Rút khỏi căn cứ do thám điện tử Lourdes, Nga mất trắng hơn 3 tỷ USD, để tình báo Trung Quốc lập tức thế chân. “Cuba - tình yêu của tôi”. Đây là bài hát từng thịnh hành ở Liên Xô. Mặc dù hồi đó ít ai có dịp được đến Hòn đảo Tự do. Tôi và Oleg Ivanov có may mắn, ban đầu là học cùng với các sinh viên Cuba, sau đó là làm việc ở La Havana và các thành phố khác trong các chuyến công tác. Mới đây, các bạn Cuba lại khiến tôi nhớ đến họ. Lời chào của “anh chàng lai Nga” Tiếng chuông điện thoại vang lên lúc 5 giờ sáng: - Xin chào, Oleg đây. Hãy đến ngay sân bay Sheremetievo. Có người gửi rượu rum cho anh từ Cuba cho cái món cocktail Mojito ưa thích của anh đấy. Tôi nhân tiện sẽ kể cho anh về chuyến đi tới La Havana. Tôi còn đúng 4 giờ nữa thì bay đi St. Petersburg. Thật may là sáng sớm trên đại lộ Leningrad còn chưa có kẹt xe. Một giờ sau, tôi đã cùng Oleg Ivanov uống cà phê tại sân bay, nhớ về Cuba và bạn bè thời trẻ. - Cậu còn nhớ tay Raul ở khoa đặc biệt không? Nay anh ta là cán bộ nhớn trong Tổng cục Tình báo Cuba DGI rồi. Khi chính tôi làm quen nhau, Raul (không phải em của Fidel Castro đâu), mới chỉ là trung úy Tổng cục Tình báo Cuba. Trong 4 năm học ở Liên Xô, anh ấy đã thông thạo ngôn ngữ của Pushkin. Vì thế, chúng tôi đặt biệt danh cho anh ta là “anh chàng lai Nga”. Lớp học quyền Anh đã giúp chúng tôi gần gũi nhau. “Anh chàng lai Nga” Raul có cú đấm gần như anh chàng võ sĩ đồng hương nổi danh Stevenson. Tôi và Oleg lần đầu tiên bị nếm đòn knocked-out là bởi Raul. Nhưng trong những năm ấy, chúng tôi đã trở thành bạn bè nối khố. Thời Liên Xô, không phải ngẫu nhiên người Cuba được coi là đồng minh tốt nhất của Liên Xô. Những người đã cùng họ chiến đấu ở Angola hay Mozambique có thể khẳng định điều đó. Còn các cán bộ tình báo Cuba được coi như những con người gang thép vì lòng dũng cảm và kiên cường. Trung tướng Cục Tình báo đối ngoại Nga Nikolai Leonov, người bạn của Che Guavara, đánh giá ấy về họ như vậy. Điều không còn là bí mật nữa là việc sau cách mạng, chính tình báo Liên Xô đã giúp thành lập các cơ quan đặc vụ của Hòn đảo tự do. Hồi đó, các cán bộ tình báo Cuba nhìn thế giới bên ngoài bằng con mắt của các ông thầy Xô-viết. Món quà tuyệt mật dành cho ông Bush Oleg chia sẻ cảm tưởng từ chuyến đi Cuba. Nhân dân ở đó sống còn nghèo, nhưng vui vẻ. Đối với người Nga tình cảm vẫn rất nồng hậu. Với những người bên quân đội thì hơi có chút bực mình. Họ nói rằng, những người cầm quyền của các anh đã thông đồng với bọn Mỹ, bỏ rơi chúng tôi đúng vào lúc khó khăn nhất. Và lập tức trong câu chuyện xuất hiện đề tài Trung tâm do thám điện tử của Nga ở Lourdes. Trước khi đóng cửa căn cứ quân sự chiến lược nằm sát bờ biển Mỹ này, tình báo Cuba đã nhận được từ phía Nga toàn bộ thông tin liên quan đến an ninh của đất nước họ. Và phía Liên Xô/Nga dĩ nhiên cũng chẳng bị thiệt gì. Theo đánh giá của Raul Castro, Trung tâm do thám điện tử đã bảo đảm cung cấp cho Nga tới 70% toàn bộ thông tin tình báo về Mỹ. Trung tâm ở Lourdes là một mỏ vàng tin tình báo thực sự, nhất là về khoa học kỹ thuật. Các chuyên gia khẳng định, tình báo điện tử là phương thức tình báo công nghiệp có lợi nhất. Một đồng rúp bỏ ra cho tình báo điện tử mang lại 20 rúp lợi nhuận. Nhưng giới cầm quyền Nga đã quyết định tiết kiệm nên tự tay đập chết “con gà” đẻ “những quả trứng vàng tình báo”. Thời đó, tôi đã có dịp phỏng vấn Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Anatoly Kvashnin. Ông ấy khi đó đã mạnh mẽ trấn an là nguy cơ đối với nước Nga đến từ hướng Nam. Còn Mỹ đang trở thành gần như bạn bè và đồng minh của chúng ta. Bởi vậy, cần có các vệ tinh để theo dõi bọn khủng bố. Và mua khoảng 100 radar hiện đại và 20 khí cụ bay vũ trụ còn hơn là duy trì một căn cứ ở Cuba. Họ nói số tiền thuê căn cứ tiết kiệm được hàng năm là 200 triệu USD. Số tiền này sẽ được chi cho mua sắm vũ khí trang bị mới. Ông đại tướng này mới vờ vĩnh làm sao! Có lẽ ông ấy thừa biết là sẽ không có một xu trong số tiền đó được chuyển cho quân đội. Chi phí thuê Trung tâm do thám được tính toán theo hệ thống đối đẳng. Khi Nga tăng gấp 3 lần giá dầu mỏ cung cấp cho Cuba, người Cuba tăng giá thuê căn cứ từ 160 triệu USD lên 200 triệu USD. Thời Liên Xô, họ không đòi một xu cho Trung tâm ở Lourdes. Thông tin nói là trang bị kỹ thuật của Trung tâm do thám ở Cuba đã lạc hậu cũng là nói láo. Người ta nói là do Lầu Năm góc, CIA và các bộ ngành khác của Mỹ chuyển sang các hình thức thông tin liên lạc số nên bản thân sự tồn tại của Trung tâm do thám ở Cuba mất hết ý nghĩa thực tiễn. Bởi vì, trang thiết bị điện tử của Tổng cục Tình báo - Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga GRU chỉ có thể chặn thu các điện tín dạng tương tự, chứ không đủ sức giải mã điện tín kỹ thuật số. Là người từng phục vụ ở Lourde, Oleg chỉ cười cay đắng: - Năm 1997 hoàn thành việc hiện đại hóa Trung tâm. Các trang thiết bị cực kỳ độc dáo và siêu đắt tiền đã được đưa tới. Và bằng các thiết bị đó, chúng tôi đã “nhai” các loại thông tin số này như nhai kẹo. Tôi vẫn nhớ người ta cười cợt với báo cáo của Cục An ninh quốc gia Mỹ NSA, trong đó báo cáo với Quốc hội Mỹ rằng, người Nga chi cho Lourdes hơn 30 tỷ USD. Đó là họ tính theo cách của họ. Rõ ràng là họ thêm một con số 0. Tuy nhiên, 3 tỷ USD đó cũng không phải rơi mất dọc đường. Mà đó là cái giá của món quà tuyệt mật dành cho Tổng thống Mỹ Bush trước cuộc gặp Tổng thống Nga. Tổng cục Tình báo Cuba DGI (Dirección General de Inteligencia) chịu trách nhiệm về hoạt động tình báo đối ngoại. DGI được thành lập vào cuối năm 1961. Hiện nay, DGI bao gồm 6 cục, chia làm 2 loại các cục hoạt động và các cục bảo đảm. Các cục hoạt động gồm: Cục tình báo chính trị-kinh tế, Cục phản gián đối ngoại, Cục tình báo quân sự. Các cục bảo đảm gồm: Cục bảo đảm kỹ thuật, Cục thông tin và Cục huấn luyện. Cục chính trị-kinh tế bao gồm 4 phòng: Đông Âu, Bắc Mỹ, Tây Âu và Á-Phi-Mỹ Latinh. Cục phản gián đối ngoại theo dõi hoạt động của các cơ quan tình báo nước ngoài. Cục tình báo quân sự điều phối việc trao đổi thông tin về quân đội Mỹ và thông tin tình báo điện tử với trung tâm tình báo Trung Quốc ở Cuba. (Cục phản gián quân sự tiến hành hoạt động phản gián, tình báo điện tử và tác chiến điện tử với Mỹ). Cục bảo đảm kỹ thuật phụ trách làm giấy tờ giả, duy trì và phát triển các hệ thống liên lạc với mạng lưới điệp viên. Các cục thông tin và huấn luyện làm nhiệm vụ phân tích tin tức tình báo. Luôn có kẻ sẵn sàng thế chỗ Chỉ còn nửa tiếng là Oleg phải lên máy bay. Không kìm được, tôi hỏi: - Thế căn nhà tranh (tức Trung tâm do thám Lourdes) của chúng ta bây giờ thế nào? Hay là đám người Tàu cũng mò vào Lourdes rồi? - Tôi không biết. Raul nói tôi đừng đến đó để thêm một lần thất vọng. Còn trung tâm do thám điện tử của tình báo Trung Quốc thì đã xuất hiện ở Cuba còn trước khi Nga rút đi. Ở Lourdes họ chẳng có gì mà làm. Hiện nay, họ đang khai phá cái vịnh xế về phía nam. Trước đây, ở đó là trạm bảo dưỡng kỹ thuật của Hải quân Liên Xô. Tàu bè Liên Xô neo đậu, thủy thủ tắm táp, nghỉ ngơi ở đó. Một địa điểm tuyệt vời! Nghe nói, tại vịnh đó người ta sẽ làm mọi thứ cần thiết để tàu sân bay Trung Quốc ghé vào. - Tàu sân bay Varyag cũ của chúng ta mang cờ đỏ Trung Quốc trong trạm bảo dưỡng kỹ thuật hải quân của chúng ta ở Cuba… - Ở Cuba, người ta đã quen với sự xuất hiện của những con tàu mang cờ đỏ rồi, Oleg nói. Ngay cả “anh chàng lai Nga” Raul cũng cho rằng, chính Trung Quốc là người thừa kế tất cả những gì tốt đẹp nhất từng có ở Liên Xô. Nhưng tạm thời thì dù họ có liếc mắt tống tình, thăm dò người Trung Quốc, nhưng ta thấy là họ vẫn chưa quên những người bạn Nga. Ý kiến chuyên gia Thượng tướng dự bị Leonid Ivashov, Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Hợp tác quân sự quốc tế, Bộ Quốc phòng Nga. - Thưa ông Leonid Grigorievich, Nga đã mất gì khi rời khỏi Cuba? - Rất nhiều. Nhưng tôi chỉ nêu 3 vấn đề. Trước hết là giới tinh hoa của chúng ta đánh mất sự tin tưởng chính trị. Không chỉ của chính phủ, nhân dân Cuba, mà cả của các nước khác. Những hành vi như thế chẳng làm đẹp mặt cho ai trên thế giới này. Không phải vô lý mà Fidel Castro đã thẳng thửng gọi đó là sự phản bội. - Khía cạnh đầu tiên ông nêu lên là chính trị. Thế còn vấn đề thứ hai? - Tổn thất thứ hai có tính quân sự thuần túy. Trung tâm do thám điện tử này chỉ cách Mỹ có 90 hải lý, là thành phần chủ yếu của hệ thống báo động sớm tấn công tên lửa hạt nhân. Ở đó, chúng ta đã nghiên cứu, tìm ra những phương pháp độc đáo mà không ai trên thế giới này có được. Với việc đóng cưa Trung tâm này, an ninh đất nước đã chịu một tổn thất nặng nề. - Có thực là chỉ việc hiện đại hóa hoàn thành năm 1997 đối với Trung tâm do thám điện tử của Nga đã tốn hơn 3 tỷ USD? - Về mặt chính thức, Trung tâm ở Lourde trực thuộc Tổng cục Hợp tác quân sự quốc tế mà tôi là người đứng đầu hồi đó. Bởi vậy, vì lý do bảo mật, dù là hiện nay tôi cũng không thể nêu con số chính xác mất mát của chúng ta. Nhưng hãy tin là con số ấy là rất lớn. Bởi lẽ, không ít máy móc cho Lourdes sản xuất ra gần như độc bản. Không thể ứng dụng những trang thiết bị tinh vi này ở những nơi khác. Hơn nữa, chúng ta cũng chẳng có những trung tâm điện tử nào như thế nữa. Kết quả là nhiều máy móc đắt tiền bị loại bỏ và bán làm sắt vụn. Cũng có cái nằm vô dụng trong kho cả chục năm. Bởi vậy, tổn thất thứ ba của việc chúng ta rút khỏi Cuba có tính kinh tế thuần túy. Chúng ta đã muốn tiết kiệm tiền thuê căn cứ, nhưng lại mất nhiều lần hơn khi rút bỏ Trung tâm do thám điện tử. [Vietnamdefence news] |
Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011
>> Tình báo Trung Quốc ve vãn Cuba
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét