Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: J-15

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn J-15. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn J-15. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

>> Nhật, Mỹ đánh giá thấp tàu sân bay Trung Quốc



Tàu sân bay của Trung Quốc gần tiếp cận tới giai đoạn bố trí nhưng lại thiếu khả năng tác chiến và không được trang bị máy bay trên tàu sân bay!

Tạp chí Ngoại giao của Nhật Bản ngày 5/5 đã đăng tải bài báo “Tàu sân bay Trung Quốc thiếu máy bay chiến đấu”, theo đó tàu sân bay này gần tiếp cận tới giai đoạn hoạt động nhưng lại thiếu khả năng tác chiến và không được trang bị máy bay trên tàu sân bay! Ngoài ra, đối với tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hiện tại và tương lai, khả năng tiếp nhiên liệu trên không và tác chiến điện tử đối mặt với nhiều hạn chế.

Theo báo cáo của phó chủ tịch hiệp hội vì hoà bình quốc tế của Mỹ Douglas H. Paal, Trung Quốc đã nỗ lực rất lớn trong việc cải thiện tàu sân bay Varyga được mua từ Ukraine (*) và đã tạo ra bước đột phá lớn trong công nghệ đóng tàu quân sự của nước này.

Các chuyên gia quân sự Nhật Bản cho rằng Hải quân Trung Quốc muốn nâng cao sức mạnh của tàu sân bay phải trang bị cho con tàu này những máy bay chiến đấu tối tân và phải huấn luyện có bài bản một đội ngũ thủy thủ đoàn. Nhưng hiện nay Trung Quốc vẫn chưa có những khả năng này. Chưa tính những chi phí và nguồn nhân lực rất lớn, những quy hoạch chi tiết và hỗ trợ hậu cần cần thiết cho tàu sân bay hiện đại, Trung Quốc còn thiếu một số phần cứng quan trọng.


Mô hình tàu sân bay của Trung Quốc trong tương lai và tàu sân bay hiện tại của Trung Quốc là hai khái niệm khác nhau.


Để bảo đảm cho việc hoạt động thực tế và chiến đấu dài ngày trên biển, Hải quân Trung Quốc cần phát triển, xây dựng và triển khai hệ thống chỉ huy và kiểm soát dùng cho tàu sân bay, các loại máy bay chiến đấu, máy bay tiếp nhiên liệu trên không, máy bay chiến đấu điện tử. Nếu không có những yếu tố này thì tàu sân bay và tiêm kích J-15 của Trung Quốc vẫn chỉ “nằm trên bản thiết kế” và chỉ để ứng dụng vào việc huấn luyện.

Nhìn vào tình hình ở Nga, tàu sân bay "Đô đốc Kuznetsov" (Admiral Kuznetsov) của Hải quân Nga ("anh em” với tàu Thi Lang). Sau khi hoạt động thử nghiệm từ năm 1996, chỉ có thể sử dụng và huấn luyện (không đến 10 lần), trong đó, không có lần nào hoạt động được vài tháng. Quan trọng hơn, nó đã không bao giờ được tham chiến. Ngược lại, 11 tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã hoạt động quá 1/3 tuổi thọ 50 năm của nó và tất cả đều được sử dụng vào các hoạt động chiến đấu thực tế.

Tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga có quá nhiều vấn đề cần phải bàn tới đó là: vốn trợ cấp của Hải quân Nga là không cố định dẫn đến việc các loại máy móc nhanh chóng bị hỏng và việc đào tạo thủy thủ đoàn cũng không được thực hiện một cách bài bản.

Đồng thời, lực lượng không quân mất đi tính thực tế, chỉ có khoảng 12 máy bay chiến đấu Su-33 và trang bị một số lượng nhỏ radar, trực thăng cùng với các thiết bị sonar. Admiral Kuznetsov đã không thể chống lại mối đe dọa thực sự của đối phương từ trên không.


Máy bay chiến đấu J-15 được cho là sẽ trang bị trên tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc.


Ngược lại, các tàu sân bay Mỹ và Pháp được trang bị các loại thiết bị hiện đại ngay sau khi hoàn thành. Họ có đơn vị không quân được đào tạo bài bản và khả năng chiến đấu ổn định.

Trên tàu được biên chế hai loại hình máy bay chính và được bổ sung thêm máy bay cảnh báo sớm E-2 Hawkeye, E/A-6B hoặc máy bay điện tử E/A-18G Growler để ngăn chặn đối phương từ trên không.

Các máy bay chiến đấu của Hải quân Mỹ và Pháp cũng được trang bị các vòi tiếp nhiên liệu trên không để có thể vừa bay vừa tiếp nhiên liệu cho các máy bay khác. Máy bay chiến đấu Su -33 của Nga cũng có tính năng tương tự, nhưng các phi công của Nga vẫn chưa được đào tạo để có thể thực hiện được thao tác này thuần thục.

Báo cáo chỉ ra: Do thiếu các điều kiện về lực lượng không quân và tàu sân bay như Mỹ, Pháp nên tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc và tàu sân bay Admiral Kuznetsov của Nga phải đối mặt với rất nhiều hạn chế.

Các máy bay chiến đấu không có khả năng tiếp nhiên liệu trên không dẫn tới việc di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu như chỉ có thể dựa vào radar và hệ thống hướng dẫn của tàu sân bay thì Trung Quốc sẽ rất dễ “thất thủ” trước các cuộc tấn công của đối phương.

Các phương tiện truyền thông Nhật Bản còn cho biết, tất nhiên là Trung Quốc cũng nhận ra các hạn chế của mình đồng thời sẽ tìm mọi biện pháp khắc phục những hạn chế này. Chính phủ Bắc Kinh đã mua hệ thống radar của Nga đồng thời cũng tiến hành thử nghiệm 8 lần. Ngoài ra, Trung Quốc có thể sử dụng các máy bay trực thăng này để làm “bước đệm” nhằm nâng cao khả năng kiểm soát khống chế trên không.


Theo kế hoạch vào tháng 7 tàu Thi Lang sẽ đưa vào phục vụ nhưng Trung Quốc phải mất một thời gian dài mới có thể đưa nó vào chiến đấu.


Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Robert Willard, cho rằng tàu sân bay Thi Lang chỉ mang tính biểu tượng về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Chính phủ Bắc Kinh phải mất một thời gian dài để huấn luyện, phát triển, diễn tập thì con tàu mới có thể đi vào hoạt động chính thức.

Tổng biên tập Chang của Tạp chí Kanwa cho rằng: "Sau khi chạy thử trên biển, Thi Lang phải cần ít nhất 8 năm để kiểm tra radar và các loại vũ khí, trong đó có máy bay tác chiến J-15".

Chuyên gia John Pike của trang mạng phân tích quân sự Global Security thì nhận định với Asia Times rằng, chỉ một tàu sân bay không thể tạo ra ảnh hưởng lớn. Ông Pike lập luận: "Nhiều nước khác như Thái Lan và Brazil cũng có một tàu sân bay nhưng hầu như không tạo được khác biệt gì".

Chuyên gia Oliver Brauner tại Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cũng cho rằng sự xuất hiện tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không làm thay đổi cân bằng quân sự tại eo biển Đài Loan. "Dù Trung Quốc có hoàn thiện chiếc tàu sân bay mua từ Ukraine, công nghệ của nó vẫn lạc hậu so với các tàu của các nước khác như Mỹ về phương diện chức năng lẫn trang bị", ông nói.

(*) Dự án đóng tàu Varyag bắt đầu năm 1985 nhưng bị dừng lại vào năm 1992 sau khi Liên Xô tan rã. Khi đó, công trình đã hoàn tất hơn 60% và Nga giao Varyag cho Ukraine. Sau đó, con tàu này không được bảo trì, nhiều phần bị tháo dỡ như bánh lái và hệ thống vận hành, theo trang tin Asia Times.

Đến năm 1998, Ukraine bán đấu giá Varyag và một công ty ở Hongkong đã bỏ ra 20 triệu USD để mua con tàu này với ý định biến nó thành một sòng bạc nổi ở Macau. Tuy nhiên, Macau không phải là điểm dừng chân cuối cùng của Varyag.

Năm 2005, tàu được đưa đến cảng Đại Liên, cũng là nơi đóng trụ sở của Học viện Quân sự quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Tại đây vào năm 2008, nhóm binh sĩ đầu tiên bắt đầu tham gia chương trình huấn luyện trở thành phi công lái máy bay tác chiến cho tàu sân bay, theo Asia Times.

Từ 2009 đến nay, Bắc Kinh không ngừng học hỏi các kỹ thuật về tàu sân bay để “tái chế” lại con tàu này thành tàu sân bay mang thương hiệu Trung Quốc và được đặt tên là “Thi Lang”.

Theo kế hoạch tháng 7/2011, tàu sân bay có lượng giãn nước 60.000 tấn này sẽ được hạ thuỷ và việc trang bị các loại máy bay chiến đấu cho con tàu này cũng sắp hoàn thành. Cuối tháng 4/2011 máy bay chiến đấu J-15 được cho là sẽ trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc đã “lộ diện”.

Trong vài tuần qua, Hải quân Trung Quốc đã đẩy nhanh tiến độ thi công để có thể nhanh chóng bố trí tàu sân bay điều này thể hiện rằng Trung Quốc là một “cường quốc” về tốc độ cải tạo.


[BDV news]


Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

>> 'Cảm biến của J-15 tiên tiến hơn Su-33'



Giới quân sự Trung Quốc cho biết tiêm kích trên hạm J-15 đã sẳn sàng để thử nghiệm trên biển trong thời gian tới.



Một số bức ảnh mới nhất về sự phát triển của tiêm kích trên hạm J-15 vừa được công bố trên các trang mạng quốc phòng của Trung Quốc.

Theo các bức ảnh, hình dáng khí động học của J-15 gần như sao chép 100% từ Su-33 mà cụ thể là nguyên mẫu T-10 từ Ukraine.



Rất khó để nhận ra sự khác biệt giữa J-15 và Su-33 của Nga(ảnh cjdby)


Yun Lan, nhà phân tích quân sự Trung Quốc cho biết: “Tiêm kích trên hạm hạng nặng J-15 sẽ tăng cường khả năng đối không và tấn công của hạm đội tàu chiến Trung Quốc”.

Ông Lan trao đổi thêm với Thời báo Hoàn cầu rằng: “J-15 có thể thực hiện nhiệm vụ không đối không, đối hải, đối đất, bằng tên lửa hay các loại vũ khí khác, và có bán kính chiến đấu rất xa”.

J-15 sẽ là tiêm kích chủ lực cho tàu sân bay Varyag đang được gấp rút hoàn thiện tải cảng Đại Liên. Theo thông tin được tiết lộ bởi Kanwa, tàu sân bay này sẽ có hệ thống điện tử của Canada.

Theo các bức ảnh được công bố hôm 24/4, ít nhất thêm một mẫu thử nghiệm nữa của J-15 xuất hiện bên ngoài sân của nhà máy số 112 thuộc Tổng công ty máy bay Thẩm Dương.


Mẫu J-15 mới xuất hiện bên ngoài nhà máy 112 thuộc Tổng công ty máy bay Thẩm Dương.


J-15 có một màn hình hiển thị HUD được mở rộng hơn giúp quan sát dưới đất tốt hơn. Ngoài ra, máy bay được trang bị hệ thống điện tử sản xuất trong nước, cấu hình vũ khí tương tự như biến thể J-11B. J-15 cũng có một hệ thống tìm bám mục tiêu bằng hồng ngoại IRST.

Ngoài việc khác vệ hệ thống điện tử, tất cả các cấu hình còn lại đều sao chép từ Su-33 như cánh máy bay có thể gập lại bằng điện, móc đuôi, hệ thống càng hạ cánh, cánh mũi, phanh không khí phía sau buồng lái...

Khi được hỏi về khả năng của J-15 so với Su-33, Yun Lan tuyên bố một cách hùng hồn rằng: “Các cảm biến và hệ thống điện tử trên Su-33 đã lỗi thời, trong khi đó J-15 có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn nhiều”. Tuy nhiên, điều lạ lùng là Trung Quốc vẫn đang cố gắng để đàm phán mua Su-33 từ Nga.

Theo lộ trình, J-15 sẽ bắt đầu thử nghiệm trên tàu sân bay Varyag vào năm 2015, trong khi đó tàu sân bay Varyag hay Thi Lang sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2012.


Dựa vào quan sát trong bức ảnh có thế thấy, ít nhất 4 chiếc J-15 đã được chế tạo.


Như vậy trong khoảng 3 năm đầu tiên, chiếc tàu sân bay Thi Lang sẽ không có máy bay để sử dụng.

Đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác nhất về động cơ sẽ được sử dụng cho J-15. Theo một số thông tin trên các trang mạng Trung Quốc, J-15 sẽ được trang bị động cơ WS-10.

Động cho cho tiêm kích trên hạm đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe và cao hơn nhiều so với tiêm kích cất cánh trên mặt đất. Theo đó, động cơ phải có lực đẩy đủ mạnh để máy bay có thể cất cánh trên đường băng chưa đầy 200 mét và không có sự trợ giúp của máy phóng.

Tương tự như các hệ thống vũ khí khác xuất hiện trên các trang mạng của Trung Quốc. Thực hư của các hệ thống vũ khí này vẫn là một ẩn số lớn, trong khi đó, những nhà sản xuất của Trung Quốc lại không đưa ra bất cứ bình luận gì.

[BDV news]


Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

>> So sánh tàu sân bay Trung Quốc và Ấn Độ



Không lâu sau khi Trung Quốc chính thức công bố các bức ảnh mới nhất về tàu sân bay Thi Lang, Ấn Độ cũng cho thấy họ nhận tàu sân bay đầu tiên của mình.

Một điều khá trùng hợp là cả hai đều hoàn thành tàu sân bay của mình bằng cách mua lại và hoán cải những chiếc tàu chiến dưới thời Liên Xô cũ.

Cụ thể, trong khi Trung Quốc mua lại tàu sân bay đang đóng dỡ Varyag, đang trùm mền tại cảng của Biển Đen chờ bán sắt vụn từ Ukraine. Còn Ấn Độ thì mua lại chiếc tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov (tuần dương hạm Baku), thuộc lớp tàu sân bay trực thăng Kiev từ hải quân Nga.

So sánh hai tàu sân bay
Đối với Varyag (Thi Lang theo cách gọi của Trung Quốc), đây là một tàu sân bay đúng nghĩa hơn. Tàu thuộc lớp Kuznetsov với các thông số cơ bản: dài: 300m, rộng: 38m, độ mớn nước: 11m, lượng giãn nước: 65.000 tấn.



Tàu sân bay Varyag đang được tân trang tại cảng Đại Liên, Trung Quốc.


Đây là một kiểu tàu sân bay chiến thuật. Về sức chứa, Varyag có khả năng chứa 26 máy bay chiến đấu cùng với 24 trực thăng.

Theo các thông tin được công bố trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc giời gian qua, Varyag được trang bị hệ thống hỏa lực rất mạnh mẽ, hoàn toàn có thể đem so sánh với các tàu khu trục hay tuần dương hạng nặng khác.

Nguyên bản tàu sân bay trực thăng Đô đốc Gorshkov chỉ bố trí hoạt động được các máy bay trực thăng và máy bay cất hạ cánh thẳng đứng kiểu Yak-38M.

Hai đường băng được thiết kế hơi xéo so với boong tàu, với chiều dài là 160 và 180 mét. Phần boong tàu được mở rộng hơn với nguyên bản.

Để có thể sử dụng các máy bay chiến đấu cất cánh thông thường, toàn bộ hệ thống tên lửa chống hạm P-500, pháo hạm 130mm được tháo bỏ để nhường chỗ cho đường băng. Trên tàu sân bay lớp này, 2 máy bay không thể cất cánh cùng lúc, đây là một hạn chế lớn của các tàu sân bay của Nga.


Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov sau khi được hoán cải và nâng cấp.


So với tàu sân bay Varyag thì tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (hay INS Vikramaditya theo cách đặt tên của Ấn Độ) “mi nhon” hơn. Thông số cơ bản như sau: Chiều dài: 283m, rộng: 31m, mớn nước 8,2m, lượng giãn nước 45.000 tấn.

Khả năng mang máy bay của INS Vikramaditya khiêm tốn hơn Thi Lang, tàu sân bay này chỉ có thể mang 16 máy bay chiến đấu Mig-29K, tối đa là 16 chiếc trực thăng Ka-28 hoặc Ka-31, bằng một nửa so với tàu sân bay của Trung Quốc.

Hệ thống vũ khí trên tàu thiên về chức năng phòng thủ với 8 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan.

Điểm mạnh của tàu sân bay INS Vikramaditya là cấu trúc thượng tầng không phải thay đổi quá nhiều. Hệ thống điện tử dựa trên hệ thống radar mảng pha đa chức năng, kết hợp với trực thăng chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Ka-31AEW.

Toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện bởi các chuyên gia của Nga, những người có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này.

Với tàu sân bay Varyag, toàn bộ công việc hoán cải và nâng cấp được thực hiện tại Trung Quốc. Toàn bộ cấu trúc thượng tầng của tàu phải thiết kế lại để phù hợp với một radar mảng pha đa chức năng sản xuất trong nước.


Tiêm kích trên hạm Mig-29K đã sẳn sàng hoạt động.


Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ có sự khác biệt về chất lượng của hai tàu sân bay này.

Với tàu sân bay Varyag, hiện tại Trung Quốc chưa xác định rõ loại máy bay chiến đấu nào sẽ được trang bị trên tàu. Nguyên mẫu tiêm kích trên hạm nội địa J-15 đang trong giai đoạn phát triển, chắc chắn chưa thể triển khai.

Công tác đàm phán mua tiêm kích trên hạm Su-33 từ Nga đang gặp nhiều khó khăn. (>> xem thêm) Trong khi đó, Ấn Độ đã xác định rõ ràng MiG-29K sẽ là chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay của họ, và mọi việc đã sẵn sàng.


Tiêm kích trên hạm J-15 vẫn chỉ là mẫu thử nghiệm chưa sẳn sàng hoạt động.


Xét về công nghệ và khả năng không chiến, MiG-29K được đánh giá vượt trội so với Su-33, chính Không quân hải quân Nga đang dự định thay thế toàn bộ Su-33 trên tàu sân bay Kuznetsov bằng MiG-29K.

Kết luận, tàu sân bay Varyag hay Thi Lang của Trung Quốc có lợi thế về khả năng chuyên chở trong khi tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ lại có lợi thế về tiêm kích trên hạm.

“Kẻ tám lạng, người nữa cân”, sự xuất hiện của hai tàu sân bay này sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình an ninh quốc phòng tại châu Á.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang