Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa C-802A

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa C-802A. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa C-802A. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

>> Hải quân Myanmar: Điểm tựa tiến ra biển lớn




Myanmar xác định quân đội là chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại của chế độ và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh của đất nước.

Vì vậy, Hải quân Myanmar được đầu tư mua thêm tàu chiến và phương tiện các loại để bảo vệ bờ biển, hướng ra vịnh Adaman nhiều tài nguyên.



Tàu tuần tra tốc độ cao của Hải quân Myanmar.


Từ hỗ trợ lục quân tới tiến ra biển

Giai đoạn 1962 – 1988, do nội chiến ỏ Myanmar diễn biến phức tạp với sự xuất hiện nhiều tổ chức chính trị và vũ trang thuộc các lực lượng khác nhau nên nhiệm vụ trọng tâm của quân đội là giữ yên tình hình, dẹp bạo loạn, lục quân phát triển mạnh để giữ vai trò chính. Nên dù ra đời từ cuối những năm 1950, Hải quân Myanmar chỉ là những lực lượng nhỏ, trang bị rất hạn chế, chủ yếu làm nhiệm vụ tương trợ cho các hoạt động chống nổi dậy của các đơn vị lục quân. Lúc mới thành lập, lực lượng chỉ có 4 tàu hộ tống, một số tàu nhỏ tuần tiểu trên sông và ven bờ biển và một ít tàu vận tải nhỏ.

Sau khi ra đời năm 1988, Hội đồng khôi phục trật tự và luật pháp quốc gia (SLORC) nhanh chóng mở rộng và hiện đại hoá lực lượng vũ trang để mang lại sức mạnh thật sự cho quân đội Myanmar, trong đó có hải quân nước này.

Giai đoạn 1989 – 1991 ,quân đội Myanmar nhận được 1,4 tỷ USD để mua sắm trang bị vũ khí tương đối hiện đại từ Trung Quốc. Năm 1994, Myanmar nhận thêm 400 triệu USD cho công cuộc hiện đại hóa quân đội. Nhờ vậy, Hải quân nước này mua 6 tàu tuần tiễu lớp Hải Nam, 3 tàu hộ tống lớp Giang Hồ, 20 tàu tuần tiểu nhỏ, 1 tàu chở dầu,1 tàu tiếp tế cho kế hoạch tuần tiễu ngoài khơi và một số tàu tuần tiễu tốc độ nhanh, các trạm radar đối hải, pháo bờ biển…

Nhờ vậy, kể từ những năm 1990, nhiệm vụ mới của Hải quân Myanmar được xác định là bảo vệ vùng biển dài 1.930km, từ giáp Bangladesh đến giáp Thái Lan, hướng ra vịnh Adaman, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động phát triển kinh tế trên biển Hải quân Myanmar có thường xuyên tăng cường và mở rộng canh phòng vùng biển, tuần tra chống đánh cá bất hợp pháp và bảo vệ các dàn khoan (Năm 2010, Myanmar xuất khẩu khí đốt đứng thứ 2 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với 22 công ty, đầu tư vào 30 lô trên biển và 8 mỏ trên đất liền).

Hình thành “bộ mặt toàn diện”

Sau hơn 20 năm nỗ lực phát triển, kể từ 1989 đến nay, hải quân Myanmar đã diện mạo tương đối hoàn chỉnh.

Hải quân Myanmar được tổ chức gồm các đơn vị tàu chiến mặt nước, hải quân đánh bộ, lực lượng tàu đổ bộ, phục vụ, pháo và tên lửa đối hải. Đặc biệt lực lượng trinh sát kỹ thuật hải quân rất phát triển.

Trên biển, ngoài Hải quân, biên phòng (biển) còn có lực lượng của Bộ Ngọc Trai và Nghề nghiệp nhân dân. Lực lượng này có biên chế 400 người, hơn 15 tàu tuần tiểu ven bờ, đảo rất hiện đại.



Tàu chiến Hải quân Myanmar.


Tăng cường sức mạnh cho hải quân vùng biển phía Tây, Myanmar đẩy mạnh mua sắm vũ khí trang bị, tăng cường huấn luyện diễn tập, “ đa dạng hoá” nguồn nhập từ Nga, Trung Quốc, Ucraina, Ấn Độ, Triều Tiên, Serbia, Hàn Quốc, Pakistan, Balan, Singapore. Nỗ lực hiện đại hoá các xưởng hải quân để đóng các loại tàu từ tuần tiểu đến hộ tống, hộ vệ có trang bị tên lửa.

Thời gian gần đây, Hải quân Myanmar đầu tư mua 2 tàu hộ vệ tên lửa, 3 tàu hộ tống, 6 tàu cao tốc. Tất cả đều được bị tên lửa. Dù chú trọng mua sắm để hiện đại hóa hải quân, Myanmar không lơ là việc phát triển công nghiệp đóng tàu quân sự. Ngành Ngành này đã có bước trưởng thành vượt bậc, năm 2008 đã hạ thuỷ 1 tàu hộ vệ, 5 tàu hộ tống...

C-802 tên lửa chống hạm uy lực nhất lực lượng

Hiện nay, đội tàu chiến đấu chủ lực tốt nhất của Hải quân Myanmar gồm: 8 tàu hộ vệ lớp Anawratha và 8 tàu lớp Aung Zeya (sử dụng tổ hợp tên lửa chống hạm C-802).

Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm C-802 (tên gọi biến thể xuất khẩu của YJ-82 của Trung Quốc) dài 6,3m, đường kính thân 0,36m, trọng lượng phóng 715kg. Tên lửa được cấu tạo các cánh định hướng điểu khiển và cửa hút khí dành cho động cơ phản lực. C-802 sử dụng hai động cơ, khi phóng động cơ nhiên liệu rắn làm việc và đẩy vận tốc tên lửa lên tới Mach 0,9.




Tên lửa diệt hạm C-802.


Sau khi cháy hết nhiên liệu, động cơ này sẽ tách khỏi thân tên lửa, động cơ tuốc bin phản lực bắt đầu khởi động cho hành trình bay hướng tới mục tiêu. Hệ thống định vị quán tính hoạt động từ pha giữa, radar chủ động đảm nhiệm pha cuối. Tên lửa C-802 có tầm bắn xa 120km, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 165kg.

Theo tạp chí Globalsecurity, tên lửa diệt hạm C-802 có diện tích phản xạ radar nhỏ, khi cách mục tiêu vài km nó sẽ hạ xuống độ cao 5-7m so với mặt nước biển, hệ thống dẫn đường chống nhiễu tốt, tàu mục tiêu khó có khả năng đánh chặn được tên lửa. Xác suất đánh trúng của C-802 là 98%.

Cơ cấu của lực lượng hải quân Myanmar gồm bộ tư lệnh hải quân dưới có 1 bộ tư lệnh kiểm soát, 5 vùng hải quân, 1 lữ đoàn tàu chiến thuật, 1 lữ đoàn hải quân đánh bộ. Các căn cứ hải quân ở Bussein, Yangon, Syriam, Moulmein Mergui, Seikyi, Sittwe.

Quân số hải quân 16.000 người (hải quân đánh bộ 1.000 người). Tàu các loại có 108 tàu trong đó có 1 tàu hộ vệ, 11 tàu hộ tống tên lửa 27 tàu tuần tiểu trên biển (có nhiều tàu trang bị tên lửa), 30 tàu tuần tiểu trên sông, 27 tàu và phương tiện đổ bộ, 12 tàu phục vụ, hậu cần.

Đơn vị tàu chiến cỡ nhỏ gồm: 6 tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin, 14 tàu pháo “5 Series”, 1 tàu pháo lớp Indaw, 10 tàu pháo lớp Hainan, 12 tàu tuần tiễu PGM và 3 tàu PB90.


[BDV news]


Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

>> Trung Quốc khoe tên lửa chống hạm mới





Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đang xôn xao về một tên lửa chống hạm mới được cho là tốt hơn cả tên lửa của Nga.


Theo đó loại tên lửa chống hạm mới có tên gọi là YJ-85 hay C-805, giới quân sự Trung Quốc tự hào cho rằng, loại tên lửa chống hạm mới này còn ưu việt hơn cả các tên lửa chống hạm hiện đại nhất của Nga.

Qua thông tin kỹ thuật được công bố, điều làm cho tên lửa chống hạm C-805 đặc biệt nguy hiểm chính là tốc độ. Loại tên lửa chống hạm này được cho là có tốc độ lên đến Mach 3,5, do đó, việc đánh chặn tên lửa này gần như là điều không thể.

Về cấu hình khí động học của tên lửa C-805 tương tự như các biến thể trước đó của gia đình tên lửa chống hạm YJ8. C-805 là một biến thể nâng cấp của tên lửa chống hạm C-802A.



Tên lửa C-805 trong một lần bắn thử, cấu hình khí động học của C-805 hoàn toàn giống với tên lửa C-802A.


Tên lửa C-805 được giới thiệu là thiết kế theo công nghệ hiện đại và rất đa năng, có thể phóng từ máy bay, tàu chiến, tàu ngầm và bệ phóng di động trên bờ. Không chỉ vậy, độ chính xác chính là một điểm nỗi bật của loại tên lửa này.

Ngoài chức năng chính là chống hạm, tên lửa C-805 còn có thể sử dụng như một loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất, các căn cứ quân sự và kho tàng ven biển.

Theo công bố, qua 8 lần thử nghiệm, C-805 đạt hiệu suất tiêu diệt mục tiêu 100%, tên lửa được thiết kế với khả năng tàng hình rất cao. Các loại radar hiện đại nhất gần như không bắt được tín hiệu của loại tên lửa này.

Giới quân sự Trung Quốc cho rằng, tên lửa chống hạm C-805 là một đối thủ đáng gờm của loại tên lửa Brahmos Nga - Ấn Độ hợp tác phát triển. "Nếu Brahmos là niềm tự hào của Ấn Độ, thì C-805 chính là niềm tự hào của người Trung Quốc", một ý kiến trên mạng Trung Quốc nhận xét.



Tên lửa C-805 thực ra là bản nâng cấp của C-802A (trong ảnh tên lửa C-802A tại triển lãm Chu Hải năm 2006)


Các thông số kỹ thuật được công bố cho thấy, tên lửa C-805 có đường kính 670mm, dài 8 mét, trọng lượng 3 tấn, tầm bắn hiệu quả 380km.

Tên lửa C-805 mang theo đầu đạn nặng 300kg, hệ thống dẫn đường được trang bị bộ cảm biến tinh vi, có khả năng phát hiện và bám theo các mục tiêu liên tục thay đổi vị trí. Tên lửa chống hạm C-805 được phát triển bởi Học viện công nghệ điện cơ khí HaiYing.

Theo một số thông tin rò rỉ trên trang Deagel, tên lửa chống hạm C-805 sử dụng hệ thống dẫn đường dựa kết hợp hệ thống định vị toàn cầu kiểu GPS và một radar có khả năng lập bản đồ để bay theo kiểu men theo địa hình TERCOM.

Sự phát triển của C-805 được cho là để đối phó lại với chương trình phát triển tên lửa chống hạm tầm xa của Mỹ. Nhiều khả năng loại tên lửa chống hạm mới này đã được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc vào năm 2010. Theo một báo cáo được đăng tải bởi Afcea, tên lửa chống hạm C-805 đã được trang bị cho tàu khu trục Type-052C.

Với sự ra đời của tên lửa chống hạm C-805, giới quân sự Trung Quốc tự tin tuyên bố: "C-805 đã “soán ngôi” của tên lửa chống hạm P-270 Moskit được trang bị trên các tàu khu trục hạng Sovremenny mà Trung Quốc mua từ Nga. Đồng thời, C-805 trở thành loại tên lửa chống hạm tốt nhất trong biên chế Hải quân Trung Quốc, và là loại tên lửa chống hạm tốt nhất khu vực. Cùng với Nga, Trung Quốc là nước sản xuất nhiều biến thể tên lửa chống hạm nhất thế giới".

Có thể nói, tung ra các thông số "khủng" về uy lực của vũ khí nội địa (tự thiết kế, sản xuất dựa vào các mẫu tương tự của nước ngoài) trở thành "truyền thống" của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và là nét đặc trưng của các mạng quân sự nước này. Trong quá trình đó, các thành tựu của công nghệ quốc phòng Nga thường được đem ra làm mốc so sánh. Mỗi lần vượt được người thầy, người bạn đã dìu dắt mình (trên mạng ảo), người Trung Quốc lại thấy rất tự hào. Cách thể hiện hẳn là liều thuốc tinh thần được nhiều cư dân mạng Trung Quốc ưa chuộng.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang