Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tổng thống Obama

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Obama. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Obama. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

>> 'Mỹ không nên chọc giận TQ'



Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Obama còn đang bối rối với quyết định nên hay không nên bán chiến đấu cơ F-16 cho Đài Loan thì chuyên gia Ted Galen Carpenter nhận định rằng, Washington không nên "chọc giận"Bắc Kinh.


http://nghiadx.blogspot.com
Chuyên gia Ted cho rằng, Mỹ không cần bán F-16 cho Đài Loan. Ảnh minh họa.


Theo ông Ted Galen Carpenter, nhiều tuần nay, thượng nghị sĩ John Cornyn của đảng Cộng hòa tìm mọi cách để trì hoãn việc bổ nhiệm ông William Burns vào chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ vì để chính quyền Obama phải nhượng bộ trong quyết định bán vũ khí cho vùng lãnh thổ Đài Loan.

Chuyên gia Ted nhận định, dù biết rằng thương vụ bán F-16 cho Đài Loan có thể làm Trung Quốc “nổi đóa” nhưng rất có thể Nhà Trắng vẫn sẽ thông qua thương vụ này bởi giới chức Mỹ cho rằng, vấn đề chính trị và kinh tế trong nước lúc này có vai trò quan trọng hơn nhiều so với các chính sách đối ngoại.

Nhận định này càng được củng cố thêm khi thượng nghị sĩ Cornyn tuyên bố rằng, Mỹ có bổn phận và trách nhiệm sát cánh cùng “một trong những đồng minh tốt của mình”.


Tuy nhiên, phản bác lại quan điểm này, ông Ted cho rằng, mọi quyết định được đưa ra cần dựa trên những tính toán thiệt hại kỹ lưỡng. Chuyên gia này khẳng định, Washington nên nhìn vào thực tế rằng, Bắc Kinh đang ngày càng lớn mạnh và trở thành một đối tác kinh tế cũng như ngoại giao quan trọng đối với Washington. Theo đó, cái giá của việc chọc giận Trung Quốc giờ không phải là nhỏ.

Theo chuyên gia Ted Galen Carpenter, quan điểm của nghị sĩ Cornyn không chính xác ở chỗ, cam kết an ninh của Mỹ đối với Đài Loan theo kiểu minh chứng bằng các thương vụ vũ khí chỉ càng đem lại rủi ro cho vùng lãnh thổ này.

Lý do đơn giản là bởi Trung Quốc luôn cam kết tái thống nhất về mặt chính trị với vùng lãnh thổ Đài Loan. Nỗ lực của Washington nhằm cản trở mục tiêu đó của Bắc Kinh không những gây căng thẳng ngoại giao mà nguy hiểm hơn là kéo theo nguy cơ xung đột quân sự với những hậu quả khôn lường.

Bên cạnh đó, ông Ted quả quyết, Đài Loan không phải đồng minh của Mỹ. Theo ông, vùng lãnh thổ này đơn thuần chỉ là một khách hàng của Washington. “Đài Loan không thể đủ sức mạnh để có thể giúp sức cho an ninh Mỹ. Nói đúng ra Đài Loan chỉ là vùng lãnh thổ được Mỹ bảo hộ. Vì vậy, mối quan hệ quốc phòng không chính thức này sẽ không mang lại nhiều lợi lộc”, chuyên gia Ted nhấn mạnh.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

>> Mỹ có thể nâng cấp F-16 cho Đài Loan




Hôm 3/7, một nhà lập pháp Đài Loan tiết lộ Mỹ sẽ giúp Đài Loan nâng cấp máy bay F-16A/B hiện tại hơn là việc cho phép Đài Loan mua F-16C/D tiên tiến.

Theo các chuyên gia phân tích, thì việc chuyển sang hình thức nâng cấp F-16A/B sẽ tốt hơn là Mỹ bán F-16C/D hiện đại cho Đài Loan chắc chắn sẽ gặp phải phản ứng gay gắt từ phía Trung Quốc.

“Đây là thỏa thuận mang tính thỏa hiệp,” ông Lâm Ngọc Phương, thành viên của Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Đài Loan nói. Ông Lâm cũng là người mà trong hai năm qua đã tới Mỹ để thảo luận các vấn đề mua bán vũ khí.

Chính quyền Đài Loan liên tục đề nghị với phía Mỹ đề nghị bán chiến đấu cơ đa năng F-16C/D tiên tiến nhằm đối phó với sức mạnh quân sự Trung Quốc tăng một cách nhanh chóng.

Nhưng việc này chắc chắn gây ra sự tức giận đối với Trung Quốc, điển hành là vụ việc tháng 1/2010 khi chính quyền Obama tuyên bố cung cấp gói vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD gồm: hệ thống tên lửa Patriot, trực thăng Black Hawk và chiến đấu cơ F-16. Điều này ngay lập tức làm cho chính quyền Trung Quốc giận dữ.



Chiến đấu cơ F-16A/B gói 20 của Đài Loan rất có thể sẽ được Mỹ nâng cấp lên chuẩn mới.


Trong tháng trước, các nhà lập pháp Mỹ cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền của Tổng thống Obama thông qua việc bán F-16 cho Đài Loan. Đồng thời, họ cũng cáo buộc chính quyền ngày càng hy sinh lợi ích đồng minh để "vuốt ve" Trung Quốc.

“Dự kiến, chính phủ Mỹ sẽ đưa ra quyết định chính thức về việc này trong vòng vài tháng tới. Chính quyền Tổng thống Obama chắc chắn không muốn thấy hợp đồng mua bán vũ khí này trở thành vấn đề trong cuộc vận động tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 2,” ông Lâm cho biết.

Hôm 30/6, Đài Loan chính thức giới thiệu biến thể nâng cấp mới của chiến đấu cơ nội địa Kinh Quốc F-CK-1. Đây là cứu cánh tạm thời cho Đài Loan trong điều kiện F-16C/D có thể không bao giờ được Mỹ đáp ứng.

Kể từ khi ông Mã Anh Cửu lên làm Tổng thống Đài Loan năm 2008 thì mối quan hệ Trung – Đài cải thiện khá nhiều. Mặc dù vây, chính quyền Đài Loan vẫn nhiều lần "nài nỉ" Mỹ bán F-16 với lý do là tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo này.

Hiện nay, Không quân Đài Loan đang sở hữu khoảng 145 chiếc F-16A/B gói 20. Biến thể F-16 này tích hợp radar xung – doppler AN/APG-66, lắp động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F100-PW-200.

Hệ thống vũ khí của F-16A/B gói 20 có thể mang tên lửa chống radar AGM-45 hoặc AGM-88, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon. Hệ thống điện tử của F-16A/B gói 20 dành cho Đài Loan mạnh hơn, tốt hơn các gói 1/5/15 thuộc biến thể F-16A/B.

[BDV news]


Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

>> Mỹ cảnh báo châu Phi về đầu tư Trung Quốc



Hôm 10/6, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cảnh báo về sự manh nha hình thành của “chủ nghĩa thực dân mới” tại Châu Phi khi Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện tại châu lục này.



Ảnh minh họa


Đồng thời, bà cho biết, Mỹ muốn mở rộng thương mại với châu Phi bằng cách đầu tư vào khu vực. Theo bà, khác với Mỹ, Trung Quốc không thực sự quan tâm đến những lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế với châu Phi.

Tuyên bố trên được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra trong chuyến công du đến 3 quốc gia Châu Phi (Zambia, Tanzania và Ethiopia) trong 5 ngày nhằm nhấn mạnh vai trò của chính quyền Tổng thống Obama trong việc đáp ứng những thách thức khác nhau của châu Phi, từ các thách thức về đại dịch HIV/AIDS cho đến an ninh lương thực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại châu lục này.

Phát biểu trên kênh truyền hình Nam Phi, bà nói: “Quan điểm của chúng tôi là, về lâu dài, đầu tư vào châu Phi cần phải bền vững và vì lợi ích của người dân tại đây.”

Bà cho biết, Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng ảnh hưởng của mình tại châu Phi. Năm 2009, Trung Quốc đã đầu từ gần 10 tỷ USD vào châu lục này. Đồng thời, thương mại giữa châu Phi và Trung Quốc cũng đã tăng mạnh khi Bắc Kinh tích cực mua dầu mỏ và các nguyên liệu thô khác để phục vụ cho nền kinh tế tăng trưởng bùng nổ của mình.

Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại hàng đầu của châu Phi. Quan hệ thương mại Trung Quốc và châu Phi đang phát triển nhanh chóng, tăng 40% vào năm 2010, lên đến mức 126,9 tỷ USD.

Hơn một thập kỷ qua, hợp tác thương mại giữa Mỹ và các nước châu Phi vẫn ở tỉ lệ thấp, chiếm chỉ trên 1% kim ngạch xuất khẩu Mỹ và khoảng 3% kim ngạch nhập khẩu.

Mỹ vẫn được xem là nhà tài trợ hàng đầu của châu Phi với khoản đầu tư 7,6 tỷ USD trong năm 2009. Tuy nhiên, để so sánh là rất khó, bởi Trung Quốc không cung cấp thông tin chi tiết về chương trình viện trợ của mình.

Phát biểu trước các phóng viên tại Lusaka, bà Clinton cho biết, những mối quan tâm của Mỹ và Trung Quốc là không giống nhau và việc Trung Quốc ngày càng đóng vai trò lớn hơn trên thế giới sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người.

Tuy nhiên, bà cũng cho biết: “Chúng tôi đang lo ngại rằng viện trợ nước ngoài và đầu tư của Trung Quốc ở châu Phi không nhất quán với tiêu chuẩn quốc tế về tính minh bạch và quản trị tốt.”

Washington lo ngại rằng, đầu tư nhanh chóng của Trung Quốc vào châu Phi, bao gồm hàng tỷ USD viện trợ phát triển không bị trói buộc bởi các yêu cầu về kinh tế và chính trị, sẽ ảnh hưởng tới các nỗ lực phát triển thành một nền kinh tế trưởng thành và minh bạch hơn trong khu vực này.

Trung Quốc đã giúp nhiều nước châu Phi thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính trong thời gian gần đây. Tổng thống Zambia Rupiah Banda cho biết quốc gia này thu hút đầu tư từ Trung Quốc trong lĩnh vực dầu mỏ và tháng 5 vừa qua nhận được 180 triệu USD tiền vay từ Trung Quốc để nâng cấp hệ thống giao thông.

Ngoại trưởng Mỹ Clinton kêu gọi các quốc gia châu Phi gỡ bỏ rào cản mậu dịch với Mỹ, đồng thời hợp lý hóa quy định và mở rộng các cơ hội tại khu vực này.

Chuyến thăm của bà Clinton tới châu Phi là dấu hiệu mới nhất cho thấy Mỹ đang ngày càng quan tâm tới nền kinh tế được dự đoán là sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong những năm tới.


[BDV news]



Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

>> 'Sẽ trả đũa quân sự nếu bị tấn công mạng'



Theo chiến lược mới của Lầu Năm Góc, tấn công máy tính nhằm vào Mỹ được coi là một hành động chiến tranh.

Lầu Năm Góc đang thảo ra một chiến lược chính thức nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công máy tính nhằm vào Mỹ.

Theo chiến lược mới của Lầu Năm Góc, cuộc tấn công máy tính từ một quốc gia khác nhằm vào Mỹ được coi là một hành động chiến tranh và có thể sẽ hứng chịu những hành động trả đũa bằng quân sự của Mỹ.

Từ năm 2009, nhiều hình thức trả đũa những cuộc chiến tranh mạng đã được chính phủ Mỹ tuyên bố công khai như lệnh trừng phạt kinh tế, cuộc tấn công số trả đũa và kể cả dùng tới quân đội.

Chiến lược mới về chiến tranh mạng của Mỹ mô phỏng lại mô hình đã từng được nước này áp dụng thành công những năm 1950 trong nỗ lực của Washington nhằm răn đe những cuộc tấn công hạt nhân.

Điều này càng làm nổi bật hơn quan điểm của Lầu Năm Góc trong việc coi những cuộc chiến trang mạng là một hành động chiến tranh truyền thống.

Lầu Năm Góc tuyên bố bất kỳ cuộc tấn công máy tính nào có khả năng lan rộng và đe dọa đến tính mạng người dân Mỹ như cắt đứt nguồn cung cấp năng lượng cho bệnh viên hay các cơ quan cứu hộ khẩn cấp đều được coi là hành động xâm lược nước Mỹ.



Chính phủ Mỹ có thể dùng đến quân sự để đáp trả các hành động tấn công máy tính nước này.

Tuy nhiên, trả lời tờ Wall Street Journal, nhiều quan chức chính phủ cũng như giới quân sự Mỹ đều tỏ ra nhập nhằng trong việc khẳng định tính đe dọa của chiến lược mới này.

Một quan chức chính phủ mô tả sự mơ hồ trong tình đe dọa của chiến lược mới là một yếu tố của chiến lược và cho biết chiến lược chỉ hoạt động khi có nhiều yếu tố đáng tin cậy hơn.

Bổ sung thêm về những hạn chế trong chiến lược ứng phó chiến tranh mạng của Mỹ, một quan chức quân sự Mỹ cho biết: "Chính sách mới không đề cập đến cách Mỹ phản ứng với những cuộc tấn công đến từ những nhóm khủng bố. Ngoài ra, chính sách mới về chiến tranh mạng cũng không nêu rõ chiến trang mạng leo thang đến mức độ nào thì chính phủ Mỹ sẽ sử dụng đến sức mạnh quân sự".

Tháng 5/2009, 4 tháng sau khi Tổng thống Obama nhận chức, người đứng đầu Bộ Tư lệnh chiến lược Quân đội Mỹ, tướng Kevin P. Chilton trả lời phỏng vấn của tờ Stars and Stripes cho biết: "Các luật về sử dụng vũ trang đối phó với chiến trang mạng sẽ sớm được áp dụng".

Tướng Kevin cũng đưa ra cảnh báo: "Tại sao chúng ta phải hạn chế bản thân chúng ta?".

Trong cuộc chiến tranh lạnh, chiến lược đe dọa của Mỹ làm việc rất hiệu quả vì Lầu Năm Góc thể nhanh chóng xác định nguồn gốc các cuộc tấn công và phản công chính xác từng địa điểm cụ thể.

Tuy nhiên, trong một cuộc chiến tranh mạng, nguồn gốc của các cuộc tấn công hầu như không rõ ràng. Trường hợp điển hình có thể kể đến những cuộc tấn công nhằm vào Google năm 2010. Trong khi, Google kết luận những cuộc tấn công đến từ Trung Quốc thì chính phủ Mỹ chưa bao giờ công khai xác định nguồn gốc của những cuộc tấn công này.



Chính phủ Mỹ chưa bao giờ công khai thừa nhận Trung Quốc tấn công Google.

"Một trong những câu hỏi là làm cách nào để biết chúng ta đang có chiến tranh và cách để phân biệt giữa tin tặc và Quân đội Trung Quốc?", Một cựu quan chức Lầu Năm Góc cho biết.

Một quan chức chính phủ Mỹ từng tham gia những cuộc thảo luận về chiến tranh mạng trong nội bộ chính phủ nói thêm: "Hầu như tất cả kinh nghiệm chúng tôi học được trong thời kỳ căng thẳng hạt nhân với Liên Xô trong những thập niên 1960, 1970 và 1980 đều không áp dụng được với những cuộc chiến tranh mạng".

Nhà Trắng cho biết phương pháp sử dụng quân đội để đáp trả lại những cuộc chiến tranh mạng đều được coi là giải pháp cuối cùng sau khi những giải pháp ngăn chặn và đe dọa đều thất bại.

Chính phủ Mỹ vừa đưa ra chiến lược quốc tế về chiến tranh mạng kêu gọi hợp tác quốc tế để ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng, nâng cao bảo mật mức máy tính.

Chiến lược mới của Lầu Năm Góc được đưa ra khi các cơ quan liên bang Mỹ như cơ quan An ninh Quốc gia, cơ quan Tình báo Trung ương và Bộ An ninh Nội địa chi hàng tỷ USD vào các vấn đề liên quan đến bảo mật mạng máy tính.

Hầu hết những khoản chi này đều để điều chỉnh phù hợp với chiến lược chống chiến trang mạng quốc tế được chính phủ Mỹ đưa ra hồi tháng 5/2011.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang