Tại Đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nói nhiều đến hợp tác và trấn an các nước láng giềng, nhưng các nước này vẫn phải nhắc lại yêu cầu Bắc Kinh 'biến lời nói thành việc làm" cụ thể.
Tạp chí Foreign Policy bình luận về cách tiếp cận của Trung Quốc đối với tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tại hội nghị an ninh châu Á vừa rồi ở Singapore, như sau: Lần đầu tiên dẫn một phái đoàn lớn đến Singapore, ông Lương Quang Liệt muốn khẳng định với cộng đồng quốc tế về một nước Trung Quốc đang mạnh lên nhưng ôn hòa, không đe dọa ai, và muốn đóng một vai trò tích cực hơn trong môi trường an ninh ở Đông Nam Á. Nhưng những câu từ to tát cộng với việc phủ nhận toàn bộ các hành động trong thời gian gần đây của Trung Quốc đối với các quốc gia nhỏ láng giềng, khiến các đại biểu, các chuyên gia và quan chức chính phủ cảm thấy không thuyết phục. Ông Lương có bài phát biểu dài 45 phút, nói về các chính sách của Quân Giải phóng PLA đối với các vấn đề khu vực, trong đó có biển Đông; công cuộc hiện đại hóa quân đội Trung Quốc; hợp tác an ninh trong vùng. Ông cũng nhận và trả lời câu hỏi của báo chí, tỏ ra rất vui mừng trước mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. "Hơn ai hết, Trung Quốc muốn có ổn định và hòa bình trong khu vực. Chúng tôi phản đối bất kỳ hành động nào có thể dẫn đến bất ổn khu vực hoặc làm giảm lòng tin giữa các nước láng giềng. Trung Quốc theo đuổi chính sách xây dựng tình hữu nghị và đối tác với các nước láng giềng", ông Lương nói. Một tàu ngầm của Trung Quốc gần căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam. Vị trí của căn cứ tàu ngầm này cho phép các chiến hạm Trung Quốc nhanh chóng triển khai - trong vòng 20 phút - ra Biển Đông, nơi có các tuyến đường hàng hải bận rộn hạng nhất thế giới và là vùng biển rất giàu tài nguyên. Ảnh: FP. Tuy thế ông Lương không công nhận bất kỳ hành động nào trong thời gian gần đây mà Trung Quốc đã thực hiện đối với các nước Đông Nam Á, khiến cử tọa gồm các quan chức quân sự và chuyên gia cao cấp đến từ 35 đoàn thất vọng. Hai bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Philippines, phát biểu ngay sau ông Lương, đã đưa ra những phản bác công khai và sắc bén đối với thái độ của Trung Quốc. "Chúng tôi luôn luôn trông đợi Trung Quốc tôn trọng các chính sách mà họ đã công bố với thế giới, chúng tôi mong rằng những lời tuyên bố đó sẽ được biến thành sự thực", Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói. Ông đề cập việc tàu của Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bị tàu Trung Quốc cắt cáp. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Tuvera Gazmin thậm chí còn mạnh mẽ hơn nhiều, và kêu gọi sự hiện diện quân sự mạnh hơn của Mỹ trong khu vực. Gazmin tố cáo Trung Quốc nhiều lần có hành động đe dọa các thuyền đánh cá của Philippines ở gần các đảo mà Manila tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa. "Những hành động đó gây bất an không chỉ cho chính phủ, mà còn quấy rối những người dân thường, những người vốn phải dựa vào môi trường biển để mưu sinh", Gazmin nói. Trung Quốc đang cố làm dịu hình ảnh của mình ở Đông Nam Á, sau sự thoái trào trong mối quan hệ gây ra bởi lập trường cứng rắn của Bắc Kinh đối với các vấn đề khu vực, chẳng hạn như các tuyên bố "đường lưỡi bò" hay "lợi ích cốt lõi". "Đó là sự lấy lòng. Mục tiêu của ông Lương là tránh tấn công hay chiến đấu với bất cứ ai và cố xóa đi những dấu vết của thái độ mạnh bạo trong hai năm qua. Họ đã nhận ra rằng cách thức đó không có lợi cho họ", một đại biểu Mỹ nói. Tuy nhiên các hành động trên thực địa lại khiến người ta khó tin rằng Trung Quốc đang dành sự quan tâm hoàn toàn cho việc thương thảo tìm giải pháp. "Tôi không cho là bài phát biểu đó trấn an được ai. Nó không giải đáp được những câu hỏi và mối quan ngại mà các nước láng giềng đang đặt ra trước thái độ của Trung Quốc", đại biểu nói trên bình luận. Trong Đối thoại lần này, cả Mỹ và Trung Quốc dùng những lời lẽ nồng ấm, không đả động đến chuyện gây bất đồng đôi bên là vấn đề Đài Loan. Hai thế lực quân sự lớn nhất ở châu Á Thái bình dương đã hết sức tránh không để mếch lòng nhau. "Thông điệp của ông Lương nhấn mạnh quyết tâm đi theo con đường phát triển hòa bình và sẵn sàng ủng hộ an ninh khu vực", Bonnie Glaser, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế nhận xét. "Tất cả những lời to tát trong bài phát biểu của ông Lương là nhằm trấn an khu vực", một đại biểu khác của Mỹ nói. "Nhưng, theo dõi việc hỏi đáp, thì thấy có một số câu hỏi không được giải đáp và điều đó gây quan ngại, nó cho thấy khoảng cách giữa lời nói với việc làm trong thái độ của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và quá trình hiện đại hóa quân đội của họ". [BDV news] |
Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011
>> Trung Quốc khó thuyết phục láng giềng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét