Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa đạn đạo Agni-5

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa đạn đạo Agni-5. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa đạn đạo Agni-5. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

>> Tìm hiểu gia đình tên lửa đạn đạo Ấn Độ


Chương trình tên lửa của Ấn Độ gồm 5 hệ thống tên lửa cốt lõi, trong đó đáng chú ý là các loại tên lửa đạn đạo: tầm gần Prihvi, tầm trung/xa Agni.




http://nghiadx.blogspot.com
So sánh tên lửa đạn đạo các loại của Ấn Độ.

Ngày 19/4, báo giới Ấn Độ đưa tin, tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5 do nước này tự nghiên cứu chế tạo đã phóng thành công lần đầu tiên vào 8h5’.

Từ thập niên 1970, Ấn Độ đã bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo, khi đó Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã đưa ra “Chương trình phát triển tên lửa tổng hợp”, chương trình này chủ yếu nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa khác nhau thực hiện nhiều nhiệm vụ, yêu cầu cung cấp tính năng toàn diện, tổng hợp, và chú ý tính gần gũi, tính đan cài.

“Chương trình tổng hợp phát triển tên lửa” được hợp thành bởi 5 hệ thống tên lửa cốt lõi, bao gồm tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi, tên lửa đạn đạo tầm trung Agni, tên lửa đất đối không Akash, tên lửa đất đối không Trishul và tên lửa dẫn đường chống tăng Nag.

Năm 1988 và năm 1989, tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi và tên lửa đạn đạo tầm trung Agni dựa trên công nghệ trong nước của Ấn Độ đã lần lượt tiến hành thử nghiệm đầu tiên.

Tên lửa đạn đạo Prihvi là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm gần đất đối đất chi viện chiến thuật đầu tiên được Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu chế tạo từ thập niên 1970, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu tung thâm của đối phương, tiến hành chi viện hỏa lực chiến trường.

Mục tiêu tấn công chủ yếu của nó gồm: nơi tập kết lực lượng và vũ khí trang bị, trung tâm chỉ huy chiến trường, trung tâm thông tin và các mục tiêu quan trọng khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi-2 của Ấn Độ.

Prihvi là tên lửa đạn đạo tầm gần thể lỏng đơn cực, có thể được tiến hành phóng bởi các hệ thống phóng của Lục, Hải, Không quân.

Các loại cỡ gồm: Prihvi-1 có tầm phóng 150 km chế tạo cho Lục quân; Prihvi-2 có tầm phóng 250 km chế tạo cho Không quân; Prihvi-3 có tầm phóng 450 km chế tạo cho cả Lục quân và Hải quân.

Để tăng tầm phóng cho tên lửa Prihvi, ở mức độ nhất định, Ấn Độ đã hy sinh trọng lượng đầu đạn – trọng lượng đầu đạn của tên lửa Prihvi-1 có tầm phóng gần nhất có thể lên tới 1.000 kg, còn đầu đạn của tên lửa Prihvi-3 có tầm phóng xa nhất thì giảm đáng kể.

Nhiên liệu đẩy được tên lửa Prithvi sử dụng là axit nitric bốc khói đỏ và amin hỗn hợp, nhìn vào tình hình phát triển của nhiên liệu đẩy tên lửa trên thế giới hiện nay, tên lửa chiến thuật của các nước phát triển đã không còn sử dụng loại nhiên liệu thể lỏng này nữa.

Tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm gần Prithvi là một loại tên lửa có hiệu quả đầu tiên của “Chương trình phát triển tên lửa dẫn đường tổng hợp” của Ấn Độ, nó rất được coi trọng. Trong nhiều cuộc duyệt binh, tên lửa Prihvi luôn được công khai.

Dòng tên lửa Agni

Năm 1989, tên lửa Agni kiểu trình diễn công nghệ đã tiến hành phóng thử thành công lần đầu tiên. Tên lửa này là tên lửa lưỡng cực, dài 21 m, tầm phóng tối đa 2.000 km và chưa phát triển thành hệ thống vũ khí. Năm 1995, bị sức ép của Chính phủ Mỹ, Ấn Độ tạm dừng chương trình phát triển tên lửa Agni.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni-1 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Năm 1998, Ấn Độ tiến hành thử hạt nhân thành công và bắt đầu nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-2. Trong vài năm sau đó, bên ngoài luôn coi tên lửa mẫu Agni do Ấn Độ thử năm 1989 là Agni-1.

Trên thực tế, đến năm 1999, xuất phát từ sự tính toán chính trị, Ấn Độ mới quyết định bắt đầu nghiên cứu chế tạo một loại tên lửa đạn đạo có tầm phóng đan xen giữa tên lửa Agni-2 và tên lửa Prihvi và đặt tên nó là Agni-1 để phân biệt với tên lửa mẫu Agni phóng lúc ban đầu của họ.

Agni-1 là tên lửa đạn đạo nhiên liệu đẩy thể rắn đơn cực, có tầm phóng 700-800 km, dài 15 m, đường kính 1 m, nặng 12 tấn, sử dụng hệ thống dẫn đường/kiểm soát mới, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân nặng 1.000 kg. Agni-1 được phóng theo phương thức cơ động đường sắt hoặc cơ động đường bộ, từ đó đã giảm khả năng bị tấn công trước, nâng cao rất lớn tính cơ động tác chiến.

Do áp dụng phương thức đẩy thể rắn đơn cực, vì vậy việc triển khai, phóng sẽ nhanh hơn, vì vậy nó có khả năng tấn công lần 2 hiệu quả.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni-2 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Agni-2 là tên lửa đạn đạo thể rắn lưỡng cực, dài 20 m, đường kính lưỡng cực đều là 1 m, trọng lượng phóng 16 tấn, tầm phóng tối đa 3.000 km. Tên lửa áp dụng quán tính cộng với dẫn đường của hệ thống định vị dẫn đường toàn cầu, độ chính xác khoảng 45 m.

Tên lửa này có thể phóng bằng phương thức cơ động đường sắt hoặc cơ động đường bộ, do Ấn Độ tự thiết kế, nghiên cứu chế tạo, ngoài số ít thiết bị cảm biến của hệ thống dẫn đường phải nhập khẩu từ các nước châu Âu, những bộ kiện khác đều được tự sản xuất.

Sau khi phóng thử thành công 2 lần, năm 2002, tên lửa Agni-2 bước vào giai đoạn sản xuất ban đầu với tốc độ thấp.

Tên lửa Agni-3 có tầm phóng 3500-4000 km, dài khoảng 13 m, là tên lửa đẩy thể rắn lưỡng cực. Căn cứ vào thông tin của Cục Nghiên cứu Phát triển Quốc phòng Ấn Độ, lớp thứ nhất và thứ hai của tên lửa này được chế tạo bởi vật liệu carbon tổng hợp tiên tiến, đã giảm được trọng lượng tổng thể của hệ thống, động cơ lưỡng cực cũng đã lắp vòi phun phổ quát.

Hệ thống này có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 600-1800 kg, theo dự đoán đầu đạn hạt nhân có thể lên tới 200-300 kg. Dẫn đường thiết bị đầu cuối đã sử dụng dẫn đường quang học tiên tiến hoặc dẫn đường radar chủ động, đã nâng cao độ chính xác bắn trúng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-3 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Ngày 15/11/2011, Ấn Độ bất ngờ công bố phóng thử thành công tên lửa tầm xa Agni-4. Về tên gọi, Agni-4 thuộc tên lửa dòng Agni của Ấn Độ.

Tên lửa dòng này cơ bản đều sử dụng động cơ nhiên liệu thể rắn, vì vậy thể tích tương đối nhỏ. Có phân tích cho rằng, nó đã sử dụng khung thiết kế của Agni-3. Nhưng nhìn bề ngoài, nó cơ bản bắt chước tư duy thiết kế và công nghệ có liên quan của Agni-2.

Khả năng răn đe chiến lược liên tục nâng lên

Việc nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo của Ấn Độ chủ yếu dựa vào sức mạnh công nghệ của nước này, trải qua mấy chục năm phát triển, một số loại đã có khả năng sử dụng tác chiến, trình độ công nghệ của nó cao hơn so với đa số các nước đang phát triển.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-4 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Ấn Độ phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo, trước hết chú trọng sử dụng thành quả của công nghệ không gian của họ được phát triển nhanh chóng, như lớp thứ nhất của tên lửa lưỡng cực Agni đã sử dụng phiên bản cải tiến của động cơ lớp thứ nhất “tên lửa đẩy vệ tinh”-3 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo;

thứ hai, đã phát triển công nghệ đường đạn bay thay đổi độc đáo, tên lửa Prihvi có thể bay theo nhiều đường đạn khác nhau theo lập trình sẵn, có khả năng đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tương đối mạnh; thứ ba là có thể ứng dụng tương đối nhanh các công nghệ tiên tiến như đẩy thể rắn hoàn toàn, triển khai cơ động đường bộ và đường sắt.

Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni (sau phát triển thành tên lửa tầm xa) và tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi đều có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Đặc biệt, sau khi tiến hành thử hạt nhân nhiều lần, Ấn Độ càng lấy tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa làm phương tiện mang theo quan trọng nhất của đầu đạn hạt nhân.

Đồng thời, Ấn Độ cũng dùng tên lửa đạn đạo làm lực lượng tấn công thông thường quan trọng. Tên lửa tầm gần Prihvi có thể tăng cường tấn công hỏa lực của Lục quân, hiệp đồng Lục quân và Không quân tiến hành tấn công tung thâm (chiều sâu), hoàn thành nhiệm vụ chi viện hỏa lực chiến trường.

Tên lửa tầm trung và tầm xa Agni cũng thông qua nâng cao độ chính xác bắn trúng, đổi nhiều loại đầu đạn thông thường phát triển khả năng tấn công thông thường.

http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ vừa phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5.

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

>> Sức mạnh mới của "thần lửa" Agni-V


Tên lửa Agni-V có phạm vi bao trùm toàn bộ Trung Quốc, nếu phóng thành công, Ấn Độ sẽ bước vào câu lạc bộ tên lửa xuyên lục địa.




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni-V do Ấn Độ nghiên cứu phát triển.


Ngày 1/4, tờ “Thời báo Ấn Độ” đưa tin, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết, trong 2 tuần nữa Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa đạn đạo Agni-V.

Ngoài ra, Ấn Độ sẽ tiến hành thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm trước năm 2013, vào năm 2014 sẽ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, trong mấy năm tới phóng vệ tinh cỡ nhỏ và nghiên cứu phát triển vũ khí laser.
Ngày 31/3, tại “Triển lãm vũ khí trang bị hệ thống an ninh nội bộ và Lục-hải không quân quốc tế năm 2012” (DefExpo2012) ở New Delhi, người phụ trách DRDO V.K.

Saraswat cho biết, Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa xuyên lục địa Agni-V (có tầm phóng 5.000 km, có thể mang đầu đạn hạt nhân) vào trung tuần tháng 4/2012.

Saraswat nói, tên lửa 3 tầng này đã được trang bị con quay laser hình vòng tiên tiến, động cơ tên lửa tích hợp và hệ thống dẫn đường vệ tinh có độ chính xác cao, về công nghệ đã tiếp cận khoa học công nghệ mũi nhọn của Mỹ. Hiện nay, việc phóng thử đã đi vào giai đoạn cuối cùng.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, một khi tên lửa Agni-V được phóng thành công, Ấn Độ sẽ “bước vào câu lạc bộ tên lửa xuyên lục địa”. Thành viên câu lạc bộ này đến nay chỉ có Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh.

Đồng thời, tên lửa này có đặc tính linh hoạt khi tác chiến, phạm vi tấn công có thể bao trùm toàn bộ Trung Quốc, điều này rất quan trọng cho việc nâng cao tư thế răn đe hạt nhân cho Ấn Độ.

Bài báo còn cho biết, trong bối cảnh “Trung Quốc phát triển vũ khí chống vệ tinh”, DRDO còn dốc sức cho nghiên cứu “an ninh không gian”, tập trung bảo vệ tài sản vũ trụ của Ấn Độ “tránh bị phá hoại”.

Một số hình ảnh về tên lửa Agni-V của Ấn Độ:


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011

>> Báo Hàn: Ấn Độ phóng Agni-5 làm TQ vô cùng căng thẳng



An ninh quốc gia của Ấn Độ ngày càng chịu sức ép lớn từ bên ngoài, khiến cho nước này đang đẩy nhanh phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới.

Theo các nguồn tin từ báo chí nước ngoài, Bộ Quốc phòng Ấn Độ có kế hoạch, nhanh nhất là vào tháng 12/2011 và chậm nhất là trước tháng 2/2012, sẽ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 có tầm phóng 5.000 km và có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.

Ngày 3/12, báo chí Hàn Quốc có bài viết cho rằng, kế hoạch này khiến cho Trung Quốc “vô cùng căng thẳng”, bởi vì những thành phố chủ yếu của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải đều nằm trong phạm vi tầm phóng của quân đội Ấn Độ.


http://nghiadx.blogspot.com
Các loại tên lửa đạn đạo của Ấn Độ


Tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc dần nguồn tin từ Tân Hoa xã cho biết, tên lửa đạn đạo trên 5.000 km mới là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thực sự, những nước sở hữu loại tên lửa này chỉ có một số ít quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nga và Anh. Agni có nghĩa là “Vulcan” (thần lửa), là tên gọi của dòng tên lửa đạn đạo Ấn Độ.

Tờ “Chosun Ilbo” bình luận, nhà cầm quyền Ấn Độ có kế hoạch tiến hành phóng thử lần đầu tiên trong thời gian từ tháng 12/2011 đến tháng 2/2012, trong thời gian 2-3 năm sẽ tiến hành phóng 3-4 lần, sau đó trước sau năm 2014 sẽ triển khai Agni-5 cho lực lượng ở tuyến đầu.

Đồng thời đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu phát triển phiên bản cải tiến của Agni-5 có tầm phóng lên tới 6.000 km. Kế hoạch này khiến cho Trung Quốc “cực kỳ lo lắng”.


http://nghiadx.blogspot.com
So sánh các loại tên lửa dòng Agni của Ấn Độ


Có tờ báo Trung Quốc thậm chí cho rằng, trình độ phát triển tên lửa đạn đạo của Ấn Độ tuy lạc hậu từ 10 năm trở lên so với Trung Quốc, nhưng sau khi phát triển tên lửa này, những thành phố chủ yếu trên toàn lãnh thổ Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải đều nằm trong phạm vi tầm phóng của quân đội Ấn Độ.

Tiến sĩ Saraswat của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), người phụ trách chương trình tên lửa Agni cho biết: “Chúng tôi không nhằm vào Trung Quốc hoặc Pakistan. Chúng tôi sẽ thực hiện chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, chỉ sử dụng loại tên lửa này để bảo vệ an ninh của Ấn Độ trong thời điểm khủng hoảng liên quan đến sự tồn vong của đất nước”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni-5 của quân đội Ấn Độ có tầm phóng 5.000 km,đặt Bắc Kinh, Thượng Hải của Trung Quốc trong tầm ngắm


Nhưng, một nhà khoa học Ấn Độ khác nói thẳng rằng, Agni-5 sẽ trở thành “sát thủ Trung Quốc”, hoàn toàn không che giấu loại tên lửa này là nhằm vào Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Agni-2 của quân đội Ấn Độ


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang