Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tuần dương hạm lớp Kirov

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuần dương hạm lớp Kirov. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuần dương hạm lớp Kirov. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

>> Bao phủ biển Đông bằng hệ thống tên lửa S-300F - "điều không tưởng"

Với những điểm ưu việt của tổ hợp S-300F của Nga, tại sao cho đến thời điểm này Việt Nam vẫn chưa sở hữu bất kỳ tổ hợp S-300F nào? Chúng ta thử tìm hiểu xem những trở ngại nào đối với Việt Nam trong vấn đề này.

>> Tuần dương hạm lớp Kirov, gã khổng lồ trên biển


Giới thiệu sức mạnh của tổ hợp phòng không trên chiến hạm S-300F


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không trên chiến hạm có là một lựa chọn hợp lý cho Việt Nam ở biển Đông?

S-300F Fort (tiếng Nga C-300Ф Форт, định danh SA-N-6, hậu tố F cho Flot, tiếng Nga có nghĩa hạm đội) được giới thiệu năm 1984 là phiên bản đầu tiên trang bị trên tàu thuỷ của hệ thống S-300P do Altair phát triển với loại tên lửa 5V55RM. Tầm xa chiến đấu của tổ hợp là 7–90 km, độ cao chiến đấu 25,000 m và tốc độ tối đa của mục tiêu lên tới Mach 4. Đầu chiến đấu có khối lượng 133 kg, động cơ nhiên liệu rắn.

Ban đầu S-300F được trang bị cho ba tàu tuần dương tên lửa năng lượng hạt nhân Project 1144 Orlan (tên NATO: lớp Kirov) và bốn tàu tàu tuần dương thông thường Project 1164 Atlant 116 (tên NATO: lớp Slava). Tàu tuần dương thứ tư lớp Slava không được hoàn thành và vẫn ở Ukraine. Bắt đầu từ năm 1977, hệ thống đã được thử nghiệm trên tàu Azov, chiếc tàu tuần dương duy nhất của tàu lớp Project 1134BE Berkut (tên NATO: lớp Kara).

Tên lửa được giữ trong tám (đối với tàu lớp Slava) hay mười hai (đối với tàu lớp Kirov) cụm bệ phóng dưới boong tàu, mỗi cụm bệ phóng có 8 ống phóng. Phiên bản xuất khẩu của hệ thống này được gọi là S-300F Rif. Hiện nay, chỉ có hai tàu lớp Kirov được trang bị hệ thống S-300F, còn lại chiếc thứ 3 mang tên Petr Veliky được trang bị biến thể nâng cấp S-300FM Fort-M

S-300F sử dụng các đài radar kiểu TOP SAIL hay TOP STEER, TOP PAIR và 3R41 Volna (TOP DOME) và dẫn đường điều khiển với một phương thức dẫn đường radar bán chủ động (SARH) giai đoạn cuối.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh hệ thống S-300FM

S-300FM Fort-M (tiếng Nga C-300ФМ, định danh NATO: SA-N-20) là phiên bản hải quân khác của hệ thống S-300F, chỉ được lắp đặt trên tàu tuần tiễu lớp Kirov RFS Pyotr Velikiy và sử dụng loại tên lửa 48N6 mới.

S-300FM Fort-M được giới thiệu năm 1990 và tăng tốc độ tên lửa lên xấp xỉ Mach 6 với tốc độ tiếp chiến mục tiêu tối đa lên tới Mach 8.5, tăng kích thước đầu đạn lên 150 kg và tăng tầm tiếp chiến một lần nữa lên 5–150 km, cũng như độ cao tác chiến 10m-27 km. Các tên lửa mới cũng sử dụng biện pháp dẫn đường tối tân và có khả năng ngăn chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

S-300FM Fort-M sử dụng radar kiểu TOMB STONE MOD thay cho radar TOP DOME, có khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 600 km. Hệ thống sử dụng một máy tính điện tử, có khả năng theo dõi sáu mục tiêu cùng lúc và hướng dẫn hai tên lửa cho mỗi mục tiêu cùng một lúc.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Khai hỏa tổ hợp S-300FM trên tuần dương hạm lớp Kirov của Nga

Phiên bản xuất khẩu được gọi là Rif-M. Hai hệ thống Rif-M đã được Trung Quốc mua năm 2002 và lắp đặt trên các tàu khu trục tên lửa phòng không có điều khiển Type 051C mang số hiệu 115 và 116. Mỗi tàu này được trang bị 48 tên lửa của hệ thống S-300FM Rif-M.

Cả hai phiên bản hải quân đều được cho là còn có một máy dò tìm hồng ngoại giai đoạn cuối thứ hai để giảm khả năng bị ảnh hưởng của hệ thống do bão hoà, tương tự như hệ thống tên lửa Standard mới của Mỹ. Điều này cũng giúp tên lửa có khả năng tiếp chiến các mục tiêu dưới đường chân trời của radar, như các tàu chiến hay các tên lửa chống tàu bay lướt trên mặt biển.

Những lý do có thể thấy ngay TẠI SAO KHÔNG hoặc CHƯA THỂ VÀO LÚC NÀY ?

Chi phí khổng lồ

Việc sở hữu tổ hợp S-300F hoặc các biển thể của nó khiến Việt Nam phải chi trả một khoản chi phí rất lớn. Ngoài việc sở hữu tên lửa và các thiết bị phóng cũng như hệ thống điều khiển, trinh sát đi kèm thì tổ hợp này cần phải được một tàu có lượng giãn nước lớn chuyên chở.

Tàu chiến lớn nhất Việt Nam hiện nay là 2 tàu lớp Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có chiều dài 102 m, rộng 13,7 m, trọng tải lên đến 2100 tấn, mức mớn nước 5,3 m, thủy thủ đoàn 98 người.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hai chiến hạm lớn nhất của Việt Nam mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có lượng giãn nước 2.100 tấn

Còn các tàu trang bị S-300F của Nga là lớp Slava Project 1164 Atlant có dài 186,4m, rộng 20,8m, mớn nước 8,4m, tải trọng tiêu chuẩn 10.000 tấn, đầy tải 12.500 tấn, thủy thủ đoàn từ 476-529 người.

Tàu chiến lớp Kirov dài 252m (tương đương tàu sân bay hạng nhẹ và tàu đổ bộ tấn công hiện đại), rộng 28,5m, mớn nước 9,1m, lượng giãn nước khổng lồ lên tới 28.000 tấn. Trong khi đó, tàu Type 051C của Trung Quốc có chiều dài 155 m, chiều rộng 17 m, mớn nước 6 m, lượng giãn nước 7.100 tấn, thủy thủ đoàn 290 người.

Giá trị hợp đồng 2 tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ mà phía Việt Nam phải thanh toán cho phía Nga là 350 triệu USD, nhỏ hơn nhiều nếu so với loại tàu nhỏ nhất mang S-300F là Type 051C của Trung Quốc với chi phí sản xuất lên đến 800 triệu USD mỗi tàu.

Không chỉ chi phí chế tạo ban đầu mà chi phí bảo dưỡng, sữa chữa và duy trì hoạt động thường xuyên của các loại tàu này cũng cực kỳ lớn. Hiện tại do thiếu chi phí, Nga chỉ duy trì hoạt động của 2 tàu lớp Kirov là Admiral Nakhimov (đang bảo dưỡng cho tới năm sau) và Pyotr Velikhiy (soái hạm của hạm đội biển Bắc). Còn 1 chiếc đã bị rã ra lấy phụ tùng thay thế cho 3 chiếc còn lại.

Số lượng tuần dương hạm lớp Slava trong biên chế Hải quân Nga cũng chỉ có 3 chiếc: chiếc tuần dương hạm Moskva hiện tại là soái hạm của Hạm đội Biển Đen; tuần dương hạm Varyag là soái hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, chiếc tuần dương hạm còn lại mang tên Marshal Ustinov hoạt động trong Hạm đội Biển Bắc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu lớn nhất được trang bị S-300F là tuần dương hạm lớp Kirov của Nga với lượng giãn nước khổng lồ 28.000 tấn

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu nhỏ nhất được trang bị S-300F là Type 051C của Trung Quốc với lượng giãn nước 7.100 tấn.

Phía Trung Quốc đã có 2 tàu (Thẩm Dương-115 và Thạch Gia Trang-116) được đưa vào sử dụng và đều biên chế trong Hạm đội Bắc Hải. Với Trung Quốc thì vấn đề chi phí có thể được đặt sau các yếu tố khác bởi tham vọng của Trung Quốc là rất lớn đối với chiến lược biển xanh.

Đòi hỏi số lượng lớn con người có trình độ cao

Việc sở hữu một tàu lớn đòi hỏi một đội ngũ kỹ thuật lớn có trình độ cao mới có thể duy trì và phát huy hết uy lực của tổ hợp. Chỉ tính riêng thủy thủ đoàn trên tàu cho thấy cần phải có một đội ngũ rất đông mới duy trì được hoạt động của những chiến hạm này.

Hai tàu Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ có thủy thủ đoàn 98 người ít hơn nhiều so với tàu lớp Slava Project 1164 Atlant có thủy thủ đoàn từ 476-529 người, tàu chiến lớp Kirov thủy thủ đoàn 710 người, tàu Type 051C của Trung Quốc có thủy thủ đoàn 290 người.
Để đào tạo và duy trì được đội ngũ đông đảo như vậy cần rất nhiều thời gian và chi phí. Ngoài ra vấn đề bảo đảm hậu cần cho việc tuần tra trên biển cũng hết sức phức tạp.

Đấy là chưa kể đội ngũ rất lớn các nhân viên kỹ thuật cần thiết ở các căn cứ để bảo dưỡng, bảo trì các chiến hạm khổng lồ này.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cơ sở bảo dưỡng, sữa chữa tàu chiến lớn nhất của Việt Nam là Hải Minh (X51)

Hạn chế về tác chiến chống ngầm

Trở ngại tiếp theo đó là vấn đề chống ngầm cho các tàu trên, khi mà các đòn đánh trên cao không phát huy hiệu quả, đối phương sẽ tính đến phương án sử dụng đòn đánh từ dưới mặt nước.

Là các tàu thiết kế chuyên cho nhiệm vụ phòng không tầm xa và tầm trung nên khả năng chống ngầm của các tàu này sẽ phần nào hạn chế. Nhiệm vụ chống ngầm sẽ được đảm nhiệm bởi các tàu ngầm, máy bay săn ngầm, vũ khí chống ngầm trên các tàu mặt nước đi kèm. Do vậy nếu sở hữu tàu này, Việt Nam cần trang bị và nâng cao khả năng tác chiến chống ngầm của các tàu chiến, tàu ngầm tạo ra một hành lang an toàn cho tổ hợp. Việc này sẽ kéo theo hàng loạt dự án khổng lồ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng tàu chống ngầm của Việt Nam là các tàu lớp Petya II/III (project 159A/159AE) được sử dụng khoảng 50 năm

Phòng không trên biển Đông theo cách Việt Nam

Với phương châm mua sắm vũ khí chỉ phòng vệ và bảo vệ chủ quyền đất nước, không phải để đi bành trướng nên Việt Nam tránh lao vào một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém.

Việt Nam chọn hướng đi riêng để hoàn thiện hệ thống phòng không của mình không chỉ trên biển Đông mà còn nhiều vùng trên đất nước chưa được bao phủ bởi các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa.

Với kinh nghiệm trong cuộc chiến Điện Biên Phủ trên không và chiến thuật sáng tạo, bí mật, bất ngờ, nghệ thuật quân sự lấy ít đánh nhiều của mình, Việt Nam có thể đảm nhận nhiệm vụ phòng không trên biển Đông một cách xuất sắc.

(Tổng hợp)

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

>> Tuần dương hạm Pyotr Veliky bị rút ruột



Soái hạm của hạm đội Biển Bắc tàu tuần dương hạm nguyên tử Pyotr Veliky đã bị rút ruột nghiêm trọng trong quá trình sửa chữa vào năm 2010.

Theo một báo cáo điều tra của công tố viên quân sự Nga cho biết, có đến 256 triệu Rúp kinh phí phân bổ cho việc sửa chửa tàu tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng này đã bị tham nhũng.

Theo đó, trong tổng số tiền 356 triệu Rúp chi cho việc sửa chửa lò phản ứng hạt nhân và một số thiết bị liên quan của tàu đô đốc Pyotr Veliky. Thực tế chỉ có chưa đầy 100 triệu Rúp được chi cho công tác sửa chửa thực tế, số tiền còn lại đã chảy vào túi các quan chức.

Hiện tại, giới chức quân sự Nga mở rộng điều tra hành vi tham ô của tổng giám đốc cơ sở kỹ thuật công nghiệp đặc biệt ZAO tại trung tâm sửa chửa The Star. Nơi trực tiếp tiến hành công tác sửa chửa cho tuần dương hạm Pyotr Veliky.


Vấn nạn tham nhũng diễn ra ở ngay những vũ khí mang tầm cở chiến lược.


Trưởng công tố viên quân sự của Nga Fyodor Barashko đã gửi báo cáo lên cơ quan thực thi pháp luật của Bộ Quốc phòng Nga về hành vi tham nhũng trong quá trình sửa chữa tàu tuần dương hạm nguyên tử Pyotr Veliky. Điều đó có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tàu.

Ông Yevgeny Tkachuk một kiểm soát viên quân sự của Hạm đội Biển Bắc cho biết, trung tâm bảo dưỡng The Star đã nhận được đơn hàng để sửa chửa lò phản ứng hạt nhân cho tàu tuần dương hạm nguyên tử Pyotr Veliky cùng với một tàu ngầm hạt nhân khác. Tuy nhiên, trên thực tế thì trung tâm này không có thẩm quyền để tiến hành các công tác sửa chữa như vậy, báo cáo cho biết.

Tàu tuần dương hạm nguyên tử đô đốc Pyotr Veliky không chỉ là soái hạm của Hạm đội Biển Bắc mà còn là biểu tượng sức mạnh đầy uy lực của hải quân Nga trên biển. Đây là loại tàu tuần dương hạm có một không hai trên thế giới, và là loại tàu tuần dương hạm lớn nhất thế giới đang hoạt động.

Việc tham nhũng rút ruột trong quá trình sửa chữa lò phản ứng hạt nhân tại một trung tâm không có thẩm quyền tiến hành các công này có thể gây ra những hiểm họa khôn lường trong quá trình hoạt động của tàu.

Hiện tượng tham nhũng trong quân đội là một trong những vấn nạn lớn của quân đội Nga hiện nay, làm suy giảm nghiêm trọng khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu hiệu quả của quân đội Nga nói chung và Hạm đội Biển Bắc nói riêng, một trong hai hạm đội mạnh nhất của Hải quân Nga hiện nay.

[BDV news]


Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

>> Tuần dương hạm lớp Kirov, gã khổng lồ trên biển

Trang bị "tên lửa đầy mình", tuần dương hạm lớp Kirov có kích thước khổng lồ và tầm hoạt động bị giới hạn bởi ... thực phẩm dành cho thủy thủ đoàn.

Giữa những năm 1960, cùng lúc nghiên cứu chế tạo các tầu ngầm nguyên tử có khả năng phóng tên lửa hành trình, ý tưởng thiết kế một chiến hạm cực mạnh trang bị lò phản ứng hạt nhân cũng được hai cường quốc lúc đó là Liên Xô và Mỹ bắt tay thực hiện.




Thiết kế bị hoài nghi

Trong khi phiên bản của Mỹ là tuần dương hạm CGN-9 Long Beach thất bại vì đi theo lối mòn sử dụng pháo cỡ nòng lớn như các tuần dương hạm trong Chiến tranh thế giới thứ hai thì người Nga đã có thành tựu hơn khi trang bị tên lửa chống hạm cho phiên bản của họ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm Piotr Velikiy thuộc lớp Kirov.

Mặc dù đi đúng hướng nhưng dự án chế tạo tuần dương hạm tên lửa của Viện Thiết kế Severnoe do Giám đốc Kupenskiy làm chủ, vẫn vấp phải sự hoài nghi của các nhà lãnh đạo Liên Xô khi đó.

Chỉ đến khi một chiếc tầu tên lửa nhỏ của Ai cập đánh chìm khu trục hạm “Eylat” của Israel năm 1967 bằng tên lửa chống hạm P-15 Termit, thể hiện rõ sự ưu việt của loại vũ khí này thì dòng vốn cho dự án mới được cấp đều đặn.

Dự án 1144 về chiếc tuần dương hạm nguyên tử của Nga được các nhà lãnh đạo Liên Xô yêu cầu thỏa mãn nhiều nhiệm vụ rất ngặt nghèo: tên lửa chống hạm ưu việt, trang bị tên lửa phòng không và tên lửa chống tầu ngầm thế hệ mới nhất, có khả năng đối phó với mọi mối đe dọa trên biển cũng như trên đất liền.

Năm 1977, chiếc đầu tiên thuộc lớp Kirov được đóng và cho đến khi Liên Xô tan rã, siêu cường này kịp hoàn thành bốn chiếc là Kirov, Frunze, Kalinin và Yuri Andropop, còn 8 chiếc khác đang được chế tạo dang dở.

Sau khi Liên Xô tan rã, do không đủ kinh phí sửa chữa và bảo dưỡng, chiếc Kirov đã được tháo dỡ để lấy phụ tùng và vật liệu phục vụ duy trì cho ba chiếc còn lại, đã lần lượt được đổi tên thành Đô đốc Lazarev, Đô đốc Nakhimov và Piotr Velikiy.
Tầm hoạt động chỉ bị giới hạn bởi... thực phẩm

So với các thế hệ tầu chiến hiện đại, Kirov thuộc vào hàng lớn nhất; có chiều dài 252 m, rộng 28,5 m, cao 9,1 m với lượng dãn nước 28.000 tấn lúc mang đầy đủ vũ khí. Kích thước này thậm chí còn lớn hơn cả chiếc hàng không mẫu hạm HMS Illustrious thuộc lớp Invincible của Hải quân hoàng gia Anh.

Cũng nhằm mục đích đối phó với đối thủ chính là hàng không mẫu hạm, Kirov được trang bị hệ thống phòng không cực mạnh với 96 tên lửa S-300 phiên bản dành cho tầu chiến (định danh NATO: SA-N-6 Grumble) tầm bắn tới 150 km; thậm chí, chiến hạm mới nhất thuộc lớp Kirov là Piotr Velikiy còn được trang bị 96 tên lửa S-400 với tầm bắn tới 400 km, được hỗ trợ bởi 2 radar Tomb Stone có khả năng phát hiện máy bay địch từ khoảng cách 600 km.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc Piotr Velikiy đang phóng tên lửa P-700.

Cũng nhằm mục đích đối phó với đối thủ chính là hàng không mẫu hạm, Kirov được trang bị hệ thống phòng không cực mạnh với 96 tên lửa S-300 phiên bản dành cho tầu chiến (định danh NATO: SA-N-6 Grumble) tầm bắn tới 150 km; thậm chí, chiến hạm mới nhất thuộc lớp Kirov là Piotr Velikiy còn được trang bị 96 tên lửa S-400 với tầm bắn tới 400 km, được hỗ trợ bởi 2 radar Tomb Stone có khả năng phát hiện máy bay địch từ khoảng cách 600 km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Không chỉ phòng thủ tốt từ xa, 192 tên lửa 9K311 Tor (tầm bắn 12 km) hoặc 44 tên lửa OSA-MA (tầm bắn 15 km) sẽ bảo vệ tầu khỏi các mục tiêu bay tầm trung và cuối cùng là 6 hệ thống phòng thủ tầm ngắn CADS-N-1 Kashtan sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt các tên lửa bay đến cùng các mục tiêu bay tầm ngắn.

Hệ thống Kashtan được vũ trang bằng hai pháo bắn nhanh 30 mm 6 nòng với vận tốc bắn 12.000 viên đạn mỗi phút cùng 8 tên lửa 9M311 sẽ là cửa ải cuối cùng, vô hiệu hóa mọi mối đe dọa từ trên không đến con tầu.

Với yêu cầu phòng thủ toàn diện mọi mối đe dọa, để chống lại tầu ngầm, Kirov được trang bị hệ thống rocket chống ngầm Udav-1 trang bị 102 rocket tầm bắn 3 km cùng hai ống phóng ngư lôi 533 mm có khả năng phóng tên lửa chống ngầm Vodopad-NK, với tầm bắn tới 120 km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không tầm ngắn chống tên lửa Kashtan của Kirov.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Kashtan được bố trí phía trước của Kirov.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Rocket chống ngầm RBU-1000 bố trí trên tầu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ống phóng ngư lôi 533 mm có khả năng phóng tên lửa chống ngầm Vodopad-NK.

Phía sau thân tầu còn được trang bị nhà chứa máy bay ngầm đủ chỗ cho ba trực thăng săn ngầm Ka-27 PL. Những trực thăng này được trang bị các loại máy dò siêu âm, ngư lôi săn ngầm có thể dò tìm và tiêu diệt tầu ngầm đối phương, đồng thời có khả năng dẫn đường cho tên lửa chống ngầm Vodopad-Nk trên tầu mẹ tự động dò tìm và tiêu diệt mục tiêu.

Cuối cùng, cũng như mọi chiến hạm khác, pháo hạm là trang bị không thể thiếu trên chiếc tầu chiến này. Kirov được trang bị một khẩu pháo AK-130 cỡ 130 mm hai nòng ở vị trí phía sau tầu. Khẩu pháo này được điều khiển hoàn toàn tự động bằng radar có tầm bắn 22 km và tốc độ bắn tối đa tới 35 phát mỗi phút, có khả năng oanh tạc các mục tiêu trên đất liền hoặc các tầu chiến nhỏ của đối phương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Pháo AK-130 hai nòng bố trí ở boong sau tầu, có tầm bắn 22 km và tốc độ 35 viên mỗi phút.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng săn ngầm Ka-27PL hạ cánh trên chiếc Frunze (nay là Admiral Lazarev)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang