Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Nam Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> Venezuela phòng bị khi nằm trong ‘tầm ngắm’ của Mỹ?



Venezuela đang đứng trước nguy cơ trở thành nạn nhân tiếp theo của “cuộc viễn chinh” toàn cầu do Mỹ tiến hành nhằm kiểm soát các khu vực khai thác dầu mỏ và khí đốt chủ chốt.

Các dự báo về tình hình biến đổi khí hậu hiện nay đang đặt Mỹ và phương Tây trước nguy cơ phải hứng chịu những mùa đông khắc nghiệt và lạnh lẽo, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ năng lượng của Mỹ và các đồng minh ngày càng lớn.

Hơn nữa, lượng chất đốt hidrocacbon của Venezuela thậm chí ngay cả trong trường hợp khai thác với cường độ lớn vẫn đủ cho nhu cầu sử dụng từ 100-150 năm nữa. Chính vì vậy, Washington cần một “chế độ dễ chịu” hơn từ Caracas.

Tổng thống Hugo Chavez luôn có tư tưởng chống đối các tập đoàn đa quốc gia phương Tây. Trong giai đoạn 2007-2008, Venezuela đã quốc hữu hoá ngành dầu khí, luyện kim đen, công nghiệp xi măng và truyền thông di động.

Trong lĩnh vực quốc phòng, Venezuela lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị quân sự chủ yếu của Nga và Trung Quốc. Trong khi vai trò của vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều hạn chế, Caracas đang tìm kiếm sự ủng hộ của Nga.

Năm 2009, Venezuela đã cho phép các doanh nghiệp của Nga khai thác khí đốt và xây dựng đường ống dẫn khí tại nước mình.



Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đang nằm trong "tầm ngắm" của Mỹ


Venezuela là một trong những quốc gia có thái độ đối đầu với Mỹ. Nước này cáo buộc Mỹ vi phạm dân chủ tự do, coi các nhà lãnh đạo các nước thuộc thế giới thứ 3 như anh em Castro (Cuba), Ahmadinejad (Iran), Gaddafi (Libya), Asaad (Syria) là những người bạn, thường xuyên chỉ trích chính sách của Mỹ.

Venezuela đang tăng cường hiện đại hoá quân đội. Theo Trung tâm mua bán vũ khí quốc tế TSAMTO, trong những năm gần đây Venezuela đã nhập khẩu của Nga nhiều loại vũ khí (24 máy bay tiêm kích Su-30, 38 trực thăng Mi-17V5, 3 Mi-26T2, 10 Mi-35M2, 100.000 súng Kalashnikov và 5.000 súng trường Dragunov) với tổng giá trị lên tới 5 tỷ USD.

Vào năm 2009, Nga đã cấp cho Venezuela khoản tín dụng trị giá 2,2 tỷ USD để mua vũ khí của Nga (92 xe tăng cớ sở T-72 và các hệ thống pháo phản lực bắn loạt Smerch). Ngoài ra, Venezuela còn mua các loại vũ khí khác: 240 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 và xe bọc thép chở quân BTR-80A, các sở chỉ huy – quan sát đa năng 1V152, hệ thống súng cối - pháo tự hành Nona-SVK, súng cối tự hành Sani, bệ pháo phòng không Zu-23-2, xe vận tải Ural-43206 và Ural-4320. Tại Venezuela đã triển khai xây dựng nhà máy sản xuất súng trường tiến công tự động AK và nhà máy sửa chữa bảo dưỡng trực thăng.của Nga.

Năm 2010, khoản tín dụng của Nga cung cấp cho Venezuela tăng đến 4 tỷ USD. Theo lời Thủ tướng Nga V. Putin, tổng giá trị khoản tín dụng mà Nga cung cấp cho Venezuela có thể tăng lên đến 5 tỷ USD. Theo số liệu của báo La Vanguardia (Tây Ban Nha) ra ngày 15/4/2011, con số này tăng đến 11 tỷ USD.

Tổng thống Hugo Chavez tuyên bố rằng, Venezuela cần 600 xe tăng chủ lực và các hệ thống phòng không. Tháng 9/2009, ông Hugo Chevez đã tuyên bố xây dựng hệ thống phòng không tích hợp các hệ thống phòng không tầm ngắn, tầm trung và tầm xa của Nga. Nga đã cung cấp cho Venezuela các tổ hợp Tor-M1, 1.800 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Igla-S.

Hiện nay, Venezuela đang tiến hành đàm phán với Nga để mua lô hàng Su-35, trực thăng Mi-28N, các tổ hợp bảo vệ bờ biển cơ động, thuỷ phi cơ Be-200, các máy bay tuần tiễu hải quân trên cơ sở IL-114, tàu tuần tiễu dự án 14310 “Mirage”, tàu đổ bộ đệm khí dự án 12061 “Murena-E”, tàu ngầm phi nguyên tử động cơ điện-diezel, trực thăng huấn luyện “Ansat”. Ngoài ra, Nga còn đang đào tạo 45 quân nhân cho Venezuela tại Viện Kỹ thuật Tăng Thiết giáp Omsk.

Dường như Tổng thống Hugo Chavez đang thực hiện chính sách có tính chân lý: “Muốn hoà bình thì phải chuẩn bị cho chiến tranh”.
[BDV news]



Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

>> Iran xây căn cứ tên lửa bí mật sát nách Mỹ



Iran đã trả tiền cho Venezuela để xây dựng căn cứ tên lửa tầm trung trên bán đảo Paraguana của quốc gia Nam Mỹ này, theo tiết lộ của báo Đức Die Welt.

Dẫn thông tin từ “nguồn tin cậy từ các cơ quan an ninh phương Tây”, Die Welt cho biết: Iran đang xúc tiến xây dựng một căn cứ cho loại tên lửa tầm trung Shahab-3 trên bán đảo Paraguana, Venezuela.

Một nhóm kỹ sư đến từ Công ty Khatam al-Anbia thuộc sở hữu của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đã đến Paraguana từ tháng 2/2011.

Đích thân người đứng đầu lực lượng Không quân của Vệ binh Cách mạng Amir al-Hadschisadeh đã xúc tiến kế hoạch.

Theo đó, Iran sẽ xây dựng tại đây một khu phức hợp, bao gồm các bệ phóng tên lửa và các hệ thống kiểm soát. Một hệ thống hầm ngầm chứa tên lửa sâu đến 20m cùng trại lính, tháp canh và lô cốt cũng được xúc tiến xây dựng.



Tên lửa Shahab-3



Vị trí đặt căn cứ tên lửa


Các chi phí của Quân đội Venezuela sẽ được Iran chi trả bằng lợi nhuận từ việc bán dầu. Chi phí khởi động dự án, theo Die Welt mô tả là “lên đến nhiều triệu USD”, đã được Iran trả bằng tiền mặt.

Bán đảo Paraguana nằm trên bờ biển Venezuela và chỉ cách Colombia – đồng minh chính của Mỹ - khoảng 120km.

Theo Die Welt, thỏa thuận ngầm giữa 2 chính phủ có điều khoản Venezuela sẽ dùng căn cứ để bắn tên lửa vào các kẻ thù của Iran trong trường hợp quốc gia này bị tấn công.

Tên lửa Shahab-3 có thể được phóng bằng các giàn phóng di động giống tên lửa Scud hoặc phóng từ các bệ phóng cố định.

Giới quân sự Mỹ đang lo ngại một cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân tương tự cuộc khủng hoảng ở Cuba năm 1962 có thể tái diễn, bởi với tầm bắn lên đến 2.000km thì loại tên lửa này có thể bắn xa đến bang Miami (Mỹ). Iran cũng có thể sẽ triển khai thêm các loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn với tầm bắn xa hơn như Sejjil, khi đó tầm bắn còn có thể mở rộng hơn nữa.

Iran và Venezuela cũng sẽ thỏa thuận hợp tác chế tạo một loại tên lửa tầm trung nhằm trang bị cho Quân đội Venezuela trong tương lai.
[BDV news]


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

>> Peru tiếp tục nhận trực thăng từ Nga



Do điều kiện địa lý, máy bay trực thăng của Nga luôn là vũ khí được ưa thích của các quốc gia Nam Mỹ.



Không quân Peru sẽ nhận thêm 3 trực thăng chiến đấu từ Nga trong tuần tới. Những máy bay trực thăng này được sử dụng để chống khủng bố và các băng nhóm buôn lậu ma túy.

Tháng 7/2010, bộ quốc phòng Peru và tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc gia Nga Rosoboronexport đã ký hợp đồng mua 6 chiếc trực thăng vận tải Mi-171Sh Hip và 2 chiếc trực thăng chiến đấu Mi-35P Hind E. Hợp đồng này có trị giá lên tới 107,9 triệu USD.

“Ba máy bay trực thăng mới của Nga sẽ tới Peru vào ngày 9 và 10/5, sau đó sẽ thực hiện các nhiệm vụ chống buôn lậu ma túy tại thung lũng song Apurimac và Ene”, bộ trưởng bộ quốc phòng Peru Jaime Thorne tuyên bố. Theo kế hoạch, 3 chiếc trực thăng còn lại sẽ được bàn giao cho Peru vào cuối năm nay.



Điều kiện địa lý của Peru khiến cho máy bay trực thăng từ Nga trở thành những phương tiện chiến đấu thuận lợi nhất.


Peru cùng Columbia và Bolivia những quốc gia được coi là “vùng sản xuất ma túy lớn” tại Nam Mỹ. Tháng 8/2009, vùng lưu vực sông Apurimac và Ene được đưa vào tình trạng báo động quân sự khi chiến sự ác liệt giữa quân chính phủ và quân du kích “con đường sáng” xảy ra. “Con đường sáng” là tên của lực lượng du kích có mối quan hệ mật thiết với những băng nhóm buôn lâu ma túy. Nhóm du kích này được Mỹ và các nước phương Tây liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố nguy hiểm.

[BDV news]


Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

>> Brazil tiết lộ dự án UAV đình đám



Quan chức Brazil vừa hé lộ về cuộc thử nghiệm đầu tiên dành cho Avibras Falcao, dự án UAV tham vọng nhất của đất nước Nam Mỹ trong quý II/2011.

Chuyến bay đầu tiên của Falcao đánh dấu cho giai đoạn 2 của dự án VANT (tên viết tắt của UAV theo tiếng Bồ Đào Nha).

Theo đó, UAV Falcao sẽ được lắp đặt và thử nghiệm hệ thống cất cánh/hạ cánh tự động do Phòng công nghệ và khoa học hàng không thuộc Không quân Brazil (CTA) phát triển.

Flavi Araripe, giám đốc dự án VANT không tiết lộ chi tiết công nghệ tự động sử dụng cho Falcao, gồm có các thiết bị đo độ cao, radar với các thiết bị GPS khác nhau.

Falcon có thể chở được 150 kg, lắp đặt hệ thống ăng ten vệ tinh, cảm biến điện - quang… Nhờ thế, Falcao có thể hoạt động trong phạm vi 2.500 km.

Falcon được giới thiệu có khả năng hoạt động liên tục trong 15 giờ ở độ cao 4.570 m, có thể sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát.



Mô hình đúng kích cỡ của UAV Falcao tại trụ sở của Avibras. CTA đang thiết kế Falcao có các chức năng khác phục vụ không quân.


Trước đó, giai đoạn 1 kéo dài 2 năm, Phòng công nghệ và khoa học hàng không thuộc Không quân Brazil CTA đã tiến hành 59 cuộc bay thử với UAV Harpia nhằm kiểm nghiệm phần mềm điều khiển chuyển động trung tâm của UAV Falcao.

Không quân Brazil đang sử dụng UAV khác là Hermes 450. Theo Araripe, phi đội UAV đầu tiên của không quân sẽ thành lập vào cuối tháng 4 với 2 chiếc Hermes.

Tuy nhiên, các giới lãnh đạo quân sự quan ngại về tầm hoạt động của UAV Hermes, bởi đây là một trong những yêu cầu tối quan trọng đối với đất nước rộng lớn như Brazil. Hermes chỉ có tầm hoạt động là 150 km, trong khi Không quân cần con số gấp 10 lần.

Công ty quốc phòng AEL (sản xuất Hermes 450) và Embraer đã liên doanh để cùng nghiên cứu giải quyết bài toán trên.


[BDV news]


Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2011

>> Su-35BM, ngôi sao trên bầu trời



Là máy bay tiêm kích (MBTK) thế hệ 4++, nhưng Su-35BM được coi là đối thủ tiềm tàng, thách thức các MBTK thế hệ 5 F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ, trong khi đơn giá chỉ bằng 1/3 (30-38 triệu USD).

Máy bay tiêm kích đa năng, hạng nặng, siêu cơ động Su-35BM được sản xuất với mục tiêu giành ưu thế trên không khi tác chiến đơn lẻ hoặc theo tốp trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm. Su-35BM có bề ngoài giống Su-27, tuổi thọ khai thác lên tới 6.000 giờ bay (30 năm). Su-35BM áp dụng công nghệ, vật liệu tàng hình để giảm độ bộc lộ với radar sóng cm (băng X) của đối phương ở bán cầu trước trong khu vực ±60°.

Hệ thống điều khiển siêu việt
Su-35BM được trang bị hệ thống điện tử hàng không (avionics) hoàn toàn mới mà nòng cốt là hệ thống thông tin-điều khiển IUS dùng để liên kết về mặt chức năng, logic, thông tin và phần mềm các hệ thống trên khoang thành một hệ thống tích hợp thống nhất, bảo đảm sự tương tác giữa phi công và máy móc.



Su-35BM có hình dáng tương tự Su-27 nhưng có nhiều tính năng ưu việt hơn.

Hệ thống điều khiển vũ khí cho phép Su-35 sử dụng hầu hết các loại vũ khí của Không quân Nga, trừ bom và tên lửa hạng nặng dành riêng cho máy bay ném bom chiến lược. Cốt lõi của hệ thống điều khiển hoả lực của Su-35BM là radar mới với antenna mạng pha thụ động sóng cm (băng X) quét tia bằng điện tử Irbis-E, có thể phát hiện, bám và xác định toạ độ của các mục tiêu trên không, mặt đất, mặt nước trong mọi thời tiết.

Hệ thống điều khiển hoả lực và Irbis-E có thể phát hiện, bám tới 30 mục tiêu bay, trong khi vẫn giám sát không trung, bắn đồng thời 8 mục tiêu trong số đó hoặc 4 mục tiêu mặt đất; phát hiện, lọc, bám đến 4 mục tiêu mặt đất/mặt nước ở chế độ tạo bản đồ ở cự ly đến 400 km trong khi vẫn giám sát không trung và bắt mục tiêu bay nên rất lợi hại khi tác chiến chống tàu nổi được yểm trợ từ trên không. Với Irbis-E, Su-35BM có thể đối phó với F-22 Raptor trong những điều kiện nhất định.

Một đặc trưng khác của MBTK thế hệ 5 trên Su-35BM là động cơ 117S có điều khiển vector lực đẩy. Đây là kiểu hiện đại hoá sâu của động cơ AL-31F, có sử dụng các công nghệ thế hệ 5, giúp máy bay có khả năng “siêu cơ động”, thậm chí sức cơ động có thể hơn cả F-22 vì động cơ của F-22 chỉ có thể di chuyển lên/xuống, còn 117S có thể di chuyển lên/xuống và phải/trái.


Động cơ 117S của Su-35BM có điều khiển vectơ lực đẩy.

Với trọng lượng và ở dải tốc độ - độ cao nhất định, Su-35BM có thể bay “siêu hành trình” (bay siêu âm mà không dùng chế độ tăng lực). Khả năng bay dài ở chế độ siêu âm là một dấu hiệu đặc trưng của MBTK thế hệ 5. Hiện chỉ có 2 máy bay sản xuất loạt có thể bay “siêu hành trình” là MiG-31 Foxhound và F-22A Raptor.

Hệ thống vũ khí tầm xa đáng gờm
Su-35 mang tối đa được 8.000 kg tải trọng chiến đấu lắp trên 12 điểm treo. Ngoài các vũ khí như ở Su-30МК, Su-35 còn được trang bị các loại vũ khí không-đối-không, không-đối-đất có điều khiển mới, kể cả các loại tầm xa.

Thành phần vũ khí có điều khiển không- đối- không gồm: các tên lửa không-đối-không tầm trung tự dẫn radar chủ động, bán chủ động: R-27ER1 (8 quả), R-27ET1 và R-27EP1 (mỗi loại 4 quả), RVV-АЕ/R-77 (đến 12 quả, kể cả ụ treo kép lắp 4 tên lửa dưới thân), tên lửa tự dẫn hồng ngoại tầm gần R-73E (6 quả) (tổng cộng 34 tên lửa) và 5 tên lửa tầm siêu xa mới như K-100-1 có tầm bắn khủng khiếp... tới 400 km, có tốc độ 4.000 km/h, độ cao tác chiến 3-30.000 m.


Tên lửa không-đối-không tầm siêu xa K-100-1 trên mô hình Su-35.

Các loại tên lửa không-đối-đất có điều khiển gồm 25 tên lửa chống hạm, chống radar tầm trung và tầm xa: 6 tên lửa chống radar Kh-29TE dẫn bằng truyền hình và/hoặc Kh-29L dẫn bằng laser, 6 tên lửa chống hạm Kh-31A và/hoặc chống radar Kh-31P, 5 tên lửa chống hạm tầm xa tiên tiến mới Kh-59MK, 5 tên lửa chống radar tăng tầm Kh-58UShE, 3 tên lửa chống hạm tầm xa Club (3M-14AE/3M-54AE1) và 1 tên lửa chống hạm siêu âm hạng nặng tầm xa Kh-61 Yakhont-M tầm bắn 300 km. Ngoài ra, Su-35 còn có thể mang các bom điều khiển bằng truyền hình, laser, vệ tinh như ở Su-30MK và các bom có điều khiển mới, rocket và bom thông thường các loại. Su-35 còn có 1 pháo tự động cao tốc GSh-301 30 mm có cơ số đạn 150 viên.

Máy bay tiêm kích của tương lai?
Với tính năng vượt trội, Su-35BM được dự báo sẽ là một trong vài loại máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới trong thập kỷ tới. Theo chương trình mua sắm vũ khí quốc gia giai đoạn 2006-2015 do Nga thông qua năm 2006, dự kiến sản xuất 182 Su-35BM cho Không quân Nga và xuất khẩu từ năm 2011-2020. Không quân Nga sẽ thành lập 2-3 trung đoàn tiêm kích Su-35 (60-80 máy bay+lực lượng dự bị). Một số công nghệ của Su-35 sẽ được dùng để hiện đại hoá Su-27, Su-30MKI, Su-33...


Su-35BM sẽ là một trong những máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới trong thập kỷ tới.

Su-35BM sẽ được xuất khẩu chủ yếu sang Đông Nam Á, Nam Mỹ, châu Phi và Cận Đông. Nước đầu tiên có thể mua Su-35BM là Venezuela. Tại Đông Nam Á, Indonesia, Malaysia đang sử dụng Su-27/Su-30 có thể sẽ đón nhận Su-35BM trong vài năm nữa. Ấn Độ ít khả năng mua Su-35BM vì họ đang hợp tác với Nga phát triển MBTK thế hệ 5 PAK FA. Định hướng xuất khẩu cho thấy Trung Quốc không được coi là khách hàng tiềm năng của Su-35BM.

(bdv news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang