Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: New Delhi

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn New Delhi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn New Delhi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

>> “New Delhi từ chối trục chống Trung Quốc”



"New Delhi sẽ kiên trì chính sách cùng tiếp xúc với Trung Quốc và Mỹ, chứ không đối đầu với bất cứ nước nào".

Không muốn phải lựa chọn giữa Trung-Mỹ

Ngày 1/12, tờ “Telegraph” đăng bài “New Delhi từ chối trục chống Trung Quốc” cho biết, New Delhi từ chối đạt được Hiệp ước an ninh ba bên với Mỹ và Australia. Hiệp ước này rất giống với một liên minh chống Trung Quốc.

Gần đây, khi trả lời phỏng vấn trên tờ “Bình luận Tài chính Australia”, Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd cho biết, việc ký kết hiệp ước an ninh với Mỹ, Ấn Độ là việc đáng nghiên cứu. Tờ báo dẫn lời Kevin Rudd cho rằng: “Phản ứng của chính phủ Ấn Độ luôn khá tích cực”.


http://nghiadx.blogspot.com
Dư luận đồn thổi về phát biểu của Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd liên quan đến ý tưởng thiết lập Hiệp ước an ninh ba bên Australia-Mỹ-Ấn


Nhưng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ phủ nhận đã biết được Hiệp ước đã phác thảo này. Ông nói: “Chúng tôi biết rằng, có tờ báo đưa tin Ngoại trưởng Australia nói rằng có thể cùng Mỹ, Ấn Độ đạt được Hiệp ước An ninh và Kinh tế ba bên. Chúng tôi không biết đề nghị này”.

Tháng trước, Barack Obama tuyên bố có kế hoạch thiết lập căn cứ quân sự tại miền bắc Australia, đồng thời cho biết, Mỹ là nước lớn ở châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc quan sát động thái này một cách hết sức cảnh giác. Các nhà bình luận Bắc Kinh nói bóng gió là Mỹ-Australia đang tập hợp nhiều đồng minh ASEAN để đối đầu với Trung Quốc.

Quan chức an ninh Ấn Độ hiểu được những động thái này, hy vọng tránh gây phẫn nộ cho Bắc Kinh trong thời điểm chuẩn bị tổ chức đối thoại quốc phòng thường niên ngày 9/12 tại New Delhi và Bắc Kinh.


http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Ấn - Mỹ tập trận chung


Trong tuần qua, Thư ký Ngoại giao Ấn Độ L. Maathai nhấn mạnh, New Delhi sẽ kiên trì chính sách cùng tiếp xúc với Trung Quốc và Mỹ, chứ không đối đầu với bất cứ nước nào.

Ngày 2/12, tờ “Thời báo Ấn Độ” có bài viết “Ấn Độ chú ý tới động thái ngăn chặn Trung Quốc của Australia-Mỹ” cho biết, Ấn Độ vừa kiên quyết phủ nhận khả năng ký Hiệp ước An ninh ba bên Mỹ-Ấn-Australia, vẫn kiên quyết thực hiện lập trường trung lập, tức là nghiêm túc tăng cường hợp tác quốc phòng với nước khác trên nền tảng song phương.

Quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, họ cảm thấy rất “ngạc nhiên” với quan điểm của Kevin Rudd về việc thuyết phục Ấn Độ gia nhập Hiệp ước ba bên Mỹ-Australia-Ấn, đồng thời cho biết, Ấn Độ hoàn toàn không cấp bách “nhảy vào bất kỳ khung an ninh đa phương nào” của khu vực này, “chúng tôi khẳng định mong muốn tiếp tục mở rộng hợp tác quốc phòng với Australia, nhưng là trên cơ sở song phương. Hiện nay hoàn toàn không có sự chuẩn bị cho một tổ chức an ninh”.

Ấn Độ vẫn cảnh giác với Trung Quốc, nhưng New Delhi hy vọng đóng “vai trò trung lập” trong trạng thái đối đầu địa-chính trị Trung-Mỹ hiện nay ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chứ không muốn bị kéo vào “cuộc đấu đá lớn mới” này.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ cũng rất coi trọng quan hệ với Trung Quốc, hai nước từng tổ chức tập trận chung


Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Anthony nói rõ rằng, mặc dù Ấn-Mỹ đã thiết lập quan hệ quốc phòng toàn diện, nhưng Ấn Độ hoàn toàn không xây dựng kế hoạch to lớn hơn như trục chiến lược ba bên hoặc bốn bên nhằm vào Trung Quốc với Washington, Tokyo và Canberra.

Hãng Reuters cho biết, Australia cũng đã phủ nhận họ đang thúc đẩy một Hiệp ước an ninh chung giữa Australia-Ấn-Mỹ. Hiệp ước này rất có thể làm trầm trọng hơn mối lo ngại của Trung Quốc đối với việc các nước láng giềng đang tìm cách tiến hành bao vây họ.

Tin cho biết, người phát ngôn của Ngoại trưởng Australia cho rằng, lời nói của Kevin Rudd đã bị dư luận hiểu nhầm. Kevin Rudd không nói ủng hộ ý tưởng Hiệp ước an ninh ba bên Australia-Mỹ-Ấn, mà lời nói của ông nằm trong một bối cảnh riêng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tranh chấp biên giới vẫn là một vấn đề gai góc giữa hai nước Ấn-Trung


Người phát ngôn này nói, khi trả lời câu hỏi liên quan đến việc phía Australia có thể nhanh chóng bỏ lệnh cấm vận xuất khẩu uranium cho Ấn Độ, Kevin Rudd nói rằng, Ấn Độ có phản ứng gì về chính sách uranium. Điều này không có liên quan đến vấn đề khác.

Các cơ quan tham mưu của ba nước Australia-Ấn-Mỹ đều đang thúc đẩy ý tưởng đối thoại an ninh ba bên, nhưng ý tưởng này vẫn chưa được chính phủ nước nào tiếp nhận.

Bốn trụ cột có thể ngăn chặn “cuộc chiến rồng-voi”

Candy Radhakant – Giáo sư Học viện Chính sách Công Lý Quang Diệu – Đại học Quốc lập Singapore cho biết, giữa Ấn Độ và Trung Quốc hầu như không có nhiều khả năng xảy ra chiến tranh.

Trong một hoạt động học thuật mà Viện Phân tích Nghiên cứu Vấn đề Quốc phòng Ấn Độ tham gia tổ chức, Radhakant đã có bài phát biểu với tiêu đề là “Ấn Độ và Trung Quốc – Hai người khổng lồ châu Á có thể hợp tác không?”.

Ông nói: “Thứ nhất, hai bên đều sở hữu vũ khí hạt nhân, vì vậy cần giữ thận trọng cao. Thứ hai, hai bên đều có sức mạnh trên không, điều này rất khó xảy ra cuộc chiến tranh thông thường kéo dài nào mà hai bên có thể đánh nhanh thắng nhanh. Thứ ba, tuy Trung Quốc ưu thế độ cao ở cao nguyên Tây Tạng, nhưng khả năng Trung Quốc đưa lực lượng lớn đến Ấn Độ đã bị hạn chế bởi điều kiện địa lý”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo DF-31A của Trung Quốc


Radhakant cho biết thêm, từ khi cựu Thủ tướng Rajiv Gandhi có chuyến thăm nổi tiếng tới Trung Quốc năm 1988, hai nước luôn nỗ lực xây dựng một hệ thống ngoại giao, chính trị, quân sự và kinh tế để bảo vệ ổn định, đồng thời đặt nền tảng cho giải quyết vấn đề biên giới và thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước.

Hệ thống này có 4 bộ phận hoặc trụ cột: đàm phán biên giới, hội nghị cấp cao, biện pháp xây dựng lòng tin và thương mại song phương.

Về đàm phán biên giới, ông cho biết, tầng lớp lãnh đạo hai nước đều không có đủ nguồn lực chính trị có thể làm cho một thỏa thuận cuối cùng được thuận lợi thông qua hệ thống chính trị này, vì vậy phương án giải quyết phải để lại cho tương lai.

Về trụ cột thứ hai, Radhakant cho rằng, từ năm 1988 đến nay, số lượng hội nghị cấp cao của hai nước đã vượt tống số 40 năm trước.

Ông nhắc lại rằng, trụ cột thứ ba đảm bảo ổn định là biện pháp xây dựng lòng tin. Sự lựa chọn biện pháp xây dựng lòng tin giữa Ấn-Trung rất phong phú, nhưng hai bên còn cần xem xét vấn đề xây dựng lòng tin về vũ khí hạt nhân và hải quân.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh phát triển tên lửa dòng Agni. Họ đang có kế hoạch phóng thử tên lửa Agni-5 có thể đưa toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc vào phạm vi tầm phóng


Về trụ cột thứ tư, tức là thương mại song phương, Radhakant nói, hai nước đều cho rằng thương mại là cùng có lợi, cùng tạo thuận lợi cho nhau, đồng thời có được hiệu quả từ quan hệ ổn định. Xét thấy thương mại sẽ phát triển mạnh, hai bên cần trông đợi nó sẽ thúc đẩy thái độ thiết thực của hai nước.

Về quan hệ gần gũi giữa Trung Quốc với Pakistan, Radhakant nói, cùng với quan hệ Trung-Ấn xấu đi vào thập niên 1950, quan hệ Trung Quốc-Pakistan từng bước trở nên mật thiết.

Ngoài việc Pakistan có vị trí địa lý mang ý nghĩa chiến lược, họ còn là một đối tác quan trọng của Trung Quốc trong thế giới Hồi giáo. Nhưng, họ tin rằng, so với việc Pakistan giành lấy viện trợ song phương và đa phương từ các khu vực khác, sự viện trợ kinh tế của Trung Quốc cho Pakistan hoàn toàn không nhiều.

Khi kết thúc bài phát biểu, vị chuyên gia cho rằng, Ấn Độ và Trung Quốc có thể xem xét thiết lập một thể chế hợp tác dài hạn được “chế độ hóa” rộng lớn. Lợi ích của 3 tỷ người và sự ổn định của trật tự châu Á và quốc tế có thể đều phụ thuộc vào nó.

Trung-Ấn cần phòng ngừa người dân “ghét nhau”

Ngày 1/12, tờ “Bưu điện Washington” Mỹ có bài viết với tiêu đề “Sự không tin cậy của người dân thách thức sự trỗi dậy hòa bình của Ấn Độ và Trung Quốc”.

Hai nước Ấn-Trung “ghét nhau” là “thâm căn cố đế”. Các chuyên gia cho rằng, với việc hai nước trở thành cường quốc thế giới và triển khai cạnh tranh, sự ngờ vực của người Ấn Độ đối với người Trung Quốc và sự ác cảm của người Trung Quốc đối với người Ấn Độ hầu như chỉ có gia tăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ triển khai máy bay chiến đấu Su-30MKI ở biên giới Ấn-Trung


Cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết, năm 2011 chỉ có 25% người Ấn Độ có ấn tượng tốt đẹp với Trung Quốc, ngày càng thấp so với 34% năm 2010 và 57% năm 2005. Richard Victor của Trung tâm này cho biết: “Rõ ràng có một nhận thức chung như này: Sự trỗi dậy về quân sự và sức mạnh kinh tế của Trung Quốc ngày càng tăng cường không phù hợp với lợi ích của Ấn Độ”.

Ngượi lại, người Trung Quốc cũng không có thiện cảm với Ấn Độ. Cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết: Năm 2011 chỉ có 27% người Trung Quốc có ấn tượng tốt đối với Ấn Độ, ít hơn 32% năm 2010. Điều này có nghĩa là Ấn Độ trỗi dậy khiến cho rất nhiều người Trung Quốc không vui, họ cho rằng, người hàng xóm không giống mình về các phương diện chủng tộc, kinh tế, quân sự và văn hóa.

Sau khi Mỹ-Ấn tăng cường quan hệ và ký thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự năm 2008, quan hệ Trung-Ấn bắt đầu xấu đi. Chính phủ Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa, và trở nên thân thiết hơn với đối thủ hàng đầu của Ấn Độ là Pakistan.


http://nghiadx.blogspot.com
Báo Nga cho biết, Trung Quốc bán máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 cho Pakistan


Về cơ bản, một số tờ báo đầy ý thù địch đưa tin đã thúc đẩy sự ngờ vực lẫn nhau, đã phản ánh quan điểm ngày càng cứng rắn của phái cầm quyền hai nước, đã củng cố quan điểm tương tự của người dân, đồng thời đã tạo ra lý do cho tăng thêm chi phí quân sự khổng lồ.

Mohan Guruswamy, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Lựa chọn Chính sách Ấn Độ cho biết, báo giới Ấn Độ thường cổ xúy cho ngoại giao vũ lực, thiếu hiểu biết và nông cạn, điều này làm cho chính phủ Ấn Độ càng khó lặng lẽ giải quyết tranh chấp với Trung Quốc phía sau hậu trường.

Ông nói: “Đến nay, rất khó áp dụng lập trường sáng suốt trong vấn đề Trung Quốc mà không bị dán mác lấy lòng Trung Quốc”.

Thẩm Húc Huy cho biết, khi hai nước thực sự xảy ra tranh chấp, lòng dân có thể đóng vai trò quan trọng hơn trên khía cạnh làm trầm trọng thêm bất đồng.

Người Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ “đều không như Trung Quốc về các phương diện văn hóa và xã hội”. Điều này có nghĩa là, đối với chính phủ Trung Quốc, nếu bị cho là thất bại bởi Ấn Độ, thì sẽ cực kỳ mất mặt.

Vì vậy, điều này cũng có nghĩa là, khả năng Bắc Kinh nhượng bộ New Delhi sẽ nhỏ hơn nhiều so với khả năng nhượng bộ đối với Washington hoặc Tokyo.

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

>> Báo Nga: 'Ấn Độ, Mỹ sau lưng Việt Nam'



Ấn Độ và Mỹ sẽ trợ giúp Việt Nam trước nỗi lo về sự trỗi dậy mạnh bạo của Trung Quốc.


Tờ Sự thật (Pravda) của Nga vừa đăng bài bình luận về việc Ấn Độ và Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với vấn đề biển Đông.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Việt Nam không đơn độc trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Trong tương lai gần, hạm đội tàu khu trục của Ấn Độ sẽ tới biển Đông. Đây là một nhóm khu trục hạm có hệ thống điều khiển phòng thủ tên lửa.

Theo những báo cáo từ New Delhi cuối tháng 6/2011, Hải quân Ấn Độ có dự định đóng quân lâu dài ở biển Đông. Phía Ấn Độ đã có kế hoạch xây dựng sự hiện diện quân sự tại vùng biển này.

Theo thông báo chính thức của chính phủ Ấn Độ, sự hiện diện lâu dài ở biển Đông giúp Ấn Độ nâng cao vai trò của mình trong khu vực Đông Nam Á, nơi có đường vận chuyển hàng hải chiến lược từ Thái Bình Dương vào Ấn Độ Dương đi qua.

Cụ thể, phía Việt Nam sẽ cung cấp bến đỗ cho tàu chiến Ấn Độ cũng như căn cứ hải quân ở Nha Trang và vịnh Hạ Long. Ấn Độ cũng sẽ cung cấp viện trợ giúp Việt Nam phát triển lực lượng hải quân thông qua đóng tàu mới và huấn luyện thủy thủ Việt Nam.

Bằng động thái trên, Ấn Độ, một trong những đối thủ lớn của Trung Quốc trong khu vực đã cho thấy kế hoạch ngăn cản sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.



Tàu khu trục Ins-Mumbai của Ấn Độ từng cập Cảng Đình Vũ, Hải Phòng năm 2009 trong chuyến thăm Việt Nam.


Trước đó, Trung Quốc không che giấu dã tâm thiết lập tầm kiểm soát trên toàn biển Đông cũng như những quần đảo nằm trong khu vực. Lý do dã tâm này ngoài đường vận chuyển hàng hải chiến lược còn có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phong phú ở biển Đông.

Hiện tại, Trung Quốc đang kiểm soát quần đảo Hoàng Sa (chiếm từ Việt Nam năm 1974) và một số đảo chìm ở Trường Sa một các bất hợp pháp.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, Trung Quốc đã có nhiều hành động khiêu khích với cả Việt Nam và Philippines. Mức độ căng thẳng tăng cao đến mức Manila phải kêu gọi sự hỗ trợ từ Washington cũng như gia nhập và phát triển mặt trận đoàn kết chống mối đe dọa từ Trung Quốc với các nước trong khu vực.

Nguyên nhân của việc Trung Quốc đẩy cao các căng thẳng là do áp lực từ việc giá xăng tăng cao cũng như cuộc thương lượng về giá gas giữa Trung Quốc và Nga không có nhiều tiến triển.

Mặc dù, hải quân Trung Quốc vượt trội so với Hải quân Việt Nam và Philippines nhưng căng thẳng tăng cao đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực cảnh giác với Trung Quốc. Indonesia cũng bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc dùng quần đảo Trường Sa làm bàn đạp để nhảy vào những quốc gia gần đó như Malaysia và Indonesia.

Với Ấn Độ, một lý do khác để nước này lo ngại sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc là Pakistan cung cấp cho Trung Quốc một căn cứ hải quân ở bờ biển nước này.Trong trường hợp, sức mạnh của Trung Quốc ở biển Đông được tăng cường, Ấn Độ sẽ có nguy cơ "lưỡng đầu thọ địch".

Ca sĩ phía sau hậu trường

Tuy nhiên, thế giới cũng không nên quên về "ca sĩ phía sau hậu trường" khi nói về vấn đề biển Đông và Trung Quốc. Nước Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng liên minh chống Trung Quốc với Ấn Độ.

Từ sau tháng 12/2007, nhiều quan chức Mỹ có ảnh hưởng, bao gồm cả giám đốc CIA đã thường xuyên đến thăm Việt Nam. Đối diện với sự đe dọa từ phía Trung Quốc, 2 bên đều thể hiện ý muốn quên đi bất bình trong quá khứ. Điều này càng làm rõ hơn khả năng hiện diện quân sự của Mỹ và Ấn Độ trong khu vực trong tương lai gần.

Cả Ấn Độ và Mỹ đều sẽ không giới hạn bản thân trong những cuộc gặp xã giao mà sẽ tiếp tục tiến hành đào tạo lực lượng hải quân Việt Nam. Điều này sẽ gây ra những phản ứng từ phía Trung Quốc như kêu gọi Mỹ không can thiệp vào những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.

Tuy nhiên, những lời kêu gọi này khó mà dọa nạt được người Mỹ. Nếu không tăng cường các hoạt động trong khu vực, người Mỹ sẽ mất nhiều lợi ích cũng như những điểm chiến lược quan trọng về mặt địa lý về tay Trung Quốc.

[BDV news]


Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

>> Brahmos sắp có biến thể 'thần kỳ'



Cựu Tổng thống Ấn Độ APJ Abdul Kalam mời các nhà khoa học và kỹ sư Nga của liên doanh BrahMos Aerospace (*) phát triển tên lửa sử dụng lại nhiều lần.
(*) Liên doanh Nga-Ấn sản xuất tên lửa BrahMos.



Brahmos sắp có biến thể 'thần kỳ'(ảnh Internet)

Theo báo cáo của ban lãnh đạo công ty BrahMos Aerospace, tại New Delhi, ngày 13/6/2011 tổ chức cuộc họp hội đồng, trong đó sẽ thảo luận các báo cáo và đề xuất của các chuyên gia hàng đầu của Nga và Ấn Độ.

Abdul Kalam, nhà khoa học xuất chúng của Ấn Độ đã đưa ra một ý tưởng, tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos-2, không nên chỉ bay ở tốc độ siêu âm Mach 5 mà có thể có thêm khả năng quay trở về.

Theo đó, BrahMos-2 được chế tạo để sau khi tới một điểm định trước theo lộ trình, thả đầu đạn nó rồi quay trở về căn cứ, Phó Giám đốc tiếp thị liên doanh Praveen Pathak, cho biết.

Công tác nguyên cứu để tạo ra các tên lửa như vậy đã được tiến hành và “BrahMos của chúng tôi đã có đơn đặt hàng để cung cấp hệ thống này cho đến năm 2021. Trong thời gian này, một nhóm các nhà phát triển đã bắt đầu thiết kế tên lửa hành trình siêu thanh sử dụng lại”- trích bản thuyết trình ông Kalam.

“Sự phát triển của các phiên bản siêu thanh BrahMos tái sử dụng của sẽ duy trì vị trí đứng đầu của chúng tôi trong lĩnh vực này” - ông Klam nhấn mạnh.

Theo đánh giá của các chuyên gia, tên lửa mà các nhà khoa học, kỹ sư Nga-Ấn cùng nhau phát triển - là một hệ thống độc nhất và thần kỳ nhất trên thế giới.


Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy BrahMos đạt vận tốc 5,26 Mach


Hiện tại, BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh có thể phóng từ tàu, tàu ngầm, máy bay hay các trạm phóng lưu động trên mặt đất.

Tên lửa này có vận tốc Mach 2,5 đến Mach 2,8 và có quỹ đạo bay phức tạp nhằm tránh khả năng bị đánh chặn. Mẫu siêu thanh mới cũng đang được nghiên cứu và phát triển (thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy nó đạt vận tốc 5,26 Mach).

Với tốc độ cao BrahMos có thể dễ dàng đâm xuyên qua mục tiêu hơn các loại tên lửa hạng nhẹ bay dưới tốc độ âm thanh khác như tên lửa Tomahawk, Harpoon.

Với trọng lượng gấp 2 và tốc độ nhanh hơn 4 lần tên lửa Tomahawk, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần khi đâm vào mục tiêu.

Mẫu tên lửa phóng từ tàu được gắn đầu đạn 200 kg còn mẫu phóng từ máy bay (BrahMos A) có thể đầu đạn 300 kg. Nó có động cơ hoạt động chia làm hai giai đoạn, một là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang dùng nhiên liệu lỏng đẩy phản lực để duy trì vận tốc đó trong quãng đường dài.



[BDV news]



Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

>> Mỹ 'kích' Trung Quốc gây chiến với Ấn Độ?



Để “hạ gục con rồng” Trung Quốc, Mỹ phải làm gì? Câu trả lời có thể là “mượn dao giết người”, đẩy "rồng" Bắc Kinh vào cuộc chiến hạt nhân với "hổ" New Delhi, cựu trợ lý Bộ trưởng tài chính Mỹ Paul Craig Roberts nhận định.

Theo ông Roberts, kế hoạch của Mỹ rất “thâm sâu” và được thực hiện bài bản, bí mật, lâu dài. Trước hết, Mỹ cho biệt kích tiêu diệt bin Laden. Về hình thức, rõ ràng chiến dịch này là nhằm tiêu diệt kẻ thù "không đội trời chung", giành thêm cử tri cho Tổng thống Mỹ Barack Obama trước thềm bầu cử vào năm sau...

Tuy nhiên, đặt chiến dịch trong bối cảnh giới “diều hâu” ở Mỹ liên tục kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng chiến trường sang Pakistan, nơi bị Mỹ coi là “trại tị nạn” của Taliban; thì thấy mục tiêu ẩn sâu của chiến dịch diệt bin Laden không chỉ có vậy

Theo đó, tiêu diệt bin Laden thực chất là chiến dịch nhằm vào Pakistan; là tín hiệu phát đi từ Mỹ rằng, Washington có thể tấn công Islamabad vì nước này “dám bao che” cho bin Laden trong suốt thời gian trước đó.



Mỹ mượn vụ bin Laden để đe dọa Pakistan.

Về phía Pakistan, họ đương nhiên phải "run sợ” nên ngay sau khi bin Laden bị tiêu diệt, nước này vội vàng cử Thủ tướng Yousaf Raza Gilani sang “cầu cứu” người bạn lớn là Trung Quốc. Và trong chuyến thăm Bắc Kinh, ông Gilani khẳng định hùng hồn rằng Trung Quốc là “người bạn tốt nhất, đáng tin nhất” của mình.

Đáp lại lời "cầu khẩn" của láng giềng, Trung Quốc cũng tranh thủ cơ hội để tăng cường quan hệ với Pakistan bởi họ không muốn NATO “nhảy vào” Pakistan, biến nước này thành chiến trường chống khủng bố và quan trọng hơn, binh lính Mỹ xuất hiện gần biên giới của mình.

Sau đó, Bắc Kinh tự tố giác ý định đó của mình khi công khai bày tỏ sự bất bình với việc Mỹ “đe dọa” Pakistan, kêu gọi Washington tôn trọng chủ quyền của Islamabad; thậm chí còn đe dọa rằng tấn công Pakistan là tấn công Trung Quốc.



Trung Quốc khẳng định liên minh chặt chẽ với Pakistan.

Tới đây, theo ông Roberts, có thể thấy rằng Mỹ thành công khi gián tiếp “kích” Trung Quốc can dự sâu hơn vào Pakistan. Xét từ góc độ quan hệ Pakistan-Trung Quốc, đây là điều tốt. Tuy nhiên, từ góc khác, việc Trung Quốc tăng cường liên minh với Pakistan lại làm Ấn Độ tức giận, lo sợ bởi trục Bắc Kinh-Islamabad mạnh lên đồng nghĩa với việc New Delhi bị uy hiếp.

Nhìn một cách tổng quan hơn, Mỹ biến vụ tiêu diệt bin Laden, đe dọa tấn công Pakistan thành cái cớ để đẩy Ấn Độ và Trung Quốc tiến vào vòng xoáy chạy đua vũ trang mà hậu quả cuối cùng là xung đột quân sự.

Ấn Độ và Pakistan “đổ tiền đổ của” vào lĩnh vực quốc phòng bởi họ luôn lo ngại rằng bên kia sẽ tấn công mình bất kỳ lúc nào, kể cả bằng đòn hạt nhân.

Tuy nhiên, hiện Ấn Độ vẫn yếu hơn Trung Quốc (nhất là về kinh tế và quân sự) nên trong trường hợp xảy ra xung đột, Bắc Kinh-Islamabad có thể “nuốt trôi” New Delhi; nên Washington buộc lòng phải tăng cường sức mạnh cho Ấn Độ.
Ngoài việc hy sinh lợi ích trong nhiều lĩnh vực kinh tế, cắt bớt việc làm tại Mỹ để giúp kinh tế Ấn Độ đi lên..., Mỹ còn bán cho nước này hàng loạt vũ khí hiện đại với hy vọng New Delhi mạnh hơn, tự tin hơn để cuối cùng, cảm thấy đủ sức đối đầu với Trung Quốc như ý định của Mỹ.

Cụ thể thì Nhà Trắng cho rằng, kinh tế, quân sự Trung Quốc mạnh lên khiến Bắc Kinh ngày càng cứng rắn, tự tin, hung hăng, với tay ra bên ngoài. Vậy thì tại sao New Delhi không có những chính sách, hành động tương tự khi họ mạnh lên.

Mỹ không chỉ đưa Ấn Độ ra khỏi danh sách các nước bị cấm vận về vũ khí mà còn giúp nước này phát triển vũ khí công nghệ cao và hàng không vũ trụ. Mục tiêu cuối cùng là đưa Ấn Độ vào nhóm bốn nước phát triển vũ khí mạnh nhất thế giới.

Với tính toán đó, Mỹ hy vọng hai cường quốc châu Á sẽ lao vào nhau mà hậu quả là cả hai có thể bị kiệt quệ sau xung đột bởi cả Bắc Kinh lẫn New Delhi đều có vũ khí hạt nhân, lại ở liền kề nhau.



Mỹ hy vọng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đánh nhau.


Trong viễn cảnh đó của Mỹ, khi Ấn Độ và Trung Quốc kiệt sức, chỉ còn Nga là đối thủ đáng quan tâm ở châu Á.

Và để "nhổ nốt cái gai" này, Mỹ không đợi tới khi Trung Quốc, Ấn Độ “dắt tay nhau đi xuống” mà từ lâu triển khai nhiều biện pháp tấn công Nga: liên tiếp củng cố, mở rộng chuỗi căn cứ quân sự bao vây Nga; thúc đẩy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết nạp thêm các thành viên từng thuộc Liên Xô, dồn ép Nga về phía Đông...

Chưa dừng lại ở việc “ngoại kích”, Mỹ còn “nội công” Nga mà điển hình là tuyên truyền văn hóa Mỹ vào quốc gia rộng nhất thế giới.

Tới nay, kế hoạch này gặt hái khá nhiều thành quả khi tạo ra được một bộ phận không nhỏ thanh niên Nga ngưỡng mộ cái được Mỹ gọi là tự do, thù gét điều mà Mỹ cáo buộc là chính quyền độc tài...

Kết quả cuối cùng sẽ là các thanh niên Nga “được Mỹ hóa” trở thành đồng minh của Washington hoặc chí ít cũng không còn ủng hộ chính quyền ở Moscow như trước.

Khi “đả bại” được Nga, Trung Quốc, Mỹ sẽ tập trung “quét dọn” Nam Mỹ. Khi đó, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez dường như chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên của Mỹ, trước khi Washington tràn vào hàng loạt quốc gia khác.



Mỹ tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa gần Nga.

Theo ông Roberts, để tránh được “thảm họa” trên, Nga và Trung Quốc cần liên minh với nhau chặt chẽ, trấn an Ấn Độ, không để New Delhi mắc mưu của Washington; đồng thời phải kéo Đức ra khỏi NATO, làm suy yếu tổ chức này; cũng như tiếp tục bảo vệ quốc gia bị Mỹ gọi là “ma quỷ”: Iran tại Trung Đông.

Nếu không làm được vậy, Mỹ sẽ dần kiểm soát được toàn thế giới, đồng USD trở thành đơn vị tiền tệ duy nhất của hành tinh xanh và đi tới đâu cũng thấy biển hiệu gà rán KFC...
[BDV news]



Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Báo Nga: Mỹ muốn dùng lá chắn tên lửa ở Ấn Độ để chống Nga - Trung



[VITINFO news] Nhật báo Komsomoloskaya Pravda của Nga hôm 31/3 đưa tin, Mỹ đã và đang cố gắng tập trung vào kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu tại Ấn Độ để đe dọa Nga và Trung Quốc.

Theo thông tin do WikiLeaks tiết lộ, Mỹ không chỉ có kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn tên lửa chống lại Nga tại châu Âu mà còn đang đàm phán với các quốc gia dọc biên giới của Nga, chẳng hạn như Nhật Bản và Ấn Độ, để phối hợp xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa, hệ thống này cũng để nhằm vào Nga.

“Chiếc dây thòng lọng quanh Nga đang bị thít chặt. Nhờ có WikiLeaks, Nga mới biết rằng Washington đã và đang đồng thời thực hiện nhiều cuộc hội đàm với các quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới về việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên lãnh thổ của họ. Đó là những quốc gia khác nhau, nhưng những quốc gia này tạo thành một dây chuỗi quanh nước Nga”.



Một bức điện tín bí mật từ đại sứ quán Mỹ ở New Delhi đưa ra trong năm 2007 đã bác bỏ thông tin trên báo chí rằng Ấn Độ đã bất ngờ quay trở lại thỏa thuận kí năm 2005 với Mỹ để hợp tác về phòng thủ tên lửa. Theo bức điện tín này, báo chí Ấn Độ đã hiểu sai tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Pranab Mukherjee sau cuộc gặp đa phương Nga – Trung - Ấn vào ngày 24/10/2007. Ông Mukherjee khẳng định, thông tin Ấn Độ sẽ tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ đứng đầu là “không có cơ sở”.

Amandeep Singh Gill, người từng phụ trách vấn đề giải trừ quân bị và an ninh quốc tế đã xác nhận rằng bình luận của ông Mukherjee tại Harbin không thể được hiểu như một sự trệch hướng khỏi hiện trạng mối quan hệ hợp tác phòng thủ tên lửa hiện nay giữa Mỹ và Ấn Độ”.

Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ nhắc lại: “Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ khi đó là ông Mukherjee và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Rumsfeld đã nhất trí mở rộng hợp tác liên quan đến lĩnh vực phòng thủ tên lửa trong một thỏa thuận khung về quốc phòng Mỹ - Ấn tháng 7/2005”.

Hợp tác Mỹ - Ấn về phòng thủ tên lửa “đến nay đã giới hạn trong các cuộc thảo luận về công nghệ và tìm kiếm sự thật”, điện tín trên cho biết.

Nhật báo Komsomoloskaya Pravda cho biết, Mỹ đã “quăng lưới cá tại Ấn Độ” để nước này tham gia vào kế hoạch xây dựng vành đai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ bao quanh nước Nga.

“Kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quanh nước Nga – trước hết ở châu Âu, sau đó là các khu vực khác - của Washington có thể nhằm mục đích buộc chúng tôi phải chia sẻ nguồn tài nguyên giàu có của mình”, nhật báo trên viết.


Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

>> Ấn Độ đề phòng Trung Quốc trong năm 2014?



Ngày 15/2, nguồn tin giấu tên từ BQP Ấn Độ cho biết, các chuyên gia nước này tỏ ra lo ngại và cảnh báo Trung Quốc sẽ tấn công Ấn Độ vào năm 2014.


Theo các chuyên gia Ấn Độ, mục đích thực sự của cuộc tấn công là để chuyển hướng chú ý của những người bất đồng chính kiến trong nước khỏi các vấn đề về tài chính, đe doạ đến sự cầm quyền của Đảng Cộng Sản ở Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Trung Quốc mong muốn đảm bảo thị uy quyền lực tối cao ở khu vực châu Á. Bởi, Bắc Kinh ngày càng lo lắng về sự hợp tác quân sự thân mật giữa Ấn Độ và Mỹ.

Quân đội Ấn Độ đang phụ thuộc vào mua sắm vũ khí của Nga, sau đó là Israel, nhưng cuối cùng Mỹ mới là nguồn cung quan trọng nhất cho việc mua sắm trang bị quân sự của Ấn Độ.

Trung Quốc lo ngại rằng các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, và nhiều quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bởi lẽ, không ít thì nhiều, các quốc gia này có một số xung đột lợi ích với Trung Quốc, đặc biệt là Ấn Độ.



Bản đồ khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Ngân sách quân sự của Trung Quốc chính thức được thông báo là khoảng 78 tỷ USD nhưng theo dự đoán của chính phủ Mỹ thì có thể tới 150 tỷ USD. Nhưng điều quan trọng hơn cả là giống Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang không ngừng xây dựng và hiện đại hóa quân đội. Điều này được Ấn Độ coi là vấn đề sống còn.

Trong nhiều năm qua, mối đe doạ từ Trung Quốc đã leo lên mức có khả năng xảy ra xung đột đối với Ấn Độ, do Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền khu vực Arunachal Pradesh. Ấn Độ từng yêu cầu Trung Quốc và Pakistan chấm dứt ngay lập tức sự chiếm đóng lãnh thổ bất hợp pháp.

Vấn đề biên giới khu vực Kashmir và Tây Tạng đã được tiến hành đàm phán nhiều vòng. Nhưng bên cạnh đó, Ấn Độ đã bắt đầu cải thiện cơ sở hạ tầng dọc theo biên giới với Trung Quốc và đang xây dựng nhiều tuyến đường bộ và các sân bay mới.

Đồng thời, New Delhi không ngừng tăng cường binh lính và mua sắm vũ khí trang bị trên tuyến biên giới này. Chính quyền Ấn Độ cũng đã lên tiếng bày tỏ mối quan ngại của mình đối với chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc ngày càng tăng.

Ấn Độ còn yêu cầu minh bạch trong lĩnh vực hợp tác hạt nhân giữa Trung Quốc với Pakistan. Mới đây, thông tin cho rằng Trung Quốc và Pakistan gần đây đã ký kết một hiệp định chung, theo đó Trung Quốc sẽ xây dựng 4 lò phản ứng hạt nhân tại Khushabin thuộc tỉnh Punjab của Pakistan.
(The times of India)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang