Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Đông Bắc Á

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Bắc Á. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Bắc Á. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

>>Global Hawk được Mỹ điều động tới Đông Bắc Á



Tờ Stars and Stripes Mỹ mới đây cho biết, Lầu Năm Góc có kế hoạch phối hợp cùng Hàn Quốc điều động UAV RQ-4 Global Hawk tới khu DMZ Triều Tiên.


RQ-4 Global Hawk là một trong những phương tiện bay không người lái hiện đại nhất thế giới được Quân đội Mỹ sử dụng phổ biến và hiệu quả tại chiến trường Afghanistan và Iraq.

Tuy thời hạn và lịch trình thương lượng được giữ bí mật, nhưng Trung tá Terran Reno - người đứng đầu bộ phận tình báo của Không Quân Mỹ tại Hawaii úp mở rằng thời điểm Global Hawk hiện diện tại Đông Bắc Á không còn xa nữa.

Giới phân tích quân sự nhận định: Nếu nguồn tin chính xác, động thái trên của Mỹ sẽ khiến không chỉ Bình Nhưỡng mà cả Bắc Kinh cũng cảm thấy bất an, bởi tính năng trinh sát và nghe trộm của Global Hawk không chỉ giới hạn tại bán đảo Triều Tiên mà có thể vươn tới tận biên giới Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Trinh thám cơ tầm xa RQ-4 Global Hawk.


“Trung Quốc không thể không lo lắng bởi hiện diện của máy bay do thám chiến lược không người lái của Mỹ có thể hướng cả vào thu thập thông tin về tiềm năng quân sự của Quân Giải phóng Trung Quốc, nhất là sau khi Trung Quốc giới thiệu tàu sân bay đầu tiên.

Có thể đoán định rằng trước khả năng sử dụng máy bay Mỹ trong khu vực, hoạt động ngoại giao của Bắc Kinh sẽ không những đẩy mạnh mà còn trở nên cương quyết hơn”, Igor Korotchenko - chuyên viên phân tích quân sự Nga nói.

Đáng chú ý, sau khi bán đảo Triều Tiêu đột ngột căng thẳng trở lại, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã không ít lần đề cập tới việc trang bị Global Hawk. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ hợp đồng nào liên quan tới Global Hawk được ký kết.

RQ-4 Global Hawk có hệ thống quan sát tầm xa gồm radar, các thiết bị nghe trộm và camera hồng ngoại, đặc biệt có thể ghi lại hình ảnh từ độ cao 18km trong phạm vi 550km. UAV này có thể hoạt động liên tục trên bầu trời tối đa 36 giờ đồng hồ trên vùng rộng 137.000 km2.

Global Hawk được Trung tâm Hàng không Ryan, thuộc Tập đoàn Grumman Northrop, Mỹ thiết kế nhằm phục vụ hoạt động do thám trên một diện tích lớn. Chi phí sản xuất mỗi chiếc máy bay do thám loại này dao động từ 10 đến 20 triệu USD.

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

>> Chuyên gia Trung Quốc nói về quan hệ với Triều Tiên



50 năm trôi qua từ khi Trung Quốc và Triều Tiên ký kết hiệp ước hữu nghị. Tuy nhiên, hoàn cảnh và lợi ích đang buộc Trung Quốc phải xem xét lại mối quan hệ này hơn bao giờ hết.


Thứ hai ngày 11/7 là kỷ niệm tròn 50 năm ngày bắt đầu hiệp định ngoại giao, cộng tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Nhưng mối quan hệ đó đang thay đổi, liệu Trung Quốc có nên thay đổi mối thâm giao này và cân nhắc được mất nhiều hơn trong mối quan hệ với người láng giềng “tai tiếng”.

Sau đây là ý kiến cuả 5 chuyên gia Trung Quốc về vấn đề này:

Han Xiandong – Phó giám đốc của Viện nghiên cứu quốc tế thuộc ĐH Khoa học Chính trị và luật Trung Quốc.

Những lợi ích an ninh quyết định giá trị của hiệp ước này. Chỉ bằng cách đảm bảo an ninh và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên mới bảo vệ được kinh tế của vùng Đông Bắc Trung Quốc – trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia này, đồng thời giữ đất nước không phải rơi vào tình trạng tổng động viên.

Có vùng đệm là Triều Tiên giúp Trung Quốc không phải chịu áp lực đầu tư quân sự và cũng giảm bớt áp lực từ khối các quốc gia Xô Viết cũ.

Từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện quốc tế được tái lập lại và nền Trung Quốc cũng hưởng lợi từ đó.

Vấn đề vũ khí nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên là một cục than nóng đối với Trung Quốc. Nếu thay đổi chiến lược ngoại giao với Triều Tiên thì Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn và hiệp ước hữu nghị này cũng giúp Trung Quốc ngăn cản nguy cơ xảy ra các cuộc chiến trong tương lai.



Trung Quốc có còn đủ kiên nhẫn đối với người láng giềng lắm tai tiếng?


Wang Yisheng – Nghiên cứu viên của Phòng nghiên cứu quân sự thuộc Học viện Khoa học quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa:

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã bị nguội lại phần nào.

Ban đầu, mối quan hệ này được thiết lập giữa hai quốc gia nhằm nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc tăng cường buôn bán song phương nhưng kể từ khi nền kinh tế Triều Tiên suy thoái, tổng giá trị thương mại giữa hai quốc gia đã giảm chỉ còn hơn 30% so với trước đây.

Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, mối quan hệ song phương lại được tái khởi động vì lợi ích chung mà 2 bên cùng chia sẻ. Hiệp ước giữa 2 nước cũng không gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc.

Không có điều gì đảm bảo rằng việc phá vỡ hiệp ước với Triều Tiên sẽ giúp mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc “mặn nồng” hơn. Ngược lại, hiệp ước cung cấp cho cho Trung Quốc công cụ để hỗ trợ Triều Tiên và ngăn cản Mỹ cùng Hàn Quốc.

Cao Shigong – thành viên của Hội đồng nghiên cứu bán đảo Triều Tiên, Hiệp hội nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương:

Đang có 2 ý kiến cực đoan hiện hữu.

Một là xóa bỏ hiệp ước hữu nghị. Một số học giả đã viết thư gửi tới Chính phủ trung ương Trung Quốc vào năm 2010 nhằm kêu gọi thay đối chính sách chính trị đối với Triều Tiên. Một số học giả còn tuyên bố rằng hiệp ước này là vi phạm chính sách quốc hội.

Số còn lại ủng hộ một liên minh giữa Triều Tiên và Trung Quốc nhằm chống lại 3 quốc gia: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Cả 2 quan điểm trên đều sai lầm. Chính sách ngoại giao trung lập của Trung Quốc đã mang lại những lợi ích to lớn trong quá trình đổi mới và mở cửa. Bất cứ liên minh nào cũng sẽ gây tổn hại cho an ninh của Trung Quốc vì điều đó sẽ thúc đẩy sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa ba đồng minh: Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Pian Jianyi – Giáo sư khoa ngoại giao Triều Tiên của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc:

Mối đe dọa lớn nhất trong quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng trong vài thập kỷ tới chính là Mỹ. Sự đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ rất khó xảy ra. Nhưng Mỹ có ảnh hưởng và nhúng tay vào rất nhiều vấn đề, đặc biệt là trên bán đảo Triều Tiên.

Xóa bỏ hiệp ước hữu nghị đồng nghĩa với việc Trung Quốc gửi thông điệp tới Mỹ và Hàn Quốc rằng họ từ bỏ vai trò trên bán đảo này. Vì vậy, Hàn Quốc sẽ chiếm vị trí thống trị trong quá trình thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, Hàn Quốc không đủ mạnh để nhanh chóng thống nhất bán đảo này và nếu quân đội Mỹ hiện diện ở gần biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên thì áp lực lớn sẽ đặt lên quốc gia đông dân nhất thế giới. Trong trường hợp đó, Mỹ có thể áp đặt và truyền bá các giá trị xã hội Mỹ lên miền đông bắc Trung Quốc.

Vì vậy, hiệp ước hữu nghị cần được củng cố nhiều hơn là xóa bỏ.

Shen Dingchang – Phó Giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc tại ĐH Bắc Kinh

Triều Tiên là một nhân tố tích cực bậc nhất tại Đông Bắc Á. Duy trì mối quan hệ ổn định với Triều Tiên cho phép Trung Quốc áp đặt ảnh hưởng lên khu vực.

Chiến lược của Trung Quốc nhiều khi quá “bảo thủ” và có thể tạo ra những rắc rối không cần thiết. Trung Quốc cần phải có thái độ cương quyết đối với hiệp ước hữu nghị Trung Quốc - Triều Tiên.


[BDV news]


Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Đằng sau chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc



[Vnexpress news] Sau nhiều đồn đoán, Tân Hoa xã vừa chính thức công bố hình ảnh về chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đang được hoàn thiện, dựa trên phần khung sườn mua từ Ukraine.




Trung Quốc chuẩn bị đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên. Ảnh: Xinhua


Xuất xứ tàu sân bay Trung Quốc
Nguyên bản chiếc tàu sân bay Trung Quốc đang hoàn thiện mang tên Varyag được Liên Xô khởi công đóng tại Ukraine từ năm 1985. Khi hoàn thành được khoảng 70% khối lượng công việc với phần khung sườn nhưng chưa lắp đặt động cơ và hệ thống điện tử, thì Liên Xô sụp đổ và quyền sở hữu Varyag được chuyển giao cho Ukraine.

Tuy nhiên chủ mới cũng không đủ ngân sách để hoàn thiện nốt Varyag khiến việc đóng tàu bị ngừng lại hoàn toàn từ năm 1992 và bộ khung sườn khổng lồ phải nằm “đắp chiếu” tại cảng bên bờ Biển Đen. Năm 1998, Ukraine quyết định thanh lý khối sắt này bằng cách đem bán đấu giá và một khách hàng từ Trung Quốc đã giành quyền mua.

Bộ trưởng Thương mại Ukraine Roman Shpek khi đó công bố người chiến thắng trong cuộc đấu giá là một công ty du lịch tại Hong Kong và họ có ý định kéo Varyag về Macau để biến nó thành một khách sạn nổi kiêm sòng bạc. Phải mất một thời gian dài đầy khó khăn, tàu Varyag chỉ có phần vỏ mà không có động cơ mới được kéo về đến cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc năm 2002 để chuẩn bị cho việc hoán chuyển chức năng sử dụng.

Sau khi về Đại Liên, khách hàng Trung Quốc vẫn cho biết khung sườn của Varyag sẽ được chuyển thành một khách sạn nổi. Nhưng sau đó vài năm con tàu này tiếp tục nằm tại cảng mà không có động tĩnh gì. Đây được coi là khoảng thời gian quân đội Trung Quốc tiến hành kiểm tra thực trạng và đi đến quyết định sẽ hoàn thiện nó như thiết kế ban đầu để trở thành một khí tài quân sự.

Tới đầu tháng 6/2005, phỏng đoán Trung Quốc sẽ hoàn thiện tàu sân bay Varyag càng được khẳng định hơn khi nó được đưa lên xưởng sửa chữa tàu trên cạn, với phần vỏ được sơn cạo lại và những dàn giáo mọc lên xung quanh. Tạp chí quân sự Mỹ Jane’s Fighting Ships cho rằng Varyag đã được đổi tên thành Shi Lang, một đô đốc thời Minh - Thanh từng chỉ huy đánh chiếm đảo Đài Loan năm 1681.

Các hãng truyền thông trong khu vực như Asahi Shimbun của Nhật cuối năm 2008 cũng đưa tin chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc hoàn thiện từ khung tàu Varyag của Ukraine sắp hoàn thành. Tới tuần trước, Tân Hoa xã lần đầu tiên công bố một loạt hình ảnh về tàu sân bay này từ cảng Đại Liên với dáng vẻ gần như đã sẵn sàng cho việc ra khơi.

Global Security dẫn một báo cáo tình báo hải quân Mỹ tháng 8/2009 dự đoán tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2010 đến 2012. Trong khi một số nguồn tin cho rằng Trung Quốc sẽ thử nghiệm Shi Lang vào ngày 23/4 tới, nhân kỷ niệm 62 năm ngày thành lập quân giải phóng Trung Quốc hoặc ngày 1/7, đúng dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Tàu sân bay Varyag trên đường được kéo về Trung Quốc. Ảnh: US Navy


Tàu sân bay lai tuần dương hạm
Tàu Varyag được Liên Xô thiết kế khác với quan niệm về tàu sân bay truyền thống của hải quân Mỹ, Anh hay Pháp. Người Nga gọi đây là tàu TAKR (viết tắt của cụm từ tyazholiy avianesushchiy kreyser, có nghĩa là tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay). Nói cách khác đây là chiếc tàu sân bay lai tuần dương hạm.

Các tàu sân bay hiện có của Mỹ có trọng tải trên 100.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi tàu Varyaq của Nga có thiết kế 67.500 tấn và chạy bằng năng lượng thông thường. Ban đầu người Nga cũng có ý định cho Varyag chạy bằng năng lượng nguyên tử nhưng do vấn đề kinh phí quá lớn nên thiết kế gốc đã được điều chỉnh.

Tàu sân bay Shi Lang hoàn thiện từ Varyag được đánh giá có khả năng chứa tối đa 50 chiếc máy bay phản lực và 18 trực thăng. Nhưng theo các chuyên gia, Trung Quốc sẽ không sử dụng đủ số chiến đấu cơ này trong giai đoạn đầu, vì nước này có thể chỉ sử dụng tàu phục vụ công tác huấn luyện với khoảng 8 chiếc phản lực cơ và 10 trực thăng trên boong.

Hiện cũng chưa rõ Trung Quốc sẽ dùng những loại máy bay nào cho Shi Lang. Dòng máy bay hải quân chính của nước này có thể sử dụng trên tàu sân bay là J-11 tự sản xuất dựa trên công nghệ nước ngoài và những chiếc Su-27 mua từ Ukraine. Bên cạnh đó là những chiếc trực thăng hải quân như máy bay săn tàu ngầm Ka-28, máy bay cảnh báo sớm radar Ka-31 và máy bay vận tải Mi-8 đều do Nga chế tạo.

Trong khi đó, một trong những khâu nội địa hoá phức tạp nhất của Shi Lang là bộ phận động cơ tàu. Trung Quốc chưa từng sản xuất động cơ turbine khí phục vụ cho tàu sân bay và cũng chưa thấy mua của nước ngoài loại động cơ này, do đó các chuyên gia Mỹ nhận định Shi Lang sẽ được lắp các động cơ diesel tàu biển thông thường.

Những động cơ diesel nói trên có kích thước lớn hơn động cơ turbine khí và điều này có thể sẽ khiến Shi Lang chạy chậm hơn so với thiết kế ban đầu, dẫn đến chậm hơn nhiều so với tiêu chuẩn của tàu sân bay Mỹ. Vấn đề liên quan đến động cơ càng khẳng định cho phỏng đoán Trung Quốc sẽ sử dụng tàu sân bay đầu tiên cho mục đích huấn luyện hơn là tác chiến.


Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc gần hoàn thiện. Ảnh: Xinhua


Ý nghĩa chính trị hơn quân sự
Trước Varyag, Trung Quốc từng mua 3 tàu sân bay thanh lý của nước ngoài. Trong số này có tàu HMAS Melbourne do một công ty tháo dỡ tàu mua từ Australia năm 1985 và được cải tạo thành một bảo tàng. Chiếc thứ hai là tàu sân bay Minsk của Nga mua lại từ một công ty “xẻ thịt” tàu của Hàn Quốc năm 1998 và được biến thành cơ sở giải trí tại Thâm Quyến. Chiếc thứ ba mang tên Kiev mua trực tiếp của Nga năm 2000 và cũng được biến thành một điểm thăm quan.

Giới quan sát cho rằng những chiếc tàu sân bay thanh lý này đã được hải quân Trung Quốc nghiên cứu kỹ lưỡng, phục vụ cho việc hoàn thiện tàu Shi Lang cũng như lấy kinh nghiệm để tự đóng tàu sân bay nội địa sau này. Chiếc tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc đang được đóng ở Thượng Hải dự kiến hoàn thành năm 2015. Do đó Shi Lang sẽ là tàu sân bay đầu tiên trong hạm đội gồm 5 chiếc tương tự trong chiến lược của hải quân Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Hạ thuỷ Shi Lang sẽ giúp Trung Quốc trở thành quốc gia Đông Bắc Á đầu tiên triển khai tàu sân bay kể từ thời phát xít Nhật trong Thế chiến II. Tuy nhiên tại châu Á, trước đó đã có Thái Lan sở hữu tàu sân bay hạng nhỏ trọng tải 11.000 tấn Chakri Naruebet từ năm 1997. Hải quân Ấn Độ cũng đã sử dụng một tàu sân bay mang tên INS Viraat và đang có kế hoạch đưa vào khai thác chiếc thứ hai cuối năm 2011 và chiếc thứ ba năm 2015.

Trong bối cảnh một số nước châu Á cạnh tranh về sức mạnh hải quân, động thái Trung Quốc công bố hình ảnh về tàu sân bay đầu tiên được cho là mang tính chính trị hơn là quân sự. Nguyên nhân vì từ nay cho đến khi có thể phục vụ một cách đầy đủ, chiếc tàu sân bay lai tuần dương hạm của Trung Quốc còn phải mất rất nhiều năm thử nghiệm hệ thống radar và hệ thống vũ khí trên tàu.

Động thái công bố ảnh tàu sân bay cũng không khác nhiều so với sự kiện hồi tháng 1 vừa qua, khi Trung Quốc tung ra hình ảnh đầu tiên về chiếc máy bay ném bom tàng hình J-20 đang được hoàn thiện tại Tứ Xuyên, ngay trước thềm chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Còn phải mất nhiều năm thử nghiệm nữa dòng máy bay này mới được bổ sung vào không quân Trung Quốc.

Bloomberg dẫn lời đô đốc chỉ huy quân Mỹ tại Thái Bình Dương Robert Willard đánh giá việc Trung Quốc hoàn thiện tàu sân bay có từ thời Liên Xô sẽ không gây ra mối đe doạ nào đối với Mỹ, nhưng sẽ khiến các nước trong khu vực nâng cao nhận thức về một biểu tượng mới trong sự mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.




Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Hệ lụy khi cường điệu quá Trung Quốc nổi lên



[BDV news] Những người theo chủ nghĩa hiện thực phân tích về việc các quá trình chuyển đổi quyền lực sẽ diễn ra như thế nào dựa trên giả định rằng các quốc gia hiểu đúng và phản ứng chính xác trước các tình huống quốc tế mà họ đối mặt.

Những người theo chủ nghĩa hiện thực lạc quan trong trường hợp này dựa vào giả định rằng, giới lãnh đạo ở Mỹ đánh giá cao (và sẽ có thể hành động) mức độ an toàn cao bất thường mà Mỹ đang tận hưởng hiện nay.

Nếu giả định này là sai, tức là nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn.

Thật không may, có một số lý do khiến ta phải lo ngại rằng giả định này trên thực tế có thể là sai.

Ví dụ, hiện rất nhiều người tin rằng một Trung Quốc đang nổi lên sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Mỹ. Niềm tin này có thể trở thành một lời tiên đoán tự đúng.

Nếu Washington không nghĩ rằng việc Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự không đe dọa đến các lợi ích sống còn của Mỹ, họ có thể có các chính sách ngoại giao và quân sự mang tính cạnh tranh thái quá, những chính sách mà đến lượt nó lại khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang có những động cơ xấu.

Nếu Trung Quốc khi đó cảm thấy bất an, nhiều khả năng họ sẽ có những chính sách cạnh tranh mà Mỹ cũng sẽ xem là mang tính đe dọa cao hơn. Kết quả sẽ là một vòng luẩn quẩn không quyết định bởi tình hình quốc tế mà các nước này thực sự đang đối mặt, mà bởi sự bất an mà chính họ thổi phồng.

Hơn nữa, các nước thường xem nặng sự bất an của mình khi đánh giá không đúng các khả năng quân sự nhằm mục đích quốc phòng có thể với tới đâu. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức cường điệu về khả năng dễ xâm lược nên tin rằng sức mạnh đang gia tăng của Nga đe dọa đến sự tồn vong của mình. Kết quả là Đức phát động một cuộc chiến tranh phòng vệ không cần thiết.

Trong cuộc chiến tranh Lạnh, Mỹ cường điệu hóa mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô, nên nghĩ rằng những cải tiến trong các lực lượng vũ trang của Liên Xô có thể vô hiệu quá mặt mạnh nhất trong khả năng răn đe của Mỹ - một cuộc trả đũa mạnh tay.

Rất may là điều này không dẫn tới chiến tranh, nhưng nó làm gia tăng nguy cơ chiến tranh và gây ra quá nhiều căng thẳng và kéo theo những chi tiêu không cần thiết.

Washington sẽ phải cảnh giác để không mắc phải những sai lầm tương tự khi Trung Quốc gia tăng các sức mạnh hạt nhân và thông thường, và khi các cuộc va chạm trong các vấn đề thứ yếu làm căng thẳng quan hệ.

Đến nay chưa có phản ứng thái quá nào của Mỹ trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhưng khả năng đó chắc chắn tồn tại. Ví dụ, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ hiện nay kêu gọi Mỹ duy trì thế bá chủ về quân sự thông thường, nhưng lại không giải thích tại sao thế bá chủ này là cần thiết cũng như việc nó đòi hỏi có những lực lượng và khả năng quân sự như thế nào.

Trong tương lai trước mắt, Trung Quốc sẽ yếu hơn Mỹ về khả năng tấn công, nhưng chính việc họ tăng cường sức mạnh quân sự làm giảm khả năng của Mỹ trong việc tấn công vào các khu vực ngoại biên của Trung Quốc.

Điều này sẽ sớm đặt ra những câu hỏi như chính xác tại sao Mỹ cần có sự bá chủ về các khả năng tấn công thông thường trên thế giới, các nhiệm vụ đặc biệt nào Mỹ sẽ không thể thực hiện nếu không có thế bá chủ ấy và việc không thể thực hiện các nhiệm vụ này sẽ gây nguy hại cho an ninh của Mỹ đến mức nào.

Nếu không có những câu trả lời rõ ràng, Mỹ có thể sẽ đánh giá quá cao ý nghĩa của việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự.



Nếu Mỹ thổi phồng thái quá mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra thì các nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai sẽ càng lớn hơn. Ảnh minh họa.


Nguy cơ của một mối đe dọa an ninh bị cường điệu hóa sẽ càng lớn hơn trong lĩnh vực hạt nhân. Báo cáo tình hình hạt nhân (NPR) năm 2010 của chính quyền Obama nhận định: "Mỹ và các nước láng giềng châu Á của Trung Quốc vẫn quan tâm đến việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự, trong đó có việc hiện đại hóa về chất lượng và số lượng kho vũ khí hạt nhân của họ".

Tuy nhiên, NPR không nói rõ việc hiện đại hóa này đặt ra mối nguy hiểm nào. Hoàn toàn không có chuyện hiện đại hóa hạt nhân trong tương lai gần sẽ giúp Trung Quốc có thể phá hủy toàn bộ sức mạnh hạt nhân của Mỹ và hủy hoại khả năng đáp trả mạnh mẽ của Mỹ.

Một cuộc hiện đại hóa lớn nhất cũng chỉ có thể loại trừ một phần ưu thế hạt nhân của Mỹ khi tạo cho Trung Quốc một lực lượng lớn hơn và bền bỉ hơn, từ đó giảm khả năng Mỹ đe dọa Trung Quốc bằng việc chạy đua hạt nhân trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

NPR cho rằng, Mỹ "nên tiếp tục duy trì các quan hệ chiến lược ổn định với Nga và Trung Quốc", nhưng Trung Quốc luôn thiếu dạng sức mạnh có thể tạo sự ổn định theo tiêu chuẩn của Mỹ. Nếu Mỹ quyết định rằng an ninh của họ cần duy trì ưu thế hạt nhân so với Trung Quốc, họ sẽ đầu tư vào các khả năng nhằm phá hủy các sức mạnh hạt nhân mới của Trung Quốc.

Một nỗ lực như thế sẽ giống với chiến lược hạt nhân thời chiến tranh Lạnh của Mỹ, theo đó đặt tầm quan trọng hàng đầu vào việc phá hủy các sức mạnh hạt nhân của Liên Xô. Kiểu chạy đua vũ trang này giờ đây càng không cần thiết hơn trước.

Mỹ có thể duy trì khả năng răn đe mạnh ngay cả khi Trung Quốc hiện đại hóa kho vũ khí, và một chính sách cạnh tranh hạt nhân có thể làm giảm an ninh của Mỹ vì nó sẽ khiến Trung Quốc hiểu rằng Mỹ đang thù địch, làm gia tăng sự bất an của Trung Quốc và hủy hoại quan hệ Mỹ - Trung.

Chắc chắn việc Trung Quốc tăng cường hạt nhân và vũ khí thông thường sẽ giảm một số khả năng của Mỹ mà Washington muốn duy trì. Nhưng Mỹ cũng không nên coi việc tăng cường các sức mạnh quân sự này là có động cơ xấu, thay vì thế nên hiểu là việc này cho thấy mong muốn chính đáng của Trung Quốc là đảm bảo an ninh cho mình.

Khi ông Donald Rumsfeld là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông nói về Trung Quốc tăng chi tiêu cho quốc phòng rằng "vì không có nước nào đe dọa Trung Quốc, nên nước này phải tự hỏi: Tại sao phải gia tăng đầu tư cho quốc phòng? Tại sao phải tiếp tục tăng mua vũ khí?"

Câu trả lời là quá rõ. Nếu Trung Quốc có thể đưa các tàu sân bay tới gần bờ biển Mỹ và tấn công vào nước Mỹ bằng máy bay ném bom tầm xa, Washington đương nhiên sẽ muốn "mài cùn" các khả năng này, và nếu Mỹ có một sức mạnh hạt nhân chiến lược cũng dễ bị tổn thương và kém cạnh tranh như của Trung Quốc (hiện chỉ bằng 1/10 hoặc 1/100 của Mỹ), họ cũng sẽ cố gắng đuổi kịp nhanh nhất có thể.

Các hành động này sẽ không nhằm khuất phục thế giới, vì vậy không có lý do nào đủ thuyết phục để nghĩ rằng Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự là vì như thế.

Tóm lại, sự nổi lên của Trung Quốc là hòa bình, nhưng không có gì để đảm bảo điều đó. Ngược lại với lập luận của người theo chủ nghĩa hiện thực thông thường, các sức ép cơ bản của hệ thống quốc tế sẽ không đẩy Mỹ và Trung Quốc vào xung đột.

Vũ khí hạt nhân, ngăn cách về địa lý bởi Thái Bình Dương, và các quan hệ chính trị hiện tương đối tốt sẽ khiến hai nước này đảm bảo an ninh ở mức cao và tránh các chính sách quân sự gây căng thẳng nghiêm trọng quan hệ giữa họ.

Nhu cầu của Mỹ bảo vệ các đồng minh của mình ở Đông Bắc Á làm phức tạp vấn đề trong một chừng mực nào đó, nhưng hoàn toàn có thể tin rằng Washington có thể gia tăng khả năng răn đe cho Nhật Bản và Hàn Quốc, các đối tác khu vực quan trọng nhất của mình.

Thách thức đối với Mỹ sẽ là khả năng điều chỉnh chính sách trong các tình huống mà các lợi ích chưa phải là sống còn (như Đài Loan) có thể gây ra vấn đề, và ở chỗ đảm bảo rằng không cường điệu hóa nguy cơ đặt ra bởi việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh và khả năng quân sự.


Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

>> Hai tấm lá chắn của Mỹ ở Đông Bắc Á



[BDV news] Hệ thống phòng tên Aegis và THAAD sẽ là con bài cuối cùng mà Mỹ và các nước đồng minh tung ra để đối phó với các đòn tấn công bất ngờ từ tên lửa của CHDCND Triều Tiên.

Hệ thống Aegis trên biển
Hệ thống vũ khí Aegis (ACS - Aegis combat system) hiện đang là hệ thống vũ khí phòng thủ hiện đại nhất của Hải quân Mỹ và các nước đồng minh.

Theo các nhà thiết kế, Aegis đóng vai trò hệ thống phòng thủ toàn diện, có thể chống lại mọi mối đe dọa từ trên không, trên biển hay dưới đại dương. Ý tưởng phát triển hệ thống Aegis có từ hơn 40 năm trước khi Hải quân Mỹ dựa vào pháo hạm cỡ lớn lép vế trước các thế hệ tên lửa chống hạm của Liên Xô.





Khu trục hạm Arleigh Burke được trang bị hệ thống Aegis hiện đại nhất của hải quân Hoa Kỳ.
Sau sự kiện khu trục hạm Eylat của Israel bị đánh chìm bởi tên lửa chống hạm P-15 Termit và Hải quân Mỹ đánh chìm một hộ vệ hạm cùng một tầu tên lửa cỡ nhỏ của Iran năm 1988 bằng tên lửa Harpoon, người Mỹ càng thấy sự quan trọng của việc triển khai hệ thống phòng thủ này.


Trung tâm điều khiển điện tử của hệ thống Aegis.


Chính phủ Mỹ hầu như “ném” hết tất cả những thành tựu của mình vào một hệ thống phòng thủ trên biển. Vũ khí của Aegis có tầm tác chiến rộng, có khả năng chống đỡ các cuộc tấn công từ mọi độ cao, mọi hướng, với đủ loại vũ khí từ tên lửa chống hạm, cho đến máy bay đối phương ở mọi tốc độ bay từ dưới âm, cận âm đến siêu âm.

Không những thế, Aegis không hề giảm sút khả năng ngay cả trong những điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, hay dưới điều kiện nhiễu mạnh mà đối phương gây ra.

“Trái tim” của hệ thống Aegis là radar đa kênh AN/SPY-1 có khả năng tự động phát hiện và theo dõi mục tiêu. Nhờ công suất cực lớn 4MW (cần một nhà máy thủy điện cơ vừa như nhà máy thủy điện Khe Cách của Việt Nam để cung cấp năng lượng cho radar này hoạt động).

AN/SPY-1 có khả năng theo dõi và dẫn bắn cùng lúc tới hơn 100 mục tiêu. Về hệ thống vũ khí, Aegis là sự kết hợp hoàn hảo của tên lửa đối đất Tomahawk; tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, hệ thống phòng không SM-2, SM-3; hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx, các loại ngư lôi MK-46, MK-50 và trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk.


Hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx, một phần của Aegis.



Tên lửa phòng không tầm xa SM-2 được phóng thử nghiệm trong hệ thống Aegis.



Trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk.


Hiện nay, hệ thống Aegis đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng trên các khu trục lớp Ticonderoga; Arleigh Burke của Mỹ; Kongo của Nhật Bản và tầu hộ vệ lớp F-100 của Tây Ban Nha. Gần đây, Hàn Quốc cũng lắp đặt thành công hệ thống Aegis trên khu trục hạm mới nhất của họ là King Sejong the Great.

Trong tình hình thời sự hiện nay, Aegis được tin tưởng và đặt trọng trách lớn với nhiệm vụ ngăn chặn các tên lửa của các nước “thù địch” với Mỹ và đồng minh như CHDCND Triều Tiên hay Iran.

Hệ thống THAAD trên đất liền
THAAD (Theatre high-altitude area defence - Hệ thống phòng không tầm cao) là một hệ thống tên lửa phòng không có khả năng di chuyển linh hoạt với nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ và mục tiêu quan trọng khỏi các loại tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 200 km và độ cao lên tới 150 km.

THAAD chính là lớp ngoài cùng trong “Hệ thống bảo vệ nhiều tầng” mà người Mỹ dày công xây dựng. Các hệ thống khác như Patriot PAC-3 sẽ “lo liệu” các mục tiêu ở tầm thấp hơn từ 1,5-7,5 km.

Hệ thống THAAD có tuổi đời khá trẻ, mới được Lockheed Martin phát triển theo một hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ trị giá 689 triệu USD. Sau đó, nhiệm vụ phát triển hệ thống còn được chia cả cho các công ty khác như Raytheon với nhiệm vụ thiết kế radar mặt đất.

Cho đến năm 2000, hệ thống THAAD mới chuyển sang giai đoạn thiết kế chính thức và năm 2004, 16 tên lửa dành cho hệ thống mới được sản xuất với mục đích thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm đầu tiên của hệ thống này diễn ra tốt đẹp tại bãi thử Kauai (Hawaii) tháng 1/2007, khi tên lửa THAAD bắn trúng mục tiêu ở tầng bình lưu (độ cao khoảng 30-70km).


Loại xe phóng M1075 có chiều dài 12 mét, rộng 3,25 mét và mang được 8 tên lửa THAAD.



Tên lửa THAAD đang được phóng thử nghiệm.


Sau thử nghiệm thành công lần thứ hai vào tháng 4 cùng năm, THAAD dành được một hợp đồng cung cấp hai hệ thống gồm 6 xe phóng, 48 tên lửa, hai radar và hai trạm điều khiển. Hệ thống đầu tiên trong hợp đồng này được giao, kích hoạt và đưa vào sử dụng tại Fort Bliss tháng 5/2008. Một hệ thống THAAD hoàn chỉnh bao gồm 9 xe phóng, mỗi xe có khả năng mang 8 tên lửa và được điều khiển bằng hai trạm kiểm soát (TOCs - Tactical operation centres) và một radar mặt đất (GBR - Ground Base Radar).

Tên lửa sử dụng cho THAAD là loại tên lửa nhiên liệu rắn một tầng đẩy với khả năng điều chỉnh hướng phụt có khối lượng 900 kg và dài 6,17m. Tên lửa được nạp dữ liệu trực tiếp về mục tiêu từ trạm điều khiển, từ đó nó sẽ tự tính toán điểm va chạm để tiêu diệt mục tiêu.


Tên lửa THAAD đánh chặn mục tiêu tầm cao.


Trong suốt quá trình bay, dữ liệu về mục tiêu tiếp tục được cập nhật để tăng tính chính xác; nếu vì một lý do nào đó quá trình này không hiệu quả thì tên lửa sẽ sử dụng đầu dò hồng ngoại để tự tìm kiếm mục tiêu.

Tên lửa được vận chuyển và phóng trên xe tải M1075. Nguồn năng lượng để phóng tên lửa được tích trữ trong các acqui chì vận chuyển theo xe; các acqui này có thể sạc rất nhanh bằng máy phát điện đi kèm nên quá trình thay tên lửa và phóng loạt thứ hai của THAAD rất nhanh, chỉ trong vòng 30 phút.

THAAD sử dụng radar băng sóng milimet và micromet loại AN/TPY-2, là phiên bản đất liền của loại AN/SPY-2 vốn được sử dụng trong hệ thống Aegis. Với công suất mạnh như nêu ở trên, radar này có khả năng phát hiện được tên lửa đạn đạo đối phương ở khoảng cách lên tới 1.000 km.


Sơ đồ tác chiến phòng thủ của hệ thống THAAD.


Ngoài khả năng tác chiến độc lập, THAAD còn có khả năng cung cấp thông tin về mục tiêu cho các hệ thống phòng không khác qua hệ thống data link nhằm nâng cao khả năng chiến đấu đến mức tối đa.

Tháng 9/2008, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất đã đặt mua 3 hệ thống THAAD gồm 147 tên lửa, bốn radar, 6 trạm kiểm soát thông tin và 9 xe phóng. Tuy nhiên, thông tin về giá trị hợp đồng cũng như thời gian giao hàng vẫn được các bên giữ kín.

Tháng 6/2009, trước sức nóng của các vụ thử tên lửa của CHDCND Triêu Tiên, Mỹ cũng đã có ý định triển khai hệ thống THAAD tại Nhật Bản kết hợp với hệ thống Aegis trên biển nhằm vô hiệu hóa mối đe dọa này.

Mặc dù được thử nghiệm không ít lần thành công, hệ thống Aegis và THAAD vẫn bị nhiều thành viên của Bộ Quốc phòng Mỹ nghi hoặc. Các thử nghiệm dựa trên các mẫu tên lửa với đường bay cố định mang một đầu đạn hạt nhân; trong khi các tên lửa của đối trọng lớn nhất của Mỹ là Nga thường có khả năng tàng hình, có đường bay thay đổi liên tục, mang theo hàng chục đầu đạn hạt nhân và có thể phóng từ tầu ngầm từ bất cứ nơi nào trên thế giới.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang