Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất thế giới.
Kỳ 2: Siêu âm song sát Bastion-BrahMos >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5) >> Răn đe và tranh hùng (kỳ 6) Đến nay, chỉ có Hải quân Nga và Việt Nam sở hữu hệ thống tên lửa siêu âm khủng khiếp này. Là hệ thống tên lửa đất-đối-hạm thế hệ mới của Nga, K300P Bastion-P (NATO gọi là SSC-5) dùng để tiêu diệt các tàu mặt nước trong đội hình đổ bộ, cụm tàu vận tải, tàu sân bay xung kích hay đơn lẻ, mục tiêu mặt đất có tương phản radar trong điều kiện có đối kháng hỏa lực và vô tuyến điện tử mạnh. Pháo đài thép Hệ thống sử dụng tên lửa Yakhont phóng thẳng đứng (tầm bắn đến 300 km) và có thể bảo vệ khu vực bờ biển dài 600 km. Bastion (tiếng Nga nghĩa là “pháo đài”) với 2 biến thể cơ động (K300P Bastion-P), và cố định (Bastion-S) sử dụng tên lửa chống hạm P-800 Oniks (tên xuất khẩu là Yakhont). Tên lửa Yakhont/Oniks (NATO gọi là SS-N-26), tên lửa hành trình chống hạm siêu âm có tốc độ cao nhất thế giới hiện nay, có tầm bắn đến 300km, tốc độ hơn 2.700 km/h, có khả năng bay sát mặt biển 5 - 15m. Đây là vũ khí chống hạm cực kỳ lợi hại mà hầu như không hệ thống phòng thủ hạm tàu hiện có nào có thể ngăn chặn được. Với phần chiến đấu 200kg, Yakhont có thể tiêu diệt hầu hết tàu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một quả đạn. Pháo đài thép Bastion-P bảo vệ bờ biển Việt Nam. Yakhont dài 8,9m, đường kính 0,72m, trọng lượng phóng 3.000kg, sử dụng hệ dẫn kết hợp quán tính và radar chủ động. Tên lửa có thể bay ở 2 chế độ: độ cao nhỏ với tầm bắn hiệu quả 120km hoặc kết hợp “cao-thấp” với tầm bắn đến 300km. Tốc độ tối đa của tên lửa ở độ cao lớn là 750 m/s, ở độ cao nhỏ là 680m/s. Yakhont có các đặc điểm nổi bật là tấn công chính xác theo nguyên lý “bắn-quên”, tầm bắn ngoài đường chân trời, quỹ đạo bay linh hoạt, tốc độ siêu âm cao ở mọi giai đoạn bay, có thể phóng từ nhiều loại phương tiện mang như: tàu nổi, tàu ngầm, máy bay, bệ phóng cơ động và cố định trên mặt đất, tàng hình đối với radar hiện đại. “Em song sinh” BrahMos Năm 1998, Liên hiệp NPO Mashinostroenia hợp tác với Bộ Quốc phòng Ấn Độ thành lập liên doanh BrahMos Aerospace Ltd cho ra đời tên lửa PJ-10 BrahMos, “em song sinh” của Yakhont. BrahMos là vũ khí tấn công chủ yếu của cả Hải, Lục và Không quân Ấn Độ với 4 biến thể: phóng từ tàu nổi; bệ phóng mặt đất; tàu ngầm và máy bay. Các biến thể BrahMos phóng từ tàu nổi và từ mặt đất đã được nhận vào trang bị. Các biến thể phóng từ máy bay và tàu ngầm đã hoàn tất phát triển và sắp được thử nghiệm. Tên lửa BrahMos. Ưu điểm đặc biệt nổi trội là bên cạnh chức năng chống hạm, PJ-10 BrahMos có khả năng tấn công chính xác mục tiêu mặt đất cực mạnh. BrahMos có động năng hủy diệt cao gấp 16 lần so với tên lửa Tomahawk của Mỹ. Loạt 9 quả BrahMos bắn đi có thể tiêu diệt 3 khinh hạm. Hệ thống BrahMos triển khai trên mặt đất bao gồm: 4-6 xe bệ phóng cơ động (mỗi xe mang 3 tên lửa), 1 đài chỉ huy cơ động và 1 xe tiếp đạn cơ động. Hiện Lục quân Ấn Độ có 4 trung đoàn trang bị 3 biến thể BrahMos. Ấn Độ và Nga dự kiến sẽ sản xuất 1.000-1.500 quả BrahMos, trong đó 300-500 quả bán cho các nước thân hữu do New Delhi và Moskva lựa chọn. Chile, Brazil, Nam Phi, Indonesia, Ai Cập, Malaysia, Oman, Brunei… đã đưa BrahMos vào “tầm ngắm”. Nga và Ấn Độ cũng đang phát triển tên lửa siêu vượt âm BrahMos-II có tốc độ kinh hoàng là trên 6M (hơn 6.000 km/h). Nhờ có tốc độ khủng khiếp, BrahMos-II sẽ có uy lực công phá gấp 36 lần tên lửa cùng trọng lượng tấn công mục tiêu ở tốc độ 1M và là là vũ khí lý tưởng để tấn công các mục tiêu kiên cố ở sâu dưới đất. BrahMos-II dự kiến sẽ trang bị vào năm 2015. Xoay chuyển cán cân sức mạnh Giống như một số hệ thống vũ khí tối tân khác (Iskander-E, S-300), Bastion-P/Yakhont được Nga sử dụng như công cụ gây ảnh hưởng chiến lược. Đến nay, 3 khách hàng đã ký hợp đồng mua Yakhont là Việt Nam, Syria và Indonesia. BrahMos phóng từ bệ phóng mặt đất. Gây tranh cãi nhất là hợp đồng bán 2 hệ thống Bastion-P trị giá 300 triệu USD cho Syria ký năm 2007. Israel lo sợ trước viễn cảnh Yakhont lọt vào tay Syria hoặc Hezbollah. Họ cho rằng tên lửa siêu hiện đại này sẽ đe dọa nghiêm trọng an ninh Israel và phá vỡ thế cân bằng lực lượng ở khu vực. Bastion-P còn là phương tiện răn đe các cụm tàu sân bay Mỹ một khi xảy ra cuộc xâm lược chống Syria. Theo báo chí nước ngoài, Việt Nam đã được Nga chuyển giao 2 hệ thống (tiểu đoàn) Bastion-P theo hợp đồng trị giá 300 triệu USD ký năm 2006. Đây là hợp đồng xuất khẩu đầu tiên Bastion-P và Yakhont. Việt Nam cũng sắp triển khai sản xuất Yakhont với sự hỗ trợ của Nga theo hợp đồng trị giá 300 triệu USD. Tháng 8/2011, có tin Việt Nam đang đàm phán với Nga mua thêm Bastion-P với số lượng chưa được tiết lộ, thời gian chuyển giao vào năm 2014. Bastion-P cùng Yakhont sẽ tăng cường mạnh mẽ khả năng tác chiến đối hải của quân đội ta, trở thành “pháo đài” thép bảo vệ bờ biển. Tên lửa BrahMos cũng được Ấn Độ và Nga xem là phương tiện củng cố quan hệ chiến lược. Báo chí Ấn Độ cho hay, Việt Nam đã được Hội đồng hỗn hợp Nga-Ấn đưa vào danh sách 15 quốc gia có thể mua tên lửa BrahMos. Việt Nam đang đàm phán không chính thức với Ấn Độ về vấn đề mua bán BrahMos. Trước đó, tạp chí Kanwa cho hay, tên lửa BrahMos sẽ được trang bị cho 8 tiêm kích Su-30МК2 mà Việt Nam đặt mua tháng 1/2009. Indonesia là khách hàng thứ ba nhập khẩu tên lửa Yakhont, nhưng để trang bị cho tàu chiến. Báo chí cho hay, Indonesia sẽ mua 120 quả Yakhont với đơn giá 1,2 triệu USD để lắp cho 6 khinh hạm và 10-14 tàu hộ vệ. Biên chế tiêu chuẩn của một đại đội Bastion-P gồm: 4 xe bệ phóng K-340P (mỗi xe mang 2 tên lửa Yakhont để trong thùng phóng); 1-2 xe điều khiển chiến đấu K380P; các xe bảo đảm trực chiến và 4 xe tiếp đạn K342P. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công ty BrahMos Aerospace. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công ty BrahMos Aerospace. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2)
Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011
>> Tên lửa siêu âm Brahmos thử nghiệm thành công lần thứ 25
Theo tuyên bố của bộ quốc phòng Ấn Độ, lục quân của quốc gia này đã bắn thử thành công tên lửa siêu thanh BrahMos vào ngày 12/8.
Tên lửa BrahMos. Đây là lần bắn thử thứ 25 của BrahMos và kết quả đã đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật. Tên lửa này do công ty BrahMos Aerospace chế tạo dựa trên nguyên mẫu là tên lửa NPO Mashinostroyenie 3M55 Yakhont (SS-N-26) do Nga chế tạo. BrahMos có tầm bắn là 290km và có khả năng mang đầu đạn có trọng lượng 300kg. Ưu điểm của BrahMos là tấn công hiệu quả các mục tiêu thấp (có độ cao dưới 10m) với tốc độ bắn lên tới 2,8 lần tốc độ âm thanh. Quân đội Ấn Độ đã thử nghiệm thành công phiên bản BrahMos phóng từ tàu chiến hoặc từ đất liền và sẽ trang bị cho hải quân và lục quân trong thời gian tới. |
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011
>> Trung Quốc khoe tên lửa chống hạm mới
Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đang xôn xao về một tên lửa chống hạm mới được cho là tốt hơn cả tên lửa của Nga. Theo đó loại tên lửa chống hạm mới có tên gọi là YJ-85 hay C-805, giới quân sự Trung Quốc tự hào cho rằng, loại tên lửa chống hạm mới này còn ưu việt hơn cả các tên lửa chống hạm hiện đại nhất của Nga. Qua thông tin kỹ thuật được công bố, điều làm cho tên lửa chống hạm C-805 đặc biệt nguy hiểm chính là tốc độ. Loại tên lửa chống hạm này được cho là có tốc độ lên đến Mach 3,5, do đó, việc đánh chặn tên lửa này gần như là điều không thể. Về cấu hình khí động học của tên lửa C-805 tương tự như các biến thể trước đó của gia đình tên lửa chống hạm YJ8. C-805 là một biến thể nâng cấp của tên lửa chống hạm C-802A. Tên lửa C-805 trong một lần bắn thử, cấu hình khí động học của C-805 hoàn toàn giống với tên lửa C-802A. Tên lửa C-805 được giới thiệu là thiết kế theo công nghệ hiện đại và rất đa năng, có thể phóng từ máy bay, tàu chiến, tàu ngầm và bệ phóng di động trên bờ. Không chỉ vậy, độ chính xác chính là một điểm nỗi bật của loại tên lửa này. Ngoài chức năng chính là chống hạm, tên lửa C-805 còn có thể sử dụng như một loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất, các căn cứ quân sự và kho tàng ven biển. Theo công bố, qua 8 lần thử nghiệm, C-805 đạt hiệu suất tiêu diệt mục tiêu 100%, tên lửa được thiết kế với khả năng tàng hình rất cao. Các loại radar hiện đại nhất gần như không bắt được tín hiệu của loại tên lửa này. Giới quân sự Trung Quốc cho rằng, tên lửa chống hạm C-805 là một đối thủ đáng gờm của loại tên lửa Brahmos Nga - Ấn Độ hợp tác phát triển. "Nếu Brahmos là niềm tự hào của Ấn Độ, thì C-805 chính là niềm tự hào của người Trung Quốc", một ý kiến trên mạng Trung Quốc nhận xét. Tên lửa C-805 thực ra là bản nâng cấp của C-802A (trong ảnh tên lửa C-802A tại triển lãm Chu Hải năm 2006) Các thông số kỹ thuật được công bố cho thấy, tên lửa C-805 có đường kính 670mm, dài 8 mét, trọng lượng 3 tấn, tầm bắn hiệu quả 380km. Tên lửa C-805 mang theo đầu đạn nặng 300kg, hệ thống dẫn đường được trang bị bộ cảm biến tinh vi, có khả năng phát hiện và bám theo các mục tiêu liên tục thay đổi vị trí. Tên lửa chống hạm C-805 được phát triển bởi Học viện công nghệ điện cơ khí HaiYing. Theo một số thông tin rò rỉ trên trang Deagel, tên lửa chống hạm C-805 sử dụng hệ thống dẫn đường dựa kết hợp hệ thống định vị toàn cầu kiểu GPS và một radar có khả năng lập bản đồ để bay theo kiểu men theo địa hình TERCOM. Sự phát triển của C-805 được cho là để đối phó lại với chương trình phát triển tên lửa chống hạm tầm xa của Mỹ. Nhiều khả năng loại tên lửa chống hạm mới này đã được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc vào năm 2010. Theo một báo cáo được đăng tải bởi Afcea, tên lửa chống hạm C-805 đã được trang bị cho tàu khu trục Type-052C. Với sự ra đời của tên lửa chống hạm C-805, giới quân sự Trung Quốc tự tin tuyên bố: "C-805 đã “soán ngôi” của tên lửa chống hạm P-270 Moskit được trang bị trên các tàu khu trục hạng Sovremenny mà Trung Quốc mua từ Nga. Đồng thời, C-805 trở thành loại tên lửa chống hạm tốt nhất trong biên chế Hải quân Trung Quốc, và là loại tên lửa chống hạm tốt nhất khu vực. Cùng với Nga, Trung Quốc là nước sản xuất nhiều biến thể tên lửa chống hạm nhất thế giới". Có thể nói, tung ra các thông số "khủng" về uy lực của vũ khí nội địa (tự thiết kế, sản xuất dựa vào các mẫu tương tự của nước ngoài) trở thành "truyền thống" của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và là nét đặc trưng của các mạng quân sự nước này. Trong quá trình đó, các thành tựu của công nghệ quốc phòng Nga thường được đem ra làm mốc so sánh. Mỗi lần vượt được người thầy, người bạn đã dìu dắt mình (trên mạng ảo), người Trung Quốc lại thấy rất tự hào. Cách thể hiện hẳn là liều thuốc tinh thần được nhiều cư dân mạng Trung Quốc ưa chuộng. [BDV news] |
Nhãn:
Công ty BrahMos Aerospace,
Hải quân Trung Quốc,
Hệ thống phòng thủ tên lửa,
Nga - Trung,
tên lửa,
Tên lửa C-802A,
Tên lửa chống hạm C-805,
Vũ khí nội địa
Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011
>> Brahmos sắp có biến thể 'thần kỳ'
Cựu Tổng thống Ấn Độ APJ Abdul Kalam mời các nhà khoa học và kỹ sư Nga của liên doanh BrahMos Aerospace (*) phát triển tên lửa sử dụng lại nhiều lần. (*) Liên doanh Nga-Ấn sản xuất tên lửa BrahMos. Brahmos sắp có biến thể 'thần kỳ'(ảnh Internet) Theo báo cáo của ban lãnh đạo công ty BrahMos Aerospace, tại New Delhi, ngày 13/6/2011 tổ chức cuộc họp hội đồng, trong đó sẽ thảo luận các báo cáo và đề xuất của các chuyên gia hàng đầu của Nga và Ấn Độ. Abdul Kalam, nhà khoa học xuất chúng của Ấn Độ đã đưa ra một ý tưởng, tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos-2, không nên chỉ bay ở tốc độ siêu âm Mach 5 mà có thể có thêm khả năng quay trở về. Theo đó, BrahMos-2 được chế tạo để sau khi tới một điểm định trước theo lộ trình, thả đầu đạn nó rồi quay trở về căn cứ, Phó Giám đốc tiếp thị liên doanh Praveen Pathak, cho biết. Công tác nguyên cứu để tạo ra các tên lửa như vậy đã được tiến hành và “BrahMos của chúng tôi đã có đơn đặt hàng để cung cấp hệ thống này cho đến năm 2021. Trong thời gian này, một nhóm các nhà phát triển đã bắt đầu thiết kế tên lửa hành trình siêu thanh sử dụng lại”- trích bản thuyết trình ông Kalam. “Sự phát triển của các phiên bản siêu thanh BrahMos tái sử dụng của sẽ duy trì vị trí đứng đầu của chúng tôi trong lĩnh vực này” - ông Klam nhấn mạnh. Theo đánh giá của các chuyên gia, tên lửa mà các nhà khoa học, kỹ sư Nga-Ấn cùng nhau phát triển - là một hệ thống độc nhất và thần kỳ nhất trên thế giới. Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy BrahMos đạt vận tốc 5,26 Mach Hiện tại, BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất. Tên lửa này có vận tốc Mach 2,5 đến Mach 2,8 và có quỹ đạo bay phức tạp nhằm tránh khả năng bị đánh chặn. Mẫu siêu thanh mới cũng đang được nghiên cứu và phát triển (thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy nó đạt vận tốc 5,26 Mach). Với tốc độ cao BrahMos có thể dễ dàng đâm xuyên qua mục tiêu hơn các loại tên lửa hạng nhẹ bay dưới tốc độ âm thanh khác như tên lửa Tomahawk, Harpoon. Với trọng lượng gấp 2 và tốc độ nhanh hơn 4 lần tên lửa Tomahawk, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần khi đâm vào mục tiêu. Mẫu tên lửa phóng từ tàu được gắn đầu đạn 200 kg còn mẫu phóng từ máy bay (BrahMos A) có thể đầu đạn 300 kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm hai giai đoạn, một là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang dùng nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó trong quãng đường dài. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)