Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Brazil

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Brazil. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Brazil. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

>> Brazil tiết lộ dự án UAV đình đám



Quan chức Brazil vừa hé lộ về cuộc thử nghiệm đầu tiên dành cho Avibras Falcao, dự án UAV tham vọng nhất của đất nước Nam Mỹ trong quý II/2011.

Chuyến bay đầu tiên của Falcao đánh dấu cho giai đoạn 2 của dự án VANT (tên viết tắt của UAV theo tiếng Bồ Đào Nha).

Theo đó, UAV Falcao sẽ được lắp đặt và thử nghiệm hệ thống cất cánh/hạ cánh tự động do Phòng công nghệ và khoa học hàng không thuộc Không quân Brazil (CTA) phát triển.

Flavi Araripe, giám đốc dự án VANT không tiết lộ chi tiết công nghệ tự động sử dụng cho Falcao, gồm có các thiết bị đo độ cao, radar với các thiết bị GPS khác nhau.

Falcon có thể chở được 150 kg, lắp đặt hệ thống ăng ten vệ tinh, cảm biến điện - quang… Nhờ thế, Falcao có thể hoạt động trong phạm vi 2.500 km.

Falcon được giới thiệu có khả năng hoạt động liên tục trong 15 giờ ở độ cao 4.570 m, có thể sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát.



Mô hình đúng kích cỡ của UAV Falcao tại trụ sở của Avibras. CTA đang thiết kế Falcao có các chức năng khác phục vụ không quân.


Trước đó, giai đoạn 1 kéo dài 2 năm, Phòng công nghệ và khoa học hàng không thuộc Không quân Brazil CTA đã tiến hành 59 cuộc bay thử với UAV Harpia nhằm kiểm nghiệm phần mềm điều khiển chuyển động trung tâm của UAV Falcao.

Không quân Brazil đang sử dụng UAV khác là Hermes 450. Theo Araripe, phi đội UAV đầu tiên của không quân sẽ thành lập vào cuối tháng 4 với 2 chiếc Hermes.

Tuy nhiên, các giới lãnh đạo quân sự quan ngại về tầm hoạt động của UAV Hermes, bởi đây là một trong những yêu cầu tối quan trọng đối với đất nước rộng lớn như Brazil. Hermes chỉ có tầm hoạt động là 150 km, trong khi Không quân cần con số gấp 10 lần.

Công ty quốc phòng AEL (sản xuất Hermes 450) và Embraer đã liên doanh để cùng nghiên cứu giải quyết bài toán trên.


[BDV news]


Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

>> 'Của hiếm' trong không quân các cường quốc



Dù "lỗi mốt", nhưng máy bay cánh quạt vẫn có mặt trong biên chế nhiều cường quốc quân sự và trở thành "của hiếm" trong lực lượng không quân các nước này.

Trong hai cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và lần thứ hai (1939 – 1945), hàng nghìn máy bay chiến đấu, ném bom động cơ cánh quạt đã tung hoành trên khắp thế giới.



Đội bay P-51 Mustang tung hoành trên khắp bầu trời Châu Âu trong thế chiến lần thứ hai.


Tuy nhiên, kể từ sau đại chiến lần hai, máy bay phản lực đã xuất hiện soán ngôi của máy bay cánh quạt. Dần dần, những máy bay chiến đấu sử dụng động cơ cánh quạt bị loại ra khỏi thành phần trang bị các quốc gia trên thế giới.

Đến ngày nay, việc tìm ra kiểu máy bay cánh quạt chiến đấu thực sự gần như “mò kim đáy bể”. Tuy nhiên, còn một số loại máy bay chiến đấu cánh quạt còn hoạt động đến tận ngày nay. Thực sự bất ngờ khi nó lại được tìm ra trong thành phần trang bị của các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới như: Mĩ, Nga và Brazil.

Sau đây là ba loại máy bay chiến đấu cánh quạt hiện đại:

Máy bay chiến đấu cánh quạt AT – 6B (Mĩ)
Máy bay chiến đấu cánh quạt AT – 6B do hãng Hawker Beechcraft (Mĩ) phát triển dựa trên máy bay huấn luyện T – 6


Máy bay tấn công hạng nhẹ AT-6B..


AT – 6B được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ như: hỗ trợ tấn công tầm ngắn, tìm kiếm và cứu nạn trong chiến đấu, trinh thám và huấn luyện chiến đấu.

Dù là máy bay cánh quạt nhưng các thiết bị điện tử trang bị trên AT – 6B không hề thua kém so với máy bay chiến đấu phản lực hiện đại trên thế giới. Buồng lái được bọc giáp bảo vệ, phi công được lắp đặt màn hình hiển thị ngang tầm mắt (HUD); Ba màn hình tinh thể lỏng đa năng (MFD) hiển thị các thông số kĩ thuật bay trợ giúp phi công; Hệ thống cảnh báo cho phi công về tình trạng máy bay (liên quan tới động cơ, cánh máy bay, cánh quạt…) và đặc biệt là hệ thống đối phó trả đũa điện tử thường thấy trên các chiến đấu cơ phản lực hiện đại.


AT-6B có thể coi là máy bay đa nhiệm vụ được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại.


Vũ khí của AT – 6B mang trên 6 giá treo ở cánh máy bay bao gồm: súng máy, tên lửa không đối không AIM – 9, tên lửa không đối đất AGM – 65, bom dẫn đường Pageway, bom đường kính nhỏ và rocket.

Máy bay trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney Canada PT6A – 68 cho phép nó đạt tầm bay hơn 1.600km.

Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu – 95 (Nga) Tu – 95 là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa sử dụng động cơ cánh quạt duy nhất còn hoạt động trên thế giới.

Ra đời từ những năm 1950, Tu – 95 có hơn 50 năm hoạt động liên tục trong đơn vị máy bay ném bom chiến lược của không quân Liên Xô và ngày nay là không quân Liên bang Nga.


Tu-95 do phòng thiết kế Tupolev nghiên cứu phát triển từ những năm 1950.


Kíp lái của Tu-95 gồm 7 thành viên. Máy bay được trang bị các thiết bị điện tử như ra đa thời tiết, ra đa điều khiển hỏa lực pháo (ở đuôi Tu – 95 được bố trí tháp pháo hai nòng cỡ 23mm), ra đa định vị và ném bom Obzor, ra đa ống kính đồng bộ và hệ thống cảnh báo sớm chống tên lửa Mak – UT IR.

Máy bay chiến lược tầm xa Tu – 95MS (phiên bản sử dụng rộng rãi) có khả năng mang 15 tấn vũ khí bao gồm: 6 tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân Kh – 55 (tầm bắn 3.000 km) hoặc lựa chọn mang 14 tên lửa không đối hạm Kh – SD (tầm bắn 600 km) hoặc tám tên lửa hành trình chứa trong ống phóng Kh – 101 (tầm bắn 3.000 km).

Tất cả các tên lửa cũng tương tự như Tu – 160 đều lắp trên các máy phóng quay chứa trong khoang bom.


Tu-95 trang bị bốn động cơ tuốc bin cánh quạt cực khỏe đưa cả chiếc máy bay lên bầu trời cùng 15 tấn vũ khí.



Máy bay tiếp dầu IL-78 chuẩn bị tiếp liệu cho Tu-95.


Tu – 95 trang bị bốn động cơ tuốc bin cánh quạt cực khỏe Samara Kuznetsov NK – 12MP cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 650 km/giờ, trần bay 13.000 mét, bán kính chiến đấu 6.400 km hoặc 8.200 km nếu được tiếp nhiên liệu trên không.

Máy bay chiến đấu cánh quạt hạng nhẹ EMB – 314 (Brazil)

Máy bay chiến đấu cánh quạt hạng nhẹ EMB – 314 được hãng Embrear (Brazil) phát triển và chế tạo.

EMB – 314 là phiên bản nâng cấp từ máy bay huấn luyện EMB – 312 với khả năng đạt tốc độ lớn hơn và trần bay cao hơn.


Máy bay chiến đấu cánh quạt Embrear EMB-314.


EMB – 314 là máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi, buồng lái được bọc giáp. Máy bay trang bị hệ thống điện tử do hãng Elbit System (Israel) cung cấp, gồm: màn hình HUD, hai màn hình màu tinh thể lỏng (MFD), máy tính đa nhiệm tiên tiến, hệ thống định vị GPS, hệ thống tấn công và định vị quán tính la de.

Ngoài khả năng thực hiện nhiệm vụ ban ngày, EMB – 314 cũng có khả năng tác chiến ban đêm nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị kính ngắm ảnh nhiệt.


EMB-314 vũ trang tên lửa và bom hoặc súng máy.


Vũ khí của EMB – 314 mang trên năm giá treo trên cánh và thân (tổng trọng lượng vũ khí khoảng 1.500 kg), bao gồm: hai súng máy 12,7mm (tốc độ bắn 1.100 viên/phút); tên lửa không đối không tầm ngắn AIM – 9 hoặc MAA – 1; tên lửa không đối đất; bom không điều khiển và rocket.

Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A – 68A cho phép EMB – 314 đạt tốc độ tối đa 560 km/giờ, trần bay 10.000 mét và tầm bay 1.500 km/giờ.

[BDV news]


Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

>> Brazil chuẩn bị phô trương tên lửa siêu âm 14-X



Brazil đang tiến hành chế tạo biến thể tên lửa siêu âm 14-X có khả năng tăng tốc đến 6.900 km/h.

Theo tiết lộ của giới chức Brazil, việc chế tạo tên lửa đã được khởi động từ năm 2006. Tên lửa 14-X được trang bị động cơ phản lực siêu âm sẽ thử nghiệm lần đầu vào năm 2013.

Mục đích chế tạo tên lửa này là nhằm giới thiệu tiềm lực công nghệ của Brazil. Nếu thử nghiệm mang lại kết quả khả thi, tên lửa 14-X sẽ là cơ sở để chế tạo các tên lửa siêu âm mới.



Thử nghiệm mẫu 14-X trong hầm khí động lực học. Ảnh: Defesabr


Giám đốc chương trình 14-X, Thiếu tướng Roberto Follador cho biết: Trên cơ sở 14-X có thể chế tạo tên lửa dùng để đưa vệ tinh lên quỹ đạo thấp. Tên lửa 14-X có chiều dài 2m, rộng 0,8m. Tính ưu việt chính của nó là vận tốc và khả năng nâng tải.

Với khả năng nâng tải lớn, tên lửa bảo đảm đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt của động cơ liên tục.

Ban đầu, Brazil dự định hoàn thành nghiên cứu chế tạo 14-X từ giai đoạn 2010 – 2012, nhưng cộng việc bị hoãn đến năm 2013. Không loại trừ khả năng thời hạn cho chuyến bay đầu tiên của tên lửa sẽ tiếp tục bị trì hoãn thêm một lần nữa.

Trong cuộc thử nghiệm đầu tiên, 14-X sẽ không được lắp đặt 3 động cơ siêu âm, do mục đích của lần thử này là kiểm tra thiết kế khí động học của tên lửa và các chỉ số về nhiệt độ bên trong mỗi động cơ.

Theo đó, 14-X sẽ lắp đặt trên tên lửa đẩy 2 tầng VSB-3. Tầng 1 của tên lửa đẩy dùng động cơ S-31, bảo đảm tăng tốc đến Mach 4, sau đó động cơ S-30 của tầng 2 hoạt động, đưa 14-X lên độ cao 30.400m và tăng tốc đến Mach 6.

Việc thử nghiệm 14-X với các động cơ sẽ chỉ được tiến hành sau 3 vụ phóng tương tự lắp đặt trên tên lửa đẩy.
[BDV news]



Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

>> Nga Brazil hợp tác cạnh tranh với Hummer



[BDV news] Nga và Brazil đang tiến hành hội đàm để thành lập liên doanh sản xuất xe bọc thép cho lực lượng cảnh sát của đôi bên.

Mẫu xe bọc thép mới sẽ được phát triển dựa trên cơ sở của loại xe bọc thép GAZ-2330 Tigr của công ty máy móc thiết bị Arzamas (Nga). Công ty này đang tham gia triển lãm Hàng không quốc phòng LAAD diễn ra tại Rio de Janeiro Brazil từ ngày 12-15/4/2011.

Một đại diện của công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport cho biết: “Cấp giấy phép, xây dựng các cơ sở sản xuất là lắp ráp xe bọc thép một động cơ là một trong những cơ sở quan trọng để tăng cường hợp tác giữa Nga và Brazil cũng như các nước Mỹ Latinh”

Đôi nét về xe bọc thép GAZ-2330 Tigr của Nga:




GAZ-2330 có khả năng cơ động rất cao trên mọi địa hình.


GAZ-2330 Tigr là một đại diện cho dòng xe SUV (sport utility vehicle), xe thể thao tiện ích. Xe được thiết kế với mục đích phục vụ cho các hoạt động quân sự và bán quân sự, đặc biệt hữu ích trong các hoạt động của lực lượng cảnh sát cơ động.

Xe được thiết kế theo tiêu chuẩn phương Tây, được đánh giá là một đối thủ đáng gờm của dòng xe Hummer của Mỹ.

GAZ-2330 Tigr được trang bị động cơ diesel tăng áp mạnh mẽ, làm mát bằng không khí, động cơ 6 xy lanh, dung tích 5.9 lít, công suất 212 mã lực, mô men xoắn cực đại 5500 vòng/phút. Hộp số sàn 5 số, 4 số tiến và 1 số lùi.

Hệ thống treo thanh xoắn kết hợp thủy lực, hệ thống treo có khả năng điều chỉnh độ cao của gầm xe, giúp xe hoạt động hiệu quả trên các địa hình ghồ ghề cũng như làm giảm độ dằn khi hoạt động trên các địa hình xấu.

GAZ-2330 Tigr có khả năng việt dã rất cao, xe có thể đạt tốc độ 80km/h trên đường ghồ ghề, 140km/h trên đường nhựa. Xe có khả năng lội nước sâu 1,2m. Lốp xe có hệ thống điều chỉnh áp suất tùy thuộc vào địa hình hoạt động.

Xe được bọc thép tốt, cấp độ 3, có khả năng chịu được mảnh bom, mảnh đạn pháo, lựu đạn, mìn tự tạo IED và vũ khí cá nhân. Khả năng hoạt động rất hiệu quả trong điều kiện khắc nghiệt, theo đúng trường phái của các loại xe cơ giới khác của Nga.

Xe được vũ trang một súng máy 7,62mm hoặc súng phóng lựu AGS-17 30mm tùy phiên bản, hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

Thông số cơ bản: Dài 5,7m, rộng 2,4m, cao 2,4m, trọng lượng 7.200kg, tầm hoạt động 1.000km, kíp lái 2 người cùng 10 binh sĩ với đầy đủ trang bị.

Tại triển lãm ô tô quốc tế Moscow "MIMS-2002", GAZ-2330 Tigr được vinh danh một loạt các phần thưởng khác nhau, trong đó có các đề cử "ô tô đặc biệt tốt nhất".

Dưới đây là một số hình ảnh về GAZ-2330 Tigr:


Cửa lên phía sau của GAZ-2330.


Thủ tướng Nga Putin đang kiểm tra xe GAZ-2330.


Vũ khí của GAZ-2330 thay đổi tùy theo phiên bản và yêu cầu của khách hàng.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang