Sự tăng trưởng về chất lượng sức mạnh quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với Nga trong thập kỷ tới, và khả năng Trung Quốc tấn công nước Nga chỉ còn là vấn đề thời gian... Trong thập kỷ vừa qua học thuyết quân sự của Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi: từ chiến thuật phòng thủ nay học thuyết quân sự của Trung Quốc đã mang định hướng tấn công bằng các quân đoàn có khả năng cơ động cao hơn trong các cuộc chiến tranh cục bộ. Quá trình trang bị lại của Quân đội Trung Quốc đang được triển khai mạnh mẽ, 80% trang bị là vũ khí của Nga. Mục tiêu chủ yếu của cuộc cải cách quân đội Trung Quốc là nhằm nâng cao khả năng chiến đấu và hiện đại hóa trang bị vũ khí. So với Quân đội Nga Quân đội Trung Quốc đã có những ưu thế đáng kể: khả năng chiến đấu cao, số lượng đông, và được trang bị tốt hơn bằng chính vũ khí do Nga sản xuất. Điều này đã được các quan chức Nga chính thức thừa nhận, bởi vì Trung Quốc đã mua hầu hết tất cả các loại vũ khí mới nhất của Nga với số tiền, theo số liệu chính thức, là 30 tỷ USD hàng năm; còn theo số liệu không chính thức là 40-45 tỷ USD. So với các nước láng giềng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc được tăng cường mạnh mẽ đến mức đã làm cho nhiều nước phải lo ngại. Quốc hội Nhật Bản - đối thủ địa chính trị truyền thống của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông - năm ngoái đã sửa đổi Hiến pháp để cho phép tăng cường khả năng xây dựng quốc phòng của Nhật Bản trước mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc. Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ dọc theo toàn bộ biên giới của mình và thực hiện chính sách bành trướng một cách đa dạng. Nếu đối với Đài Loan về mặt lãnh thổ chính sách của lãnh đạo Trung Quốc không thay đổi trong suốt 40 năm nay (luôn coi Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc), thì đối các khu vực lãnh thổ tranh chấp khác trung Quốc lại sử dụng các chiến thuật khác nhau về cách thức và mức độ gây hấn. Như ở Nepal các nhóm bạo loạn theo chủ nghĩa Mao đã không ít lần đưa đất nước Nepal đến bờ vực của nội chiến. Còn Mông Cổ, tuy không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với Trung Quốc, nhưng đất nước này có thể trở thành bàn đạp để Trung Quốc triển khai các cuộc tấn công vào vùng Đông Siberia và vùng Viễn Đông của Nga. Sự tăng trưởng về chất lượng sức mạnh quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với Nga trong thập kỷ tới. Sau khi giải quyết xong các vấn đề về lãnh thổ dọc biên giới, việc Trung Quốc tấn công nước Nga chỉ còn là vấn đề thời gian. Trung Quốc sẽ không dừng tấn công ngay cả khi Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, bởi vì nhiều lần quân đội Trung Quốc đã từng xâm nhập chống lại Liên Xô khi Liên Xô đã có vũ khí hạt nhân; hơn nữa hiện nay Trung Quốc cũng đã có một số lượng lớn đầu đạn hạt nhân. Hơn thế nữa, tham vọng của Trung Quốc đối với vùng Viễn Đông Nga có lý do không đơn giản từ trong quá khứ. Vùng đất gốc rễ của nước Nga này chỉ thật sự trở thành của Nga trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh thuốc phiện thứ hai từ 1856 đến1860, khi đó Anh và Pháp đã đánh bại Trung Quốc, còn nước Nga của Sa hoàng đã khôn khéo tham gia vào việc phân chia thành quả cuộc chiến để có được vùng lãnh thổ Viễn Đông rộng lớn. Ngay năm sau (1861) nước Nga đã xây dựng cảng biển Vladivostok. Trung Quốc thường xuyên gây ra các cuộc xung đột biên giới gần như với tất cả các nước láng giềng. Năm 1969 giữa Liên Xô và Trung Quốc đã xảy ra xung đột trên đảo Damansky (trên sông Ussuri) và ở vùng Hồ Zhalanashkol thuộc Kazakhstan ngày nay. Vào những năm 70 của thế kỷ trước Trung Quốc đã gây ra các cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ và Việt Nam. Các sự kiện này cho thấy Trung Quốc là nước hiếu chiến và nguy hiểm đối với các nước láng giềng. Vào năm 2005, cuộc diễn tập quân sự Nga-Trung Quốc tại bán đảo Sơn Đông là lý do tạo ra sự lạc quan trên các phương tiện truyền thông của chính phủ Nga. Mặc dù kịch bản của cuộc diễn tập quân sự mang tính chất chống khủng bố, nhưng rõ ràng về thực chất đối với phía Trung Quốc đó là cuộc diễn tập cho việc chiếm lại đảo Đài Loan. Trung Quốc muốn tìm hiểu sức mạnh và khả năng của vũ khí Nga trước khi mua. Những lời nói rằng Trung Quốc là đối tác và đồng minh của Nga thật là nực cười, bởi vì chỉ có những kẻ thiển cận mới không thấy mối quan hệ này là bất bình đẳng, mới không thấy nước Nga đang đứng trước một nước láng giềng hiếu chiến. Nước Nga chỉ có một vài năm để trang bị lại và huấn luyện quân đội, và nếu chúng ta không làm điều đó thì chỉ sau một vài năm tới có thể mất tới một phần ba lãnh thổ! Trong lịch sử thế giới có rất nhiều bài học khi cuộc tập trận chung được một bên coi là sự phối hợp giữa các đồng minh, còn một bên lại coi là cơ hội để tìm hiểu và đánh giá đối phương. Một ví dụ kinh điển là cuộc tập trận giữa Liên Xô và nước Đức phát xít trước Cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai đã giúp cho nước Đức biết được vũ khí và khả năng tác chiến của Quân đội Liên Xô. Lời bình của chuyên gia quân sự Anatoly Tsyganok Dmitrievich - giáo sư, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học quân sự, giám đốc Trung tâm dự báo quân sự trực thuộc Viện Phân tích Chính trị và quân sự: Sau 15 năm nữa, thậm chí có thể sớm hơn. Trung Quốc sẽ trở thành một đối thủ quân sự nguy hiểm của nước Nga. Trong trường hợp Trung Quốc sụp đổ, giống như Liên Xô trước đây, nhiều vùng của Trung Quốc có thể tuyên bố trở thành các quốc gia độc lập, như từng đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử sóng gió của Trung Quốc, và các quốc gia này sẽ đòi hỏi mở rộng lãnh thổ sang các nước láng giềng. Tập trận chung với Trung Quốc (lại còn phô diễn khả năng lực lượng máy bay ném bom chiến lược của chúng ta) là đi ngược lại với lợi ích quốc gia và an ninh của nước Nga. Trung Quốc đã thông qua chương trình bành trướng dần sang lãnh thổ Nga – theo cách của Khổng Tử: nếu không bằng vũ lực, thì bằng sự khôn ngoan và trí thông minh. Điều này chúng ta thấy rõ ở vùng Viễn Đông, nơi hiện nay số lượng dân di cư Trung Quốc đang tăng lên một cách đáng sợ. Trong cuộc diễn tập năm 2005 tại bán đảo Sơn Đông các chuyên gia quân sự Nga đã ngẫu nhiên nhìn thấy bản đồ tác chiến của phía Trung Quốc. Trên bản đồ màu vàng được phủ kín toàn bộ vùng Siberia, Kazakhstan và Trung Á. Trung Quốc coi các khu vực này bị nước Nga xâm chiếm hơn 300 năm trước đây. [Vitinfo news] |
Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011
>> Nga: Trung Quốc sẽ tấn công Nga trong vài năm tới
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét