Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Trực thăng săn ngầm Ka-27PL

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Trực thăng săn ngầm Ka-27PL. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trực thăng săn ngầm Ka-27PL. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

>> Hải quân Việt Nam nhận tàu chiến Nga?



Nhà máy đóng tàu Gorky của Nga vừa hoàn tất hợp đồng cung cấp hai tàu chiến Gepard cho Việt Nam, BBC dẫn tin từ hãng thông tấn Nga Ria Novosti.

Ria Novosti đưa tin từ Kazan, thủ phủ Cộng hòa Tatarstan của Nga, nhà máy đóng tàu Gorky vừa giao hàng chiếc thứ hai trong hợp đồng hai chiếc tàu chiến hạng Gepard-3.9.



Đây là thế hệ Gepard đời mới nhất của nhà máy Zelenodolsk, mất tới hai năm rưỡi để chế tạo từ mẫu đang hoạt động thuộc lớp Project 11661.

Hợp đồng cung cấp tàu Gepard 3.9 được ký từ cuối năm 2006 qua công ty Rosoboronexport, nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga.

Trước đó, một công ty Nga khác là RET Kronshtadt cũng được lựa chọn để cung cấp hệ thống huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu chiến này. Công việc huấn luyện được thực hiện ngay trong năm nay.

Cũng theo BBC, công ty RET Kronshtadt tham gia huấn luyện thủy thủ đoàn cho các tàu ngầm hạng Kilo mà Việt Nam ký hợp đồng mua của Nga hồi cuối năm ngoái. Công ty này chuyên huấn luyện hoa tiêu cho tàu ngầm.

Ngoài ra, Nga thông báo sẽ xây căn cứ tàu ngầm bao gồm cả cơ sở sửa chữa và huấn luyện cho hải quân Việt Nam, tuy không nói rõ là ở địa điểm nào.

Gepard-3.9 (một số nguồn gọi Gepard-3.9 là tàu hộ tống), dùng để thực hiện các nhiệm vụ hộ tống, tuần tiễu, bảo vệ hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, yểm trợ các hoạt động trên biển. Khi cần thiết, Gepard-3.9 có thể làm các nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm và máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Các tàu Gepard-3.9 đời mới được đóng tại Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên Gorky có thiết kế tiên tiến, áp dụng công nghệ tàng hình, nhiều trang thiết bị trên boong được đưa vào trong tàu và được trang bị các loại vũ khí tiên tiến nhất của Nga hiện nay, trong đó có hệ thống phòng không Palma-SU, hệ thống tên lửa Uran và trực thăng Ka-28. Hệ thống bảo đảm sinh hoạt cho thủy thủ đoàn 103 người được cải tiến đáng kể, lắp đặt hệ thống điều hòa không khí mới.


Mô hình tàu khu trục Gepard 3.9 lớp 1166.1

Gepard-3.9 có lượng giãn nước 2.100 tấn; chiều dài 102,2 m; chiều rộng 13,1 m và mớn nước 3,8 m. Hệ thống động lực kết hợp diesel-turbine khí có tổng công suất 20.000 mã lực, cho phép tàu đạt tốc độ 28 hải lý một giờ (52 km một giờ), khả năng hoạt động độc lập 20 ngày đêm, cự ly hành trình gần 5.000 hải lý với tốc độ 10 hải lý một giờ. Ở đuôi tàu có sân đỗ cho một trực thăng Ка-27 (hoặc Ka-28, Ка-31). Nhiệm vụ chính của các loại trực thăng này là chống ngầm.


Trực thăng chống ngầm Ka-27 được trang bị cho Gepard 3.9


Vũ khí hiện đại, uy lực mạnh
Gepard-3.9 được trang bị tổ hợp vũ khí hiện đại gồm: hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm bốn bệ phóng x 4 ống phóng với 16 tên lửa chống hạm Kh-35E, một khẩu pháo 76,2 mm АК-176М ở mũi tàu dùng để tác chiến chống mục tiêu mặt nước, mặt đất và máy bay bay thấp, có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km; ba hệ thống tên lửa-pháo phòng không cao tốc Palma và hai súng máy 14,5 mm; hai hệ thống phóng lôi x hai ống phóng 533 mm và một bệ phóng có 12 ống phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000.

Vũ khí đáng sợ nhất của Gepard-3.9 là 3M24 (Kh-35) Uran, NATO gọi là SS-N-25 Switchblade (biến thể xuất khẩu là 3M24E (Kh-35E) Uran-E), loại tên lửa chống hạm dưới âm, bay sát mặt biển, sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn bay giữa và radar chủ động giai đoạn cuối.


Tên lửa chống hạm Kh-35 Uran là vũ khí chủ lực của Gepard 3.9


Uran có hình dáng và tính năng tương tự loại tên lửa chống hạm chủ lực của Hải quân Mỹ là AGM-84 Harpoon. Tên lửa Uran có chiều dài 4,2 m; đường kính 0,42 m, trọng lượng 630 kg, đầu đạn 145 kg, tầm bắn 5-130 km, tốc độ tối đa 0,9M. Ngoài biến thể 3M24 Uran SS-N-25 Switchblade trang bị cho tàu chiến, Nga còn chế tạo các biến thể phòng thủ bờ biển 3K60 (3M24M) Bal/Bal-E (SSC-6 Stooge) và biến thể lắp trên máy bay Kh-35U (AS-20 Kayak).

Hệ thống tên lửa - pháo phòng không Palma có thể tác chiến chống máy bay và trực thăng, bom, tên lửa hành trình chống hạm, tàu nhỏ và mục tiêu nhỏ trên bờ. Palma gồm hai pháo tự động 6 nòng 30mm AO-18KD/6K30GSh và 8 tên lửa siêu vượt âm dẫn bằng laser Sosna-R (lắp trên hai cụm ống phóng 3R-99E).

Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m; thời gian phản ứng của hệ thống là 3-5 s. Các pháo AO-18KD 30mm có tầm bắn xa 200-4.000 m và bắn cao đến 3.000 m. Cơ số đạn 1.500 viên đạn xuyên giáp, phá-mảnh hoặc cháy. Các khẩu pháo có tốc độ bắn tối đa 10.000 phát một phút.

Hệ thống tên lửa Sosna có tầm bắn mục tiêu bay hiệu quả ở độ cao 2.000 - 3.500 m và cự ly 1.300 - 8.000 m. Hệ thống điều khiển hỏa lực của Palma gồm camera truyền hình 3V-89 và camera hồng ngoại, máy đo xa laser, hệ thống dẫn tên lửa bằng tia laser và radar bắt mục tiêu 3Ts-99.

(bbc news)

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

>> Tuần dương hạm lớp Kirov, gã khổng lồ trên biển

Trang bị "tên lửa đầy mình", tuần dương hạm lớp Kirov có kích thước khổng lồ và tầm hoạt động bị giới hạn bởi ... thực phẩm dành cho thủy thủ đoàn.

Giữa những năm 1960, cùng lúc nghiên cứu chế tạo các tầu ngầm nguyên tử có khả năng phóng tên lửa hành trình, ý tưởng thiết kế một chiến hạm cực mạnh trang bị lò phản ứng hạt nhân cũng được hai cường quốc lúc đó là Liên Xô và Mỹ bắt tay thực hiện.




Thiết kế bị hoài nghi

Trong khi phiên bản của Mỹ là tuần dương hạm CGN-9 Long Beach thất bại vì đi theo lối mòn sử dụng pháo cỡ nòng lớn như các tuần dương hạm trong Chiến tranh thế giới thứ hai thì người Nga đã có thành tựu hơn khi trang bị tên lửa chống hạm cho phiên bản của họ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm Piotr Velikiy thuộc lớp Kirov.

Mặc dù đi đúng hướng nhưng dự án chế tạo tuần dương hạm tên lửa của Viện Thiết kế Severnoe do Giám đốc Kupenskiy làm chủ, vẫn vấp phải sự hoài nghi của các nhà lãnh đạo Liên Xô khi đó.

Chỉ đến khi một chiếc tầu tên lửa nhỏ của Ai cập đánh chìm khu trục hạm “Eylat” của Israel năm 1967 bằng tên lửa chống hạm P-15 Termit, thể hiện rõ sự ưu việt của loại vũ khí này thì dòng vốn cho dự án mới được cấp đều đặn.

Dự án 1144 về chiếc tuần dương hạm nguyên tử của Nga được các nhà lãnh đạo Liên Xô yêu cầu thỏa mãn nhiều nhiệm vụ rất ngặt nghèo: tên lửa chống hạm ưu việt, trang bị tên lửa phòng không và tên lửa chống tầu ngầm thế hệ mới nhất, có khả năng đối phó với mọi mối đe dọa trên biển cũng như trên đất liền.

Năm 1977, chiếc đầu tiên thuộc lớp Kirov được đóng và cho đến khi Liên Xô tan rã, siêu cường này kịp hoàn thành bốn chiếc là Kirov, Frunze, Kalinin và Yuri Andropop, còn 8 chiếc khác đang được chế tạo dang dở.

Sau khi Liên Xô tan rã, do không đủ kinh phí sửa chữa và bảo dưỡng, chiếc Kirov đã được tháo dỡ để lấy phụ tùng và vật liệu phục vụ duy trì cho ba chiếc còn lại, đã lần lượt được đổi tên thành Đô đốc Lazarev, Đô đốc Nakhimov và Piotr Velikiy.
Tầm hoạt động chỉ bị giới hạn bởi... thực phẩm

So với các thế hệ tầu chiến hiện đại, Kirov thuộc vào hàng lớn nhất; có chiều dài 252 m, rộng 28,5 m, cao 9,1 m với lượng dãn nước 28.000 tấn lúc mang đầy đủ vũ khí. Kích thước này thậm chí còn lớn hơn cả chiếc hàng không mẫu hạm HMS Illustrious thuộc lớp Invincible của Hải quân hoàng gia Anh.

Cũng nhằm mục đích đối phó với đối thủ chính là hàng không mẫu hạm, Kirov được trang bị hệ thống phòng không cực mạnh với 96 tên lửa S-300 phiên bản dành cho tầu chiến (định danh NATO: SA-N-6 Grumble) tầm bắn tới 150 km; thậm chí, chiến hạm mới nhất thuộc lớp Kirov là Piotr Velikiy còn được trang bị 96 tên lửa S-400 với tầm bắn tới 400 km, được hỗ trợ bởi 2 radar Tomb Stone có khả năng phát hiện máy bay địch từ khoảng cách 600 km.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc Piotr Velikiy đang phóng tên lửa P-700.

Cũng nhằm mục đích đối phó với đối thủ chính là hàng không mẫu hạm, Kirov được trang bị hệ thống phòng không cực mạnh với 96 tên lửa S-300 phiên bản dành cho tầu chiến (định danh NATO: SA-N-6 Grumble) tầm bắn tới 150 km; thậm chí, chiến hạm mới nhất thuộc lớp Kirov là Piotr Velikiy còn được trang bị 96 tên lửa S-400 với tầm bắn tới 400 km, được hỗ trợ bởi 2 radar Tomb Stone có khả năng phát hiện máy bay địch từ khoảng cách 600 km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Không chỉ phòng thủ tốt từ xa, 192 tên lửa 9K311 Tor (tầm bắn 12 km) hoặc 44 tên lửa OSA-MA (tầm bắn 15 km) sẽ bảo vệ tầu khỏi các mục tiêu bay tầm trung và cuối cùng là 6 hệ thống phòng thủ tầm ngắn CADS-N-1 Kashtan sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt các tên lửa bay đến cùng các mục tiêu bay tầm ngắn.

Hệ thống Kashtan được vũ trang bằng hai pháo bắn nhanh 30 mm 6 nòng với vận tốc bắn 12.000 viên đạn mỗi phút cùng 8 tên lửa 9M311 sẽ là cửa ải cuối cùng, vô hiệu hóa mọi mối đe dọa từ trên không đến con tầu.

Với yêu cầu phòng thủ toàn diện mọi mối đe dọa, để chống lại tầu ngầm, Kirov được trang bị hệ thống rocket chống ngầm Udav-1 trang bị 102 rocket tầm bắn 3 km cùng hai ống phóng ngư lôi 533 mm có khả năng phóng tên lửa chống ngầm Vodopad-NK, với tầm bắn tới 120 km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không tầm ngắn chống tên lửa Kashtan của Kirov.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Kashtan được bố trí phía trước của Kirov.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Rocket chống ngầm RBU-1000 bố trí trên tầu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ống phóng ngư lôi 533 mm có khả năng phóng tên lửa chống ngầm Vodopad-NK.

Phía sau thân tầu còn được trang bị nhà chứa máy bay ngầm đủ chỗ cho ba trực thăng săn ngầm Ka-27 PL. Những trực thăng này được trang bị các loại máy dò siêu âm, ngư lôi săn ngầm có thể dò tìm và tiêu diệt tầu ngầm đối phương, đồng thời có khả năng dẫn đường cho tên lửa chống ngầm Vodopad-Nk trên tầu mẹ tự động dò tìm và tiêu diệt mục tiêu.

Cuối cùng, cũng như mọi chiến hạm khác, pháo hạm là trang bị không thể thiếu trên chiếc tầu chiến này. Kirov được trang bị một khẩu pháo AK-130 cỡ 130 mm hai nòng ở vị trí phía sau tầu. Khẩu pháo này được điều khiển hoàn toàn tự động bằng radar có tầm bắn 22 km và tốc độ bắn tối đa tới 35 phát mỗi phút, có khả năng oanh tạc các mục tiêu trên đất liền hoặc các tầu chiến nhỏ của đối phương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Pháo AK-130 hai nòng bố trí ở boong sau tầu, có tầm bắn 22 km và tốc độ 35 viên mỗi phút.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng săn ngầm Ka-27PL hạ cánh trên chiếc Frunze (nay là Admiral Lazarev)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang