Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên (KCNA) vừa công bố những hình ảnh cho thấy một số tướng lĩnh quân đội của nước này đang thăm quan hai tàu hải quân Trung Quốc đang đỗ tại cảng Wonsan của Triều Tiên.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên cùng một số quan chức khác thăm tàu chiến Trung Quốc. Một số hình ảnh cho thấy Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên Pak Jae-gyong đeo kính đen đang đi quanh boong tàu với sự hướng dẫn của một sĩ quan hải quân Trung Quốc. Cách đây vài ngày, hãng thông tấn Xinhua của Trung Quốc cũng đưa tin, tàu huấn luyện Zheng He và chiến hạm Luoyang của Trung Quốc rời cảng Vladivostok của Nga để đến thăm hữu nghị Triều Tiên. Chuyến thăm này diễn ra nhân kỷ niệm 50 năm ngày hai nước ký kết hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ lẫn nhau. Đây là chuyến thăm đầu tiên của hai chiếc tàu này tới Triều Tiên kể từ năm 1996. Trước đó, từ ngày 29/7 đến 2/8, đội tàu hải quân của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc có chuyến thăm hữu nghị tới căn cứ hải quân của hạm đội Thái Bình Dương tại cảng Vladivostock trong khuôn khổ chương trình hợp tác quân sự quốc tế giữa Nga và Trung Quốc. Trong chuyến thăm này, các thủy thủ của hải quân Trung Quốc có trận bóng đá giao hữu với các thủy thủ của hạm đội Thái Bình Dương. Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng hoan nghênh các vị khách quý và những người dân trên cảng tới tham quan các tàu chiến của họ. Zheng He là tàu huấn luyện có trọng tải 4.500 tấn và từng có dịp thăm căn cứ hải quân Jinhae theo lời mời của hải quân Hàn Quốc hồi cuối năm 2009. Chiếc tàu này được đặt tên theo chỉ huy trưởng Zheng He của một hạm đội hải quân từng viếng thăm khoảng 30 nước tại Đông Á và vùng biển phía Đông châu Phi trong triều đại nhà Minh cách đây khoảng 600 năm. Luoyang có trọng tải 825 tấn là tàu chiến của Anh được sản xuất tại Australia trong chiến tranh thế giới thứ 2. Sau chiến tranh, chiếc tàu này được bán cho Hong Kong và sau đó hải quân Trung Quốc mua lại. Luoyang từng tham gia vào cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc và Australia hồi tháng 9/2010. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc - Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc - Triều Tiên. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011
>> Tướng lĩnh Triều Tiên ‘mục sở thị’ chiến hạm Trung Quốc
Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011
>> Chuyên gia Trung Quốc nói về quan hệ với Triều Tiên
50 năm trôi qua từ khi Trung Quốc và Triều Tiên ký kết hiệp ước hữu nghị. Tuy nhiên, hoàn cảnh và lợi ích đang buộc Trung Quốc phải xem xét lại mối quan hệ này hơn bao giờ hết. Thứ hai ngày 11/7 là kỷ niệm tròn 50 năm ngày bắt đầu hiệp định ngoại giao, cộng tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng mối quan hệ đó đang thay đổi, liệu Trung Quốc có nên thay đổi mối thâm giao này và cân nhắc được mất nhiều hơn trong mối quan hệ với người láng giềng “tai tiếng”. Sau đây là ý kiến cuả 5 chuyên gia Trung Quốc về vấn đề này: Han Xiandong – Phó giám đốc của Viện nghiên cứu quốc tế thuộc ĐH Khoa học Chính trị và luật Trung Quốc. Những lợi ích an ninh quyết định giá trị của hiệp ước này. Chỉ bằng cách đảm bảo an ninh và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên mới bảo vệ được kinh tế của vùng Đông Bắc Trung Quốc – trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia này, đồng thời giữ đất nước không phải rơi vào tình trạng tổng động viên. Có vùng đệm là Triều Tiên giúp Trung Quốc không phải chịu áp lực đầu tư quân sự và cũng giảm bớt áp lực từ khối các quốc gia Xô Viết cũ. Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện quốc tế được tái lập lại và nền Trung Quốc cũng hưởng lợi từ đó. Vấn đề vũ khí nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên là một cục than nóng đối với Trung Quốc. Nếu thay đổi chiến lược ngoại giao với Triều Tiên thì Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hiệp ước hữu nghị này cũng giúp Trung Quốc ngăn cản nguy cơ xảy ra các cuộc chiến trong tương lai. Trung Quốc có còn đủ kiên nhẫn đối với người láng giềng lắm tai tiếng? Wang Yisheng – Nghiên cứu viên của Phòng nghiên cứu quân sự thuộc Học viện Khoa học quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa: Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã bị nguội lại phần nào. Ban đầu, mối quan hệ này được thiết lập giữa hai quốc gia nhằm nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc tăng cường buôn bán song phương nhưng kể từ khi nền kinh tế Triều Tiên suy thoái, tổng giá trị thương mại giữa hai quốc gia đã giảm chỉ còn hơn 30% so với trước đây. Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, mối quan hệ song phương lại được tái khởi động vì lợi ích chung mà 2 bên cùng chia sẻ. Hiệp ước giữa 2 nước cũng không gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Không có điều gì đảm bảo rằng việc phá vỡ hiệp ước với Triều Tiên sẽ giúp mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc “mặn nồng” hơn. Ngược lại, hiệp ước cung cấp cho cho Trung Quốc công cụ để hỗ trợ Triều Tiên và ngăn cản Mỹ cùng Hàn Quốc. Cao Shigong – thành viên của Hội đồng nghiên cứu bán đảo Triều Tiên, Hiệp hội nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương: Đang có 2 ý kiến cực đoan hiện hữu. Một là xóa bỏ hiệp ước hữu nghị. Một số học giả đã viết thư gửi tới Chính phủ trung ương Trung Quốc vào năm 2010 nhằm kêu gọi thay đối chính sách chính trị đối với Triều Tiên. Một số học giả còn tuyên bố rằng hiệp ước này là vi phạm chính sách quốc hội. Số còn lại ủng hộ một liên minh giữa Triều Tiên và Trung Quốc nhằm chống lại 3 quốc gia: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Cả 2 quan điểm trên đều sai lầm. Chính sách ngoại giao trung lập của Trung Quốc đã mang lại những lợi ích to lớn trong quá trình đổi mới và mở cửa. Bất cứ liên minh nào cũng sẽ gây tổn hại cho an ninh của Trung Quốc vì điều đó sẽ thúc đẩy sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa ba đồng minh: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Pian Jianyi – Giáo sư khoa ngoại giao Triều Tiên của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc: Mối đe dọa lớn nhất trong quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng trong vài thập kỷ tới chính là Mỹ. Sự đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ rất khó xảy ra. Nhưng Mỹ có ảnh hưởng và nhúng tay vào rất nhiều vấn đề, đặc biệt là trên bán đảo Triều Tiên. Xóa bỏ hiệp ước hữu nghị đồng nghĩa với việc Trung Quốc gửi thông điệp tới Mỹ và Hàn Quốc rằng họ từ bỏ vai trò trên bán đảo này. Vì vậy, Hàn Quốc sẽ chiếm vị trí thống trị trong quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, Hàn Quốc không đủ mạnh để nhanh chóng thống nhất bán đảo này và nếu quân đội Mỹ hiện diện ở gần biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên thì áp lực lớn sẽ đặt lên quốc gia đông dân nhất thế giới. Trong trường hợp đó, Mỹ có thể áp đặt và truyền bá các giá trị xã hội Mỹ lên miền đông bắc Trung Quốc. Vì vậy, hiệp ước hữu nghị cần được củng cố nhiều hơn là xóa bỏ. Shen Dingchang – Phó Giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc tại ĐH Bắc Kinh Triều Tiên là một nhân tố tích cực bậc nhất tại Đông Bắc Á. Duy trì mối quan hệ ổn định với Triều Tiên cho phép Trung Quốc áp đặt ảnh hưởng lên khu vực. Chiến lược của Trung Quốc nhiều khi quá “bảo thủ” và có thể tạo ra những rắc rối không cần thiết. Trung Quốc cần phải có thái độ cương quyết đối với hiệp ước hữu nghị Trung Quốc - Triều Tiên. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)