Một vị tướng hàng đầu của Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh không có ý định chạy đua sức mạnh quân sự với Washington. Phát biểu ở đại học Quốc Phòng tại Washington nhân chuyến thăm Mỹ kéo dài 1 tuần, tướng Trần Bỉnh Đức, Tham mưu trưởng bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc nhận xét vẫn có khoảng cách giữa quân đội Mỹ so với quân đội Trung Quốc hiện nay, mặc dù Trung Quốc đã có sự tiến bộ đáng kể trong những năm gần đây. Nhận xét về chuyến thăm Mỹ của tướng Chen, phóng viên quốc phòng Jonathan Marcus của hãng thông tấn BBC cho biết: "Chuyến thăm của tướng Trần là tín hiệu tốt cho quan hệ quân sự quốc phòng giữa Mỹ và Trung Quốc". Tuy nhiên, ông Jonathan nhận định, sự hòa hợp bên ngoài có thể chỉ là "mặt nạ" cho những căng thẳng bên dưới. Mục tiêu của việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc là để mở rộng phạm vi hoạt động của ra biển lớn và có khả năng vô hiệu hóa hệ thống vũ khí mà Mỹ có lợi thế chi phối, ông Jonathan bổ sung. Trong dịp này, BBC cũng đưa ra bảng so sánh tương quan lực lượng các khí tài hiện đại giữa Mỹ và Trung Quốc. ![]() Tương quan lực lượng các khí tài hiện đại của Mỹ và Trung Quốc Nhìn vào đây, có thể thấy sức mạnh quân sự của Trung Quốc chưa là gì so với siêu cường số 1 thế giới. Theo đó, năm 2010, Mỹ chi cho quân đội 729 tỷ USD thì Trung Quốc chỉ chi khoảng 78 tỷ USD. Số lượng quân nhân chuyên nghiệp của Trung Quốc là 2,26 triệu binh lính thì Mỹ là 1,58 triệu. Về không quân, trong khi Mỹ có 2.379 máy bay chiến đấu và 139 máy bay tàng hình thì Trung Quốc chỉ có khoảng 1.320 máy bay chiến đấu. Về hải quân, Mỹ vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối với 11 tàu sân bay, 71 tàu ngầm và 57 tàu khu trục, còn Trung Quốc chỉ có 65 tàu ngầm và 27 tàu khu trục. Chưa kể, số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ lên tới 9.400 đơn vị còn của Trung Quốc là 240. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoa Kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hoa Kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011
>> Mỹ - Trung : 'Một trời một vực'
Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011
>> Đình chỉ bay toàn bộ F-22
Bộ chỉ huy Không quân Mỹ (USAF) đã tạm dừng bay đối với tất cả các tiêm kích F-22 Raptor do các hệ thống tạo oxy trên khoang có khả năng bị lỗi.
Quyết định cấm bay toàn bộ 165 chiếc F-22 trong trang bị của USAF được đưa ra từ hôm 3.5, nhưng 2 hôm sau mới được thông báo chính thức. USAF không tiết lộ thời hạn cấm bay là đến bao giờ. Cuối tháng 3.2011, USAF do trục trặc của các hệ thống tạo khí oxy trên khoang OBOGS đã áp đặt độ cao bay giới hạn cho F-22, khi cấm bay cao quá 7.600 m khi thực hiện các chuyến bay tập thông thường. Như vậy, trong trường hợp hệ thống tạo oxy bị hỏng, phi công vẫn còn 10 s trước khi bị ngất. ![]() F-22 Raptor (USAF) Khi bay ở độ cao đến 7.600 m, trong vòng 10 s, phi công sẽ kịp hạ máy bay xuống độ cao 5.400 m là độ cao có thể thở không cần mặt nạ dưỡng khí. Quyết định hạn chế độ cao bay đưa ra tháng 3.2011 chỉ áp dụng đối với các chuyến bay tập, chứ không áp dụng đối với các máy bay F-22 thực hiện phi vụ chiến đấu. Còn lệnh đình chỉ bay vừa ban hành thì áp dụng đối với tất cả các máy bay F-22 Raptor.
[VietnamDefence news]
|
Nhãn:
Barack Obama,
F-22 Raptor,
Hoa Kỳ,
Không quân Mỹ,
OBOGS,
USAF
Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011
>> Mỹ chuẩn bị thử siêu vũ khí X-51A
Không quân Mỹ đang gấp rút hoàn thành các công tác chuẩn bị cuối cùng cho thử nghiệm mới của máy bay siêu thanh không người lái X-51A.
![]() Lần thí nghiệm trước, mẫu thử nghiệm X-51A đã bốc cháy ngay sau khi tăng tốc. Sau chuyến bay các kỹ sư đã tập trung phân tích các dữ liệu thu được được để xác định các lỗi đã xảy ra với sự tăng tốc đột ngột của động cơ. Theo kỹ sư Brink, đã có 2 lỗi được xác định, chiếc X-51A đã không tăng tốc nhanh như mong đợi và đã có sự thay đổi bất ngờ của nhiệt độ và áp lực bên trong máy bay ảnh hưởng đến chuyến bay thử. Các thử nghiệm với động cơ Scramjet trong hầm gió về nhiệt độ ở chế độ bay siêu thanh cho thấy, đã có sự giãn nở khoảng ¾ inch. Điều này chỉ ra nhiệt độ của động cơ tăng cao, dẫn đến sự mất kiểm soát. Lần thử nghiệm này sẽ tập trung khắc phục quá trình làm mát cho động cơ và các vòi phun hạn chế sự rò rỉ khí nóng, dẫn đến sự rối loạn. Ông Brink cho biết thêm: “Chúng tôi đã đánh giá lại thiết kế một cách hoàn chỉnh nhất, động cơ mới sửa đổi mạnh mẽ hơn nhiều. Cấu hình khí động học của X-51A cũng được sửa đổi đôi chút”. Từ thao diễn công nghệ tới siêu vũ khí Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi chuyến bay thử nghiệm của X-51A sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 22/3. Đội bay Dryden của NASA cũng hoàn tất các công tác chuẩn bị để ghi hình trong suốt quá trình bày thử nghiệm của X-51A. ![]() X-51A được kỳ vọng trở thành vũ khí siêu tốc trên không gian. Hiện tại X-51A không được thiết kế để trở thành một vũ khí, các thử nghiệm đang ở mức độ thao diễn công nghệ. Song nếu thành công sẽ cho phép biến nó thành một loại siêu vũ khí, mở màn cho kỹ nguyên của máy bay tấn công siêu thanh trong tương lai. “Hiện tại chúng tôi chỉ tập trung vào chuyến bay thử nghiệm tiếp theo để có thể đánh giá một cách đầy đủ nhất, chúng tôi hy vọng rằng chuyến bay sẽ diễn ra trong thời gian lâu hơn” ông Brink đã trao đổi thêm như vậy. |
Nhãn:
B-52,
Hoa Kỳ,
không gian,
Không quân Mỹ,
NASA,
USA,
X-51A
Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011
>> Chưa bao giờ quan hệ Việt-Mỹ tốt như hiện nay
Đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng nhấn mạnh, quan hệ Việt-Mỹ đang ở giai đoạn tốt nhất trong vòng 15 năm qua khi gặp Thống đốc bang Hawaii Neil Abercrombie
![]() Đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng nhấn mạnh, quan hệ Việt-Mỹ hiện đang ở giai đoạn tốt nhất trong vòng 15 năm qua. Về phần mình, Thống đốc bang Neil Abercrombie nhấn mạnh, với vị trí địa lý nằm ở khu vực Thái Bình Dương rất gần châu Á, bang Hawaii có rất nhiều điểm tương đồng và có thể hòa quyện nhuần nhuyễn với nền văn hóa châu Á. Hawaii là bang tốt nhất giúp hài hòa quan hệ của Mỹ với các nước trong khu vực châu Á. Hiện tại, Hawaii có khoảng 36.000 người Việt đang sinh sống tại đây, chiếm 3% dân số của bang. Thống đốc Abercrombie cho biết, ông rất hài lòng với những đóng góp của cộng đồng người Việt vào sự phát triển chung của bang. Thống đốc Bang Hawaii cho biết, cộng đồng người Việt hòa nhập với cuộc sống ở đây một cách mẫu mực. Cũng trong chuyến thăm này, đoàn công tác cũng gặp Phó Thống đốc bang Hawaii để khảo sát và tìm hiểu cơ sở hạ tầng, cùng các bước chuẩn bị của phía bạn cho Hội nghị APEC diễn ra vào tháng 11/2011. |
Nhãn:
Hải quân,
Hawaii,
Hoa Kỳ,
Hội nghị APEC,
Mỹ,
Quan hệ Việt-Mỹ,
USA,
viet nam
Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011
>> Hình ảnh ghê rợn sau vụ nổ nguyên tử ở Nagasaki
Sau vụ nổ ở Hiroshima, tổng thống Mỹ Truman tuyên bố, "nếu họ không chấp nhận các điều kiện của chúng ta, họ sẽ phải gánh chịu cơn mưa tàn phá từ trên trời, những thứ chưa hề được biết đến trên Trái Đất".
![]() Hiện trường vụ ném bom nguyên tử tại thành phố Nagasaki ngày 9/9/1945. ![]() Nạn nhân không chịu đựng được nhiệt độ cao trong các hầm trú ẩn, một số đã bị "nướng chín". ![]() Nụ cười rạng rỡ của một cô gái từ trong hầm trú ẩn phòng không đi ra khi biết mình sống sót. Nhưng lúc đó, cô không hề biết những gì đón chờ mình phía trước, tử thần lấp ló trong đám bụi phóng xạ bao trùm kín thành phố. ![]() Tay phải của nạn nhân vẫn nắm chặt vào cổ đến lúc chết như thể muốn hít thở chút không khí duy nhất còn xót lại bên ngoài. Liệu rằng, ai có thể nhận ra nạn nhân trong tình cảnh như thế này? ![]() Những đứa trẻ nằm bất động như những búp bê vô hồn. ![]() Đây là một trong những gia đình sống xót sau vụ nổ hạt nhân, nhưng sau đó là những gì thì không ai tưởng tượng được. ![]() Hình ảnh tuyệt vọng của người mẹ khi cố gắng cho đứa con của mình bú những giọt sữa cuối cùng. ![]() Việc thống kê những xác chết sau vụ nổ là một điều vô cùng khó khăn với mọi người. ![]() Hình ảnh thành phố Nagasaki trước vụ nổ. ![]() Hình ảnh thành phố Nagasaki sau vụ nổ. ![]() Đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử Fat Man ném xuống Nagasaki, Nhật Bản cao đến 18 km. ![]() Hình dạng bom nguyên tử Fatman. ![]() Thành phố Nagasaki sau vụ nổ như một nấm mộ khổng lồ không bia mộ. |
Nhãn:
B-29,
Bom nguyên tử,
bom nguyên tử Fat Man,
Hoa Kỳ,
Japan,
Mỹ,
Nagasaki
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)