Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: bãi thử Nevada

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn bãi thử Nevada. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bãi thử Nevada. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

>> Dùng bom nguyên tử... để hút thuốc



[BDV news] Dùng tên lửa để gửi thư, dùng trực thăng quân sự để làm kem hay đun nước trà bằng súng máy là những chiêu khó tin mà quân đội từng sử dụng.

Chiến tranh là chuyện nghiêm túc thực sự vì nó liên quan đến mạng sống của con người. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là nó thiếu vắng đi sự hài hước nảy ra trong khó khăn gian khổ.

Dưới đây là những ví dụ “độc nhất vô nhị” về các phát minh do người lính sáng tạo nên trong thời khắc chiến tranh.

1. Lấy máy bay quân sự làm kem





Đúng vậy, bạn hoàn toàn có thể tự làm kem bằng một chiếc máy bay. Điều này từng xảy ra trong Thế chiến thứ 2 do một phi công tên là Bill Murray nghĩ ra.

Để giảm bớt sự nhàm chán khi cứ phải ngồi chơi dưới đất, các phi công thử làm 19 l kem bằng máy bay. Người ta nối số nguyên liệu cần thiết để làm kem với một chiếc máy bay F4U Corsair. Phi công chỉ cần lái máy bay lên thật cao và khi trở về họ có hẳn một thùng kem. Tuy nhiên phương pháp này không dùng được cho các loại máy bay hiện đại.

2. Sử dụng súng máy để đun nước trà
Để giảm bớt sức nóng của nòng súng khi phải hoạt động hết công suất, người ta đặt chất lỏng, có thể là nước hay thậm chí là... nước tiểu của binh lính bên cạnh nòng súng. Nhận thấy rằng nhiệt năng của súng Vickers quá cao và lại bị lãng phí, các binh sĩ nghĩ ra sáng kiến đặt bình nước trà cạnh nòng súng để đun cho tiện. Kết quả là trà sôi chỉ trong vòng chưa đến một phút đồng hồ.

3. Dùng bom C4 để nấu ăn.
Trong chiến tranh Việt Nam, lính Mỹ từng phải sử dụng bom C4 để nấu ăn. Tuy nhiên, nấu ăn bằng loại bom này có một khuyết điểm rất khó chấp nhận. Đó là nó mang lại mùi hương “kinh dị” vô cùng. Thế nhưng trong chiến tranh thì những khó khăn như thế là không thể tránh khỏi.

4. Dùng khiên chống đạn làm bàn trượt tuyết


Đây không phải là chuyện xảy ra trong thời chiến và cũng không phải phát kiến do người lính nghĩ ra. Sử dụng khiên chống đạn làm bàn trượt tuyết là một thú vui của cảnh sát Oxford.

5. Sử dụng tên lửa hành trình để chuyển thư
Tư lệnh bưu cục Mỹ thời Chiến tranh lạnh, Arthur E. Summerfield từng đề xuất lên Chính phủ giải pháp logic nhất cho vấn đề thư tín chậm chạp cuối những năm 1950. Ông là người đầu tiên dám tuyên bố:”Tàu hỏa? Sao chúng ta không dùng luôn tên lửa cho cái thứ quái đản ấy đi?” Và thế là người ta dùng tên lửa USS Barbero để chuyển phát hóa đơn tiền nước cho một khu dân cư.

6. Sử dụng bom nguyên tử để hút xì gà
Ted Taylor, một cựu quân nhân mô tả lại trải nghiệm ấn tượng nhất cuộc đời mình. Trong vụ nổ bom nguyên tử thử nghiệm tại hoang mạc Nevada bằng một quả bom hạt nhân, Ted sử dụng một tấm gương cầu lồi nhằm phản xạ lại tia phóng xạ, đồng thời dùng sức nóng của nó để đốt một điếu xì gà.


Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

>> Những vụ thử hạt nhân của Mỹ trong chiến tranh lạnh (kỳ 2)



Thể hiện sức mạnh quân sự áp đảo thông qua những vụ thử hạt nhân "đình đám" là một trong những chiêu bài của các cường quốc.

Ivy Mike
Ivy Mike là mật danh của một vụ thử hạt nhân Mỹ tiến hành ngày 1/11/1952 trên đảo san hô Enewetak, một phần trong chiến dịch Ivy. Đây là thiết bị nhiệt hạch được thử nghiệm đầy đủ đầu tiên theo thiết kế Teller-Ulam (bom nhiệt hạch tầng) và thường được coi là quả bom khinh khí đầu tiên.

Chiến dịch Ivy là những nỗ lực mạnh mẽ được tổng thống Mỹ Harry Truman phát động sau khi Liên Xô chế tạo quả bom nhiệt hạch đầu tiên vào mùa thu 1949, khiến cuộc đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh gia tăng.



Với mức giải phóng năng lượng 10,4 Megaton, Mike là quả bom khinh khí đầu tiên được kích nổ thành công.

Quả bom Mike (nhiều người coi nó giống như thiết kế một xưởng chế tạo hơn là một loại vũ khí) có chiều dài 6,9 m; đường kinh 2,03 m và nặng tới 54 tấn với lớp vỏ thép ngoài cùng dày 30 cm.

Vụ nổ đã giải phóng khoảng 10,4-12 Metaton năng lượng, tạo thành quả cầu lửa rộng tới 5,2 km và đám mây hình nấm cao tới 37 km, phá hủy gần như toàn bộ hòn đảo nơi tiến hành vụ thử nghiệm.

Castle Bravo
Castle Bravo là mật danh của vụ thử bom hydro nhiệt hạch nhiên liệu khô đầu tiên, được kích nổ 1/3/1954 tại đảo san hô Bikini, quần đảo Marshall, mở đầu cho chuỗi thử nghiệm của Chiến dịch Castle. Đây là thiết bị hạt nhân mạnh mẽ nhất do Mỹ kích nổ với mức năng lượng đạt tới 15 Megaton, vượt xa mức dự kiến ban đầu là 4-6 Megaton.

Điều này đã vô tình tạo ra sự ô nhiễm phóng xạ lớn nhất tại Mỹ; bụi phóng xạ từ vụ nổ đã khiến những người từng sống ở đảo bị nhiễm độc. Đặc biệt trong số đó là một thuyền đánh cá của Nhật, tạo nên những quan ngại quốc tế về các vụ thử nhiệt hạch trên khí quyển.


Đám mây do vụ thử hạt nhân Bravo trên đảo Bikini, giải phóng mức năng lượng 15 Megaton.

Bravo nặng 10,7 tấn với chiều dài 4,56 m, được kích hoạt trên một hòn đảo nhân tạo xây dựng trên rặng san hô gần đảo Namu, thuộc đảo san hô Bikini. Quả bom sử dụng nhiên liệu lithium deuteride cho tầng nhiệt hạch, không giống như với quả bom Ivy Mike, sử dụng deuterium-tritium lỏng đông lạnh.

Vụ nổ của Bravo đã tạo ra một quả bóng lửa có đường kính 7 km, có thể nhìn thấy từ đảo san hô Kwajalein cách đó 450 km, tạo thành một hố có đường kính 2 km và sâu 75 m.

Chiến dịch Plumbbob
Chiến dịch Plumbbob là chuỗi thử nghiệm hạt nhân do Mỹ tiến hành từ 28/5 đến 7/10/1957 ở bãi thử nghiệm Nevada, tiếp sau chiến dịch Redwing và trước chiến dịch Hardtack 1.

Plumbbob được coi là chuỗi thử lớn nhất, lâu nhất và gây tranh cãi nhiều nhất trên đại lục Mỹ. Nguyên nhân lớn của sự tranh cãi là do chiến dịch đã giải phóng lượng phóng xạ lớn chưa từng có. Phân đội tiến hành vụ thử nghiệm Smoky đã mắc phải chứng bạch cầu do tiếp xúc với lượng phóng xạ.


Ảnh chụp vụ thử Priscilla ngày 24/6/1957 với mức năng lượng giải phóng là 37 kiloton.
Tham gia vào chiến dịch gồm 21 phòng thí nghiệm và cơ quan chính phủ.

Một vụ nổ khác trong chiến dịch Plumbbob là Priscilla, giải phóng 37 Kiloton, xếp thứ 3 trong chuỗi các vụ thử lớn nhất của Plumbboob. 700 con lợn đã được sử dụng trong thí nghiệm để nghiên cứu về tác động phóng xạ. Chúng được đặt trong những chiếc lồng và được mặt những vật liệu khác nhau để kiểm chứng mức bảo vệ đối với phóng xạ.

Operation Ranger
Chiến dịch Ranger là chuỗi thử nghiệm hạt nhân thứ 4 của người Mỹ tiến hành năm 1951. Đây cũng là chuỗi thử nghiệm đầu tiên trên đại lục Mỹ tại bãi thử Nevada.


Bức ảnh chụp vụ thử Fox khi quả bom vừa phát nổ.

Tất cả những quả bom nguyên tử đều cho phát nổ trên không, do các máy bay ném bom B-50 thả xuống. Mục đích chủ yếu của vụ thử là phát triển thế hệ vũ khí hạt nhân thứ hai sử dụng lượng vật liệu hạt nhân ít hơn nhằm tiết kiệm nguyên liệu.

Chính vì thế, 5 vụ thử bao gồm Able, Baker 1 và 2, Easy và Fox đều giải phóng năng lượng rất khiêm tốn, lớn nhất là Fox với 22 Kiloton, thấp nhất là Easy, 1 Kiloton.

(tổng hợp)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang