Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: B-52

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn B-52. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn B-52. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

>> Mỹ chuẩn bị thử siêu vũ khí X-51A



Không quân Mỹ đang gấp rút hoàn thành các công tác chuẩn bị cuối cùng cho thử nghiệm mới của máy bay siêu thanh không người lái X-51A.

Chuyến bay dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 22/3. Curtis Berger giám đốc chương trình Hypersonics tại hãng chế tạo động cơ Pratt & Whitney Rocketdyne cho biết: “Chúng tôi rất tự hào về chuyến bay đầu tiên của X-51. Đồng thời, chúng tôi cũng hiểu rõ được rủi ro vốn có trong thao diễn công nghệ cao như X-51A”. Mỹ từng có 3 mẫu nghiên cứu chế tạo X-51A khác, trong đó, một chiếc đã bị phá hủy trong một cuộc thử nghiệm.

Tìm nguyên nhân thất bại của thử nghiệm trước
Chiếc X-51A đầu tiên đã làm nên lịch sử trong chuyến bay thử nghiệm ngày 26/5/2010. Được thả khỏi máy bay B-52, chiếc X-51A đã đạt được tốc độ Mach-5 với động cơ Scramjet.

Chuyến bay đã đạt được thời gian lâu hơn so với các thử nghiệm trước đó, tuy nhiên đã có sự tăng tốc không kiểm soát được khiến máy bay bị phá hủy sau 143 giây.






Lần thí nghiệm trước, mẫu thử nghiệm X-51A đã bốc cháy ngay sau khi tăng tốc.

Sau chuyến bay các kỹ sư đã tập trung phân tích các dữ liệu thu được được để xác định các lỗi đã xảy ra với sự tăng tốc đột ngột của động cơ.

Theo kỹ sư Brink, đã có 2 lỗi được xác định, chiếc X-51A đã không tăng tốc nhanh như mong đợi và đã có sự thay đổi bất ngờ của nhiệt độ và áp lực bên trong máy bay ảnh hưởng đến chuyến bay thử.

Các thử nghiệm với động cơ Scramjet trong hầm gió về nhiệt độ ở chế độ bay siêu thanh cho thấy, đã có sự giãn nở khoảng ¾ inch. Điều này chỉ ra nhiệt độ của động cơ tăng cao, dẫn đến sự mất kiểm soát.

Lần thử nghiệm này sẽ tập trung khắc phục quá trình làm mát cho động cơ và các vòi phun hạn chế sự rò rỉ khí nóng, dẫn đến sự rối loạn.

Ông Brink cho biết thêm: “Chúng tôi đã đánh giá lại thiết kế một cách hoàn chỉnh nhất, động cơ mới sửa đổi mạnh mẽ hơn nhiều. Cấu hình khí động học của X-51A cũng được sửa đổi đôi chút”.

Từ thao diễn công nghệ tới siêu vũ khí
Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi chuyến bay thử nghiệm của X-51A sửa đổi sẽ diễn ra vào ngày 22/3.

Đội bay Dryden của NASA cũng hoàn tất các công tác chuẩn bị để ghi hình trong suốt quá trình bày thử nghiệm của X-51A.


X-51A được kỳ vọng trở thành vũ khí siêu tốc trên không gian.

Hiện tại X-51A không được thiết kế để trở thành một vũ khí, các thử nghiệm đang ở mức độ thao diễn công nghệ. Song nếu thành công sẽ cho phép biến nó thành một loại siêu vũ khí, mở màn cho kỹ nguyên của máy bay tấn công siêu thanh trong tương lai.

“Hiện tại chúng tôi chỉ tập trung vào chuyến bay thử nghiệm tiếp theo để có thể đánh giá một cách đầy đủ nhất, chúng tôi hy vọng rằng chuyến bay sẽ diễn ra trong thời gian lâu hơn” ông Brink đã trao đổi thêm như vậy.

(theo AP news )

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

>> Mỹ: Không cho J-20 cơ hội cất cánh



Mỹ đang nghiên cứu và đưa ra ý tướng về một loạt vũ khí tác chiến đường không tối tân nhằm vào Trung Quốc.

Không quân Mỹ dự kiến chi 3,7 tỷ USD trong vòng 5 năm tới phát triển máy bay ném bom tầm xa, tàng hình mới với ý định có thể thâm nhập khu vực phòng không của Trung Quốc.

Kể từ đầu năm 2010, Trung Quốc lần đầu tiên trình làng nguyên mẫu máy bay tiêm kích tàng hình mới J-20, tuyên bố đưa tên lửa hành trình chống hạm vào biên chế và ít nhất tạm thời bắt kịp Mỹ về số lần phóng vệ tinh (15 lần).



Đáp lại các màn “trình diễn” của Trung Quốc, Mỹ cho triển khai các máy bay không người lái trinh sát tầm xa tại Guam, tiến hành bay thử máy bay không người lái có thể cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay X-47B và bắt đầu phát triển tên lửa chống hạm siêu âm mới .

Đồng thời, Mỹ còn tuyên bố sản xuất máy bay ném bom thế hệ mới. Động thái này đánh dấu sự gia tăng chay đua vũ trang giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo đó, kế hoạch nằm trong ngân sách năm 2012 của chính quyền Obama. Cụ thể, đến giữa những năm 2020, Mỹ sẽ chế tạo khoảng 100 máy bay ném bom thế hệ mới nhằm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực tại Thái Bình Dương.

Theo Phó Tư lệnh Không quân Mỹ, tướng Phillip Breedlove, một máy bay ném bom thế hệ mới sẽ được vũ trang tên lửa hành trình không mang đầu đạn hạt nhân cùng với các loại đạn mới. Thậm chí, máy bay này sẽ mang theo 2 máy bay không người lái tàng hình (UAV), có thể điều khiển từ máy bay ném bom. Như vậy, có thể hình dung, tầm tác chiến của các UAV sẽ nới rộng hơn rất nhiều so với hiện nay.

Các tên lửa và máy bay thế hệ mới được hứa hẹn là sẽ rất hiện đại, đi trước công nghệ của các nước khác hàng thập kỷ.

Theo tướng William Fraser, Tư lệnh Bộ Tư lệnh tác chiến Không quân Mỹ, Không quân nước này có thể sẽ trang bị thêm hệ thống laser hủy diệt cho các máy bay ném bom thế hệ mới vào một thời điểm trong tương lai.

Chương trình phát triển máy bay ném bom thế hệ mới của Lầu Năm Góc diễn ra đồng thời với việc phác thảo một kế hoạch tác chiến mới nhằm duy trì khả năng quân sự của Mỹ tại Thái Bình Dương.

Kế hoach có tên gọi “Tác chiến đường không trên biển” có ý định tăng sự phối hợp giữa các tàu Hải quân Mỹ và máy bay của Không quân nước này nhằm bảo vệ Đài Loan tốt hơn trước các cuộc tấn công có thể xảy ra từ Trung Quốc, đồng thời, cản trở các nỗ lực của Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng ra khỏi vùng lãnh hải của nước này.

Lực lượng Mỹ hiện nay có khoảng 160 máy bay B-1, B-2, B-52 được trang bị các loại bom và tên lửa dẫn đường là những nhân tố chính trong kế hoạch tác chiến tại Thái Bình Dương của Mỹ.

Tuy nhiên, trong số các máy bay trên, chỉ có B-2 (20 chiếc) có khả năng tránh được các radar của Trung Quốc; còn B-1 và B-52 có thể bị máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không của Trung Quốc “sờ gáy”.

Do đó, loại máy bay ném bom thế hệ mới có thể sẽ thay thế một số máy bay B-1 và B-52, tạo thành một lực lượng tác chiến tầm xa có khả năng sống sót cao hơn.

Không cho J-20 cất cánh
Theo tướng Gary North, Tư lệnh lực lượng Không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, căn cứ Không quân Mỹ tại Guam đã bố trí một đơn vị B-52 và B-2 luân phiên.

Khi máy bay ném bom thế hệ mới sắp đưa vào sử dụng, Không quân nước này sẽ xây dựng các hầm chứa máy bay vững chắc có thể ở sâu dưới đất hoặc bọc thép để bảo vệ các loại máy bay này khỏi các loại tên lửa của Trung Quốc.


Trong kịch bản của giới quân sự Mỹ, các sân bay Trung Quốc sẽ bị tấn công phủ đầu, khiến J-20 không có cơ hội cất cánh tham gia không chiến.

Ông North còn nói bóng gió về một trong những vai trò của máy bay ném bom thế hệ mới có thể đảm nhận trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào với Trung Quốc trong tương lai.

Theo ông, bí quyết để đánh bại J-20 là ngăn cản loại máy bay này cất cánh từ các căn cứ của Đại lục. Theo đó, Các máy bay ném bom thế hệ mới có thể được sử dụng để tấn công các sân bay Trung Quốc sớm trước hàng tiếng đồng hồ của cuộc xung đột.


(China Military)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang