Chuyến thăm Trung Quốc của Đô đốc Mỹ Mike Mullen dường như đã "thành công tốt đẹp" ở phương diện đáp lễ chuyến thăm Mỹ của tướng Trần Bình Đức. Sau khi rời Trung Quốc, ông Mike Mullen dường như "trắng tay" vì giữa 2 nước vẫn tồn tại nhiều bất đồng, khoảng cách giữa các quan điểm vẫn còn nhiều chênh lệch. Thậm chí, chuyên gia Trung Quốc còn có những lời lẽ "tiễn khách" không mấy thân thiện. Chuyến thăm của tướng Trần Bỉnh Đức, tới Mỹ vào tháng 5 và chuyến thăm của đô đốc Mullen tới Trung Quốc vào tháng 7 đã giúp cải thiện nhiều trong mối quan hệ quân sự giữa 2 nước, vốn căng thẳng sau công bố bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ vào đầu năm 2010. Tuy nhiên, trong bài viết được đăng trên tờ Nhật Báo Trung Quốc số ra ngày 18/7/2011, tác giả Zhang Wenzong đến từ Viện Nghiên cứu Mỹ với Học viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc cho hay nhiều sự kiện liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông gần đây vẫn làm tồn tại những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong chuyến thăm tới Trung Quốc, đô đốc Mullen có dịp đi thăm nhiều căn cứ quân sự của nước này. Trong đó, tác giả Zhang Wenzong đề cập đến 3 cuộc xung đột chính giữa 2 bên liên quan đến biển Đông. Đầu tiên, lập trường khác nhau về "định hướng tự do". Hai quốc gia vẫn không thống nhất được quan điểm về khái niệm “tự do hàng hải” (free navigation). Trung Quốc coi khái niệm “tự do hàng hải” chỉ có hiệu lực đối với các tàu thuyền thương mại còn Mỹ muốn mở rộng khái niệm này để áp dụng cho cả các chiến hạm làm nhiệm vụ tuần tra của mình. Điều thứ 2, Mỹ củng cố sự hiện diện của nước này trong khu vực Đông Nam Á cũng như tổ chức các hoạt động chung với các nước liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Các hành vi của Mỹ trong những thời điểm nhạy cảm có thể được xem như cách nước này chọn đứng về phe nào. Trong đó, phía Trung Quốc nhận định, hành động tập trận trong thời điểm nhạy cảm như trong thời điểm này có thể coi là Mỹ đặt sự ủng hộ vào một bên tranh chấp. Điều thứ 3, Trung Quốc luôn quả quyết các vấn đề tranh chấp chủ quyền phải được thỏa thuận qua các cuộc đàm phán song phương, tuy nhiên, Mỹ và các bên còn lại quyết giữ vững lập trường phải giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán đa phương, có sự giám sát của các tổ chức quốc tế. Cũng trong bài viết của mình, tác giả Zhang Wenzong cũng tiếp tục lặp lại luận điệu nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam và Philippines đã xâm chiếm Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông) nhưng với sức mạnh ngày càng tăng, Trung Quốc hy vọng sẽ duy trì và giành lại cái gọi là "quyền hợp pháp" của mình. Zhang Wenzong còn cho rằng Mỹ có kế hoạch tập trung mối quan tâm chiến lược tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và sử dụng vấn đề "tranh chấp lãnh thổ" làm lý do để nước này quay trở lại khu vực. Bài viết có đoạn: "Một số nước láng giềng Trung Quốc đã chọn giải pháp đứng về phía Mỹ". Thực tế, với sức mạnh quân sự ngày một gia tăng, Trung Quốc muốn dùng điều này làm áp lực để hòng độc chiếm biển Đông nhưng sự hiện diện của các nước có quyền lợi kinh tế liên quan trong khu vực đã làm Bắc Kinh phải e dè. Tác giả này cũng cho hay quân đội Trung Quốc đã quyết tâm tăng cường lòng tin giữa Mỹ và Trung Quốc bằng cách đưa Đô đốc Mike Mullen đến thăm trụ sở chính của lực lượng Pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa) ở Bắc Kinh, căn cứ không quân cũng như quân sự ở Quảng Đông và mời Đô đốc tham dự cuộc tập trận chống khủng bố của quân đội Trung Quốc ở tỉnh Chiết Giang. Dù tỏ vẻ cởi mở để tăng cường niềm tin nhưng Trung Quốc vẫn giữ thái độ cương quyết với sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, thậm chí, phải "tránh xa khu vực biển Đông". Bài viết của ông Zhang Wenzong có đoạn: "Bằng cách kết thúc tuần tra trinh sát, Mỹ sẽ kết thúc được vấn đề với Trung Quốc tận gốc và ngăn chặn bất kỳ khả năng bùng phát xung đột nào giữa hải quân và không quân của hai nước. "Là một quan chức có kinh nghiệm hoạt động hải quân tại Mỹ, Mullen chắc chắn có một sự hiểu biết sâu sắc về chiến lược hải quân, hải quân và an ninh hàng hải". Cuối bài viết, tác giả Zhang Wenzong cũng cho hay trong thời đại toàn cầu hóa, Mỹ và Trung Quốc phải phụ thuộc vào nhau để cùng phát triển, sẽ là 1 thảm họa nếu bất kỳ xung đột nào xảy ra giữa 2 nước và sẽ là rất khó để 1 siêu cường như Mỹ chấp nhận sự nổi lên của Trung Quốc. Tuy nhiên, một khi Mỹ nhận ra các hậu quả của cuộc đối đầu chiến lược và chấp nhận giá trị cốt lõi của 2 bên thì sẽ không có lý do cho hai bên để trở thành đối thủ. Nước Mỹ cần thông minh và tỉnh táo để tạo ra mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa 2 bên và quân đội 2 bên có thể nỗ lực để giúp 2 bên giành được "chiến thắng" này. Trong thời đại toàn cầu hóa, Mỹ và Trung Quốc đều phải dựa vào nhau để duy trì sự phát triển của hai nước và cả thế giới. Vì thế, việc xung đột giữa hai quốc gia có thể là một thảm họa toàn cầu. "Có thể việc phát triển như vũ bão của Trung Quốc khiến Mỹ khó chịu, tuy nhiên, khi nước Mỹ nhận ra hậu quả của việc đối đầu với Trung Quốc và tôn trọng "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc thì sẽ không có lý do gì để hai bên trở thành kẻ thù của nhau. Hai nước cần bình tĩnh và sáng suốt để hai bên cùng có lợi và quân đội hai nước sẽ là lực lượng chủ chốt để đảm bảo điều đó", bài viết của ông Wenzong kết thúc với giọng điệu vừa dụ dỗ lôi kéo Mỹ "hợp tác" ảnh hưởng tới khu vực theo luật chơi của Trung Quốc, lại vừa có ý cảnh cáo nếu Mỹ không hùa theo Bắc Kinh. [BDV news] |
Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011
>> Mỹ - Trung vẫn căng thẳng sau chuyến thăm của ông Mullen
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét