Ngày 23.3, tạp chí hàng không Mỹ Aviation Week đăng bài phân tích của các chuyên gia nổi tiếng Carlo Kopp và Bill Sweetman về các kế hoạch của Nga đối phó với các phương tiện tiến công tàng hình.
Chiến lược công nghệ cho không quân thời kỳ sau năm 2010 của Nga được vạch ra khá chi tiết vào cuối thập niên 1990 và thể hiện ở sự ra đời của các mẫu chế thử hay sản xuất ban đầu các máy bay và vũ khí phòng không.
Khác với nhiều nước vốn đi theo những chiến lược đặc biệt để xác định các hệ thống vũ khí tương lai (thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ sở công nghiệp và cơ cấu lực lượng hiện có), công tác kế hoạch quốc phòng của Nga có cách tiếp cận có hệ thống và có nguyên tắc nhằm thách thức một cách đối xứng sức mạnh của Mỹ và thách thức một cách đối xứng phi đối xứng các điểm yếu của Mỹ. Ý đồ chiến lược là mở rộng quyền tự do hành động chính trị của Nga trong một thế giới hậu chiến tranh lạnh mà Mỹ chiếm ưu thế, khi mà các khoản thu nhập từ xuất khẩu vũ khí được sử dụng để giảm bớt áp lực đối với nguồn lực quốc phòng hạn chế. Các lựa chọn của Nga đã được hướng dẫn bởi kế hoạch phòng không chiến thuật của phương Tây vốn kiên định tập trung vào tiêm kích F-35 Joint Strike Fighter (JSF). Sự chậm trễ của chương trình JSF đã cho Nga hơn 20 năm để chuẩn bị cho thời điểm F-35 bắt đầu đi vào hoạt động. Ba loại máy bay chiến đấu chủ lực: T-50, Su-34 và Su-35S của Nga Về máy bay, các nhà hoạch định quốc phòng Nga đã chọn chất lượng hơn là số lượng, với lực lượng tương lai được dựa trên 3 loại máy bay tiêm kích-tiến công của hãng Sukhoi, 2 trong số đó là sự phát triển trực tiếp của Su-27. Các tiêm kích nhẹ hơn là MiG-29/35 được phát triển chỉ để chào bán xuất khẩu. Trong số 3 loại máy bay Sukhoi này, hoàn thiện hơn cả là tiêm kích bom hạng trung Su-34. Lô đầu tiên gồm 6 chiếc trong 32 chiếc của đơn đặt hàng đầu tiên đã tới Trung tâm Huấn luyện sử dụng chiến đấu ở Lipetsk, 10 chiếc nữa sẽ được chuyển giao trong năm nay. Theo hợp đồng công bố ngày 1.3, đến năm 2020, Không quân Nga sẽ nhận vào trang bị 92 chiếc Su-34 nữa. Máy bay ném bom chiến thuật Su-34 Được phát triển từ cuối thập niên 1980, Su-34 sẽ thay thế Su-24 Fencer trong các nhiệm vụ tiến công mặt đất và mặt biển, chế áp/tiêu diệt hệ thống phòng không đối phương và các nhiệm vụ khác, trong khi có tốc độ và sự linh hoạt để tự bảo vệ. Loại thứ hai là tiêm kích giành ưu thế trên không Su-35. Ngày 17.1, mẫu chế thử thứ ba Su-35S ở cấu hình sản xuất loạt đã bắt đầu bay thử. Tại thời điểm đó, theo hãng Sukhoi, 2 mẫu chế thử Su-35 (một chiếc phá hủy khi chạy trên đường băng) đã thực hiện 400 chuyến bay thử, các cuộc thử nghiệm nghiệm thu nhà nước đã bắt đầu vào tháng 8.2011, cùng với chiếc máy bay sản xuất loạt đầu tiên. Tiêm kích đa năng siêu cơ động thế hệ 4++ Su-35S Su-35S là mẫu hiện đại hóa sâu của Su-27 Flanker nguyên bản. Hệ thống động cơ vector lực đẩy thay đổi có hiệu quả theo góc hướng, góc chúc ngóc và góc chòng chành và được liên kết toàn phần với các tấm lái khí động. Điều đó cho phép loại bỏ cánh ngang phía trước (cánh vịt) giống như cánh vịt ở Su-30MKI và các biến thể tương tự, vốn làm hạn chế tốc độ tối đa chỉ ở mức 1,8M, cùng với một dù phanh riêng biệt, làm giảm trọng lượng và tăng lượng nhiên liệu mang theo. Hệ thống điều khiển bay và điều khiển động cơ lien kết tạo ra cho máy bay “khả năng cơ động vô song” và độ an toàn cao khi bảo đảm duy trì khả năng điều khiển máy bay thậm chí trong cả những điều kiện phi đối xứng. Hai động cơ turbine phản lực lưỡng mạch 117S có lực đẩy tăng thêm 16%, trong khi các vật liệu mới và cấu trúc cải tiến giúp duy trì trọng lượng máy bay gần với trọng lượng của biến thể cơ sở. Bề mặt tán xạ hiệu dụng của máy bay giảm đi nhờ sử dụng các công nghệ do công ty ITAE phát triển trong những năm 1990 và hệ thống avionics mới bao gồm một radar trường nhìn rộng kết hợp anten mạng pha thụ động quét điện tử và một khớp cardan. Tất cả những tính năng mới của Su-35 là nhằm giảm tầm bắn hiệu quả của tên lửa phòng không đối phương: bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ và khả năng gây nhiễu tốt hơn làm việc bám máy bay khó khăn hơn, khả năng cơ động tốt hơn của máy bay làm tác động đến đặc tính động năng của tên lửa, kết hợp với một radar có thể có khả năng theo dõi tình huống tốt và chỉ dẫn thực hiện một biện pháp chống tấn công bằng cách cơ động tránh đạn. Tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AMRAAM của Không quân Mỹ đối phó rất kém với các biện pháp đối phó như thế vì thế đã thúc đẩy hãng MBDA phát triển tên lửa không đối không mới Meteor. Loại thứ ba là tiêm kích thế hệ 5 Т-50. Phân tích các bức ảnh và video bay thử cho thấy loại máy bay thứ ba của Sukhoi là T-50 cho thấy sự khác biệt căn bản của nó. Mẫu chế thử thứ ba của T-50 được trang bị thiết bị trên khoang bảo đảm hoạt động của radar và các sensor khác đã cất cánh vào tháng 11.2011 ngay sau khi chương trình đạt con số 100 chuyến bay thử. Máy bay được phát triển dựa trên thiết kế trước đó với phần bên trong giữa cánh rộng hơn, nơi bố trí các khoang vũ khí bên trong, có hệ thống điều khiển vector lực đẩy 3 chiều và các động cơ đặt xa nhau, Т-50 có các tấm lái ở mép trước giữa cánh. Các tấm lái này có thể di động khác nhau một dải rộng. Các loa phụt động cơ tách xa nhau có trục vector hướng ra bên ngoài và lên trên 30 độ so với phương thẳng đứng, nhờ đó chúng có thể tạo các moment hướng, chòng chành và chúc ngóc. Các cánh đứng đuôi nhỏ là kiểu xoay toàn bộ. Tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50 Một câu hỏi chưa có giải đáp là cấu hình T-50 hiện hữu đã là cuối cùng chưa. Các loa phụt động cơ tròn hiện nay và độ cong của các vỏ động cơ phía sau thoạt nhìn là không được tối ưu hóa để tàng hình, và động cơ không được che chắn toàn bộ bằng các cửa hút khí. Các chương trình Su-35S và T-50 có liên quan với nhau ở mức độ nào đó khi mà một số đặc tính của Su-35S như các màn hình rộng trong buồng lái và hệ thống điều khiển bay/động cơ tích hợp sẽ đem lại kinh nghiệm cho các nhà thiết kế T-50. Động cơ 117S của Su-35S được sử dụng làm động cơ tạm thời cho T-50 cho đến khi hoàn thành động cơ hoàn toàn mới 117. Xu hướng phi đối xứng trong các chương trình tác chiến đường không Nga bao gồm việc phát triển các công nghệ radar chống tàng hình (CVLO) và các tên lửa phòng không cao tốc, tầm siêu xa, cũng như các hệ thống tên lửa phòng thủ điểm, tầm ngắn thế hệ mới để tiêu diệt vũ khí có điều khiển, đặc biệt là tên lửa chống radar, tên lửa hành trình và bom có điều khiển. Tất cả các hệ thống này có sức cơ động cao, thường có thời gian triển khai chiến đấu/thu hồi 5 phút, nên cho phép chúng thay đổi trận địa bắn ngay trong các chu trình ngắm bắn và đánh chặn đa số các loại vũ khí có điều khiển. Trong lĩnh vực radar CVLO, Nga tập trung vào dải sóng 1 m VHF (dải sóng cực ngắn). Vấn đề là ở chỗ thiết kế tạo dáng tàng hình ở các máy bay tiêm kích phần lớn không có hiệu quả ở dải sóng này bởi vì các chi tiết như các cánh ổn định và các đầu mút cánh máy bay có kích thước gần bằng độ dài bước sóng radar. Các giải pháp hấp thụ radar được phát triển cho băng tần S và cao hơn không có hiệu quả ở dải VHF. Sản phẩm hàng đầu trong các radar này là radar 3 tọa độ 55Zh6М Nebo-М của Viện nghiên cứu kỹ thuật vô tuyến điện Nizhy Novgorod (NNIIRT) thuộc Tập đoàn Phòng không Almaz-Antei. Không quân Nga mới đât đã đặt mua 100 đài radar này để trang bị cho lực lượng phòng không. Nebo-M là một thiết kế “đa băng” độc đáo, bao gồm 3 đài radar, 1 module hợp nhất dữ liệu trung tâm và sở chỉ huy, tất cả đều lắp riêng biệt trên các các xe tải 8 trục 24 tấn cơ động cao. Các radar của S-400 Các radar RLM-М băng VHF, RLM-D băng L và RLM-S băng C/X đều cung cấp dữ liệu bám tới hệ thống hợp nhất dữ liệu của xe chỉ huy, giống như hệ thống CEC (Cooperative Engagement Capability) của Hải quân Mỹ khi sử dụng các kênh truyền dữ liệu số, cao tốc, chùm sóng hẹp ở băng viba. Tất cả các radar đều có anten mạng pha chủ động, thể rắn. RLM-М được sử dụng để phát hiện các mục tiêu tàng hình, RLM-D và RLM-S dùng để bám các mục tiêu đó và dẫn tên lửa. Cự ly phát hiện và bám mục tiêu không được tiết lộ, song dự đoán, tầm hoạt động của RLM-М ít nhất cũng lớn hơn 40% so với radar Nebo-SVU trước đó. Đài radar 1L118E Nebo-SVU băng VHF với anten mạng pha chủ động cũng do NNIIRT phát triển dường như không được sản xuất số lượng lớn. Radar này được lắp trên một bán moóc, “kém cơ động hơn”. Nebo-SVU được cho là sử dụng công nghệ xử lý thích ứng không gian-thời gian STAP (space-time adaptive processing technology) tương tự như ở máy bay báo động sớm E-2D Hawkeye của hãng Northrop Grumman và năm 2002, công trình sư trưởng radar Igor Krylov của NNIIRT nói rằng, “chúng tôi có thể nhìn thấy máy bay tàng hình (F-117A) rõ như bất kỳ máy bay nào khác”. Bên cạnh việc tập trung phát triển radar chống tàng hình, Nga cũng đầu tư cho các thiết kế tên lửa phòng không cơ động tầm xa, có tốc độ cao và thời gian bay ngắn nhằm cả 2 mục đích: ngăn chặn các máy bay trinh sát, tác chiến điện tử hoạt động ngoài tầm hoặc xâm nhập tiếp cận không phận, đồng thời cho phép các hệ thống tên lửa phòng không tiếp cận các mục tiêu tàng hình trước khi chúng có thể thoát khỏi tầm bám. Hệ thống phòng thủ đường không-vũ trụ tích hợp trong tương lai của Nga sẽ được xây dựng xung quanh hệ thống phòng không chiến lược S-400 Triumf (SA-21 Growler), S-500 Triumfator-M (SA-X-NN) và hệ thống phòng thủ tên lửa. Các trung đoàn S-400 hiện nay được triển khai ở Dubrovka, Elektrostal và Vladivostok. S-400 được phát triển trực tiếp từ hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 (SA-20B Gargoyle), và vẫn giữ lại radar điều khiển băng Х và các ống phóng tên lửa hình trụ và khung thân tên lửa cơ sở. Hệ thống được trang bị radar số đa chế độ 92N6E Grave Stone và radar điều khiển chiến đấu 91N6E được phát triển dựa trên họ radar 5N64/64N6E/E2 Big Bird. S-400 được trang bị các bệ phóng lắp trên bán moóc 5P85TE2 hoặc các xe bệ phóng 5P90S/SE lắp trên khung gầm BAZ-6909 8x8. Hệ thống tên lửa phòng không chiến lược S-400 Ngoài tên lửa cải tiến 48N6Е3/DM có tầm bắn tăng lên đến 250 km (155 dặm) vốn được sử dụng ở S-300PMU2, Ssắp tới, S-400 sẽ được trang bị tên lửa mới 40N6 tầm bắn 400 km. Belarus sẽ là nước đầu tiên ngoài Nga có S-400. Đồng thời, các đơn vị phòng không lục quân Nga cũng đang tiếp nhận S-300V4, bước phát triển tiếp theo của hệ thống tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa S-300V (SA-12 Giant/Gladiator). S-300V4 sẽ có xe bệ phóng chạy xích cải tiến và các tên lửa mới 9М82М và 9М83М được phát triển cho hệ thống Antei-2500 (SA-X-23) có tầm bắn tương ứng là 200-250 và 120-130 km. Đến nay, Nga chưa tiết lộ họ có thay thế radar 9S32 Grill Pan bằng radar lớn hơn 9S32М Grill Screen trong chương trình S-300V4. Hệ thống tên lửa phòng không/phòng thủ tên lửa Antei-2500 “Tầng trên” của hệ thống phòng thủ đường không-vũ trụ tương lai của Nga sẽ là hệ thống S-500 hiện đang được phát triển. Thông tin về hệ thống này không nhiều, nhưng vào giữa năm 2010 có tin, tên lửa của S-500 sẽ được chế tạo dựa trên tên lửa chống tên lửa 9M82M với tầm bắn tăng lên đến 500-600 km và có khả năng chống tên lửa. S-500 sẽ được trang bị radar bắt mục tiêu và điều khiển chiến đấu 91N6А(М) cải tiến từ radar Big Bird, radar bắt mục tiêu 96L6-TsP, các radar mới là radar dẫn tên lửa đa chế độ 76Т6 và radar phòng thủ tên lửa 77Т6. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích PAK FA T-50. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích PAK FA T-50. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012
>> Vũ khí chống tàng hình của Quân đội Nga
Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011
>> Việt Nam là khách hàng thứ 2 của Su-T-50
Những chiếc Sukhoi T-50 bay lượn tại triển lãm hàng không MAKS đã cho thấy công nghiệp quốc phòng của nước Nga không đi quá xa sau Mỹ, vốn đã vận hành máy bay thế hệ thứ năm được hơn 10 năm
Hai chiếc Sukhoi T-50 (PAK-FA) đã hoàn thành các bài bay biểu diễn tại MAKS đã chứng minh cho thế giới thấy việc phát triển máy bay thế hệ thứ 5 của Nga đang diễn ra khá trơn tru (mặc dù một chiếc Sukhoi T-50 đã gặp sự cố về động cơ, tuy nhiên đây không phải là động cơ chính thức dùng cho T-50 nên vấn đề này cũng không phải quá lớn). Đồng thời, qua triển lãm này, Nga cũng mở rộng khả năng xuất khẩu Sukhoi T-50 cho những quốc gia có “truyền thống” sử dụng máy bay của nước này. Sukhoi T-50 ra đời khá muộn so với đối thủ của mình là máy bay F-22 của Mỹ, vốn đã phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 2003 và đã được sản xuất hàng loạt. Không những thế, Mỹ còn đang gấp rút hoàn thành F-35, phiên bản hạng nhẹ của máy bay thế hệ thứ 5, rẻ tiền hơn F-22 để phục vụ thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, Sukhoi T-50 cũng không phải hoàn toàn mất lợi thế trên thị trường khi loại máy bay này hứa hẹn nhiều triển vọng với giá thành rẻ hơn. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã bay thử mẫu phát triển máy bay thế hệ thứ 5 nội địa, tuy nhiên theo ông Ruslan Pukhov, giám đốc Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga (ACT), sản phẩm của Trung Quốc đơn thuần chỉ là “một loại hàng nhái” nhằm mục đích khoe khoang công nghệ và không phải là đối thủ lớn có thể cạnh tranh với hai cường quóc Nga và Mỹ. Máy bay Sukhoi T-50 sẽ được xuất khẩu cho các quốc gia có "truyền thống" sử dụng máy bay Nga với giá rẻ hơn từ 30 - 40% sản phẩm tương tự của Mỹ. Hiện tại, tiềm năng xuất khẩu của Sukhoi T-50 là rất lớn. Ngoài mẫu T-50 một chỗ ngồi phát triển trong nước, Nga còn phát triển một phiên bản 2 chỗ ngồi của loại máy bay này có tên FGFA với sự hợp tác của công ty HAL (Ấn Độ) để cung cấp cho thị trường này. Ngoài ra, ông Ruslan Pukhov cũng cho biết thị trường thứ 2 mà Nga hướng tới để bán máy bay Sukhoi T-50 sau Ấn Độ sẽ là Việt Nam. Giám đốc Trung tâm dự báo quân sự Anatoly Tsyganok cũng cho biết chiếc máy bay này còn có khả năng được xuất khẩu tới Trung Quốc, Mỹ Latinh và thậm chí là Trung Đông. Tuy nhiên cả hai chuyên gia này đèu khẳng định quá trình thử nghiệm chưa kết thúc, máy bay chưa đi vào giai đoạn sản xuất hàng loạt do đó là quá sớm để ký kết các bản ghi nhớ hay hợp đồng ngay từ bây giờ. Theo nguồn tin từ các chuyên gia quân sự Nga, T-50 là một chiếc máy bay thế hệ thứ 5 với đầy đủ các tiêu chí của thế hệ này. Việc chế tạo thân máy bay sử dụng rất nhiều vật liệu composite tiên tiến khiến giảm khả năng phát hiện của radar. So với titan, composite không hề thua kém về sức chịu tải, thậm chí còn giúp máy bay hoạt động linh hoạt hơn ở cùng một tải trọng so với vật liệu titan do có khối lượng nhẹ hơn. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị các loại radar nằm ở mũi, cánh, đuôi và các cảm biến quang học hiện đại. Điểm yếu của Su-T-50 Một yếu điểm, có thể coi là “gót chân Asin” của T-50 theo ông Pukhov cho biết chính là động cơ. Ông Ruslan Pukhov cho rằng các sản phẩm tương tự của phương Tây hoạt động kinh tế và thân thiện môi trường hơn. Theo ông, động cơ của phương Tây xả ít khói hơn, khiến máy bay ít bị nhìn thấy, chúng cũng có tiếng ồn ít hơn và có thời gian hoạt động dài hơn. Hiện T-50 bay bằng động cơ của các máy bay thế hệ cũ, động cơ mới dùng riêng cho T-50 thuộc dự án 129 đang được phát triển nhưng gặp phải khá nhiều khó khăn. Về tiến độ của T-50, ông Anatoly Tsyganok cho biết hiện Nga chậm chân sau Mỹ khoảng từ 10 - 12 năm. Do đó, theo đúng tiến độ việc xuất khẩu máy bay Sukhoi T-50 khó thực hiện trước năm 2020. Tuy nhiên, Tư lệnh lực lượng không quân Nga, Alexander Zelin lại lạc quan hơn nhiều, ông cho rằng chỉ đến khoảng năm 2014 - 2015, Sukhoi T-50 đã có thể có mặt trên thị trường. Ông Pukhov cũng nhấn mạnh rằng một điểm mạnh nữa của Sukhoi T-50 là giá cả. Nếu như F-22 có hiện có giá trên 140 triệu USD thì Sukhoi T-50 sẽ rẻ hơn từ 30 - 40%, tức chỉ nằm vào khoảng 80 - 100 triệu USD một chiếc. Ông tin rằng nếu phương Tây không tham gia vào cuộc đua thế hệ thứ 5 này, các máy bay của Nga hoàn toàn có thể chiếm đến 1/3 thị phần xuất khẩu máy bay thế giới. |
Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011
>> Triển vọng thị trường tiêm kích thế hệ 5
Từ năm 2025 trở đi, PAK FA và F-35 sẽ là các sản phẩm không thể thay thế trên thị trường tiêm kích đa năng thế giới, đánh giá của Trung tâm Phân tích mua bán vũ khí thế giới TsAMTO (Nga). Đến lúc đó, tuyệt đại đa số các nước trên thế giới, những nước chú ý thích đáng đến việc phát triển không quân chiến đấu, sẽ thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu mua sắm các tiêm kích thế hệ 4, 4+ và 4++, và đặt ra trước họ sẽ là vấn đề mua sắm máy bay thế hệ 5 để thay thế cá máy bay lạc hậu thế hệ 4 những đời đầu, được chuyển giao trong thập niên 1990. F-22 Raptor hiện đại, đắt tiền, song không được phép xuất khẩu F-22 Raptor là máy bay tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên được nhận vào trang bị sau gần 20 năm phát triển. Chiếc F-22A đầu tiên được Không quân Mỹ (USAF) đưa vào trang bị vào năm 2004. Ban đầu, USAF định mua 381 chiếc F-22. Tháng 12.2004, theo quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, số lượng này giảm xuống còn 180 chiếc. Năm 2005, USAF đã xin tăng được lên 183 chiếc. Bất chấp những nỗ lực của lãnh đạo USAF nhằm tiếp tục mua sắm F-22, Bộ Quốc phòng Mỹ tháng 4.2009 đã quyết định dừng chương trình mua sắm F-22. Cuối năm 2009, sau cuộc thảo luận kéo dài ở Quốc hội Mỹ, chương trình mua sắm tiếp F-22 đã bị hủy bỏ do giá cao. Theo các hợp đồng đã ký trước đó, việc sản xuất F-22 sẽ kéo dài đến đầu năm 2012, sau đó, dây chuyền lắp ráp F-22 tại các nhà máy của Lockheed Martin sẽ bị đóng cửa. Tuy nhiên, vẫn có cơ hội nhỏ để được phép xuất khẩu F-22 và giữ lại dây chuyền lắp ráp máy bay. Lúc đó, các khách hàng mua F-22 trước hết có thể là Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Saudi Arabia. Tuy nhiên, phương án này xem ra cực kỳ khó xảy ra. F-35 Lightning II sẽ là một trong hai loại tiêm kích thế hệ 5 thống trị thị trường thế giới sau năm 2025 F-35 Lightning II thay cho F-22 Raptor Vì thế, sự cạnh tranh chủ yếu sau 2025 sẽ diễn ra giữa PAK FA của Nga và F-35 Lightning II của Mỹ. Ưu thế của F-35 là xuất hiện trên thị trường sớm hơn máy bay Nga từ 5-7 năm. Mặt khác, ưu thế này lại mất giá trị khi mà nhiều nước hiện có lực lượng không quân tiêm kích đông đảo trong giai đoạn đến năm 2025 vẫn tiếp tục mua tiêm kích thế hệ 4+ và 4++, mà việc cung cấp F-35 trong giai đoạn đến năm 2025 vẫn chỉ bó hẹp cho những nước là thành viên tham gia chương trình F-35. Hơn nữa, không phải tất cả những quốc gia này sau đó sẽ mua F-35 hay sẽ mua F-35 ở số lượng được công bố ban đầu. Đó là vì chương trình bị đội giá lên, cũng như bị chậm nhiều so với tiến độ. Tổng thầu chương trình F-35 là Lockheed Martin, ngoài ra còn hai nhà thầu phụ là Northrop Grumman và BAe Systems. Các đối tác của Mỹ trong chương trình F-35 ở giai đoạn phát triển và trình diễn hệ thống là 8 nước Anh, Hà Lan, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Đan Mạch, Nauy và Australia. Singapore và Israel tham gia chương trình với tư cách thành viên không chia sẻ rủi ro. Điểm yếu rõ ràng của chương trình F-35 là tất cả các nước muốn mua F-35 sẽ chỉ có thể mua máy bay thông qua cơ chế bán vũ khí cho nước ngoài theo chương trình FMS (Foreign Military Sales), vốn không có quy định về các hợp đồng đền bù hay huy động nền công nghiệp sở tại, điều này là cực kỳ bất lợi cho những nước đặt trọng tâm phát triển công nghiệp hàng không nội địa. Người ta đưa ra tính toán ban đầu dựa trên việc các nước đối tác có thể mua 722 máy bay: Australia - đến 100 chiếc, Canada - 60, Đan Mạch - 48, Italia - 131, Hà Lan - 85, Nauy - 48, Thổ Nhĩ Kỳ - 100 và Anh - 150 (90 cho không quân và 60 cho hải quân). Nhu cầu của hai nước đối tác không chia sẻ rủi ro Singapore và Israel tương ứng là 100 và 75 chiếc. Tổng cộng là 897 chiếc, cộng với đơn đặt hàng của UsaF, Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ là 3.340 chiếc. Cộng với số lượng F-35 có thể bán cho các khách hàng khác, đến năm 2045-2050, tổng số F-35 sản xuất ra dự đoán là 4.500 chiếc. Tuy nhiên, ngay bây giờ, do giá cả tăng lên, lượng F-35 mua sắm đã bị điều chỉnh mạnh theo hướng giảm đi, trước hết là từ phía Mỹ. Trong số các khách hàng tiềm năng không phải là thành viên chương trình F-35, cần lưu ý đến Tây Ban Nha, nước này đã bày tỏ ý định mua F-35B. Đài Loan cũng tỏ ra muốn mua F-35B trong tương lai. Máy bay tiêm kích F-35 được xem như ứng viên tiềm năng giành thắng lợi trong các cuộc thầu của Không quân Nhật (đến 100 chiếc) và Hàn Quốc (60 chiếc). Hiện tại, đó là toàn bộ danh sách các khách hàng có khả năng “dễ thấy nhất” mua F-35, mặc dù Lockheed Martin cũng đang đàm phán với nhiều nước khác, kể cả ở châu Á và Cận Đông. F-15SE Silent Eagle và Su-35 - giải pháp thay thế tạm thời Xét tới những vấn đề khó khăn có thể nảy sinh ở nhiều khách hàng tiềm năng của F-35, hãng Boeing đã phát triển mẫu chế thử tiêm kích F-15SE Silent Eagle có sử dụng các công nghệ của máy bay thế hệ 5, trong đó có lớp phủ làm giảm độ bộc lộ radar, bố trí thích ứng các hệ thống vũ khí, thiết bị avionics số, những như cánh đứng đuôi hình chữ V. Boeing dự kiến thị trường tiềm năng của F-15SE là 190 chiếc. Máy bay đầu tiên có thể bàn giao cho khách hàng nước ngoài vào năm 2012. F-15SE trước hết là dành cho thị trường xuất khẩu. Boeing dự định chào bán F-15SE cho không quân Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Israel và Saudi Arabia, vốn là những nước hiện đang sử dụng F-15. Boeing cũng hy vọng rằng, không quân các nước đã dự định mua F-35 Lightning II, cũng sẽ quan tâm đến việc mua F-15SE do giá cả F-35 tăng quá cao nên không thể mua tiêm kích thế hệ 5 này. Tuy nhiên, triển vọng của F-15SE bị hạn chế về mặt thời gian. Nó có thể cạnh tranh với các nhà sản xuất khác chỉ trong giai đoạn quá độ, tức là đến năm 2025, khi mà đa số các nước đã thỏa mãn hoàn toàn nhu cầu về tiêm kích thế hệ 4. Ở giai đoạn quá độ này, công ty Sukhoi của Nga, theo chiến lược dài hạn đã hoạch định, chủ yếu trông cậy vào việc xúc tiến tiêm kích Su-35. Su-35 là máy bay tiêm kích đa năng, siêu cơ động, hiện đại hóa sâu thế hệ 4++, có sử dụng các công nghệ của thế hệ 5, bảo đảm có ưu thế đối với các tiêm kích cùng loại. Trong khi vẫn giữ diện mạo khí động đặc trưng cho họ máy bay Su-27/30, tiêm kích Su-35 là một máy bay mới về chất. Cụ thể, nó có độ bộc lộ radar thấp, hệ thống avionics mới dựa trên hệ thống thông tin-điều khiển, radar trên khoang mới với anten mạng pha có thể bám và bắn đồng thời nhiều mục tiêu hơn và phát hiện mục tiêu ở cự ly xa hơn. Su-35 lắp động cơ 117S có điều khiển vector lực đẩy. Động cơ này được chế tạo trên cơ sở hiện đại hóa sâu động cơ AL-31F và có lực đẩy 14,5 tấn, lớn hơn 2 tấn so với động cơ cơ sở. Động cơ 117S là mẫu chế thử của động cơ máy bay thế hệ 5. Su-35 là sự trông cậy của Sukhoi trong tương lai gần trên thị trường tiêm kích thế giới. Máy bay này sẽ chiếm lĩnh vị trí giữa tiêm kích đa năng Su-30МК và PAK FA thế hệ 5. Su-35 sẽ cho phép Sukhoi duy trì khả năng cạnh tranh cho đến khi tiêm kích thế hệ 5 PAK FA ra thị trường. Lượng Su-35 xuất khẩu chủ yếu sẽ thực hiện trong giai đoạn 2012-2022. Từ góc độ xúc tiến ra thị trường thì một yếu không kém phần quan trọng là khả năng cải tạo thích ứng Su-35 để sử dụng vũ khí phương Tây. Su-35 dự kiến được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á, châu Phi, Cận Đông và Nam Mỹ. Trong số các khách hàng tiềm năng của Su-35 có Venezuela, Brazil, Sirya, Ai Cập và có thể cả Trung Quốc. Ngoài ra, bất chấp lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc đối với Libya, chiến dịch quân sự của NATO chống Tripoli, sự thay đổi lãnh đạo Libya sau đó đi kèm với việc thay đổi ưu tiên đối ngoại, hay thậm chí khả năng chia cắt nước này thành hai nhà nước thì Libya trong tương lai trung hạn vẫn nằm trong số các khách hàng tiềm năng mua máy bay Nga. Không quân Nga dự định thành lập 2-3 trung đoàn Su-35. Chương trình Su-35 dự kiến có tổng sản lượng 200 chiếc, trong đó gần 140 chiếc là để xuất khẩu. Đồng thời với việc dừng cung cấp Su-35 thì PAK FA bắt đầu xuất hiện trên thị trường (dự kiến từ năm 2020). PAK FA T-50 sẽ quyết định vị thế cường quốc chế tạo máy bay chiến đấu của Nga PAK FA T-50 đối thủ chủ yếu của F-35 Lightning II Các tính năng kỹ thuật công bố của PAK FA tương đương với tiêm kích tối tân nhất hiện nay là F-22 có nhiệm vụ giành ưu thế trên không của Mỹ. Biên dạng máy bay sẽ bảo đảm khả năng tàng hình của nó. Ngoài ra, việc sử dụng các lớp phủ đặc biệt và vật liệu hấp thụ chứ không phản xạ tín hiệu radar sẽ làm cho máy bay hầu như vô hình trước radar đối phương. Các máy bay F-16C/E, F-15C/E và F/A-18A-F sẽ không thể đối kháng PAK FA. Còn F-35 thì ngay hiện thời đã gặp khó khăn trong đối kháng với Su-35 với bề mặt tán xạ hiệu dụng thấp của nó. Khi tính tàng hình tiếp tục tăng lên ở PAK FA thì F-35 sẽ còn gặp khó khăn nhiều hơn nữa. Theo dự báo, trong khuôn khổ chương trình sản xuất tính toán cho toàn bộ chu trình sản xuất, tức là đến khoảng năm 2055, sẽ sản xuất không dưới 1.000 chiếc PAK FA. Lượng đặt hàng dự kiến của Không quân Nga sẽ là 200-250 máy bay. Hiện tại, các quốc gia tham gia chương trình PAK FA là Nga và Ấn Độ. Đơn đặt hàng Ấn Độ ở giai đoạn đầu ước tính là 250 chiếc. Sau đó, chắc chắn đơn đặt hàng sẽ tăng lên ít nhất 1,5 lần. Chương trình mua sắm dự kiến sẽ kéo dài từ năm 2018-2045. Số lượng PAK FA các nước khác dự kiến mua sắm như sau: Lôi kéo Pháp tham gia chương trình PAK FA Phạm vi địa lý xuất khẩu PAK FA có thể rộng hơn nhiều so với dự kiến ở trên nhờ sự tham gia của các nước SNG. Cũng không loại trừ khả năng, nhiều nước Tây Âu, trước hết là Pháp trong tương lai cũng sẽ mua PAK FA được cải tạo thích ứng theo yêu cầu của các nước phương Tây. Xét tới yếu tố Pháp là nhà thầu phụ lớn nhất của công ty Sukhoi và RSK MiG trong việc trang bị các loại trang thiết bị cho các tiêm kích Su-30МК và MiG-29 xuất khẩu, trình độ hợp tác của hai nước trong lĩnh vực máy bay quân sự là rất cao. Điều đó cho phép xem Pháp như một ứng viên chính ở Tây Âu mua PAK FA. Sự tham gia của Pháp vào chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 5 của Nga là có thể xảy ra. Hơn nữa, hiện tại, phương án này tại thời điểm hiện tại là khả năng duy nhất để Pháp giữ được vị thế của mình trên thị trường máy bay quân sự thế giới sau năm 2020. Pháp có thể tham gia chương trình giống như Ấn Độ với tư cách đối tác chia sẻ rủi ro trong việc phát triển biến thể PAK FA theo yêu cầu của Không quân Pháp dựa trên mẫu PAK FA cơ sở. Pháp luôn có quan điểm “đặc biệt” khi hoàn toàn định hướng vào khả năng của công nghiệp hàng không của mình. Pháp không phải là khách hàng mua Eurofighter Typhoon của châu Âu lẫn F-35 của Mỹ. Hiện tại, Pháp chủ yếu dựa vào tiêm kích Rafale. Nhưng công try Dassault Aviation không có khả năng tự lực phát triển tiêm kích thế hệ 5. Cần lưu ý là trong những điều kiện nhất định, không loại trừ cả phương án Đức có thể mua PAK FA. Khả năng Tây Ban Nha tham gia chương trình PAK FA là thấp vì Madrid nghiêng về hướng mua F-35. Hiện tại, có thể thấy, các nước Tây Âu trong tương lai sẽ đứng trước sự lựa chọn giữa PAK FA và F-35, bởi vì thời gian để phát triển tiêm kích thế hệ 5 của châu Âu đã không còn nữa. Ví dụ, thời gian dành cho chương trình phát triển tiêm kích thế hệ 4 Eurofighter là hơn 20 năm (các nước tham gia là Anh, Đức, Italia và Tây Ban Nha, hai trong số đó là Anh и Italia đồng thời là khách hàng mua F-35). Việc chương trình F-35 làn “chia rẽ” Tây Âu trong vấn đề xây dựng chương trình chế tạo tiêm kích thế hệ 5 tiêu chuẩn của châu Âu có thể xem như một “thắng lợi” lớn của Mỹ. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến giai đoạn 3, giai đoạn cuối của chương trình mua sắm Eurofighter bởi lẽ những nước đã lựa chọn mua F-35 vì lý do tài chính sẽ không thể thực hiện đầy đủ kế hoạch mua sắm Eurofighter, đồng thời phải tài trợ cho các đợt mua sắm F-35 đầu tiên (đó là Anh và Italia). Nghĩa là hiện tại thì khả năng dù là giả định chế tạo tiêm kích thế hệ 5 của Tây Âu đã bị loại bỏ hoàn toàn. Trong khi đó, Nga sẽ hoàn toàn đủ sức, khi xét tới sự hợp tác đang phát triển trên tất cả các lĩnh vực với Pháp và Đức, tranh giành các thị trường này và thị trường nhiều nước Tây Âu và Đông Âu khác. Một khi Pháp và Đức bắt tay tham gia chương trình PAK FA với Nga và Ấn Độ thì sẽ tạo ra một liên minh hùng mạnh, có thể bảo đảm một khả năng cạnh tranh xứng đáng với F-35 trên thị trường thế giới cho đến khi các cường quốc hàng đầu thế giới chuyển sang tiêm kích thế hệ 6 vốn sẽ là các loại không người lái vào năm 2060-2070. Chương trình sản xuất F-35 sẽ kết thúc vào khoảng năm 2045-2050, PAK FA vào khoảng năm 2055. Từ đó cho đến hết thế kỷ ХXI, Mỹ và Nga sẽ tập trung vào việc bảo dưỡng các máy bay đã cung cấp. Đồng thời, trong giai đoạn này sẽ bắt đầu sự chuyển đối sang tiêm kích đa năng thế hệ 6 không người lái. Tiêm kích thế 6 - Máy bay không người lái Việc chuyển hoàn toàn sang các hệ thống máy bay không người lái là tất yếu, tuy nhiên nó sẽ chỉ thực sự bắt đầu không trước thập niên 2060 và sẽ chỉ liên quan đến các cường quốc thế giới hàng đầu. Việc chuyển dần sang máy bay không người lái vào nửa cuối thế kỷ XXI được tạo điều kiện bởi sự hoàn thiện kỹ thuật của các hệ thống máy bay, cũng như những hạn chế thuần túy sinh lý học của các phi công trong việc điều khiển máy bay tiêm kích. Ở các nước hàng đầu thế giới, các máy bay có người lái dự kiến sẽ được thay thế bằng máy bay không người lái vào gần cuối thế kỷ XXI, tức là vào thời điểm loại bỏ những tiêm kích thế hệ 5 cuối cùng vốn được chuyển giao vào năm 2050-2055. [VietnamDefence news] |
Nhãn:
F-22 Raptor,
Không quân Ấn Độ,
Không quân Nga,
Máy bay chiến đấu thế hệ 5,
Máy bay F-16C/E,
Máy bay không người lái,
Su-35,
Tiêm kích PAK FA T-50,
Tiêm kích thế 6,
UAV
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)