Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

>> Tiêm kích trên hạm đa năng MiG-29K




MiG-29K (NATO gọi là Fulcrum-D, biến thể huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi MiG-29KUB) là máy bay tiêm kích đa năng triển khai trên tàu sân bay, thế hệ 4++.

Đây là tiêm kích đầu tiên của Nga có khả năng cất/hạ cánh từ tàu sân bay theo kiểu thông thường, tức là có chạy đà cất cánh và chạy đà hạ cánh.

MiG-29K thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 23.7.1988 và được đưa vào trang bị năm 1993. Năm 1991, máy bay bắt đầu tham gia thử nghiệm quốc gia song không hoàn thành quá trình thử nghiệm. Do kinh phí cho các chương trình quân sự bị cắt giảm mạnh, Nga hủy bỏ việc cải tiến MiG-29K.

MiG-29K (migavia.ru)

2 mẫu chế thử MiG-29K đã thực hiện tổng cộng hơn 420 chuyến bay, trong đó có gần 100 chuyến bay trên tàu sân bay.

Nga trở lại với tiêm kích trên hạm vào giữa thập niên 1990 khi Ấn Độ muốn mua của Nga tàu sân bay Đô đốc Gorshkov. Họ cũng cần các tiêm kích trên hạm cho tàu sân bay này. Nga quyết định phát triển máy bay mới trên cơ sở MiG-29 tại Viện thiết kế mang tên A.I. Mikoyan. Máy bay tiêm kích này có ký hiệu 9-41, song vẫn giữ tên của mẫu máy bay trước đây là MiG-29K.

Năm 1999, Nga bắt đầu ráo riết phát triển tiêm kích trên hạm mới, mặc dù những đường nét đầu tiên của máy bay được hoàn thành từ năm 1996. Cuối thập niên 1990, các công trình sư bắt đầu chế tạo những bộ phận tổng thành đầu tiên cho các máy bay MiG-29K thử nghiệm. Sau khi ký hợp đồng với Ấn Độ, phía Ấn Độ cũng tích cực tham gia định hình diện mạo máy bay mới.


MiG-29K (migavia.ru)


Năm 2002, đã bắt đầu thử nghiệm các hệ thống và bộ phận riêng lẻ của MiG-29K.

MiG-29K hiện nay là biến thể hiện đại hóa sâu của máy bay MiG-29K mẫu 1988 (9-31).

Tiêm kích thử nghiệm MiG-29K/KUB thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 1.2007. Chiếc máy bay sản xuất loạt lần đầu tiên cất cánh vào tháng 3.2008.

Tuy có bề ngoài tương đồng, MiG-29K có trọng lượng lớn hơn 30 % so với MiG-29B của Không quân Ấn Độ. MiG-29K sẽ được trang bị các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm nhìn thẳng, tên lửa chống hạm có điều khiển, rocket, bom và 1 pháo 30 mm. Dự trữ bay của MiG-29K/KUB tăng hươn gấp đôi, chi phí giờ bay giảm gần 2,5 lần.

Tiêm kích trên hạm MiG-29K (1 chỗ ngồi) và MiG-29KUB (2 chỗ ngồi) là máy bay đa năng thế hệ 4++, có thể làm nhiều nhiệm vụ (giành ưu thế trên không, phòng không cho binh đoàn tàu, tiêu diệt mục tiêu mặt nước, mặt đất) bất kể ngày đêm và trong điều kiện thời tiết phức tạp.

MiG-29K có các tính năng kỹ thuật và khai thác tốt hơn, độ tin cậy cao hơn. Hệ thống avionics của máy bay có cấu trúc mở. Radar trên khoang đa năng, đa chế độ Zhuk-ME cho phép bám đến 10 mục tiêu và tấn công đồng thời 4 mục tiêu trong số đó.

Máy bay có khung thân cải tiến, sử dụng các vật liệu composite (chiếm 15%), có độ bộc lộ radar nhỏ và tải trọng chiến đấu lớn hơn, các thùng nhiên liệu dung tích lớn hơn và hệ thống tiếp dầu trên không, hệ thống gấp cánh cải tiến, hệ thống điều khiển điện từ xa kỹ thuật số kiểu tứ trùng.

MiG-29К được trang bị cơ cấu hãm để hạ cánh trên tàu sân bay và có bộ càng gia cường, cánh gấp và lớp phủ đặc biệt chống tác động ăn mòn của nước biển.

Tính năng kỹ-chiến thuật của MiG-29K

Trọng lượng cất cánh: thông thường/tối đa, kg: 18.550 / 24.500;
Kích thước: Chiều dài x chiều cao x sải cánh, m: 17,3 x 4,4 x 11,99
Tốc độ tối đa: ở độ cao nhỏ/ở độ cao lớn, km/h: 1.400 / 2.200;
Tầm bay: ở độ cao nhỏ/ở độ cao lớn, km: 750 / 1.650;
Số điểm treo vũ khí: 8;

Vũ khí:
6 tên lửa không-đối-không tầm trung RVV-AE;
8 tên lửa tầm ngắn R-73E;
4 tên lửa chống hạm Kh-31A và Kh-35E;
4 tên lửa chống radar Kh-31P;
4 bom có điều khiển KAB-500KR; 1 pháo 30 mm GSh-301
MiG-29K và biến thể máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi MiG-29KUB đang được sản xuất loạt cho Hải quân Ấn Độ.





[Vietnamdefence news]


Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

>> So sánh tàu sân bay Trung Quốc và Ấn Độ



Không lâu sau khi Trung Quốc chính thức công bố các bức ảnh mới nhất về tàu sân bay Thi Lang, Ấn Độ cũng cho thấy họ nhận tàu sân bay đầu tiên của mình.

Một điều khá trùng hợp là cả hai đều hoàn thành tàu sân bay của mình bằng cách mua lại và hoán cải những chiếc tàu chiến dưới thời Liên Xô cũ.

Cụ thể, trong khi Trung Quốc mua lại tàu sân bay đang đóng dỡ Varyag, đang trùm mền tại cảng của Biển Đen chờ bán sắt vụn từ Ukraine. Còn Ấn Độ thì mua lại chiếc tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov (tuần dương hạm Baku), thuộc lớp tàu sân bay trực thăng Kiev từ hải quân Nga.

So sánh hai tàu sân bay
Đối với Varyag (Thi Lang theo cách gọi của Trung Quốc), đây là một tàu sân bay đúng nghĩa hơn. Tàu thuộc lớp Kuznetsov với các thông số cơ bản: dài: 300m, rộng: 38m, độ mớn nước: 11m, lượng giãn nước: 65.000 tấn.



Tàu sân bay Varyag đang được tân trang tại cảng Đại Liên, Trung Quốc.


Đây là một kiểu tàu sân bay chiến thuật. Về sức chứa, Varyag có khả năng chứa 26 máy bay chiến đấu cùng với 24 trực thăng.

Theo các thông tin được công bố trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc giời gian qua, Varyag được trang bị hệ thống hỏa lực rất mạnh mẽ, hoàn toàn có thể đem so sánh với các tàu khu trục hay tuần dương hạng nặng khác.

Nguyên bản tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov chỉ bố trí hoạt động được các máy bay trực thăng và máy bay cất hạ cánh thẳng đứng kiểu Yak-38M.

Hai đường băng được thiết kế hơi xéo so với boong tàu, với chiều dài là 160 và 180 mét. Phần boong tàu được mở rộng hơn với nguyên bản.

Để có thể sử dụng các máy bay chiến đấu cất cánh thông thường, toàn bộ hệ thống tên lửa chống hạm P-500, pháo hạm 130mm được tháo bỏ để nhường chỗ cho đường băng. Trên tàu sân bay lớp này, 2 máy bay không thể cất cánh cùng lúc, đây là một hạn chế lớn của các tàu sân bay của Nga.


Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov sau khi được hoán cải và nâng cấp.


So với tàu sân bay Varyag thì tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (hay INS Vikramaditya theo cách đặt tên của Ấn Độ) “mi nhon” hơn. Thông số cơ bản như sau: Chiều dài: 283m, rộng: 31m, mớn nước 8,2m, lượng giãn nước 45.000 tấn.

Khả năng mang máy bay của INS Vikramaditya khiêm tốn hơn Thi Lang, tàu sân bay này chỉ có thể mang 16 máy bay chiến đấu Mig-29K, tối đa là 16 chiếc trực thăng Ka-28 hoặc Ka-31, bằng một nửa so với tàu sân bay của Trung Quốc.

Hệ thống vũ khí trên tàu thiên về chức năng phòng thủ với 8 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan.

Điểm mạnh của tàu sân bay INS Vikramaditya là cấu trúc thượng tầng không phải thay đổi quá nhiều. Hệ thống điện tử dựa trên hệ thống radar mảng pha đa chức năng, kết hợp với trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Ka-31AEW.

Toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện bởi các chuyên gia của Nga, những người có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này.

Với tàu sân bay Varyag, toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện tại Trung Quốc. Toàn bộ cấu trúc thượng tầng của tàu phải thiết kế lại để phù hợp với một radar mảng pha đa chức năng sản xuất trong nước.


Tiêm kích trên hạm Mig-29K đã sẳn sàng hoạt động.


Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ có sự khác biệt về chất lượng của hai tàu sân bay này.

Với tàu sân bay Varyag, hiện tại Trung Quốc chưa xác định rõ loại máy bay chiến đấu nào sẽ được trang bị trên tàu. Nguyên mẫu tiêm kích trên hạm nội địa J-15 đang trong giai đoạn phát triển, chắc chắn chưa thể triển khai.

Công tác đàm phán mua tiêm kích trên hạm Su-33 từ Nga đang gặp nhiều khó khăn. (>> xem thêm) Trong khi đó, Ấn Độ đã xác định rõ ràng MiG-29K sẽ là chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay của họ, và mọi việc đã sẵn sàng.


Tiêm kích trên hạm J-15 vẫn chỉ là mẫu thử nghiệm chưa sẳn sàng hoạt động.


Xét về công nghệ và khả năng không chiến, MiG-29K được đánh giá vượt trội so với Su-33, chính Không quân hải quân Nga đang dự định thay thế toàn bộ Su-33 trên tàu sân bay Kuznetsov bằng MiG-29K.

Kết luận, tàu sân bay Varyag hay Thi Lang của Trung Quốc có lợi thế về khả năng chuyên chở trong khi tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ lại có lợi thế về tiêm kích trên hạm.

“Kẻ tám lạng, người nữa cân”, sự xuất hiện của hai tàu sân bay này sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình an ninh quốc phòng tại châu Á.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang