Theo tuyên truyền của tờ Phương Đông (dẫn lời báo Hàn Quốc?-PV) máy bay J-20 Trung Quốc phù hợp với môi trường công nghệ của châu Á hiện nay, tính cơ động là chính, tính tàng hình là phụ. >> Kỷ nguyên mới : Kỉ nguyên của tiêm kích thế hệ 6 >> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 2) Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 của Hàn Quốc. Theo truyên truyền của tờ Phương Đông ngày 11/6, trang mạng quân sự Hàn Quốc “Diễn đàn Không quân Shilla” có bài viết phân tích về tính năng và triển vọng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 mới được Hàn Quốc công bố. Bài viết cho rằng, đối với Hàn Quốc, chương trình KFX200 (kiểu máy bay thông thường hạng nhẹ) cơ bản phù hợp với nhu cầu của Hàn Quốc. Tham khảo kinh nghiệm chương trình máy bay chiến đấu Shin shin Nhật Bản, xuất phát từ độ hoàn thiện của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và sự bảo hộ công nghệ, trong ngắn hạn Mỹ sẽ không bán cho đồng minh công nghệ lõi máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Trong khi đó báo Trung Quốc tự tin khi nói rằng, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Trung Quốc phù hợp hơn với môi trường sử dụng của châu Á (?-PV). Trên cơ sở đó, Hàn Quốc cần tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, dựa trên công nghệ hiện có, thông qua nâng cấp tích hợp có hiệu quả, phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm có tính cơ động là chính, bỏ qua một phần tính năng tàng hình. Theo bài báo, thứ nhất, máy bay chiến đấu tàng hình thông thường hạng nhẹ phù hợp với nhu cầu trang bị của Hàn Quốc. Hàn Quốc là một nước châu Á coi trọng phát triển trang bị không quân không thua gì bất cứ nước nào trong khu vực. Năm 2010, Hàn Quốc đã sở hữu lô máy bay chiến đấu ném bom F-15K đầu tiên do Mỹ chế tạo. Sau khi có được khả năng tấn công không đối đất tầm xa mạnh nhất khu vực Đông Bắc Á, gần đây Hàn Quốc lại đưa ra chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 được nâng cấp hệ thống. KFX200 Hàn Quốc. Điều khác biệt so với Nhật Bản là, chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Hàn Quốc ngay từ khi bắt đầu đã dựa vào phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ, chỉ nghiên cứu có hạn về máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hạng nặng, dự trữ công nghệ phục vụ cho nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Nhìn vào góc độ công nghệ, sự lựa chọn này của Hàn Quốc là đúng đắn. Nhìn vào quá trình Nhật Bản nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu Shin shin, cho dù là đồng minh tin cậy của Mỹ, không những không giành được công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tiên tiến, hoàn thiện của Mỹ, hơn nữa do Mỹ muốn loại bỏ đối thủ cạnh tranh vũ khí trang bị, trong quá trình nghiên cứu phát triển, Nhật Bản thậm chí còn chịu sức ép nghiêm trọng từ Mỹ. Theo đó, nhìn vào khả năng công nghệ hàng không có hạn, Hàn Quốc xác định máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm là máy bay hạng nhẹ, trên cơ sở đó, một mặt có thể bảo đảm hoàn thành chương trình khi ít nhận được sự hỗ trợ công nghệ từ bên ngoài, mặt khác cũng có thể phối hợp khả năng chiến đấu với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư hiện có tính năng còn tốt, bảo đảm tận dụng có hiệu quả nhất nguồn lực quốc phòng. Trước đó, Hàn Quốc phải giải đáp một câu hỏi gai góc nhất, đó là trong tình hình không thể chỉ dựa vào sức mạnh công nghệ trong nước để hoàn thành nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, trong các phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện có trên thế giới, loại nào có thể để Hàn Quốc tham khảo nhiều hơn? Báo Phương Đông nói rằng: Câu trả lời là Trung Quốc. Mô hình máy bay chiến đấu KFX của Hàn Quốc. Thứ hai, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc phù hợp với môi trường sử dụng của châu Á (?-PV), so sánh tính năng công nghệ đơn thuần, có thích hợp với môi trường sử dụng hay không mới là tiêu chuẩn cơ bản nhất đánh giá một loại trang bị có thành công hay không. Đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, trong các chương trình nghiên cứu phát triển hiện có, J-20 của Trung Quốc chắc chắn là máy bay chiến đấu thích hợp với môi trường sử dụng của thế kỷ châu Á. Điều cần chỉ ra là, môi trường sử dụng ở đây nghiêng hơn về “môi trường công nghệ” truyền thống, chứ không phải “môi trường tác chiến”. Mọi người đều biết, riêng về môi trường tác chiến của máy bay chiến đấu, châu Á và các khu vực khác của thế giới hoàn toàn không có sự khác biệt rõ rệt. Nhưng môi trường công nghệ lại hoàn toàn khác. Cùng với việc Trung Quốc phát triển thành công máy bay chiến đấu J-20, Đông Bắc Á trở thành khu vực thứ ba thế giới có chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, sau Bắc Mỹ, Đông Âu. Nhưng, điều cần chỉ ra là, môi trường công nghệ của khu vực Đông Bắc Á về tổng thể lạc hậu so với Bắc Mỹ và Đông Âu. Vì vậy, ở khu vực này, trong bất cứ cuộc xung đột nào, máy bay chiến đấu quá tiên tiến đều khó được cả bên tấn công và bên phòng thủ ứng dụng có hiệu quả. Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc. Thành tựu của J-20 ở chỗ, tính năng công nghệ và quá trình phát triển của nó hoàn toàn được tiến hành khi thao khảo môi trường sử dụng khách quan của Đông Bắc Á. J-20 mặc dù về tổng thể giữ được đặc điểm công nghệ nhất định của F-22, nhưng đã tái điều chỉnh tiêu chuẩn “5S” do Mỹ xác lập và đã tiến hành chọn lựa thích hợp, từ đó đồng thời đã bảo đảm được tính khả thi và tính tiên tiến của máy bay chiến đấu J-20. Đối với Hàn Quốc, điều quý nhất từ kinh nghiệm của Trung Quốc là, cần làm rõ khách quan giá trị thực của máy bay chiến đấu trong tương lai gần, không chạy theo mù quáng, nghiên cứu phát triển được máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm phù hợp với nước mình và môi trường sử dụng của châu Á. Xét tới điều đó, tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc, nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm lấy tính cơ động làm chính, tính tàng hình làm phụ là phù hợp nhất với con đường phát triển của Hàn Quốc. Thứ ba, Hàn Quốc có thể học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm lấy tính cơ động làm chính, lấy tính tàng hình làm phụ.(Hiện máy bay J-20 của Trung Quốc mới đang ở giai đoạn thử nghiệm, động cơ chính của loại phản lực này nhiều khả năng vẫn là động cơ do Nga chế tạo - PV) Nhìn vào ý tưởng máy bay chiến đấu KFX200 được Hàn Quốc công bố hiện nay, nó rất giống máy bay chiến đấu J-20 thu nhỏ, tiêu chí nổi bật nhất chính là trên ống hút gió có lắp một cặp cánh vịt. Mô hình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm KFX200 của Hàn Quốc. Mọi người đều biết, cánh con vịt cải thiện đáng kể tính cơ động cho máy bay chiến đấu, nguồn gốc nghiên cứu phát triển nó có thể tìm hiểu các loại máy bay của Đức Quốc xã cuối thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng, dựa vào quan điểm của Mỹ, cánh vịt tác động tiêu cực rất lớn đến tính năng tàng hình, sẽ trở thành nguồn phản xạ rất lớn dễ bị radar phát hiện. Nhưng, vấn đề ở chỗ, F-22 và F-35 của Mỹ đều không áp dụng cánh con vịt, tính năng tàng hình của chúng không chỉ chưa thể đạt tiêu chuẩn, mà việc theo đuổi quá mức tính năng tàng hình đã có ảnh hưởng đến tính năng tổng thể của máy bay chiến đấu. Xét theo đó, Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng cánh vịt trên máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thực chất là xác lập cho J-20 tiêu chuẩn công nghệ lấy tính cơ động làm chủ, tính tàng hình là phụ. Trong khi đó, chương trình KFX200 của Hàn Quốc rõ ràng đã tham khảo tư tưởng thiết kế của Trung Quốc. Nhưng lúc này Hàn Quốc phải chú ý một chi tiết công nghệ then chốt, đó là mặc dù trong nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc và Mỹ, tồn tại quan điểm khác nhau về tính năng tàng hình, nhưng đều cho rằng máy bay chiến đấu cần đồng thời có khả năng tuần tra siêu âm và siêu cơ động. Máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ. Vì vậy, trong tình hình chưa thể được đảm bảo đầy đủ động cơ như Trung Quốc, Hàn Quốc cần thận trọng tham khảo kinh nghiệm phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc. Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc bay thử. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay tiêm kích J-20. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay tiêm kích J-20. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012
>> Tiêm kích thế hệ 5 của Hàn Quốc giống J-20 ?
Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012
>> Bước tiến mới của J-20 Trung Quốc
Bước tiến dồn dập của chương trình phát triển J-20 cùng với sự chậm chạp của chương trình F-35 khiến Mỹ lo ngại, chiến đấu cơ Trung Quốc sẽ làm chủ bầu trời châu Á - Thái Bình Dương. Liệu còn một mẫu J-20 thứ ba? Dựa trên các yếu tố về ánh sáng, phản quan của một bức ảnh thì dường như có một chiếc J-20 mang số hiệu 2003. Các cơ quan truyền thông phương Tây trước đây cho rằng J-20 chỉ là một mẫu thử nghiệm kĩ thuật, Trung Quốc còn phải rất lâu nữa mới có thể chế tạo máy bay tiêm kích thế hệ năm. Tuy nhiên nếu mẫu thử thứ ba có thật thì có thể nhận định trên là sai lầm. J-20 là một hạng mục quan trọng trong “Đề án 718”, như vậy có thể dự đoán rằng trong tương lai, không chỉ có ba mà sẽ là càng ngày càng nhiều J-20 xuất hiện. Một số nguồn tin đồn đoán trên mạng Trung Quốc rằng, mẫu J-20 thứ ba có thể là bản thử nghiệm điện tử và vũ khí, gồm hệ thống chỉ huy điều khiển tác chiến do chính Trung Quốc sản xuất với trung tâm là radar mảng pha quét điện tử chủ động cùng loại với radar của F-35. Tốc độ phát triển máy bay thế hệ năm của Trung Quốc đã vượt xa dự đoán của các chuyên gia phương Tây? Việc phát triển J-20 song song với hai loại máy bay khác chính là bản thu nhỏ cho thấy sự phát triển của công nghiệp hàng không Trung Quốc. Họ cùng với Nga và Mỹ đang cùng nhau phát triển máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm. F-35 cảm nhận hơi thở của J-20? Một bên là J-20 đang được tăng cường việc thử nghiệm, bên kia là Mỹ với các rắc rối vận hành của F-22 và hàng loạt những vấn đề tranh cãi về dự án F-35. Ngoài ra, công nhân ở Lockheed Martin đang đình công và không biết bao giờ mới kết thúc cũng ảnh hưởng tới tiến độ của dự án. Theo truyền thông Trung Quốc, có thể Mỹ đã bắt đầu cảm thấy có áp lực vì có người đuổi sát theo sau. Đối với vấn đề phát triển máy bay tàng hình thế hệ mới của Trung Quốc, một số nguồn tin từ lực lượng tình báo Hải quân Mỹ tiết lộ, Trung Quốc đang tích cực phát triển các kĩ thuật tối tân cho dòng tiêm kích đời mới (bao gồm radar, động cơ, vũ khí) Theo tiết lộ này, thiết kế của J-20 là nhằm vào hai đối thử trực tiếp là F-22 và F-35. Dựa và hình ảnh các mẫu thử nghiệm, đã có một số ý kiến so sánh về khả năng chiến đấu của J-20 với các tiêm kích thế hệ năm của Mỹ. Hình dáng bên ngoài của J-20 có tỉ lệ bề mặt thấp, các giá treo vũ khí và bình dầu phụ cũng hoàn toàn không có, giống hệt nguyên lí tàng hình mà F-22 và F-35 đang sử dụng. Matthew Buckley – phi công của Hải quân Mỹ nói rằng: “Chúng ta có thể thấy J-20 sử dụng những thiết kế phục vụ cho việc tàng hình, để so sánh, có thể hình dung rằng F-15 và F-18, hai máy bay tiêm kích phổ biến trong Quân đội Mỹ đứng trước radar sẽ giống như một cỗ xe ngựa 18 bánh” . Chuyên gia Richard Fisher của trung tâm bình luận chiến lược quốc tế Mỹ phỏng đoán, động cơ nội địa mà Trung Quốc trang bị cho J-20 trong tương lai có thể có lực đẩy từ 15-18 tấn, nghĩa là vượt qua động cơ của F-22 và F-35. “Dựa trên những thông tin mà chúng tôi có được, về mặt này J-20 có ưu thế hơn F-22, thậm chí có thể đoán định là mạnh hơn hẳn F-35," ông Fisher nói. Tuy nhiên theo các đánh giá khác, khả năng siêu hành trình của J-20 có thể không tốt bằng F-22, nhưng J-20 được đoán là mang nhiều vũ khí hơn. Vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề Với những dự đoán lạc quan như trên, nhưng Trung Quốc vẫn còn rất nhiều việc phải đối phó: - Thứ nhất, về công nghệ radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) mà nói, khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc là rất xa. Radar của F-35 có khoảng hơn 1.000 phần tử thu phát, con số này ở radar AESA của F-22 là hơn 1500. Vì thế, có thể nói nếu muốn chiếm ưu thế trên không trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai, Trung Quốc phải có được một radar AESA với ít nhất là 1000 phần tử thu phát. - Thứ hai, ngay cả khi các nước khác vẫn chưa có được tiêm kích thế hệ năm, người Mỹ đã loại bỏ F-117 ra khỏi biên chế của mình. Hay nói cách khác, khả năng tàng hình của tiêm kích thế hệ năm của Mỹ đã vượt rất xa các quốc gia khác. Điều này hoàn toàn ngược lại với việc truyền thông Trung Quốc tung hô rằng nước này sẽ đuổi kịp khoảng cách công nghệ với Mỹ trong thời gian ngắn. - Thứ ba, tiêm kích thế hệ năm của Mỹ từ khi thử nghiệm đến khi đưa vào sản xuất hàng loạt gặp phải rất nhiều thách thức, hơn nữa, hệ thống hàng không điện tử của tiêm kích Trung Quốc lạc hậu rất xa so với Mỹ. Việc thiết kế một loại máy bay tiêm kích thế hệ mới đòi hỏi một quy trình làm việc cực kì phức tạp và to lớn, có những vấn đề không thể nào giải quyết trong một sớm một chiều được. Theo các mạng quân sự của Trung Quốc, trong tương lai, việc trở thành thủ lĩnh trên bầu trời châu Á - Thái Bình Dương của J-20 nhiều khả năng có thể trở thành hiện thực, vì hiện nay trong khu vực chỉ có Nhật Bản đang sản xuất tiêm kích thế hệ năm ATD-X cho riêng mình. Tuy nhiên, ATD-X mặc dù có hình dáng bên ngoài tương đối giống F-22 nhưng nếu xem xét kĩ lưỡng, có thể nhận thấy do những hạn chế về hình dạng nên số lượng vũ khí mang theo bị hạn chế rất nhiều, ngoài ra vấn đề khí thải động cơ cũng chưa được giải quyết triệt để, xét về khả năng tác chiến đường không, khả năng tàng hình… đều không thể so sánh được với J-20. Vì thế, Nhật Bản đang muốn mua F-35 từ Mỹ, ngoài ra, còn có Hàn Quốc, Austraulia, Singapore cũng muốn loại máy bay này, một vòng kim cô tiêm kích thế hệ năm đang siết chặt Trung Quốc, chúng ta cùng chờ xem liệu J-20 có phá vỡ được thế kiềm tỏa này hay không? |
Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012
>> Không quân Trung Quốc sẽ đuổi kịp tiêu chuẩn của phương Tây?
Báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc năm 2012 đã nhấn mạnh đến tự chủ sáng tạo khoa học công nghệ, trong đó có lĩnh vực quân sự.
Máy bay chiến đấu JH-7 do Trung Quốc tự sản xuất. Trong báo cáo công tác chính phủ “Lưỡng hội” năm nay (2012), đã tăng thêm 4 chữ “tự chủ sáng tạo” vào trước trình độ xây dựng vũ khí trang bị và khoa học công nghệ quốc phòng được hàng năm nhấn mạnh, tạo cho dư luận có cảm giác nó có “ý mới”. Tân Hoa Xã viết, thực ra, từ máy bay chiến đấu J-10 thường xuyên xuất hiện ở các triển lãm hàng không quốc tế những năm gần đây cho đến máy bay chiến đấu tàng hình J-20 do Trung Quốc tự sản xuất và gây chú ý đặc biệt trên mạng hiện nay, việc “tự chủ sáng tạo” phát triển, xây dựng trang bị của Không quân Trung Quốc đã gây được “ấn tượng sâu sắc”. Tân Hoa xã dẫn bài phỏng vấn của phóng viên mạng “Phát thanh Trung Quốc”, người trả lời phỏng vấn là đại biểu Nhân đại (Quốc hội) Trung Quốc, nguyên Bộ trưởng Bộ Trang bị Không quân Trung Quốc, Thiếu tướng Ngụy Cương. Xung quanh nội dung “tự chủ sáng tạo” được báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc nhắc tới, tướng Ngụy Cương cho rằng, báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc lần này có một đoạn trình bày riêng về tập trung thúc đẩy sáng tạo khoa học công nghệ. Trong xây dựng quân đội, xây dựng vũ khí trang bị, cũng đề xuất tự chủ sáng tạo. Báo cáo đã coi sáng tạo khoa học công nghệ làm con đường tất yếu để phục hưng dân tộc, sự nhận định này là rất chính xác. Máy bay chiến đấu J-10 do Trung Quốc tự sản xuất. Ngụy Cương cho rằng, những gì dư luận nhìn thấy chỉ là những vũ khí trang bị có hình thù, còn sự sáng tạo khoa học công nghệ đằng sau thì không nhất định có thể nhìn thấy. Xa rời sáng tạo khoa học công nghệ thì không giành được những thành quả xây dựng vũ khí trang bị như vậy. Ông cho rằng, những lĩnh vực của Trung Quốc bị phương Tây phong tỏa thì lại phát triển càng nhanh. Những năm gần đây, trong những thành quả xây dựng phát triển vũ khí trang bị của Không quân Trung Quốc, mọi người có thể nhìn thấy những thành quả phản ánh sự sáng tạo của toàn bộ hệ thống khoa học công nghệ của Trung Quốc. Ngụy Cương nhấn mạnh, báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc phải tiếp tục nhấn mạnh sáng tạo, đóng vai trò thúc đẩy quan trọng đối với tiến bộ khoa học công nghệ của Trung Quốc, xây dựng vũ khí trang bị của Quân đội Trung Quốc. Ngoài JH-7 (Phi Báo, Feibao, FBC-1), Hiêu Long (JF-17) và J-10, hiện nay còn có máy bay chiến đấu tàng hình đang được Trung Quốc phát triển, thu hút sự chú ý của dư luận. Ngụy Cương cho rằng, đây là những thành quả tự chủ sáng tạo của Trung Quốc. Ông cho biết, J-10 đã được phát triển nhiều năm trên nền tảng J-9, không phải là sao chép, mà là tích lũy kết quả sáng tạo trong nhiều năm. Nhiều kiểu cỡ mới ra đời cũng không phải là sao chép. Nhìn vào bề ngoài, so với các máy bay chiến đấu cùng thế hệ của các nước khác, rõ ràng là nó có sự khác biệt rất lớn. Theo Ngụy Cương, những kiểu máy bay chiến đấu này thích hợp với tình hình quốc gia của Trung Quốc, thích hợp với nhu cầu của Quân đội Trung Quốc, hoàn toàn không phải rập khuôn kiểu máy bay của nước ngoài. Máy bay chiến đấu JF-17 do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất. Ngụy Cương nói rằng, bản thân ông hiểu rất rõ cả nhập khẩu trang bị và tự chế tạo trang bị của Trung Quốc. Nói về tính năng tác chiến của một loại vũ khí trang bị đơn lẻ, thì có thể so sánh chiều ngang như báo giới thường làm. Nhưng đối với một quân đội, điều cần nhấn mạnh là khả năng tác chiến hệ thống, đó là khả năng tác chiến hệ thống trong điều kiện thông tin hóa. Nếu muốn lấy các loại vũ khí trang bị khác nhau xây dựng thành một hệ thống, mà những vũ khí này mua của nước này nước kia, nhìn thì đẹp, nhưng việc xây dựng thành hệ thống và sử dụng rất khó khăn. Đối với vũ khí trang bị nhập khẩu, Ngụy Cương cho rằng, từ bảo dưỡng, bảo trì đến khả năng tự giải quyết một số vấn đề, gồm cung cấp linh kiện hậu mãi đều sẽ tồn tại rất nhiều vấn đề. Tỷ lệ hoàn hảo của vũ khí trang bị khó bảo đảm được, bảo dưỡng bảo trì khó khăn, linh kiện, đạn dược và hệ thống thông tin trên không đều không thông dụng – những thứ này không thể tạo thành một hệ thống vũ khí trang bị có hiệu quả. Ngụy Cương cho rằng, việc đi theo con đường tự chủ sáng tạo là rất khó khăn, nhưng rất đáng khâm phục. Việc báo cáo công tác của Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh đến sáng tạo khoa học công nghệ, tự chủ sáng tạo là rất đúng đắn. Vì vậy, những hệ thống hiện nay của Trung Quốc có ưu thế hơn không ít quốc gia. Trung Quốc đã xây dựng hệ thống vũ khí trang bị độc đáo của mình, những năm gần đây có tiến bộ rất lớn. Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển. Ngụy Cương cho biết, trước đây các nước phát triển phương Tây coi thường sự sáng tạo khoa học công nghệ, xây dựng trang bị hệ thống vũ khí của Trung Quốc, nhưng hiện nay họ tương đối khâm phục. Có thể nói, trước đây Trung Quốc không theo kịp họ, nhưng hiện nay, Trung Quốc tiến sát sau lưng họ. Còn có khoảng cách, nhưng không phải là khoảng cách quá lớn. Ngụy Cương cho rằng, sáng tạo khoa học công nghệ trên lĩnh vực công nghiệp quốc phòng thực sự rất có ý nghĩa đối với tiến bộ xã hội, sự phát triển kinh tế quốc dân. Nhìn vào lịch sử, có rất nhiều ví dụ điển hình. Công nghệ cao trong lĩnh vực quân sự cuối cùng đều được sử dụng cho dân dụng. Chẳng hạn như công nghệ vũ trụ, công nghệ hàng không, công nghệ vi điện tử (microelectronics), công nghệ máy tính, công nghệ hạt nhân đều từ lĩnh vực quân sự chuyển sang dân dụng. Cụ thể hơn, vật liệu cần dùng cho máy bay dân dụng hiện nay phần lớn do máy bay quân sự đi trước. Rất nhiều linh kiện điện tử then chốt ban đầu của nó gồm công nghệ thiết kế, điều kiện thực nghiệm đều do máy bay quân sự đi trước. Lực lượng bay thử đều được đào tạo trên máy bay quân sự, hiện nay chuyển sang bay những máy bay dân dụng. Cho nên, việc đầu tư cho quốc phòng, đầu tư nguồn nhân lực, tài chính, vật lực cho tự chủ sáng tạo nghiên cứu khoa học vũ khí trang bị là rất có giá trị. Ngụy Cương khẳng định rằng, những đầu tư lớn cho quân sự, nhìn từ góc độ thương mại, lúc bắt đầu thì đầu tư không có lời, thường dùng cho lĩnh vực quân sự. Nhưng, sau khi có thành quả, lại chuyển hóa vào quá trình phát triển kinh tế. Về lâu dài, việc đầu tư cho lĩnh vực xây dựng vũ khí trang bị là rất có lợi. Máy bay trực thăng Z-9 của Lục quân Trung Quốc. |
Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012
>> Đến lượt J-20 của Trung Quốc bị mổ xẻ
"Đến bây giờ, vẫn còn quá sớm để nói rằng Trung Quốc có khả năng chế tạo một chiếc máy bay phản lực thế hệ 5 từ đầu đến cuối".
Trong khi Bắc Kinh tự hào khi thấy hình ảnh của chiếc chiến đấu cơ tàng hình J-20 thế hệ 5 tự sản xuất rò rỉ trên mạng thì các nguồn tin ở Nga cho biết Trung Quốc vẫn tiếp tục mua động cơ phản lực quân sự và các phụ tùng thay thế của Nga. Điều đó cho thấy, quốc gia này có thể đang phải đối mặt với sự bế tắc về công nghệ.
"Đến bây giờ, vẫn còn quá sớm để nói rằng Trung Quốc có khả năng chế tạo một chiếc máy bay phản lực thế hệ 5 từ đầu đến cuối" - tờ RT dẫn lời Vasily Kashin, một nhà nghiên cứu từ Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ của Nga, cho biết. J-20 - chiến đấu cơ thế hệ 5 của Trung Quốc J-20 do Trung Quốc tự sản xuất Trong năm 2009, tướng He Weirong - Phó Tư lệnh lực lượng Không quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho rằng J-20 sẽ được biên chế vào lực lượng Không quân nước này trong khoảng từ năm 2017-2019. J-20 đã thực hiện hơn 60 chuyến bay thử nghiệm gồm cả các màn nhào lộn trên không. Được chế tạo bởi Tổng công ty máy bay Thành Đô, đây là chiến đấu cơ hạng nặng đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất mà không cho thấy có sự sao chép công nghệ của nước ngoài. Nó trông không giống F-22 của Mỹ hay T-50 PAK-FA của Nga. Mặc dù có ngoại hình khá đặc biệt, nhưng kỹ thuật chế tạo loại chiến đấu cơ này vẫn là một đề tài gây tranh cãi bấy lâu nay. Hiện J-20 đang sử dụng 2 động cơ phản lực AL-31F từ những chiếc Su-27 của Nga được đem vào Trung Quốc từ những năm 1980. Trung Quốc đã cố gắng tự chế tạo động cơ cho J-20 thế hệ 2 nhưng việc bắt chước chế tạo động cơ AL-31F của họ đã không đem lại thành công như mong đợi vì chúng không đảm bảo được độ bền. Ngoài ra, một vấn đề nữa là AL-31F lại là động cơ thế hệ cũ. J-20 Mặc dù rằng Trung Quốc cố gắng bán những phiên bản máy bay bắt chước của Nga trên thị trường vũ khí quốc tế với mức giá vô cùng rẻ (giá một chiếc J-11 do Trung Quốc sản xuất chỉ có 10 triệu USD, trong khi một chiếc Su-27 của Nga cũng đã trên 30 triệu USD), nhưng quốc gia này vẫn tiếp tục mua động cơ của Nga với số lượng vượt xa sự cần thiết của việc bảo trì thường xuyên số máy bay mua từ Nga mà họ đang sử dụng. Theo các nhà phân tích, nguyên do khiến Trung Quốc phụ thuộc vào động cơ của Nga vì quốc gia này vẫn chưa thể tự sản xuất được và ngoài Nga, không có một cường quốc vũ khí nào đồng ý bán cho Bắc Kinh bất kể thứ gì như thế. Tại sao Trung Quốc cần máy bay chiến đấu 4++ của Nga? Tuần trước, Moscow và Bắc Kinh đồng loạt tuyên bố về việc Trung Quốc đang tìm kiếm hợp đồng mua 48 chiếc tiêm kích đa chức năng Su-35 tổng trị giá 4 tỷ USD của Nga mà giới phân tích cho rằng nguyên do chính đằng sau thương vụ mua bán lớn này chính là các động cơ. S-35 của Nga mang động cơ mà Trung Quốc đang cần để khởi động chiếc J-20 5G Su-35 sở hữu động cơ AL-41F1C cho phép nó để đạt được tốc độ siêu thanh mà không cần có động cơ đốt sau, một tính năng cơ bản của những chiến máy bay phản lực thế hệ 5 (5G). AL-41F1C là phiên bản tiên tiến của AL-41F1 (117C) từng được sử dụng trong quá trình thử nghiệm chiến đấu cơ thế hệ 5 của Nga T-50 PAK-FA. Và AL-41F1C chính là thứ Trung Quốc đang cần và thèm muốn để khởi động chiếc J-20 5G của mình. Trong năm 2010, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov tới thăm Trung Quốc, Bắc Kinh đề nghị mua động cơ 117C, nhưng bị từ chối. Khi đó, Nga chỉ đồng ý bán máy bay lắp ráp và ngoài ra nhấn mạnh về việc ký kết một thỏa thuận chống bắt chước đặc biệt nhằm ngăn chặn Trung Quốc sao chép mẫu và các bộ phận của nó như đã từng xảy ra trước đây. Yêu cầu đó của Moscow đã thành một trở ngại trong các cuộc đàm phán. Sau khi tin tức về thỏa thuận trên xuất hiện, Bộ Quốc phòng Trung Quốc vội vàng lên tiếng phủ nhận. J-20 Trung Quốc trong chuyến bay thử nghiệm "Trên thực tế, bất kỳ cuộc đàm phán nào với Trung Quốc đều luôn luôn diễn ra theo phương thức là: họ cố gắng mua rất nhiều (vũ khí) để xem xét và nhân rộng hết mức có thể. Đương nhiên, Nga nhận thức được các rủi ro như vậy và từ chối bán vũ khí với số lượng nhỏ " và Moscow biết rõ, Trung Quốc vẫn chưa thể tự thành lập được dây chuyền sản xuất các động cơ - ông Vasily Kashin, giải thích về động thái khôn ngoan của Trung Quốc để có được công nghệ của nước khác. Con rồng Trung Quốc với động cơ của Nga Theo dự đoán của ông Kashin, Bắc Kinh cuối cùng cũng có thể đạt được thỏa thuận mua động cơ của Nga để phục vụ cho chương trình chế tạo J-20 thế hệ mới của mình cũng như 4 loại máy bay khác mà quốc gia này sản xuất trên công nghệ "bắt chước" của Nga. "Mua Su-35 để tháo dỡ lấy các bộ phận lắp ghép cho J-20 sẽ là một kế hoạch vô cùng tốn kém của người Trung Quốc " - ông Kashin nói. "J-20 là một dự án kỹ thuật nguy hiểm vì nó không thể đảm bảo được rằng Trung Quốc sẽ đủ khả năng biên chế chúng vào lực lượng quốc phòng trong năm 2017 do một số dự án vũ khí đặc, bao gồm cả việc phát triển vũ khí đặc biệt và một ăng-tencủa nó vẫn chưa thể hoàn thành" - ông Kashin cho biết. J-20 có khả năng phải bay bằng động cơ của Nga trong nhiều năm trước khi Trung Quốc có thể tự chế tạo một động cơ đáng tin cậy của riêng mình" - ông Kashin nhận định. |
Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011
>> Mỹ: Phần bí mật nhất về quân sự của TQ nằm dưới lòng đất
Mạng lưới đường hầm dài 4.828 km có các nút lệnh và kiểm soát, mạng lưới thông tin quan trọng, nơi phát triển và cất giữ các vũ khí quan trọng nhất... Tờ “Thời báo Hải quân” Mỹ ngày 5/9 đưa tin, quan chức quân đội Mỹ cho biết, thành tựu và sức mạnh của hải, không quân Trung Quốc đang không ngừng mở rộng, vì vậy đã tạo ra nguy cơ ngày càng tăng đối với an ninh châu Á. Quan chức Mỹ cho rằng, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã bắt đầu chạy thử vào mùa hè năm nay, đồng thời máy bay chiến đấu tiên tiến có ý đồ cạnh tranh với Mỹ cũng đã công khai bay thử vào tháng 1 năm nay. Đây là 2 ví dụ thực tế phản ánh sức mạnh quân sự của Trung Quốc không ngừng tăng lên. Sự quan tâm mới nhất của Trung Quốc đối với không quân, hải quân và tính năng tên lửa đã phản ánh tham vọng muốn sử dụng phương thức cơ động hơn để chỉ huy tác chiến từ những khu vực cách đất liền xa hơn. Những điều này đều được thể hiện trong báo cáo dài 84 trang do Lầu Năm Góc mới công bố. Báo cáo này đã đưa ra một số thông tin mới nhất về mặt quân sự của Trung Quốc. "Sát thủ tàu sân bay" - tên lửa Đông Phong-21D của quân đội Trung Quốc Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á Michael Schiffer chỉ ra, các bước và phạm vi tiếp tục đầu tư cho quân sự của Trung Quốc làm cho Bắc Kinh “theo đuổi sức mạnh quân sự mà chúng ta cho là đủ để phá vỡ cân bằng quân sự khu vực, đã làm tăng nguy cơ hiểu nhầm… Đồng thời, có thể gây ra căng thẳng và mối lo ngại về tình hình khu vực”. Báo cáo này nhận định, tổng chi phí quốc phòng hàng năm của Trung Quốc là 160 tỷ USD; mà con số này thấp xa so với ngân sách 500 tỷ USD hiện nay của Lầu Năm Góc. Hải quân có tầm nhìn xa Trung Quốc đã có một loạt tên lửa chống hạm, trong đó bao gồm SS-N-22 và SS-N-27B do Nga sản xuất. Báo cáo cho biết, tầm phóng của những tên lửa này có thể đạt 1.150 dặm (1.850 km). Với sự phối hợp của máy bay ném bom, phạm vi kiểm soát của Trung Quốc có thể vươn xa tới ngoài Nhật Bản và biển Đông, rất có thể vươn tới Guam. Kế hoạch sức mạnh quân sự ngắn hạn 2008-2010 của Trung Quốc cho thấy, tiêu điểm quan tâm của Trung Quốc đã vươn xa ngoài đảo Đài Loan; đồng thời Trung Quốc đang phát triển các loại vũ khí có phạm vi kiểm soát xa hơn, bao gồm vũ khí vươn tới Ấn Độ Dương. Báo cáo nội bộ của Trung Quốc cho biết, hải quân Trung Quốc đã có sự “cải thiện rõ rệt” về tính năng trang bị và tác chiến cự ly xa. Trong 2 năm qua, hải quân Trung Quốc đã triển khai 9 đợt điều động đến vịnh Aden ở châu Phi để thực hiện sứ mệnh chống cướp biển. Hiện nay, Trung Quốc đã cải tạo tốt một chiếc tàu sân bay của Liên Xô cũ, và đã bắt đầu chạy thử trên biển vào mùa hè vừa qua. Quan chức Mỹ trông đợi trong tương lai không xa Trung Quốc sẽ nghiên cứu chế tạo tàu sân bay nội địa, đồng thời rất có khả năng không chỉ chế tạo 1 chiếc. Tàu sân bay đầu tiên Varyag của Trung Quốc vừa hoàn thành chạy thử và đang tiếp tục được cải tạo tại nhà máy đóng tàu Đại Liên Tuy nhiên, hải quân Trung Quốc còn chưa bao giờ tiến hành tác chiến bằng máy bay trên tàu sân bay; đồng thời Mỹ cho rằng, “Trung Quốc vẫn mất nhiều năm nữa mới có thể phát triển được tàu sân bay có tính năng chiến đấu cấp thấp nhất”. Báo cáo cho biết, quy mô của hải quân Trung Quốc nhỏ hơn nhiều so với hải quân Mỹ. So với hạm đội của Mỹ, hải quân Trung Quốc chỉ có 1 chiếc tàu sân bay và 26 tàu khu trục, trong khi Mỹ có 11 tàu sân bay và 60 tàu khu trục. Tàng hình trên không Hải quân Trung Quốc đã phô diễn khả năng tác chiến mới nhất vươn ra ngoài Tây Thái Bình Dương. Năm 2010, Trung Quốc điều máy bay chiến đấu Su-27 đến Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tập trận chung. Đồng thời trong tháng 2, điều 4 máy bay vận tải tầm xa sơ tán công dân Trung Quốc từ Libya. Cuối tháng 9/2010, là một phần của cuộc tập trận quốc tế, tại Kazakhstan Trung Quốc đã sử dụng máy bay ném bom B-6 Badger để thực hiện nhiệm vụ ném bom tầm xa. Còn hiện nay, Trung Quốc đang phát triển phiên bản máy bay ném bom B-6 Badger tầm xa, một khi phiên bản máy bay ném bom nâng cấp được trang bị tên lửa hành trình tấn công đối đất tầm xa, bán kính tấn công của nó có thể vươn tới chuỗi đảo thứ hai ngoài Tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình J-20, nó có thể so sánh với một số máy bay chiến đấu đỉnh cao của quân đội Mỹ; đồng thời làm cho Trung Quốc có được khả năng “tấn công theo kiểu thâm nhập tầm xa và trong môi trường phòng không phức tạp”. Tháng 1/2011, Trung Quốc đã khoe J-20 trong chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates Lầu Năm Góc cho rằng, máy bay chiến đấu J-20 sẽ không thể thực sự được đưa vào hoạt động trước năm 2018. Tương tự như vậy, quy mô của không quân Trung Quốc kém xa Mỹ. So với Mỹ, Trung Quốc có khoảng 1.680 máy bay chiến đấu, còn không quân và hải quân Mỹ có tổng cộng hơn 3.000 máy bay chiến đấu. Ngoài ra, hoạt động quân sự bí mật nhất của Trung Quốc thường ở trong mạng lưới các cơ sở dưới lòng đất. Quan chức Mỹ cho rằng, mạng lưới này chính là các đường hầm nối liền hơn 3.000 dặm (4.828 km). Những cơ sở này rất có thể có có các nút lệnh và kiểm soát, mạng lưới thông tin quan trọng, đồng thời là nơi nghiên cứu phát triển và cất giữ vũ khí quan trọng nhất của Trung Quốc. |
Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 4)
Trung Quốc là nước thứ 3 trên thế giới, sau Mỹ và Nga, đưa được mẫu chế thử tiêm kích thế hệ 5. Thế nhưng, có nhiều đồn đoán về việc sao chép công nghệ.
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 1)
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 2) >> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 3) Kỳ 4: J-20 “Đại bàng đen” lai lịch bất minh Ngày 11/1/2011, tiêm kích thế hệ 5 J-20 “Đại bàng đen” của Trung Quốc lần đầu tiên đã bay thử tại sân bay Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đang ở Bắc Kinh. Đây gần như là một cú sốc bất ngờ đối với tình báo Mỹ, bởi Washington đinh ninh rằng, Trung Quốc không thể có tiêm kích thế hệ 5 nội địa ít nhất đến năm 2018 - 2020, và chỉ có thể có vài chiếc trong trang bị vào năm 2025. 4+ hay 5-? Giới chuyên gia đánh giá rất khác nhau về J-20. Tuy nhiên, những đánh giá về chức năng, tính năng kỹ thuật, trang bị, vũ khí của máy bay này đều là phỏng đoán dựa trên hình ảnh, video clip hay thông tin không chính thức trên mạng Trung Quốc. Nhìn chung, giới phân tích thống nhất coi đây là bước tiến bộ lớn của Trung Quốc. Thậm chí, một số ít người đã vội tung hô J-20 như một kỳ phùng địch thủ của F-22 và T-50, đe dọa các tiền đồn của quân đội Mỹ, và là “sát thủ” tàu sân bay Mỹ ở Thái Bình Dương; hay nó có thể thách thức ưu thế trên không của Mỹ và xuyên thủng mọi hệ thống phòng không ở châu Á-Thái Bình Dương. Một số ý kiến khác thì thận trọng hơn, từ chê trách kịch liệt cho đến khẳng định đây chỉ là mẫu trình diễn công nghệ. Ông Andrei Chang, Tổng biên tập tạp chí Kanwa Asian Defense, đánh giá máy bay Trung Quốc chưa thể sánh với F-22 và T-50, và nhiều khả năng J-20 chỉ là máy bay thế hệ 4+, song có thể hiện đại hóa lên thế hệ 5 khi công nghệ cho phép. Máy bay tiêm kích J-20 của Trung Quốc. Về tác động tiềm tàng của J-20, ông Ted Galen Carpenter, Phó chủ tịch Viện Cato ở Washington cho rằng, J-20 “sẽ không có ảnh hưởng gì đến cán cân quân sự trong vòng 10 năm tới hay gần như thế”, nhưng sự xuất hiện của nó “là quan trọng về mặt tâm lý và tượng trưng”. Căn cứ vào kích thước lớn của máy bay, nhiều chuyên gia phỏng đoán, J-20 có chức năng chính là tiến công mục tiêu mặt đất và tàu chiến mặt nước cỡ lớn, song nó cũng có thể làm nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn. Từ góc độ kỹ thuật, J-20 cũng gây nên những nghi ngờ lớn, đặc biệt là khả năng của Trung Quốc tự phát triển động cơ thế hệ 5 và radar mạng pha chủ động, hai điều kiện sống còn của tiêm kích thế hệ 5, nhưng cũng là hai điểm yếu cốt tử của Trung Quốc. Theo giới chuyên gia, J-20 quá cồng kềnh và nặng nề với chiều dài khoảng 21-23m, sải cánh 14-15m, trọng lượng cất cánh tối đa 34-40 tấn. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn không có động cơ nội địa thế hệ 5 cho J-20. Với động cơ nội địa cải tiến WS-10G hoặc AL-31FN của Nga, J-20 không thể có các tính năng bay cần thiết cho một tiêm kích thế hệ 5. Khó khăn về động cơ cho J-20 có lẽ là thật, vì không phải ngẫu nhiên mà năm 2010, Trung Quốc đã ráo riết đàm phán với Nga để mua động cơ 117S. Bên cạnh đó, khả năng Trung Quốc tự chế tạo các thiết bị điện tử tiên tiến cho tiêm kích thế hệ 5, trước hết là radar mạng pha chủ động, trong tương lai gần vẫn còn là hoài nghi. Nghi án sao chép công nghệ Thú vị nhất là những đồn đoán Trung Quốc cóp nhặt, lai tạp các công nghệ máy bay tàng hình của Nga và Mỹ trong thiết kế J-20. Một giả thiết được nhiều người ủng hộ là J-20 được phát triển dựa trên thiết kế tiêm kích thế hệ 5 thử nghiệm MiG 1.44 mà Nga đã “vứt bỏ”. Tháng 1/2011, nghị sĩ Mỹ Buck McKeon nói rằng, Trung Quốc đã dùng gián điệp mạng trên lãnh thổ Nga đánh cắp công nghệ của Nga để chế tạo J-20. Còn theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), Nga đã bán bản vẽ sơ đồ khí động học và phần mềm tính tiết diện radar của MiG-1.44 cho Trung Quốc. Tháng 8/2011, một nguồn tin cao cấp Nga tiết lộ, J-20 được chế tạo theo công nghệ Nga và Trung Quốc có thể đã có được các tài liệu liên quan đến dự án MiG 1.44. Nga từ bỏ MiG 1.44 để phát triển T-50, vì MiG-1.44 ở trình độ công nghệ lỗi thời của những năm 1980. Thế nhưng “cũ người, mới ta”, Trung Quốc lại rất quan tâm đến MiG-1.44 và có tin, cuối cùng, Trung Quốc đã mua được tài liệu thiết kế MiG-1.44. Ông Mikhail Barabanov, Tổng biên tập tạp chí Moscow Defense Brief thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ TsAST (Nga) bình luận: J-20 trông như một kết cấu lai ghép từ các giải pháp thiết kế học mót từ các mẫu máy bay thế hệ 5 MiG 1.44 và Т-50 của Nga và F-22 của Mỹ. J-20 có sơ đồ kiểu “vịt”, giống hệt 1.44 và kích thước cũng gần như thế, trừ những khác biệt nhỏ. Sao chép MiG-1.44, J-20 cũng không tránh khỏi các nhược điểm của thiết kế này. Ngoài ra, J-20 còn bị nghi ngờ sao chép một số công nghệ của các máy bay tàng hình Mỹ F-117, F-22 và F-35. J-20 có mũi và buồng lái giống hệ F-22, còn các bộ hút khí có lẽ sao chép từ F-35. Chuyên gia Richard Aboulafia (Trung tâm Teal Group) lại cho rằng, trong số 11 tiêu chí của tiêm kích thế hệ 5, J-20 may ra chỉ đáp ứng được một: bộc lộ thấp (tàng hình). Có lẽ ông này có lý vì tình báo Trung Quốc từ lâu đã săn lùng và lấy được không ít công nghệ của máy bay tàng hình Mỹ. Tháng 1/2011, Đô đốc Domazet-Lošo, cựu chỉ huy tình báo quân sự và phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Croatia thời nội chiến Nam Tư cho biết, tình báo Trung Quốc đã mua lại từ các nông dân Serbia những mảnh xác và chi tiết của chiếc F-117 bị bắn rơi tháng 3/1999. Trung Quốc có thể đã sử dụng công nghệ F-117 để chế tạo J-20. Như vậy, có thể thấy rằng, “kỳ quan công nghệ made in China” J-20 hiện chỉ có thể là mẫu trình diễn công nghệ lạc hậu 10-15 năm, chứ chưa phải là một tiêm kích thế hệ 5 thật sự. Cuộc đua tiêm kích thế hệ 5 tay đôi giữa Mỹ và Liên Xô (Nga) từ cuối thập niên 1970 sang đầu thế kỷ 21 đã sôi nổi hơn rất nhiều với sự tham gia của các đối thủ nặng ký như Trung Quốc Nhật Bản Ấn Độ… |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)