Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tổng thống Hugo Chavez

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Hugo Chavez. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Hugo Chavez. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

>> Mỹ 'kích' Trung Quốc gây chiến với Ấn Độ?



Để “hạ gục con rồng” Trung Quốc, Mỹ phải làm gì? Câu trả lời có thể là “mượn dao giết người”, đẩy "rồng" Bắc Kinh vào cuộc chiến hạt nhân với "hổ" New Delhi, cựu trợ lý Bộ trưởng tài chính Mỹ Paul Craig Roberts nhận định.

Theo ông Roberts, kế hoạch của Mỹ rất “thâm sâu” và được thực hiện bài bản, bí mật, lâu dài. Trước hết, Mỹ cho biệt kích tiêu diệt bin Laden. Về hình thức, rõ ràng chiến dịch này là nhằm tiêu diệt kẻ thù "không đội trời chung", giành thêm cử tri cho Tổng thống Mỹ Barack Obama trước thềm bầu cử vào năm sau...

Tuy nhiên, đặt chiến dịch trong bối cảnh giới “diều hâu” ở Mỹ liên tục kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng chiến trường sang Pakistan, nơi bị Mỹ coi là “trại tị nạn” của Taliban; thì thấy mục tiêu ẩn sâu của chiến dịch diệt bin Laden không chỉ có vậy

Theo đó, tiêu diệt bin Laden thực chất là chiến dịch nhằm vào Pakistan; là tín hiệu phát đi từ Mỹ rằng, Washington có thể tấn công Islamabad vì nước này “dám bao che” cho bin Laden trong suốt thời gian trước đó.



Mỹ mượn vụ bin Laden để đe dọa Pakistan.

Về phía Pakistan, họ đương nhiên phải "run sợ” nên ngay sau khi bin Laden bị tiêu diệt, nước này vội vàng cử Thủ tướng Yousaf Raza Gilani sang “cầu cứu” người bạn lớn là Trung Quốc. Và trong chuyến thăm Bắc Kinh, ông Gilani khẳng định hùng hồn rằng Trung Quốc là “người bạn tốt nhất, đáng tin nhất” của mình.

Đáp lại lời "cầu khẩn" của láng giềng, Trung Quốc cũng tranh thủ cơ hội để tăng cường quan hệ với Pakistan bởi họ không muốn NATO “nhảy vào” Pakistan, biến nước này thành chiến trường chống khủng bố và quan trọng hơn, binh lính Mỹ xuất hiện gần biên giới của mình.

Sau đó, Bắc Kinh tự tố giác ý định đó của mình khi công khai bày tỏ sự bất bình với việc Mỹ “đe dọa” Pakistan, kêu gọi Washington tôn trọng chủ quyền của Islamabad; thậm chí còn đe dọa rằng tấn công Pakistan là tấn công Trung Quốc.



Trung Quốc khẳng định liên minh chặt chẽ với Pakistan.

Tới đây, theo ông Roberts, có thể thấy rằng Mỹ thành công khi gián tiếp “kích” Trung Quốc can dự sâu hơn vào Pakistan. Xét từ góc độ quan hệ Pakistan-Trung Quốc, đây là điều tốt. Tuy nhiên, từ góc khác, việc Trung Quốc tăng cường liên minh với Pakistan lại làm Ấn Độ tức giận, lo sợ bởi trục Bắc Kinh-Islamabad mạnh lên đồng nghĩa với việc New Delhi bị uy hiếp.

Nhìn một cách tổng quan hơn, Mỹ biến vụ tiêu diệt bin Laden, đe dọa tấn công Pakistan thành cái cớ để đẩy Ấn Độ và Trung Quốc tiến vào vòng xoáy chạy đua vũ trang mà hậu quả cuối cùng là xung đột quân sự.

Ấn Độ và Pakistan “đổ tiền đổ của” vào lĩnh vực quốc phòng bởi họ luôn lo ngại rằng bên kia sẽ tấn công mình bất kỳ lúc nào, kể cả bằng đòn hạt nhân.

Tuy nhiên, hiện Ấn Độ vẫn yếu hơn Trung Quốc (nhất là về kinh tế và quân sự) nên trong trường hợp xảy ra xung đột, Bắc Kinh-Islamabad có thể “nuốt trôi” New Delhi; nên Washington buộc lòng phải tăng cường sức mạnh cho Ấn Độ.
Ngoài việc hy sinh lợi ích trong nhiều lĩnh vực kinh tế, cắt bớt việc làm tại Mỹ để giúp kinh tế Ấn Độ đi lên..., Mỹ còn bán cho nước này hàng loạt vũ khí hiện đại với hy vọng New Delhi mạnh hơn, tự tin hơn để cuối cùng, cảm thấy đủ sức đối đầu với Trung Quốc như ý định của Mỹ.

Cụ thể thì Nhà Trắng cho rằng, kinh tế, quân sự Trung Quốc mạnh lên khiến Bắc Kinh ngày càng cứng rắn, tự tin, hung hăng, với tay ra bên ngoài. Vậy thì tại sao New Delhi không có những chính sách, hành động tương tự khi họ mạnh lên.

Mỹ không chỉ đưa Ấn Độ ra khỏi danh sách các nước bị cấm vận về vũ khí mà còn giúp nước này phát triển vũ khí công nghệ cao và hàng không vũ trụ. Mục tiêu cuối cùng là đưa Ấn Độ vào nhóm bốn nước phát triển vũ khí mạnh nhất thế giới.

Với tính toán đó, Mỹ hy vọng hai cường quốc châu Á sẽ lao vào nhau mà hậu quả là cả hai có thể bị kiệt quệ sau xung đột bởi cả Bắc Kinh lẫn New Delhi đều có vũ khí hạt nhân, lại ở liền kề nhau.



Mỹ hy vọng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đánh nhau.


Trong viễn cảnh đó của Mỹ, khi Ấn Độ và Trung Quốc kiệt sức, chỉ còn Nga là đối thủ đáng quan tâm ở châu Á.

Và để "nhổ nốt cái gai" này, Mỹ không đợi tới khi Trung Quốc, Ấn Độ “dắt tay nhau đi xuống” mà từ lâu triển khai nhiều biện pháp tấn công Nga: liên tiếp củng cố, mở rộng chuỗi căn cứ quân sự bao vây Nga; thúc đẩy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết nạp thêm các thành viên từng thuộc Liên Xô, dồn ép Nga về phía Đông...

Chưa dừng lại ở việc “ngoại kích”, Mỹ còn “nội công” Nga mà điển hình là tuyên truyền văn hóa Mỹ vào quốc gia rộng nhất thế giới.

Tới nay, kế hoạch này gặt hái khá nhiều thành quả khi tạo ra được một bộ phận không nhỏ thanh niên Nga ngưỡng mộ cái được Mỹ gọi là tự do, thù gét điều mà Mỹ cáo buộc là chính quyền độc tài...

Kết quả cuối cùng sẽ là các thanh niên Nga “được Mỹ hóa” trở thành đồng minh của Washington hoặc chí ít cũng không còn ủng hộ chính quyền ở Moscow như trước.

Khi “đả bại” được Nga, Trung Quốc, Mỹ sẽ tập trung “quét dọn” Nam Mỹ. Khi đó, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez dường như chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên của Mỹ, trước khi Washington tràn vào hàng loạt quốc gia khác.



Mỹ tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa gần Nga.

Theo ông Roberts, để tránh được “thảm họa” trên, Nga và Trung Quốc cần liên minh với nhau chặt chẽ, trấn an Ấn Độ, không để New Delhi mắc mưu của Washington; đồng thời phải kéo Đức ra khỏi NATO, làm suy yếu tổ chức này; cũng như tiếp tục bảo vệ quốc gia bị Mỹ gọi là “ma quỷ”: Iran tại Trung Đông.

Nếu không làm được vậy, Mỹ sẽ dần kiểm soát được toàn thế giới, đồng USD trở thành đơn vị tiền tệ duy nhất của hành tinh xanh và đi tới đâu cũng thấy biển hiệu gà rán KFC...
[BDV news]



Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> Venezuela phòng bị khi nằm trong ‘tầm ngắm’ của Mỹ?



Venezuela đang đứng trước nguy cơ trở thành nạn nhân tiếp theo của “cuộc viễn chinh” toàn cầu do Mỹ tiến hành nhằm kiểm soát các khu vực khai thác dầu mỏ và khí đốt chủ chốt.

Các dự báo về tình hình biến đổi khí hậu hiện nay đang đặt Mỹ và phương Tây trước nguy cơ phải hứng chịu những mùa đông khắc nghiệt và lạnh lẽo, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Mỹ và các đồng minh ngày càng lớn.

Hơn nữa, lượng chất đốt hidrocacbon của Venezuela thậm chí ngay cả trong trường hợp khai thác với cường độ lớn vẫn đủ cho nhu cầu sử dụng từ 100-150 năm nữa. Chính vì vậy, Washington cần một “chế độ dễ chịu” hơn từ Caracas.

Tổng thống Hugo Chavez luôn có tư tưởng chống đối các tập đoàn đa quốc gia phương Tây. Trong giai đoạn 2007-2008, Venezuela đã quốc hữu hoá ngành dầu khí, luyện kim đen, công nghiệp xi măng và truyền thông di động.

Trong lĩnh vực quốc phòng, Venezuela lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị quân sự chủ yếu của Nga và Trung Quốc. Trong khi vai trò của vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế, Caracas đang tìm kiếm sự ủng hộ của Nga.

Năm 2009, Venezuela đã cho phép các doanh nghiệp của Nga khai thác khí đốt và xây dựng đường ống dẫn khí tại nước mình.



Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đang nằm trong "tầm ngắm" của Mỹ


Venezuela là một trong những quốc gia có thái độ đối đầu với Mỹ. Nước này cáo buộc Mỹ vi phạm dân chủ tự do, coi các nhà lãnh đạo các nước thuộc thế giới thứ 3 như anh em Castro (Cuba), Ahmadinejad (Iran), Gaddafi (Libya), Asaad (Syria) là những người bạn, thường xuyên chỉ trích chính sách của Mỹ.

Venezuela đang tăng cường hiện đại hoá quân đội. Theo Trung tâm mua bán vũ khí quốc tế TSAMTO, trong những năm gần đây Venezuela đã nhập khẩu của Nga nhiều loại vũ khí (24 máy bay tiêm kích Su-30, 38 trực thăng Mi-17V5, 3 Mi-26T2, 10 Mi-35M2, 100.000 súng Kalashnikov và 5.000 súng trường Dragunov) với tổng giá trị lên tới 5 tỷ USD.

Vào năm 2009, Nga đã cấp cho Venezuela khoản tín dụng trị giá 2,2 tỷ USD để mua vũ khí của Nga (92 xe tăng cớ sở T-72 và các hệ thống pháo phản lực bắn loạt Smerch). Ngoài ra, Venezuela còn mua các loại vũ khí khác: 240 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 và xe bọc thép chở quân BTR-80A, các sở chỉ huy – quan sát đa năng 1V152, hệ thống súng cối - pháo tự hành Nona-SVK, súng cối tự hành Sani, bệ pháo phòng không Zu-23-2, xe vận tải Ural-43206 và Ural-4320. Tại Venezuela đã triển khai xây dựng nhà máy sản xuất súng trường tiến công tự động AK và nhà máy sửa chữa bảo dưỡng trực thăng.của Nga.

Năm 2010, khoản tín dụng của Nga cung cấp cho Venezuela tăng đến 4 tỷ USD. Theo lời Thủ tướng Nga V. Putin, tổng giá trị khoản tín dụng mà Nga cung cấp cho Venezuela có thể tăng lên đến 5 tỷ USD. Theo số liệu của báo La Vanguardia (Tây Ban Nha) ra ngày 15/4/2011, con số này tăng đến 11 tỷ USD.

Tổng thống Hugo Chavez tuyên bố rằng, Venezuela cần 600 xe tăng chủ lực và các hệ thống phòng không. Tháng 9/2009, ông Hugo Chevez đã tuyên bố xây dựng hệ thống phòng không tích hợp các hệ thống phòng không tầm ngắn, tầm trung và tầm xa của Nga. Nga đã cung cấp cho Venezuela các tổ hợp Tor-M1, 1.800 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla-S.

Hiện nay, Venezuela đang tiến hành đàm phán với Nga để mua lô hàng Su-35, trực thăng Mi-28N, các tổ hợp bảo vệ bờ biển cơ động, thuỷ phi cơ Be-200, các máy bay tuần tiễu hải quân trên cơ sở IL-114, tàu tuần tiễu dự án 14310 “Mirage”, tàu đổ bộ đệm khí dự án 12061 “Murena-E”, tàu ngầm phi nguyên tử động cơ điện-diezel, trực thăng huấn luyện “Ansat”. Ngoài ra, Nga còn đang đào tạo 45 quân nhân cho Venezuela tại Viện Kỹ thuật Tăng Thiết giáp Omsk.

Dường như Tổng thống Hugo Chavez đang thực hiện chính sách có tính chân lý: “Muốn hoà bình thì phải chuẩn bị cho chiến tranh”.
[BDV news]



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang