSNB Type-094. Tàu ngầm mới này được xem như là một bước hoàn thiện khả năng răn đe hạt nhân tầm xa của Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân Type-094 được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 (Ju Lãng-2) với tầm bắn được giới thiệu là lên tới 8.600km. Như vậy, Trung Quốc đã hoàn thành về cơ bản việc hình thành lực lượng “con mắt” dưới nước cho nhóm tác chiến tàu sân bay. Mở rộng và hoàn thiện khả năng phòng không hạm đội Việc bảo vệ tàu sân bay cũng như nhóm tác chiến tàu sân bay trước các cuộc tấn công từ trên không có ý nghĩa sống còn đối với nhóm tác chiến này. Đội ngũ tàu khu trục có nhiệm vụ tác chiến và bảo vệ tàu sân bay trước cuộc tấn công của đối phương. Thông thường có từ 3-4 tàu khu trục đi xung quanh để bảo vệ tàu sân bay. Các tàu khu trục là những người lính gác cho tàu sân bay. Vào những năm 1990, Trung Quốc đã phát triển thành công tàu khu trục nhỏ Type-051B trên cơ sở của tàu khu trục Type-052. Loại tàu khu trục mới này được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm thấp HQ-7, sao chép từ hệ thống tên lửa đối không Crotale của Pháp. Đây được coi là sự hình thành đầu tiên cho lực lượng phòng không hạm đội của Trung Quốc. Năm 2003, Trung Quốc chính thức tạo ra sự đột phá trong phòng không hạm đội với sự ra đời của tàu khu trục phòng không đầu tiên Type-052C. Đây là tàu khu trục đầu tiên của Trung Quốc có được khả năng phòng không hạm đội thực sự. Tàu khu trục Type-052C là sự hoàn thiện cho khả năng phòng không hạm đội, bảo vệ cho nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai. Tàu khu trục Type-052C được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa HHQ-9, một biến thể hải quân của loại tên lửa đối không HQ-9 mà Trung Quốc sao chép lại từ hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300 của Nga. Nối tiếp thành công đó, Trung Quốc tiếp tục cho ra đời tàu khu trục Type-051C được biên chế hoạt động vào năm 2006, tàu khu trục này cũng được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm xa HHQ-9 trong các ống phóng thẳng đứng. Tiếp đến vào năm 2005, Trung Quốc tiếp tục cho ra đời tàu khu trục Type-054A đây có thể coi là bước hoàn thiện cho phòng không tầm trung. Tàu khu trục Type-054A được trang bị hệ thống tên lửa đối không tầm trung HQ-16, được cho là sao chép từ hệ thống tên lửa đối không tầm trung đa kênh Shtill của Nga. Như vậy từ thế hệ tàu khu trục Type-051B đến Type-054A và cuối cùng là Type-052C Trung Quốc đã hoàn thiện việc xây dựng mạng lưới phòng không hạm đội từ tầm thấp đến tầm trung và tầm xa. Đặc biệt, tàu khu trục Type-052C và gần đây nhất là Type-052D đã đạt được các khả năng gần tương tự hệ thống chiến đấu Aegis của Hải quân Mỹ. Đội ngũ lính gác bầu trời của nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai của Trung Quốc coi như đã hình thành xong. [BDV news] |
Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011
>> Hồ sơ nhóm tác chiến TSB Trung Quốc (kỳ 1)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét