Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa Aegis

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Aegis. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa Aegis. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> Hải quân Trung Quốc với tham vọng vươn xa



Từ Somalia (châu Phi) đến vịnh Ba Tư hay eo biển Malacca, Bắc Kinh đang cố gắng tăng cường sự hiện diện của sức mạnh hải quân trên khắp thế giới.

Đây là bước đột phá khỏi truyền thống duy trì hạm đội chỉ để tuần tra duyên hải Trung Hoa.

Các tướng lĩnh Trung Quốc một mực khẳng định Hải quân Trung Quốc là lực lượng thuần túy để tự vệ, thế nhưng gần đây, lực lượng này đã được giao thêm nhiệm vụ phục cho các lợi ích hàng hải và kinh tế của Trung Quốc trên khắp thế giới.

“Với sự thay đổi chiến lược hải quân, chúng tôi đang chuyển từ phòng thủ bờ biển sang phòng thủ từ ngoài khơi xa”, phó tư lệnh Hạm đội Đông hải Trương Hoa Sâm trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã.

Theo các chuyên gia, Hải quân Trung Quốc mỗi năm nhận được hơn 1/3 tổng ngân sách dành cho quân sự nước này. Điều này thể hiện rõ quyết tâm của Bắc Kinh muốn nắm quyền kiểm soát các tuyến hàng hải mang nhiều giá trị về sản xuất và tài nguyên.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn sự gia tăng sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, Đất Việt xin giới thiệu một số hình ảnh về lực lượng này, tổng hợp từ trang Foreign Policy:



Chiến hạm Châu Sơn hướng về vịnh Aden (Somalia) ngày 21/2/2011. Hạm đội hộ tống số 8 của hải quân Trung Quốc với hai hộ tống hạm tên lửa là Mã Yên Sơn và Ôn Châu có nhiệm vụ chống cướp biển Somalia, sẽ được tàu tiếp vận Vạn Đảo Hồ hỗ trợ.



Thủy thủ trên hộ tống hạm tên lửa Mã Yên Sơn tại cảng Manila (Philippines) tháng 4/2010. Các chuyên gia cho rằng những chiến dịch như thế này sẽ giúp cải thiện khả năng tác chiến từ xa của Trung Quốc.



Hàng không mẫu hạm Varyag được Trung Quốc mua lại từ Ukraine. Được đặt tên là Thi Lang và trang bị radar mảng pha và tên lửa hạm đối không. Giới quân sự Trung Điều đánh giá sự trang bị này giúp Thi Lang có khả năng tác chiến độc lập cao hơn các hàng không mẫu hạm Mỹ, vốn phụ thuộc chặt chẽ vào các hộ tống hạm mang tên lửa Aegis.




Hải quân đánh bộ Trung Quốc trong đợt tập trận chung với hải quân Nga ở Thanh Đảo năm 2005.




Tàu ngầm Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận năm 2005, Cuộc tập trận tại Thanh Đảo điều động 7.000 binh sĩ cùng nhiều tàu ngầm, tàu chiến và khu trục hạm.




Tháng 3/2010, tàu chiến Trung Quốc có mặt tại cảng Abu Dhabi (UAE), đánh dấu việc lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc cập cảng một nước Trung Đông.




Tàu ngầm Trung Quốc tham gia biểu dương lực lượng tại Thanh Đảo năm 2009, chỉ vài tuần sau một vụ va chạm với hải quân Mỹ. Trung Quốc đã cho xây một căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam. Từ đây tàu ngầm Trung Quốc có thể lặn sâu trong vòng 20 phút để có mặt tại biển Đông. Hải quân Mỹ luôn theo dõi chặt chẽ hoạt động của căn cứ bằng cách cử tàu ngầm tuần tra gần đảo Hải Nam. Dù không chính thức tuyên bố Hải quân Trung Quốc là đối thủ, nhưng hầu hết các tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất của Mỹ đã có mặt tại Thái Bình Dương.




Tàu chiến Trung Quốc đi qua cảng Hong Kong.



Đặc nhiệm biển Trung Quốc diễn tập chống khủng bố trên khu trục hạm Hải Khẩu, tháng 12/2008.



Tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc ở căn cứ Thanh Đảo. Trung Quốc đã mua nhiều tàu ngầm của Nga.



Tàu ngầm Trung Quốc tại Hong Kong, tháng 4/2004.


[BDV news]


Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

>> Ấn Độ phát triển tên lửa đánh chặn



Ấn Độ đã bắt đầu phát triển một mạng lưới các hệ thống phòng không có khả năng bắn hạ bất cứ tên lửa nào của đối phương ở vị trí cách xa 5000km trước khi nó có thể bay vào không phận Ấn Độ.

Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) đã phát triển loại tên lửa có thể đánh chặn tên lửa của đối phương cách xa 2.000km trong khuôn khổ chương trình Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Đạn đạo (BMD) và hiện đang tiến hành giai đoạn thứ hai.

Giám đốc DRDO V K Saraswat tiết lộ, trong giai đoạn thứ hai này, các chuyên gia đã thiết kế và phát triển để tên lửa có khả năng bắn hạ bất cứ tên lửa nào đang bay tới ở khoảng cách 5.000km.




Theo ông, tên lửa đánh chặn ở tầm bắn 5.000km này sẽ sẵn sàng hoạt động vào trước năm 2016.

“Hiện tại, các tên lửa của chúng tôi được thiết kế để nhắm tới các mục tiêu trong phạm vi 2.000km. Sau đó, chúng tôi sẽ nâng tầm bắn các tên lửa đánh chặn lên mức 5.000km. Đó sẽ là giai đoạn II của hệ thống BMD”, ông nói them.

Tháng 7 năm ngoái, DRDO đã thử nghiệm thành công giai đoạn I của tên lửa đánh chặn nội địa từ bãi thử nghiệm kết hợp (ITR) ở đảo Wheeler, ngoài khơi bờ biển Orissa.

Về khả năng hợp tác với Mỹ hoặc bất cứ quốc gia nào khác để phát triển các hệ thống BMD, ông Saraswat cho biết: “Tiến trình hợp tác quốc tế của chúng tôi hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy tiến trình phát triển của riêng chúng tôi. Bất cứ khi nào chúng tôi cảm thấy cần thiết công nghệ mới thì chúng tôi mới tính đến chuyện hợp tác”.

Liên quan đến việc Mỹ đề xuất với Ấn Độ về Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Aegis, ông khẳng định: “Sẽ luôn luôn có các đề xuất bán trang thiết bị. Tại Ấn Độ, đây không chỉ là nỗ lực của DRDO mà còn là một chương trình thực sự, vì thế tôi nghĩ không nên lo lắng về vấn đề này”.

Ấn Độ cũng đang phát triển radar theo dõi tầm xa (LRTR) trang bị cho hệ thống BMD với sự hợp tác cùng Israel.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang