Sau đậu mùa, bệnh than đến lượt sốt xuất huyết Ebola, dịch hạch và bệnh sốt thỏ là những vũ khí sinh học nguy hiểm, được dùng như vũ khí nhóm A tiêu diệt kẻ thù. 3. Sốt xuất huyết Ebola Sốt Ebola là một trong số hơn một chục dạng sốt xuất huyết do virus, gây ra những triệu chứng đáng sợ, đôi khi dẫn đến xuất huyết không kiểm soát được. Thế giới bắt đầu ghi nhận dịch sốt Ebola khi dịch xảy ra vào những năm 1970, giết chết hàng trăm người tại Zaire (Congo hiện nay) và Sudan. Đến thập niên 1980, dịch bệnh tiếp tục xảy ra khắp châu Phi, thể hiện sức lan truyền đáng sợ của nó thậm chí ngay cả trong điều kiện kiểm soát ngặt nghèo. Cho đến nay, thống kê đã ghi nhận không dưới 7 đợt bùng phát đã diễn ra tại châu Phi, Châu Âu và Hoa Kỳ. Ebola vốn là tên một vùng đất tại Congo nơi virus này được phát hiện lần đầu tiên. Các nhà khoa học cho rằng virus này bình thường tồn tại trong một ký chủ là sinh vật bản địa vùng châu Phi, tuy nhiên nguồn gốc xuất xứ và môi trường tồn của nó vẫn chưa được biết chính xác. Chính vì vậy, con người chỉ có khả năng phát hiện virus này khi nó xâm nhập vào cơ thể người hoặc linh trưởng. Một khi đã xuất hiện trong vật chủ, virus Ebola sẽ xâm nhiễm các cá thể khác qua tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết cơ thể. Tại châu Phi, virus này đã chứng minh khả năng lây nhiễm đáng nể tại các bệnh viện và trạm y tế. Cá thể nhiễm virus sẽ bắt đầu nhận thấy các triệu chứng sau từ 2 cho đến 21 ngày. Dấu hiệu điển hình bao gồm đau đầu, đau cơ, đau họng và cơ thể mệt mỏi yếu ớt, tiếp sau đó là tiêu chảy và nôn mửa. Một số bệnh nhân còn bị xuất huyết ngoài hoặc xuất huyết trong. Khoảng từ 60 đến 90% người nhiễm virus sẽ tử vong sau 7 đến 16 ngày. Các bác sỹ vẫn chưa biết cách chữa căn bệnh Ebola và họ cũng chưa rõ tại sao một số bệnh nhân có khả năng hồi phục nhanh hơn những người khác. Tệ hơn đậu mùa và bệnh than, Ebola chưa có vaccine phòng ngừa. Thực tế thì trong các bệnh thuộc nhóm sốt xuất huyết, chỉ có duy nhất bệnh sốt vàng là có vaccine. Khi cả thế giới đang tìm cách điều trị và phòng chống dịch Ebola thì có một nhóm người Liên Xô lại tìm cách biến con virus này thành vũ khí. Đầu tiên họ gặp khó khăn trong việc nuôi cấy virus Ebola trong phòng thí nghiệm. Đến đầu những năm 1990 họ đã gặt hái được một số thành công với virus này. Trong điều kiện phòng thí nghiệm các nhà nghiên cứu còn nhận thấy con virus này lan truyền qua đường không khí chứ không chỉ giới hạn ở tiếp xúc dịch tiết cơ thể. Rõ ràng khả năng được chuyển hóa thành dạng vũ khí lây lan qua đường không khí càng củng cố vị trí của Ebola trong danh sách các loại vũ khí nhóm A. 4. Dịch hạch Để hiểu được dịch hạch có thể gây hoảng loạn như thế nào, chỉ cần nhìn vào bức tranh nổi tiếng của Pieter Brueghel the Elder vẽ năm 1562: Khúc Khải hoàn của Thần chết. Dịch hạch, hay “cái chết đen”, đã giết hại một nửa dân số châu Âu trong thế kỷ 14, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho đến tận bây giờ. Bệnh dịch này được đặt cho cái tên “cái chết dữ dội” mà nay dân tộc nào vô phúc bị dịch này quay trở lại hoành hành hoàn toàn có thể đứng trước bờ vực tiêu vong. Trong tiếng Anh, thực tế dịch hạch và bệnh dịch đều được gọi bằng một từ (plague) dù theo các nhà hoa học thì sốt xuất huyết mới là bệnh dịch đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Và cho đến hiện nay từ tiếng Anh plague tiếp tục mang nghĩa của một loại vũ khi sinh học nhóm A đã được loài người nghi ngờ từ lâu: vi khuẩn Yersinia Petis. Vi khuẩn dịch hạch tồn tại dưới hai chủng chính là dạng hạch và dạng gây viêm phổi. Bệnh dịch hạch điển hình lây lan qua các vết cắn từ bọ chét mang mầm bệnh nhưng cũng có thể được truyền từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể. Hạch là những tuyến sưng- tức là hạch bạch huyết, quanh vùng háng, nách và cổ. Kèm theo các hạch này sẽ là sốt, ớn lạnh, đau đầu và suy kiệt. Các triệu chứng xuất hiện trong vong hai đến ba ngày và tồn tại điển hình từ một đến sáu ngày. 70% bệnh nhân sẽ tử vong trừ khi có điều trị trong vùng 24 giờ sau khi nhiễm. Dịch hạch dạng gây viêm phổi ít phổ biến hơn và được truyền qua đường không khi qua động tác ho, hắt hơi và giao tiếp với người bệnh. Các triệu chứng của nó bao gồm sốt, ho, khạc ra máu trong đờm và khó thở. Ai đang tích trữ mầm dịch hạch? Các quốc gia bị nghi ngờ sở hữu mầm bệnh dịch hạch làm vũ khí bao gồm Canada, Ai Cập, Đức, Nhật, Triều Tiên, Nga và Hoa Kỳ. Bản thân các nạn nhân của bệnh dịch hạch, kể cả sau khi họ đã thành xác chết, cũng trở thành một phương tiện phát tán hoàn hảo cho loại vũ khí sinh học này. Năm 1940, người Nhật đã gây ra một đợt dịch hạch tại Trung Quốc bằng cách thả các túi chứa bọ chét mang mầm bệnh từ trên máy bay xuống. Ngày nay các chuyên gia dự đoán rằng bệnh dịch hạch dạng viêm phổi có khả năng bị biến thành vũ khí bằng cách tận dụng khả năng lây nhiễm qua không khí của nó. Ngoài ra, các dạng tấn công đơn giản dùng sinh vật trung gian và các biện pháp đơn giản vẫn chưa thể loại trừ. Một số quốc gia đã tìm hiểu việc sử dụng dịch hạch làm vũ khí, nhất là khi các chủng vi khuẩn có thể được phân lập dễ dàng từ các dịch đang diễn ra tự nhiên khắp thế giới. Với cách điều trị phù hợp, may mắn là tỷ lệ tử vong có thể được đưa xuống dưới 5%. Tuy vậy, loài người vẫn chưa tìm ra vaccine phòng bệnh này. 5. Bệnh sốt thỏ (tularemia) Bệnh sốt thỏ là minh chứng cho thấy không nhất thiết phải gây ra tỷ lệ tử vong cao mới là vũ khí sinh học ghê gớm. Bệnh sốt thỏ chỉ gây tử vong ở 5% số bệnh nhân, tuy nhiên loại vi khuẩn gây bệnh này lại là một trong những sinh vật lây lan khủng khiếp nhất trên thế giới. Năm 1941, Liên Xô thông báo có 10.000 ca mắc bệnh này và sau đó, khi người Đức chiếm Stalingrad vào năm 1942, con số mắc bệnh vọt lên đến 100.000. Phần lớn trong số các ca mắc thuộc về phe người Đức. Ken Alibek, người nghiên cứu vũ khí sinh học của Liên Xô trước đây, cho rằng lượng lây nhiễm tăng vọt đó không phải là ngẫu nhiên mà là hậu quả của chiến tranh sinh học. Alibek sau đó tiếp tục nghiên cứu phát triển một chủng vi khuẩn sốt thỏ có khả năng kháng với vaccine, trước khi đào thoát sang Hoa Kỳ vào năm 1992. Vi khuẩn gây bệnh là Francisella tularensis cư trú tự nhiên trong không quá 50 loài sinh vật, trong đó đặc biệt phổ biến ở các loài gặm nhấm, thỏ nhà và thỏ rừng. Con người bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với sinh vật mang mầm bệnh, bị cắn bởi sinh vật mang mầm bệnh, ăn thức ăn nhiễm vi khuẩn hoặc hít phải vi khuẩn lẫn trong không khí. Triệu chứng điển hình xuất hiện trong vòng 3-5 ngày tùy thuộc vào con đường lây nhiễm. Bệnh nhân có thể bị sốt, ớn lạnh, đau đầu, tiêu chảy, đau cơ, đau khớp, ho khan và ngày càng yếu đi. Các triệu chứng giống viêm phổi cũng có thể xuất hiện. Nếu không được chữa trị, bệnh nhân sẽ tiếp tục bị rối loạn hô hấp, sốc và tử vong. Bệnh tật thường không xảy ra quá 2 tuần tuy nhiên trong thời gian mắc bệnh, về cơ bản bệnh nhân phải nằm liệt giường. Bệnh sốt thỏ không lây từ người qua người, có thể dễ dàng chữa bằng kháng sinh và phòng bệnh bằng vaccine. Tuy nhiên, bệnh có thể lây cực kỳ nhanh từ vật chủ là động vật qua người hoặc khi tồn tại trong không khí. Chính khả năng lây lan kinh khủng chứ không phải là tỷ lệ tử vong mới là yếu tố chủ chốt khiến cho F. tularensis được xếp vào nhóm vũ khí sinh học loại A. Vi khuẩn này lại đặc biệt mạnh trong dạng không khí, do đó mà Hoa Kỳ, Anh, Canada và Liên Xô đều đã tìm cách dùng F. tularensis làm vũ khí sinh học từ sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. [BDV news] |
Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011
>> 10 vũ khí sinh học đáng sợ nhất (kỳ 2)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét