Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Nam Phi

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Phi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Phi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

>> Bae System trình làng xe bọc thép mới



Bae system đã tung ra thị trường một mẫu xe bọc thép chở quân hoàn toàn mới RG35 RPU.

Biến thể RG35 RPU được sản xuất tại nhà máy của Bae system ở Nam Phi, mẫu xe bọc thép chở quân mới đã chứng minh khả năng hoàn toàn mới trong việc bảo vệ tổ lái và binh lính đi kèm trước hỏa lực đối phương.

RG35 RPU mang một thiết kế khí động học hoàn toàn mới, mũi xe được thiết kế giống như phần mũi xe tăng, lưới tản nhiệt được bố trí hai bên thay vì ở trung tâm như các mẫu xe khác.



RG35 RPU được trang bị các modun bảo vệ rất chắc chắn.

Xe có 4 bánh lốp cỡ lớn, khoảng sáng gầm xe tương đối cao. Điều này cho phép xe hoạt động trên nhiều địa hình.

Chiếc xe đã chứng minh khả năng tuyệt vời trong trinh sát chiến trường và chở quân. Xe có thể được gắn vũ khí trực tiếp, hoặc gián tiếp lên tháp pháo trên nóc xe.

Vị trí này còn có thể gắn các thiết bị trinh sát như các camera hồng ngoại hay thiết bị điện tử để giám sát chiến trường, xe cũng có thể dễ dàng sửa đổi để chuyển đổi mục đích sang vận tải hàng hóa, đặc biệt trong trường hợp chiến sự ác liệt.

Xe được bọc thép chắc chắn, có thiết kế dạng các mô đun bảo vệ, giúp bảo vệ an toàn tuyệt đối cho tổ lái và binh sĩ đi kèm khỏi bom, mìn, lựu đạn, mảnh đạn pháo, vũ khí cá nhân.

Các nhà sản xuất còn cẩn thận bọc thép cho đáy xe để chống bom, mìn tự tạo.

Khối lượng rỗng của xe lên đến 21 tấn, nặng hơn xe thiết giáp lội nước PT-76 của Nga, khả năng mang tải trọng hàng hóa 3 tấn. Xe có khả năng mang theo 9 binh sĩ với đầy đủ trang bị.

Hiện tại động cơ sử dụng cho xe RG35 RPU chưa được công bố, song với khối lượng lên đến 21 tấn chắc chắn xe phải được trang bị động cơ rất mạnh mới có thể đảm bảo khả năng cơ động.

Xe RG35 RPU có thông số cơ bản, dài 5,2m, rộng 2,6m, tổng chiều cao 2,5m, khoảng sáng gầm xe 414mm.



Cửa lên xuống phía sau của xe RG35 RPU.



Phần mũi xe được thiết kế làm tăng khả năng bảo vệ xe trước các thiết bị nổ

[BDV news]


Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

>> Trực thăng Rooivalk 'chào đời' sau 27 năm 'thai nghén'



[BDV news] Sau 27 năm phát triển, chương trình trực thăng tấn công của Nam Phi đã chính thức được ra mắt


Bộ Quốc phòng Nam Phi đã chính thức nhận vào trang bị máy bay trực thăng tấn công mới Rooivalk của Hãng Denel vào ngày 1/4/2011.

Đây là chương trình phát triển vũ khí kéo dài tới 27 năm. Việc ra mắt trực thăng tấn công thế hệ mới này là niềm tự hào của công nghiệp quốc phòng quốc gia này.

Chương trình phát triển máy bay trực thăng vũ trang Rooivalk tiêu tốn một khoản kinh phí khổng lồ lên đến 613.000 tỷ Rand (tương đương với 91 tỷ USD).



Rooivalk được thiết kế khá hiện đại.


Khởi xướng vào năm 1984, chương trình phát triển trực thăng tấn công này luôn bị chỉ trích là quá tốn kém, lãng phí tiền bạc. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của Không quân Nam Phi và các nhà thầu quốc phòng lại có một cái nhìn hoàn toàn khác. Với họ, sự kiện bàn giao trực thăng tấn công mới ngày 1/4/2011 là một cột mốc đáng nhớ, một ngày đáng tự hào với công nghiệp quốc phòng Nam Phi, dấu hiệu báo trước của một nền công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ.

Antonie Visser giám đốc chương trình mua sắm trang thiết bị của Bộ Quốc phòng Nam Phi tuyên bố một cách hồ hởi: “Sự thành công của chương trình chứng minh rằng, Nam Phi đủ khả năng thiết kế, sản xuất các loại vũ khí có tính cạnh tranh toàn cầu. Từ đó, xây dựng hình ảnh của Nam Phi”.

Rooivalk hay còn gọi là Denel AH-2A là trực thăng tấn công tiên tiến thế hệ mới được sản xuất bởi Tập đoàn Denel của Nam Phi. Máy bay được thiết kế với hai chỗ ngồi với phi công phía trước chịu trách nhiệm điều khiển máy bay, trong khi phi công ngồi phía sau chịu trách nhiệm vận hành vũ khí.


Deenel AH-2A với các loại vũ khí có trong trang bị.


Rooivalk sử dụng hệ thống điện tử được sản xuất bởi Tập đoàn Thales của Pháp, mũ bảo hiểm tích hợp TopOwl, kết hợp với màn hình hiển thị HUD cung cấp các thông tin cho chuyến bay.

TopOwl kết hợp với một hệ thống đo lường tích hợp sử dụng để điều khiển và bắn pháo, hoặc kết hợp với hệ thống chỉ thị và nhắm mục tiêu ảnh nhiệt FLIR để điều khiển các tên lửa không đối không, hoặc tên lửa chống tăng.

Hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp HEWSPS, giúp phi hành đoàn đối phó hiệu quả với các mối nguy hiểm. Rooivalk có một hệ thống quan sát và thu nhận mục tiêu TDATS gắn trước mũi.

Máy bay còn được trang bị bộ cảm biến quang truyền hình cấp thấp, hệ thống chuyển tiếp hình ảnh, hệ thống chỉ thị và nhắm mục tiêu ảnh nhiệt FLIR, máy đo xa laser kiêm chỉ thị mục tiêu bằng laser cho tên lửa chống tăng.


Buồng lái của chiếc Rooivalk


Rooivalk có cấu trúc chống va chạm và khả năng bị phát hiện bằng radara thấp, độ bộc lộ hồng ngoại và âm thanh tương đối thấp. Ống xã của Rotor chính được hướng lên trên nhằm giảm tiếng ồn và bức xạ hồng ngoại khi hoạt động.

Rooivalk được vũ trang một pháo nòng kép 20mm, tốc độ bắn 740 viên/phút, 4 điểm treo ở hai bên cánh có khả năng mang các tên lửa chống tăng dẫn bằng laser bán chủ động Mokopa tầm bắn 8,5km, hoặc tên lửa không đối không tầm ngắn Mistral, rocket không điều kiển 70mm.

Thông số cơ bản: Dài 18,73m, đường kính cánh quạt chính 15,58m, chiều cao 5,19m, trọng lượng rỗng 5.730kg, trọng lượng cất cánh tối đa 8.750kg. Tốc độ tối đa 309km/h, tốc độ hành trình 278km/h, tầm hoạt động 740km, tối đa 1.335km với thùng nhiên liệu gắn ngoài, trần bay 6.100 mét.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang