Không quân Mỹ đang phát triển các loại tên lửa siêu thanh có khả năng tấn công bất kỳ một mục tiêu nào trên thế giới chỉ trong vòng vài phút.
Tên lửa siêu thanh X-51A Waverider
Ngày 25/10/2010, không quân Mỹ đã phóng thành công tên lửa siêu thanh với tên gọi X-51A Waverider từ máy bay ném bom B-52 sau khi máy bay này cất cánh từ căn cứ không quân Edwards, bang California. Tên lửa siêu âm thế hệ mới được đẩy bằng động cơ đẩy siêu âm, lao đi hơn 3 phút với tốc độ đạt khoảng 6.438 km/h, gấp 6 lần tốc độ âm thanh trước kgi rơi xuống Thái Bình Dương. Theo tuần báo Telegrap (Anh) dẫn lời ông Charlie Brink –người quản lý chương trình X-51A ở căn cứ không quân Wright – Patterson thuộc bang Ohio (Mỹ). “Phóng thử thành công tên lửa siêu âm X-51A Waverider giống như là bước nhảy vọt từ máy bay cánh quạt sang máy bay phản lực sau Thế chiến thứ II” Tên lửa siêu thanh Falcon HTV-2 Vụ phóng thử Falcon HTV-2 đầu tiên đã được không quân Mỹ tiến hành vào ngày 20-4-2010. Trong lần phóng thử nghiệm này, HTV-2 đã đạt tốc độ bay tới Mach 20. Tuy nhiên, quá trình điều khiển tên lửa sau đó đã bị gián đoạn do trung tâm chỉ huy không kết nối được với đạn tên lửa thử nghiệm. Lần thứ 2, vào tháng 8 năm nay, Falcon HTV-2 được phóng từ căn cứ không quân Vandenberg, bang California, thực hiện chuyến bay dài 7.600 km trong vòng 30 phút và rơi xuống khu vực Kwajalein Atoll. Hãng Lockheed Martin đã bắt tay vào phát triển HTV-2 từ năm 2003. Tính tới thời điểm hiện tại, dự án này đang là phần trong khái niệm hoạt động tấn công chính xác trên phạm vi toàn cầu của Lầu Năm góc. Khái niệm này cho phép quân đội Mỹ có thể tấn công chính xác bất kỳ vị trí nào trên trái đất chỉ trong vòng 60 phút. Tên lửa siêu thanh AHW AHW được phóng từ một căn cứ quân sự ở Hawaii đã đánh trúng mục tiêu trên một hòn đảo ở Thái Bình Dương cách đó 3.700km chỉ trong vòng chưa đến nửa giờ. Nó đã đạt tốc độ siêu thanh trước khi tấn công mục tiêu trên đảo san hô vòng Kwajalein, thuộc quần đảo Marshall. AHW thuộc sự quản lí theo chương trình (CPGS) của quân đội Mỹ với mục đích phát triển hệ thống vũ khí điều khiển từ xa có độ chính xác cao và đến mục tiêu ở bất cứ đâu trên thế giới trong vòng một giờ, cũng giống như một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể làm với một đầu đạn tên lửa hạt nhân. Tên lửa AHW là một trong hàng loạt phương án mà Lầu Năm Góc đang cân nhắc để cho phép chế tạo một vũ khí thông thường có thể “tấn công toàn cầu tức thì” và đưa các vũ khí tầm xa tới bất kỳ nơi nào trên thế giới mà vẫn có thể tránh bay qua các quốc gia thù địch. Mỹ phát triển các tên lửa siêu âm với nhiều mục đích khác nhau: Tiêu diệt các phần tử khủng bố, tiêu diệt các mục tiêu kiên cố của đối phương, các hệ thống phòng thủ tên lửa, đánh chặn có hiệu quả tên lửa đạn đạo của đối phương và tiêu diệt các phương tiện tấn công siêu âm. Với X-51A Waverider, Falcon HTV-2 và AHW thì bất cứ nơi đâu, và bất cứ lúc nào, các mục tiêu trên thế giới đều có thể nằm trong tầm ngắm của người Mỹ. Và nếu như Mỹ sử dụng các loại tên lửa siêu thanh này cho mục đích chiến tranh thì sẽ không có loại vũ khí nào có khả năng “bắn hạ” chúng. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự trên thế giới tin rằng, hiện tại chỉ có Nga mới đủ sức làm được điều đó. Hiện nay vẫn chưa có thông tin gì về việc Nga đã sở hữu vũ khí mặt đất có khả năng tiêu diệt vũ khí siêu thanh, song cũng có nhiều thông tin cho rằng, hệ thống phòng không thế hệ mới nhất S-500 của Nga có khả năng tiêu diệt được vũ khí siêu thanh của Mỹ. Ngoài ra, mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tuyên bố rằng hệ thống phòng không-vũ trụ Nga (ASD) có thể đánh chặn tất cả các loại tên lửa siêu thanh trên thế giới. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa X-51A Waverider. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tên lửa X-51A Waverider. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012
>> 3 tên lửa siêu thanh hiện đại nhất của Không quân Mỹ
Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011
>> Tên lửa vượt gấp 13 lần vận tốc âm thanh
Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga đang triển khai nghiên cứu và phát triển một loại tên lửa siêu thanh mới có khả năng vượt gấp 12-13 lần vận tốc âm thanh.
Thiết bị bay thử nghiệm siêu âm Cold của Liên Xô. Theo tiết lộ của Thiết kế trưởng tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến lược Boris Obnosov, nhiệm vụ tiếp theo của họ trong thời gian tới sẽ là đẩy mạnh phát triển nghiên cứu và chế tạo tên lửa siêu âm. Dự kiến, trong năm nay, tập đoàn này sẽ bắt đầu triển khai các công đoạn đầu tiên trong nghiên cứu và phát triển tên lửa siêu âm tại xưởng chế tạo vũ khí của họ tại Dubna. Trước kia, Liên Xô cũng đã từng đưa ra dự án chế tạo tên lửa siêu âm mang động cơ phản lực-khí thuận dòng. Để phục vụ cho dự án này, vào năm 1970 Liên Xô đã nghiên cứu và chế tạo thành công một thiết bị bay thử nghiệm mang tên Cold dựa trên tổ hợp tên lửa phòng không S-200. Mô hình thiết bị bay siêu âm Cold-2 của Nga. Trong quá trình thử nghiệm bay, thiết bị bay siêu âm này đã đạt tới tốc độ 5,2 M (tương đương gần 6.000 km/h). Hiện nay, Nga lại tiếp tục thúc đẩy và phát triển dự án này với một cái tên mới là Cold-2. Dự án Cold-2 dự kiến sẽ được triển khai nghiên cứu tại Viện chế tạo hàng không Trung ương mang tên Baranov. Sản phẩm đầu tiên của dự án này sẽ là thiết bị bay siêu âm có tên gọi Ygla. Tên lửa siêu âm là X-51A Waverider của Mỹ. FHVT-2 của Mỹ. |
Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011
>> Mỹ phát triển 'đòn tấn công nhanh toàn cầu'
Phòng thí nghiệm Không quân Mỹ AFRL đã công bố yêu cầu cung cấp thông tin về các dự án phát triển vũ khí động học hoặc phi động học. Tất cả để thực hiện “đòn tấn công nhanh toàn cầu”. AFRL chỉ nêu rằng, các hệ thống vũ khí mới phải đem lại khả năng thực hiện các đòn tấn công nhanh, chính xác cao chống các mục tiêu đối phương ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, không phụ thuộc vào việc ở khu vực đó có các căn cứ quân sự Mỹ hay không. Đơn dự thầu đã được các công ty Northrop Grumman và Boeing của Mỹ nộp. Không loại trừ sẽ có cả sự tham gia của Lockheed Martin. Hiện chưa rõ, các công ty Mỹ sẽ đưa ra các loại vũ khí nào để dự thầu. Boeing đang hợp tác với Không quân Mỹ phát triển tên lửa siêu vượt âm X-51A Waverider với động cơ phản lực không khí dòng thẳng siêu vượt âm. Lockheed Martin thì đang nghiên cứu chế tạo thiết bị bay siêu vượt âm Falcon HTV-2. X-51A Waverider chuẩn bị lắp lên B-52 phóng thử nghiệm. Hơn nữa, do trong bản giới thiệu cuộc thầu của AFRL không hề nhắc đến từ “siêu vượt âm” nên có thể người ta nói đến cả các tên lửa đường đạn mang đầu đạn thông thường. Tháng 4/2010, có tin dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng Mỹ, người ta đang phát triển tên lửa đường đạn xuyên lục địa mang đầu đạn thông thường dùng để tấn công bất cứ vị trí nào trên trái đất trong vòng 1 giờ. Loại vũ khí mới sẽ được triển khai trên lãnh thổ Mỹ, còn các bệ phóng lại có thể mở cửa cho các thanh sát viên nước ngoài. Dự đoán, loại tên lửa mới có biên dạng bay thay đổi của Mỹ sẽ được nhận vào trang bị sớm nhất là vào năm 2015. Năm 2011, Mỹ chi cho việc chế tạo vũ khí này 240 triệu USD. Cần lưu ý là Mỹ sẽ phải đàm phán đồng thời với một số nước trước khi đưa tên lửa mới vào trang bị. Bởi lẽ, việc phóng một tên lửa đường đạn mang đầu đạn thông thường trên lãnh thổ Mỹ song bay ra ngoài biên giới nước này có thể đánh động hệ thống báo động tấn công tên lửa trên lãnh thổ Nga và Trung Quốc. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)