(Báo Đất Việt) Với những chuyến thăm ngoại giao gần đây cũng như vai trò Chủ tịch ASEAN 2014, VN sẽ có sự hỗ trợ tốt hơn từ Myanmar trong các vấn đề khu vực, đặc biệt là biển Đông.
Nhận định trên đây được ông Đoàn Xuân Lộc, nghiên cứu sinh tại Học viện Chính sách Toàn cầu London, nêu ra trong một bài viết được đăng trên The Diplomat.
Ông Đoàn Xuân Lộc là người tập trung nghiên cứu về chính trị khu vực Đông Nam Á, quan hệ ASEAN với cường quốc, đặc biệt là Trung Quốc, vấn đề chủ nghĩa khu vực, quan hệ EU-ASEAN. Dưới đây là nội dung chính của bài viết: Quan hệ đang nồng ấm Ngày 20/3 vừa qua, Tổng thống Myanmar, ông Thein Sein đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Đón tiếp tại trung tâm chính trị Hà Nội, ông Sein nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ các nhà lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Chuyến thăm diễn ra trong 2 ngày, đánh dấu thời kỳ quan hệ mới với việc hai nước gia tăng, tìm kiếm cơ hội hợp tác, thắt chặt tình hữu nghị. Mối liên kết này đã tăng cường từ nhiều năm qua với việc trao đổi các chuyến thăm cấp cao. Tháng 6/2011, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã tới thăm Myanmar trong 4 ngày. Tiếp sau đó, Tổng tư lệnh mới của Lực lượng vũ trang Myanmar, tướng Aung Hlaing tới thăm Hà Nội vào tháng 11/2011 với việc ký kết thỏa ước hợp tác quốc phòng với Đại tướng Phùng Quang Thanh. Một tháng sau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Myanmar để tham dự Hội nghị cấp cao Tiểu vùng sông Mekong lần thứ 4, diễn ra ở thủ đô Napyidaw. Nối tiếp chuỗi sự kiện này, ngày 12/3/2012, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh đã bắt đầu chuyến công du chính thức tới Naypyidaw; đồng thời 2 tàu khu trục của Hải quân Myanmar có chuyến thăm lịch sử tới cảng Tiên Sa, Đà Nẵng trong 3 ngày. Sự hiện diện của tàu khu trục Myanmar ở cảng Tiên Sa, Đà Nẵng đánh dấu chuyến thăm có ý nghĩa lịch sử với hợp tác quốc phòng 2 nước. Một sự kiện khác là phái đoàn quan chức, doanh nghiệp của TP HCM, dẫn đầu là Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải tới thăm Myanmar. Những hoạt động song phương diễn ra mạnh mẽ cùng thời điểm Myanmar tiến hành cải cách, mở rộng tiềm năng kinh tế, nối tiếp sau những cải cách chính trị. Chỉ riêng năm 2011, Myanmar đã tiếp nhận khoản FDI kỷ lục: 20 tỷ USD, so sánh với con số ít ỏi 302 triệu USD năm 2010 và 16 tỷ USD trong 2 thập kỷ trước đó cộng lại. Nếu như các nhà đầu tư đã nhận ra những cơ hội kinh doanh to lớn ở Myanmar, Chính phủ Việt Nam cũng nhận thức và khai thác được giá trị ngoại giao với đất nước hơn 60 triệu dân này. Trước đây, quan hệ kinh tế nói riêng giữa hai nước giữ ở mức kém phát triển, đặc biệt khi so sánh với những quan hệ tương ứng giữa Việt Nam với các thành viên khác của ASEAN. Ở phía Việt Nam, nếu như 18,5% hoạt động thương mại diễn ra với các nước ASEAN thì tỷ lệ của Myanmar chỉ chiếm 0,1%. Ở phía đối diện cũng không sáng sủa hơn: Việt Nam chỉ chiếm 0,9 % trong tổng số 45,2 % giá trị trao đổi của Myanmar với các nước trong khối ASEAN. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi chuỗi các chuyến viếng thăm đều tập trung vào hợp tác kinh tế giữa hai nước. Thành quả đầu tiên là cam kết tăng giá trị thương mại 2 chiều từ 170 triệu USD năm 2010 lên 500 triệu USD năm 2015. Cải cách từ phía Myanmar: rời xa Trung Quốc Ngoài ra, việc hợp tác sẽ làm lợi cho cả 2 nước ở mức độ quốc gia và khu vực. Với Myanmar, chuyến thăm của ông Thein Sein tới Việt Nam, điểm đầu tiên trong chuyến thăm 3 nước gồm cả Lào và Campuchia, là kết quả của mở cửa gần đây, thể hiện một phần quan trọng trong nỗ lực tăng cường vai trò của nước này trên các diễn đàn, ngoại giao khu vực. Bởi lẽ, dù gia nhập ASEAN từ năm 1997, nước này chưa bao giờ giữ vai trò Chủ tịch trong khối, được xem là “bơ vơ” trong cộng động quốc tế hay thậm chí là mối cản trở trong quan hệ ASEAN với EU và các nước phương Tây. Tuy nhiên, việc cải cách chính trị đem lại chiếc ghế Chủ tịch ASEAN lần đầu tiên cho Myanmar năm 2014, nước này còn sẽ có cơ hội trong việc tổ chức Hội nghị thường niên của ASEAN và các cuộc gặp quan trọng khác như: Hội nghị bộ trưởng của Diễn đàn khu vực ASEAN hay Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, hai diễn đàn ASEAN+ quan trọng với sự tham gia của một số quyền lực trong khu vực và thế giới. Trong chuyến thăm vừa rồi, ông Thein Sein cũng đã cảm ơn Việt Nam vì ủng hộ đất nước của ông giữa vai trò chủ tịch trong 2 năm. Hơn nữa, với việc quá lệ thuộc vào Trung Quốc ở nhiều cấp độ như hiện nay, Myanmar cần thiết phải đa dạng hóa các liên kết quốc tế nhằm hạn chế sự thống trị của Trung Quốc. Trên thực tế, người ta thừa nhận rộng rãi, lý do chủ chốt cho cuộc cải cách chính trị hiện tại là tham vọng cân bằng lại sự hiện diện áp đảo của Trung Quốc. Dù từng là đồng minh chịu nhiều sự phụ thuộc, nhưng việc cải cách chính trị gần đây có ý nghĩa chiến lược với Myanmar trong thực hiện các bước tiến nhằm giảm bớt sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Với ý nghĩa này, dù chưa phải là đối tác kinh tế chính của Myanmar, Việt Nam có thể tiếp thêm cho các nhà lãnh đạo nước bạn một số đòn bẩy trong quan hệ với Bắc Kinh, vì hai nước cùng chia sẻ quan ngại về sự gia tăng sức mạnh, ảnh hưởng của người hàng xóm khổng lồ này. Rõ ràng, dựa trên những tính toán an ninh, chiến lược mà cả hai nước sẽ cùng phát triển quan hệ song phương. Biểu hiện rõ rệt nhất là việc trao đổi về mặt quốc phòng, an ninh giữa hai nước: chuyến viếng thăm của Đại tướng Aung Hlaing và Hải quân Myanmar. Chuyến thăm của một Tổng tư lệnh quân đội còn có ý nghĩa khác: nó diễn ra ngay sau khi Myanmar đơn phương đình chỉ dự án Đập Myitsone trị giá 3,6 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ. Hơn nữa, thay vì đến thăm Trung Quốc giống như người tiền nhiệm, ông Hlaing đã lựa chọn Việt Nam là điểm công du chính thức đầu tiên khi nhậm chức. Một điều đáng lưu ý khác, cùng thời điểm với việc 2 tàu chiến Myanmar cập cảng Việt Nam, Bộ trưởng ngoại giao hai nước đã thảo luận về tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông với các tranh chấp sẽ giải quyết theo con đường hòa bình, tuân thủ luật quốc tế. Thông điệp này cũng tái nhấn mạnh trong chuyến thăm của Tổng thống Thein Sein. Rõ ràng, những thông điệp, thảo luận trên khó khiến Trung Quốc hài lòng. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh tuyên bố về việc, các quốc gia thứ ba không nên dính tới tranh chấp. Trong bối cảnh đó, việc hỗ trợ với các bước tiến trong giải quyết tranh chấp của Việt Nam từ phía Myanmar, quốc gia không có tuyên bố chủ quyền nào ở biển Đông, có ý nghĩa biểu tượng quan trọng. Điều này càng đặc biệt hơn khi Myanmar từng là đồng minh thân thiết của Trung Quốc. Do vậy việc tăng vai trò trong quan hệ Việt Nam-Myanmar, kết hợp với vị thế của Myanmar làm Chủ tịch ASEAN từ năm 2014, sẽ tăng cường đáng kể vị thế của Việt Nam trong việc quan hệ với Trung Quốc. |
Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012
>> VN nên quan hệ tốt với Myanmar ?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét