Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: không gian

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn không gian. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn không gian. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

>> Mỹ chuẩn bị thử siêu vũ khí X-51A



Không quân Mỹ đang gấp rút hoàn thành các công tác chuẩn bị cuối cùng cho thử nghiệm mới của máy bay siêu thanh không người lái X-51A.

Chuyến bay dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 22/3. Curtis Berger giám đốc chương trình Hypersonics tại hãng chế tạo động cơ Pratt & Whitney Rocketdyne cho biết: “Chúng tôi rất tự hào về chuyến bay đầu tiên của X-51. Đồng thời, chúng tôi cũng hiểu rõ được rủi ro vốn có trong thao diễn công nghệ cao như X-51A”. Mỹ từng có 3 mẫu nghiên cứu chế tạo X-51A khác, trong đó, một chiếc đã bị phá hủy trong một cuộc thử nghiệm.

Tìm nguyên nhân thất bại của thử nghiệm trước
Chiếc X-51A đầu tiên đã làm nên lịch sử trong chuyến bay thử nghiệm ngày 26/5/2010. Được thả khỏi máy bay B-52, chiếc X-51A đã đạt được tốc độ Mach-5 với động cơ Scramjet.

Chuyến bay đã đạt được thời gian lâu hơn so với các thử nghiệm trước đó, tuy nhiên đã có sự tăng tốc không kiểm soát được khiến máy bay bị phá hủy sau 143 giây.






Lần thí nghiệm trước, mẫu thử nghiệm X-51A đã bốc cháy ngay sau khi tăng tốc.

Sau chuyến bay các kỹ sư đã tập trung phân tích các dữ liệu thu được được để xác định các lỗi đã xảy ra với sự tăng tốc đột ngột của động cơ.

Theo kỹ sư Brink, đã có 2 lỗi được xác định, chiếc X-51A đã không tăng tốc nhanh như mong đợi và đã có sự thay đổi bất ngờ của nhiệt độ và áp lực bên trong máy bay ảnh hưởng đến chuyến bay thử.

Các thử nghiệm với động cơ Scramjet trong hầm gió về nhiệt độ ở chế độ bay siêu thanh cho thấy, đã có sự giãn nở khoảng ¾ inch. Điều này chỉ ra nhiệt độ của động cơ tăng cao, dẫn đến sự mất kiểm soát.

Lần thử nghiệm này sẽ tập trung khắc phục quá trình làm mát cho động cơ và các vòi phun hạn chế sự rò rỉ khí nóng, dẫn đến sự rối loạn.

Ông Brink cho biết thêm: “Chúng tôi đã đánh giá lại thiết kế một cách hoàn chỉnh nhất, động cơ mới sửa đổi mạnh mẽ hơn nhiều. Cấu hình khí động học của X-51A cũng được sửa đổi đôi chút”.

Từ thao diễn công nghệ tới siêu vũ khí
Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi chuyến bay thử nghiệm của X-51A sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 22/3.

Đội bay Dryden của NASA cũng hoàn tất các công tác chuẩn bị để ghi hình trong suốt quá trình bày thử nghiệm của X-51A.


X-51A được kỳ vọng trở thành vũ khí siêu tốc trên không gian.

Hiện tại X-51A không được thiết kế để trở thành một vũ khí, các thử nghiệm đang ở mức độ thao diễn công nghệ. Song nếu thành công sẽ cho phép biến nó thành một loại siêu vũ khí, mở màn cho kỹ nguyên của máy bay tấn công siêu thanh trong tương lai.

“Hiện tại chúng tôi chỉ tập trung vào chuyến bay thử nghiệm tiếp theo để có thể đánh giá một cách đầy đủ nhất, chúng tôi hy vọng rằng chuyến bay sẽ diễn ra trong thời gian lâu hơn” ông Brink đã trao đổi thêm như vậy.

(theo AP news )

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

>> Ấn Độ phát triển tên lửa đánh chặn ngoài không gian



DRDO (1) đang nghiên cứu cải tiến để cho ra đời một hệ thống tên lửa BMD (2) có khả năng đánh chặn ngoài không gian.



Đây là một nỗ lực lớn của Ấn Độ nhằm tăng cường khả năng bảo vệ đất nước trước mối đe dọa tên lửa đạn đạo của đối phương.

Vào những năm 1990, Trung Quốc đã có những bước đột phá thành công trong phát triển các tên lửa đạn đạo, đặc biệt là ICBM. Ấn Độ cảm thấy sự cần thiết phải có một hệ thống phòng thủ tên lửa đủ mạnh.

Ấn Độ đã ngỏ ý mua hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow-II của Israel, nhưng thương vụ này đã bị Mỹ ngăn cản. Vì vậy, Ấn Độ buộc phải đầu tư phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa cho riêng mình.

Công việc phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa BMD chịu nhiều thất bại nghiêm trọng với tên lửa Prithvi-I và Agni, tỷ lệ thành công đạt được chỉ có 50%.

DRDO đã hợp tác với Israel để cải tiến và nâng cao hiệu suất cho các tên lửa. Phát triển biến thể tên lửa Prithvi-II, hay còn gọi là PAD, phát triển một tên lửa đánh chặn AAD hoàn toàn mới, cho phép tác chiến ở độ cao dưới 30km.

Hệ thống triển khai bao gồm nhiều xe phóng, radar, trung tâm kiểm soát bắn LCC (Launch Control Center), trung tâm chỉ huy MCC (Missile Control Center), tất cả được kết nối với nhau qua mạng lưới thông tin an toàn.

Radar trang bị cho hệ thống BMD của Ấn Độ dựa trên radar dùng cho hệ thống Arrow-II của Israel, có tầm phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 800km, có khả năng theo dõi các vật thể nhỏ như một quả bóng cricket. DRDO đang cải tiến để nâng tầm phát hiện của radar lên 1.500km vào năm 2011.

BMD của Ấn Độ sử dụng tên lửa nhiên liệu rắn hai tầng Prithvi-II có khả năng đánh chặn ở độ cao từ 30-80km. Cơ quan này hy vọng sẽ cải tiến và nâng độ cao của tên lửa lên 80-150km trong tương lai.

Hệ thống được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 11/2006, tên lửa thử nghiệm Prithvi-II đã đánh chặn thành công một mục tiêu giả định ở độ cao 40km, đưa Ấn Độ gia nhập đội ngũ các quốc gia phát triển và xây dựng thành công hệ thống phòng thủ tên lửa cùng với Nga, Mỹ và Israel.

Hệ thống đang được thử nghiệm và phát triển, nếu thành công sẽ mang lại một khả năng hoàn toàn mới cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ. DRDO cho biết, cơ quan đang tiến hành các thử nghiệm để đánh giá hệ thống. Dự kiến BMD của Ấn Độ sẵn sàng hoạt động vào năm 2015.
(1) Cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ.
(2) BMD - Ballistic Missile Defence: Sự phòng chống tên lửa đường đạn (đạn đạo).


Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

>> Cuộc đua trên không gian xuất hiện Thần Long



Không lâu sau khi X-37B của Mỹ cất cánh vào không gian, Trung Quốc cũng đã đưa một mẫu thử nghiệm tàu không gian tương tự vào quỹ đạo.

Tàu vũ trụ không người lái này được Trung Quốc gọi là Shenlong (Thần Long), đưa vào quỹ đạo bằng máy bay ném bom H-6.

Đây là một chương trình phát triển không gian đầy bí mật của quân đội Trung Quốc. Rất ít thông tin về chương trình này được công bố. Viện Thiết kế 611 cùng với Tập đoàn máy bay Thành Đô được giao nhiệm vụ phát triển tàu không gian không người lái này.

Trước đó, theo một số nguồn tin tình báo phương Tây, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm một tàu không gian với động cơ “siêu scramjet” được cho là đã hạ cánh thành công tại Ấn Độ Dương, vào cuối năm 2006.

Một mẫu thiết kế lai tạp

Một số nguồn tin khẳng định, Thần Long là thành quả của sự hợp tác của Viện 611 với chương trình phát triển tàu không gian của Pháp vào những năm 1980. Cụ thể, Viện 611 đã khai thác triệt để những gì hiểu biết được về chương trình tàu không gian Hermes của Pháp để phát triển tàu Thần Long.

Sự phát triển của Thần Long còn được cho là sử dụng một phiên bản của phần mềm thiết kế CATIA của Hãng Dassault, Pháp.

Thần Long có vẻ ngoài hiện đại, hệ thống định vị toàn cầu kiểu GPS, hệ thống dẫn đường quán tính, hệ thống điều khiển kỹ thuật số được phát triển bởi ĐH kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân, kết cấu vật liệu composite được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật quân sự hải quân.

Thần Long có thể sử dụng một động cơ tubin cánh quạt D-30K của Nga, mang lại khả năng cơ động tại độ cao lớn.

Thần Long treo dưới "bụng" máy bay ném bom chiến lược H-6.

Thiết kế khí động học của Thần Long có dáng dấp tàu không gian X-34 và X-37 của Mỹ, cùng với tàu không gian Hope-X của Nhật Bản. Tuy nhiên, theo quan sát kích thước của Thần Long chỉ bằng khoảng 2/3 so với X-37B. Dựa vào đây, có thể đưa ra nhận định, Thần Long chỉ hoạt động hạn chế trên vùng không gian của Trung Quốc.

Tham vọng to lớn

Cơ hội tiếp cận công nghệ hàng không vũ trụ của Trung Quốc bắt đầu với sự xuất hiện của nhà khoa học Tiền Học Sâm, người đồng sáng lập Phòng thí nghiệm Jet Propulsion tại Viện công nghệ California. Một trong những người có đóng góp to lớn cho công nghệ tên lửa của Mỹ những năm 1950.

Năm 1955, ông bị trục xuất sang Trung Quốc vì nghi nghờ làm gián điệp. Cuộc trở về Trung Hoa đại lục của ông mang lại cơ hội tiếp cận công nghệ hàng không vũ trụ, cạnh tranh với Mỹ trong cuộc đua chiếm lĩnh không gian.

Ngay từ những năm 1988, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng ý tưởng cho 3 mẫu tàu không gian không người lái khác nhau bao gồm Trường Thành - 1 của Học viện công nghệ vũ trụ Thượng Hải, mẫu CALT của Viện Hàn lâm công nghệ không gian Trung Quốc, cuối cùng là mẫu Thần Long của Viện 611, dự kiến sẽ đi vào hoạt động chính thức vào năm 2020.


Mẫu CALT của Trung Quốc.

Trong nhiều điểm gần gũi với X-37B, mục đích thực sự của Thần Long vẫn còn là một dấu hỏi. Giới quan sát vẫn chưa thể khẳng định, liệu tàu vũ trụ này của Trung Quốc đã đạt được khả năng hoạt động ban đầu hay chưa? Thời gian hoạt động trong không gian của tàu vũ trụ này vẫn là một dấu hỏi.

Mặc dù, các thử nghiệm hiện tại được giới thiệu với mục đích phục vụ nghiên cứu khoa học. Song cũng chẳng ai phủ nhận khả năng Thần Long có thể được thiết kế cho các mục đích quân sự. Rất nhiều câu hỏi đặt ra quanh Thần Long, nhưng có một điều có thể khẳng định, đó là, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong phát triển tàu vũ trụ không người lái, tạo cơ sở vững chắc để phát triển các phương tiện chiến tranh không gian trong tương lai.

Cuộc chiến không gian?

Phó chỉ huy các chương trình không gian của Không quân Mỹ Gary Payton cho biết: “Nếu Trung Quốc phát triển các công nghệ tàu không gian một cách nhanh chóng, Mỹ buộc phải đẩy nhanh chương trình phát triển Máy bay chiến đấu không gian (Warfighter), nếu không muốn mất đi lợi thế trong tương lai”.

Tạp chí Hàng không Trung Quốc tuyên bố, cuộc đua phát triển các công nghệ vũ khí không gian giữa Mỹ và Trung Quốc có thể là một số quốc gia khác nữa sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm, thậm chí còn nguy hiểm hơn cả vũ khí hạt nhân.

Như vậy, cùng với Nga, Mỹ, Trung Quốc đang hăng hái đi đầu trong công cuộc chiến chiếm lĩnh không gian. Các hệ thống vũ khí có khả năng bắn hạ vệ tinh cũng đang được phát triển nhộn nhịp. Trong khi thế giới nghi ngờ X-37B (Mỹ), Thần Long (Trung Quốc) thì Nga chưa hé lộ những dự án tương tự, nhưng nước này đang tiến đến rất gần việc sở hữu hệ thống phòng không S-500, được cho là có thể vươn tới không gian..

Trong khi cuộc đua phát triển các vũ khí cho cuộc chiến đối không, đối hải, đối đất chưa kết thúc, cuộc đua phát triển vũ khí cho cuộc chiến ngoài không gian đã bắt đầu. Diễn biến an ninh thế giới ngày càng tỏ ra phức tạp.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang