Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tên lửa siêu âm

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa siêu âm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa siêu âm. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

>> Tên lửa vượt gấp 13 lần vận tốc âm thanh



Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga đang triển khai nghiên cứu và phát triển một loại tên lửa siêu thanh mới có khả năng vượt gấp 12-13 lần vận tốc âm thanh.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết bị bay thử nghiệm siêu âm Cold của Liên Xô.


Theo tiết lộ của Thiết kế trưởng tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến lược Boris Obnosov, nhiệm vụ tiếp theo của họ trong thời gian tới sẽ là đẩy mạnh phát triển nghiên cứu và chế tạo tên lửa siêu âm.

Dự kiến, trong năm nay, tập đoàn này sẽ bắt đầu triển khai các công đoạn đầu tiên trong nghiên cứu và phát triển tên lửa siêu âm tại xưởng chế tạo vũ khí của họ tại Dubna.

Trước kia, Liên Xô cũng đã từng đưa ra dự án chế tạo tên lửa siêu âm mang động cơ phản lực-khí thuận dòng. Để phục vụ cho dự án này, vào năm 1970 Liên Xô đã nghiên cứu và chế tạo thành công một thiết bị bay thử nghiệm mang tên Cold dựa trên tổ hợp tên lửa phòng không S-200.


http://nghiadx.blogspot.com

Mô hình thiết bị bay siêu âm Cold-2 của Nga.

http://nghiadx.blogspot.com


Trong quá trình thử nghiệm bay, thiết bị bay siêu âm này đã đạt tới tốc độ 5,2 M (tương đương gần 6.000 km/h). Hiện nay, Nga lại tiếp tục thúc đẩy và phát triển dự án này với một cái tên mới là Cold-2.

Dự án Cold-2 dự kiến sẽ được triển khai nghiên cứu tại Viện chế tạo hàng không Trung ương mang tên Baranov. Sản phẩm đầu tiên của dự án này sẽ là thiết bị bay siêu âm có tên gọi Ygla.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa siêu âm là X-51A Waverider của Mỹ.

Ngoài Viện nghiên cứu Baranov, hiện nay công ty liên doanh Nga-Ấn BraMos cũng đang nghiên cứu, phát triển một loại tên lửa siêu thanh thế hệ mới có khả năng đạt tới tốc độ 6 M. Tên lửa siêu thanh mới này sẽ được phát triển dựa trên tên lửa siêu thanh BraMos hiện đang biên chế cho Không quân Nga và Không quân Ấn Độ.

Ngoài Nga, hiện nay Mỹ cũng đang chú trọng đẩy mạnh dự án nghiên cứu tên lửa và thiết bị bay siêu âm, trong đó, Mỹ đang tiến hành thử nghiệm hai mẫu tên lửa siêu âm là X-51A Waverider của Boeing và FHVT-2 của Lockheed Martin.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

FHVT-2 của Mỹ.


Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

>> Hệ thống tên lửa Bastion-P



Trung tâm tên lửa quốc gia mang tên Makeyev (GRTS) đã chế tạo thành công tên lửa chiến lược hải quân Lainer có sức công phá vượt trội hơn tên lửa đạn đạo triển vọng bố trí trên tàu ngầm R-30 Bulava gấp 2 lần.Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động K300P Bastion-P được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến và các mục tiêu trên bờ trong tầm bắn tới 300km.

http://nghiadx.blogspot.com


Sơ đồ, cấu hình của một hệ thống tên lửa phòng thủ ven bờ Bastion-P

Cấu hình cơ bản của một tổ hợp K300P Bastion-P gồm: 4 xe chở bệ phóng tự hành K340P SPU, mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa, 1 tới 2 xe điều khiển K380P MBU có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD,

4 xe chở đạn K342P TZM được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P; các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu.

Ngoài cấu hình cơ bản, khách hàng có thể lựa chọn cấu hình tổ hợp với số lượng xe mang phóng, xe điều khiển và xe chở đạn tùy theo nhu cầu.

Bên cạnh cấu hình tổ hợp nêu trên, khách hàng có thể đặt mua thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như hệ thống ra-đa ngắm bắn bờ biển tự hành Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E (gồm ra-đa Oko băng sóng đề-xi-mét gắn trên máy bay trực thăng Ka-31).


http://nghiadx.blogspot.com

Xe chở dàn phóng tên lửa

Ống phóng TPS dạng kín có chiều dài 8,90m, đường kính 0,71 m, có tổng trọng lượng cả đạn là 3.900 kg.

Đạn tên lửa hành trình siêu âm của hệ thôngK300P Bastion-P dùng động cơ phản lực tĩnh K310 Yakhont có tổng chiều dài tính từ chóp mũi là 8,6 m, đường kính thân 0,67 m, với các cánh ổn hướng/điều hướng gấp gọn trong ống phóng và trọng lượng chờ phóng 3.000 kg.

Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa K310 kích hoạt buồng đốt thuốc phóng rắn để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn hướng/điều hướng, đồng thời các van điều hướng luồng phụt tại phần đáy đạn và hệ thống tạo luồng phụt tại chóp mũi đạn giúp đạn tên lửa tự ổn định và xoay theo hướng phóng dự kiến.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa


Khi đạn tên lửa đã nằm đúng hướng phóng, phần chóp mũi che cửa thu khí động cơ phản lực tĩnh của đạn sẽ bị loại bỏ và đạn tiếp tục sử dụng buồng đốt thuốc phóng rắn để hành trình cho tới ngưỡng tốc độ đủ để vận hành động cơ phản lực tĩnh.

Khi tới ngưỡng tốc độ này, phần buồng đốt thuốc phóng rắn bố trí trong lòng buồng đốt phản lực tĩnh và hệ thống van điều hướng luồng phụt phía đáy đạn sẽ bị loại bỏ để nhường chỗ cho buồng đốt phản lực tĩnh T6 dùng nhiên liệu Kerosene vận hành.

http://nghiadx.blogspot.com


Tại thời điểm này, đạn tên lửa có chiều dài 8,1m, sải cánh ổn hướng là 1,25m, sải cánh điều hướng là 0,96 m và trọng lượng đầu nổ 200 kg.

Tên lửa đối hạm Yakhont có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ ra-đa nhỏ do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar, cùng hệ thống dẫn đường quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn ra-đa chủ động/thụ động ở pha cuối.


http://nghiadx.blogspot.com


Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


Thông số kỹ thuật cơ bản

Tầm bắn hiệu quả tối đa:
Hành trình cao thấp hỗn hợp: tới 300km
Hành trình toàn thấp: 120km
Độ cao:
Hành trình cao thấp hỗn hợp (pha phóng/pha cuối): 14,000m/10-15m
Hành trình toàn thấp: không quá 10-15m
Tốc độ tối đa:
Hành trình cao thấp hỗn hợp (pha phóng/pha cuối): 750m/s / 680m/s
Hành trình toàn thấp: 680m/s
Trọng lượng:
Đạn tên lửa chờ phóng: 3.000 kg
Ống phóng dạng kín đã chứa đạn: 3.900 kg
Kích thước ống phóng:
Dài: 8.900mm
Đường kính: 710mm
Đầu đạn: 200kg
Giãn cách phóng giữa các tên lửa khi bắn loạt: 2,5 giây
Cự ly tự phát hiện mục tiêu bằng ra-đa của đạn tên lửa: 50 km
Hạn sử dụng của đạn tên lửa trong ống phóng: 3 năm
Giá bán ước tính:
Tên lửa Yakhont: 3 triệu USD
Toàn bộ hệ thống (với 12 xe mang phóng, 24 tên lửa):125 triệu USD


Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

>> Brazil chuẩn bị phô trương tên lửa siêu âm 14-X



Brazil đang tiến hành chế tạo biến thể tên lửa siêu âm 14-X có khả năng tăng tốc đến 6.900 km/h.

Theo tiết lộ của giới chức Brazil, việc chế tạo tên lửa đã được khởi động từ năm 2006. Tên lửa 14-X được trang bị động cơ phản lực siêu âm sẽ thử nghiệm lần đầu vào năm 2013.

Mục đích chế tạo tên lửa này là nhằm giới thiệu tiềm lực công nghệ của Brazil. Nếu thử nghiệm mang lại kết quả khả thi, tên lửa 14-X sẽ là cơ sở để chế tạo các tên lửa siêu âm mới.



Thử nghiệm mẫu 14-X trong hầm khí động lực học. Ảnh: Defesabr


Giám đốc chương trình 14-X, Thiếu tướng Roberto Follador cho biết: Trên cơ sở 14-X có thể chế tạo tên lửa dùng để đưa vệ tinh lên quỹ đạo thấp. Tên lửa 14-X có chiều dài 2m, rộng 0,8m. Tính ưu việt chính của nó là vận tốc và khả năng nâng tải.

Với khả năng nâng tải lớn, tên lửa bảo đảm đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt của động cơ liên tục.

Ban đầu, Brazil dự định hoàn thành nghiên cứu chế tạo 14-X từ giai đoạn 2010 – 2012, nhưng cộng việc bị hoãn đến năm 2013. Không loại trừ khả năng thời hạn cho chuyến bay đầu tiên của tên lửa sẽ tiếp tục bị trì hoãn thêm một lần nữa.

Trong cuộc thử nghiệm đầu tiên, 14-X sẽ không được lắp đặt 3 động cơ siêu âm, do mục đích của lần thử này là kiểm tra thiết kế khí động học của tên lửa và các chỉ số về nhiệt độ bên trong mỗi động cơ.

Theo đó, 14-X sẽ lắp đặt trên tên lửa đẩy 2 tầng VSB-3. Tầng 1 của tên lửa đẩy dùng động cơ S-31, bảo đảm tăng tốc đến Mach 4, sau đó động cơ S-30 của tầng 2 hoạt động, đưa 14-X lên độ cao 30.400m và tăng tốc đến Mach 6.

Việc thử nghiệm 14-X với các động cơ sẽ chỉ được tiến hành sau 3 vụ phóng tương tự lắp đặt trên tên lửa đẩy.
[BDV news]



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang